1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sổ bồi dưỡng chuyên môn

11 506 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 75,5 KB

Nội dung

7 KỸ NĂNG GIÚP HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM CÓ HIỆU QUẢ HƠN Những năm gần đây trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, các giáo viên đã không ngừng giảm thiểu các giờ thuyết giảng để tăng

Trang 1

7 KỸ NĂNG GIÚP HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM CÓ HIỆU QUẢ HƠN

Những năm gần đây trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, các giáo viên đã không ngừng giảm thiểu các giờ thuyết giảng để tăng giờ cho học sinh, sinh viên làm việc nhóm Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải giờ làm việc nhóm nào của lớp cũng thành công Một trong những lý do dẫn đến sự thất bại này là người học chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả hơn:

1 Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất Các thành

viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm

Giáo viên cần giải thích với học sinh, sinh viên của mình rằng lắng nghe đòi hỏi mức độ tư duy cao hơn nghe Lắng nghe là một kỹ năng mà người nghe

phải tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân

2 Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận

biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ

Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực (critical thinking) Thực tế đây là một kỹ năng khó mà ngay cả giáo viên của chúng ta cũng đang cần phải rèn luyện Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý

lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm

Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự Tuy nhiên, một điều không kém quan trọng là giáo viên cần xây dựng một môi trường học tập cởi mở trong đó khuyến khích người học sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần dạy cho người học

hiểu rằng: "Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình

là họ đang không đồng quan điểm với ý kiến mà mình vừa nêu chứ không phải họ đang chê bai con người của mình".

Trong tranh luận, nếu tự ái nghĩa là mình đã đánh mất đi sự sáng suốt của bản thân

Trang 2

3 Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã

đưa ra Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với

ý kiến của mình

Khi nêu ý kiến đóng góp cho nhóm, các thành viên cần kèm theo lý lẽ thuyết phục để nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm

4 Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những

người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực

Giáo viên cần giảng giải cho người học hiểu rằng khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công của nhóm

5 Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có

người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau

"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" Đây là

kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm

6 Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình

khi gặp các tình huống tương tự trước đó Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn

Hãy hỏi học sinh, sinh viên của bạn sẽ nhận được gì khi họ không chịu chia

sẻ những gì mình có

7 Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế

hoạch đã đề ra Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần

đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó "Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!".

8 NGUYÊN TẮC VÀNG ĐỂ LÀM VIỆC THEO NHÓM CÓ HIỆU QUẢ

Trang 3

Làm việc nhóm là kỹ năng không thể thiếu đối với một con người hiện đại Làm việc nhóm không chỉ được áp dụng trong việc học ở trường mà còn là phương pháp làm việc hiệu quả ở công sở

Hãy học những kỹ năng làm việc nhóm, để không bị đánh bật khỏi cuộc sống hiện đại

Để là một thành viên nhóm hiệu quả, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:

Hãy đúng giờ, điều đó giúp cho các thành viên khác trong nhóm làm việc

không phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận cho bạn

Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh nói chuyện về

những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung

Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ

Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn Hãy rõ ràng và ngắn gọn Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người

Đừng ngắt lời người khác Hãy lắng nghe và cố hiểu họ Cũng đừng nghĩ về ý

kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói Nếu có gì chưa

Hãy đoàn kết để đạt đến mục tiêu chung Không ai có đầy đủ kiến thức về bất

cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi Hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc

Đừng chỉ trích Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó

thiếu thực tế đến đâu Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả

Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ Việc này không thể

nhanh chóng đạt được mà phải cần có thời gian

Hãy cố gắng tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung.

DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Trang 4

A Phần mở đầu:

Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác Thông qua hoạt động nhóm, các

em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các

em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em

có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh

B Phần nội dung:

I Thực trạng:

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bao gồm cả đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, trong đó có chú trọng đến phương pháp học hợp tác nhóm Tuy nhiên trong những năm qua, qua khảo sát các trường tiểu học tại huyện nhà, phương pháp dạy này chưa được phần lớn giáo viên sử dụng một cách thường xuyên, hoặc có sử dụng thì cũng qua loa, chiếu lệ, chỉ thực hiện khi có thao giảng dự giờ

II Nguyên nhân:

- Đa số giáo viên chưa hiểu nhiều về phương pháp này Theo họ thì học hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng giải quyết một câu hỏi khó mà một

em học sinh bình thường không thể giải quyết được;

- Nhiều giáo viên ngại sử dụng phương pháp này vì đòi hỏi phải chuẩn bị công phu khi soạn giáo án, quản lí khó khi tổ chức thực hiện trên lớp;

- Tốn nhiều thời gian

III Biện pháp:

Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên phải lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:

Học hợp tác nhóm là rèn cho học sinh một số kỹ năng :

-Kỹ năng giao tiếp , tương tác trẻ với trẻ Đó là:

+ Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng

+ Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác

Trang 5

+ Biết ngắt lời một cách hợp lí.

+ Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối

+ Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục

-Kỹ năng tạo môi trường hợp tác :

Đây là sự ảnh hưởng qua lại , sự gắn kết giữa các thành viên -Kỹ năng xây dựng niềm tin : Đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khó khăn về học

-Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn : Đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây nách lòng nhau Vì thế, trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lý hơn

Để đạt được mục đích nêu trên, giáo viên cần:

1 Về soạn giảng:

Giáo viên phải chọn những bài, những câu hỏi trong bài học có độ khó tương đối , có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận , tranh cãi mới vỡ lẽ ra vấn đề

2 Chia nhóm :

Có nhiều cách chia nhóm Tùy theo bài học hoặc tùy theo đặc điểm của lớp, ta

có thể chia nhóm theo các cách sau đây:

- Nhóm gọi số : cho học sinh đếm số từ 1 đến 8, đếm cho hết số học sinh của lớp Những em nào có số giống nhau thì được xếp vào một nhóm;

- Nhóm cùng trình độ hoặc đa trình độ do giáo viên lựa chọn;

- Nhóm theo biểu tượng: giáo viên chuẩn bị các biểu tượng có số lượng bằng nhau và phát ngẫu nhiên cho học sinh Những học sinh có cùng biểu tượng thì được xếp vào một nhóm;

- Nhóm chọn bạn: học sinh có quyền chọn bạn để thành lập một nhóm;

- Nhóm cố định : do giáo viên chọn những em ngồi gần để thành lập một nhóm.( ngoài ra còn nhiều cách chia nhóm khác nữa)

Một số lưu ý khi tiến hành chia nhóm:

- Cần xác định số lượng thành viên trong mỗi nhóm.Qua khảo sát nhiều lớp/trường và tiến hành thử nghiệm số lượng thành viên trong hoạt động nhóm thì mỗi nhóm chỉ có từ 2 đến 5 thành viên là có hiệu quả nhất Vì nếu nhóm có nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia nhưng các kỹ năng

Trang 6

như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thống nhất ý kiến, chia

sẻ thông tin, kinh nghiệm, quản lí để nhiều học sinh tham gia khó có thể đạt được

- Để hình thành kỹ năng học hợp tác nhóm, lúc đầu giáo viên nên bắt đầu từ nhóm đôi Khi trẻ đã có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định sẽ tổ chức nhóm với số lượng nhiều hơn

Nếu nhóm trên 5 em , nhiều trẻ sẽ thụ động, hoặc chỉ trao đổi với một hay hai thành viên bên cạnh Học hợp tác nhóm cần tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện các

kỹ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với sự thể hiện vai trò ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, để cùng hưởng vui , buồn với kết quả của mình Do vậy trẻ cần có thời gian để thích ứng với các hoạt động nhóm

- Thời gian để một nhóm gắn kết với nhau là khoảng một học kỳ (vì để lâu sẽ gây tình trạng trì trệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau

- Số lượng các thành viên trong nhóm nên chọn theo các năng lực đa dạng: giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi trường sống

3 Phân công trách nhiệm trong nhóm :

Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình Việc phân công trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất và thống nhất Thông thường trong mỗi nhóm có các thành phần sau:

+ Trưởng nhóm: quản lí, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động; + Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất;

+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm; + Người theo dõi về thời gian

Trách nhiệm này không phải cố định mà phải được thay đổi luân phiên sau mỗi lần sinh hoạt nhóm hoặc định kỳ do giáo viên hoặc tổ quy định Nghĩa là mỗi thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên

4 Giao nhiệm vụ cho nhóm :

Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu

rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu; nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm , kiểm tra thử một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay chưa Giáo viên cần gợi ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phát biểu, ít được

đề đạt ý kiến của mình có quyền đưa ra câu trả lời trước nhất

5 Tổ chức quản lí nhóm :

Trang 7

Cần nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không theo cá nhân Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên cần phải có trách nhiệm đóng góp, mọi thành viên đều phải hoàn thành công việc, mọi thành viên đều phải được lĩnh hội kiến thức Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân.Vì thế trẻ cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau

Như đã nêu trên, vì câu hỏi khó và mở cần có nhiều ý trả lời nên mỗi thành viên trong nhóm phải tìm được cho mình một đáp án đúng Cần ưu tiên cho những bạn yếu hơn đưa ra đáp án trước nhất và dễ nhất để các bạn này có cơ hội tham gia vào hoạt động chung của nhóm

Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi tổng quát, phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc của học sinh Giáo viên phải hạn chế đến mức thấp nhất việc nói của mình trong khi các em đang hoạt động nhóm Nếu cần, giáo viên cho cả lớp dừng lại

để tập trung chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thêm

6 Tổ chức báo cáo :

Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho các nhóm lên báo cáo; không chỉ trích các nhân cụ thể mà chỉ phân tích ý tưởng, suy nghĩ Nói cách khác, trong tranh luận chỉ có quan điểm hợp lí và chưa hợp lí mà thôi

C Kết luận:

Trong học hợp tác nhóm, trách nhiệm học tập của mỗi thành viên được chia sẻ Mỗi thành viên đều có trách nhiệm giúp đỡ, động viên lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất Sau một thời gian triển khai tập huấn cấp huyện và

áp dụng mẫu trong các tiết thao giảng tại các cụm trường, triển khai rộng rãi trong toàn huyện, phương pháp này đã phát huy tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp cho học sinh

GIẢI CÁC BÀI TOÁN NÂNG CAO LỚP 5 Bài 1:

Trang 8

Hãy tính diện tích một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 55.2m.Biết rằng nếu tăng chiều rộng thêm 2.6m và giảm chiều dài đi 2.6m thì mảnh đất đó trở thành hình vuông

* Giải:

Cách 1:

1) Nửa chu vi của hình chữ nhật : 55,2/2=27,6(m)

2) Vẽ hình chữ nhật ra, rồi biểu hiện sự tăng chiều dài và giảm chiều rộng rồi nhận xét nửa chu vi hình vuông = nửa chu vi hình chữ nhật => chiều dài cạnh hình vuông 27,6/2=13.8(m) => Chiều dài :13,8+2,6=16,4(m)

Chiều rộng : 13,8-2,6=11,2(m)

Diện tích : 16,4*11,2 =183.68(m^2)

Cách 2:

Vì chu vi là 55.2 m nên dài + rộng = 55.2:2= 27.6m

vì 2.6 m của chiều dài đã được cắt qua chiều rộng nên tổng 2 cạnh hình vuông không đổi = 27.6 m

mỗi cạnh hình vuông là 27.6 : 2 = 13.8 m

chiều dài hình chữ nhật là 13.8+2.6 = 16.4

chiều rộng hình chữ nhật là 13.8-2.6 = 11.2

diện tích là 16.4 x 11.2 = 183.68 m2

Bài 2:

Trước đây vào lúc anh bằng tuổi em hiện nay thì anh gấp đôi tuổi em Biết rằng hiện nay tổng số tuổi của cả hai anh em là 60 tuổi

* Phương pháp giải theo lớp 5 là dùng đồ thị tóm tắt để giải, không giải theo phương trình, vì các em chưa biết phương trình là gì.

- Vậy cách giải như sau:

Ta có bảng tóm tắt:

Gọi tuổi em hiện nay là 2 phần, và đó cũng chính là tuổi anh trước đây: I -I -I

Vậy tuổi em trước đây là 1 phần:

I -I

Từ bảng tóm tắt trên, ta thấy anh luôn hơn em 1 phần

Vì hiệu số tuổi của hai anh em không đổi nên ta có 1 phần là hiệu số tuổi của hai anh em

Số tuổi của em hiện nay : I -I -I

Số tuổi của anh hiện nay: I -I -I -I

Vậy số phần bằng nhau là : 2 + 3 = 5 (phần)

Số tuổi của em hiện nay: 60 : 5 x 2 = 24 (tuổi)

Số tuổi của anh hiện nay: 60 : 5 x 3 = 36 (tuổi)

Đáp số: Em 24 tuổi; Anh 36 tuổi

Kiểm tra kết quả ta có :

Anh hơn em : 36 - 24 = 12

Trang 9

Khi anh 24 tuổi tức bằng tuổi em hiện nay thì lúc đó tuổi em là :

24 - 12 = 12

Ta có 24 tuổi gấp đôi 12 tuổi

Bài 3:

Có 9 cái nhẫn hình thức giống nhau như hệt nhưng trong đó có 8 cái nhẫn

có khối lượng bằng nhau, còn 1 cái nhẫn có khối lượng ít hơn một chút Dùng cân 2 đĩa để tìm cái nhẫn có khói lượng ít hơn thì cân như thế nào để có số lần cân ít nhất?

* Giải

Chia 9 cái nhẫn thành 3 nhóm mỗi nhóm có 3 cái nhẫn thì trong đó có 2 nhóm gồm toàn các cái nhẫn có khối lượng khác nhau, còn 1 nhóm có cái nhẫn

có khối lượng ít hơn một chút

Cân lần thứ nhất: Để 2 nhóm nhẫn, mỗi nhóm lên 1 đĩa cân thì có 2 trường hợp xảy ra

Trường hợp I: Hai đĩa cân thăng bằng

Trường hợp II: Hai đĩa cân 0 thăng bằng

Cân lần thứ hai:

Xét trường hợp I: Lúc này cái nhẫn có khối lượng ít hơn ở nhóm nhẫn chưa cân

Lấy 2 cái nhẫn trong nhóm chưa cân đặt lên một đĩa cân thì có 2 trường hợp xảy ra:

TH1: Hai đĩa cân thăng bằng

TH2: Hai đĩa cân 0 thăng bằng

Nếu hai đĩa cân thăng bằng thì chiếc nhẫn có khối lượng ít hơn ở đĩa cân bỗng lên

Như thế, ở TH1 thì cân 2 lần sẽ tìm được chiếc nhẫn có khối lượng ít hơn Xét TH2: Nếu hai đĩa cân 0 thăng bằng thì chiếc nhẫn có khối lượng ít hơn nằm ở đĩa cân bỗng lên

Kết luận:Sau 2 lần cân sẽ tìm được chiếc nhẫn có giá trị ít hơn

Bài 4:

Cho phân số 15/16 Hãy viết phân số đã cho thành tổng của các phân số có tử số

là 1 nhưng mẫu số khác nhau

* Giải:

16

15 16

1 8

1 6

1 4

1

2

1 + + + + =

Bài 5:

Số chữ số dùng để đánh số trang của 1 quyển sách gấp 2 lần số trang của quyển sách đó.Tính số trang của quyển sách đó

* Bài giải:

Từ 1 đến 9 ta có 9 số và 9 chữ số

số chữ số và số số hạng bằng nhau

Trang 10

Từ 10 đến 99 có 99 số và có 198 chữ số

số chữ số gấp đôi số số hạng

Vậy ta cần thêm 9 chữ số nữa để được số chữ sô gấp 2 lần số số số hạng mỗi số có ba chữ số có số chữ số gấp 3 lấn số số hạng

Vậy mỗi số đã gấp 2 lần số số hạng của nó và thừa ra 1 chữ số mà ta đang cần có thêm 9 chữ số nữa

vậy ta cần số lần thừa ra là

9:1=9 lần

vậy có 9 số có ba chữ số

các số đó là

100;101;102;103;104;105;106;107;108

Vậy quyển sách có 108 trang

Bài 5: Tính nhanh:

( 686,79 - 67,89 : 0,1 - 789 x 0,01) : 16 x 2,5x4

* Bài giải

( 686,79 - 67,89 : 0,1 - 789 x 0,01) : 16 x 2,5x4

=( 686,79 - 678.9 - 7.89 ) : 16 x 2.5x4

=[ 686,79 - (678.9 - 7.89 ) ] : 16 x 2.5x4

=[ 686,79 - 686,79 ] : 16 x 2.5x4

= 0 : 16 x 2.5x4

=0

Bài 6:

Viết các số có 4 chữ số chia hết cho 3 và 5 biết rằng đọc xuôi hay ngược số

đó cũng 0 thay đổ giá trị?

*Giải

Gọi số cần tìm là abcd (a khác 0; a,b,c,d<10)

Vì đọc xuôi hay đọc ngược vẫn không thay đổi giá trị nên a=d;b=c

Mà số đó chia hết cho cả 3 và5 nên d=0 hoặc d=5

Vì d=a mà a khác 0 nên d khác 0,vậy d= 5

Vì số đó chia hết cho 3 nên (a+b+c+d)cũng chia hết cho 3

Hay (5+b+c+5)=(10+b+c) chia hết cho 3

=> b+c=2 hoặc 5 hoặc 8

Vì b=c nên b+c không thể bằng 5

Nếu b+c =2 thì b và c =1

Nếu b+c=8 thì b và c=4

Ta có các số 5115;5445

Đ/S: 5115;5445

Bài 7

Nam có nhiều hơn Mai 80% số tem Mai có 3/5 số tem mà An có Nếu Mai cho An 150 tem thì An sẽ có số tem gấp 3 lần số tem của Mai hiện giờ.Hỏi 3 bạn

có bao nhiêu con tem?

Bài giải

Ngày đăng: 16/05/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w