1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học quyết thắng

29 609 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 230,5 KB

Nội dung

Nhà trường chúng tôi xin được đề cập, cùng trao đổi về “Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Quyết Thắng - Mạo Khê - Đông Triều ”.. Giả

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG

*****************************

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Ở

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG

Họ và tên: Bùi Thị Hải Thu Phó HT Trường Tiểu học Quyết Thắng – Mạo Khê

NĂM HỌC: 2008 – 2009

Trang 2

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quantrọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy họctrong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏingười giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mớinhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm Tính đa dạng, phức tạp của hoạt độnggiảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyênchú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáoviên.

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, trong

đó có giáo dục tiểu học, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoàmình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận vànghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp bách Một nhà trường mà các giáoviên được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thì chất lượnggiáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dục của thời đại

1.2 Về mặt thực tiễn:

Trong thực tế, nhận thức của giáo viên tiểu học về công tác bồi dưỡngchuyên môn còn hạn chế, chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tácnày trong nhà trường; hoặc việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuânthủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyênmôn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạotriển khai

Trang 3

công tác này chưa khoa học, không thường xuyên… Đó là nguyên nhânthực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viêntrong các trường tiểu học còn hạn chế.

Thực tiễn trong thời gian qua, các trường tiểu học ở địa bàn QuảngNinh nói chung và trường trường Tiểu học Quyết Thắng nói riêng đã cónhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy - học.Nhất là việc đưa ứng dụngcông nghệ thông tin vào giảng dạy Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo nguồnnhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạo hoá đất nước và yêu cầuxây dựng Tỉnh Quảng Ninh ngang tầm với các nước phát triển trong khuvực, thì chất lượng đội ngũ giáo viên của trường chưa đáp ứng được

Là cán bộ quản lý của nhà trường, chúng tôi rất băn khoăn với côngtác quản lý Chúng tôi xác định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn chođội ngũ giáo viên sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thốngcông tác quản lý Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụngquyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dụccủa nhà trường

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thànhtích dạy học đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục duy trì danh hiệutrường chuẩn Quốc gia Với suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài "Một số biện phápchỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nângcao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Quyết Thắng - Thị trấn MạoKhê.”

Trang 4

3 Thời gian - Địa điểm nghiên cứu.

Năm học 2008 – 2009 là năm học tiếp tục triển khai cuộc vận động,

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo

dục là năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý và dạy học”.

Cùng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy

và học cho đội ngũ giáo viên của nhà trường Ngay từ đầu năm học nhàtrường đã có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhằm mục đíchđáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa Bằng các hoạt độngdạy và học cụ thể, thông qua các bài dạy giúp giáo viên thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học ở các môn học

Trong sáng kiến kinh nghiệm này Nhà trường chúng tôi xin được

đề cập, cùng trao đổi về “Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn

cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Quyết Thắng - Mạo Khê - Đông Triều ”.

Thời gian từ tháng 9/2008 đến tháng 4/2009 Địa điểm tại trường Tiểuhọc Quyết Thắng Mạo Khê

4 Giả thuyết khoa học:

Nếu việc cải tiến xây dựng biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡngchuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Quyết Thắng đúng đắn

và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường thì hoạt động dạy học sẽ

có chuyển biến và kết quả sẽ được nâng cao

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp chỉ đạo công

tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học QuyếtThắng – Đông Triều - Quảng Ninh

Trang 5

5.2 Nghiên cứu thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên

môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Quyết Thắng

5.3 Đề xuất tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi

dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc và giáo dục tại trường Tiểu học Quyết Thắng

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, văn bản để thu nhập

tư liệu, thông tin cần thiết cho chương một của đề tài

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Điều tra cơ bản (bằng phiếu điều tra) kết hợp với quan sát, đàmthoại, phỏng vấn, trò chuyện để nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạocông tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu họcQuyết Thắng

- Thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồidưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao kết quả của hoạtđộng dạy và học trong nhà trường Phương pháp này được sử dụng ở chươngba

- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh (giáo án,

sổ sách…) để xác định kết quả công tác dạy - học của giáo viên và học sinh

7 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu:

Trong đề tài này, chúng tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứutrong khuôn khổ một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môncho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Quyết Thắng nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả dạy học và giáo dục

Trang 6

NỘI DUNG

1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

Trong phần nội dung này chúng ta cần phải nêu được:

Thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp chỉ đạo công tácbồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Trường tiểu học

Quyết Thắng.

Thứ 2: Nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡngchuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở Trường tiểu học và đề xuất biện phápchỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu họcQuyết Thắng

Thứ 3: Thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyênmôn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Quyết Thắng và kết quả thựcnghiệm

Trong phần này chúng ta cần hiểu:

Mục đích và yêu cầu thực nghiệm

Nội dung thực nghiệm

Cách tiến hành thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm

Đó chính là phần tổng quan của phần nội dung vấn đề cần nghiên cứucủa việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ởtrường tiểu học Quyết Thắng Mạo Khê

Trang 7

2.CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG.

2.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một vấn đềsớm được các nhà quản lý và lãnh đạo các trường học chú ý quan tâm Họ đã

sử dụng nhiều hình thức khác nhau để bồi dưỡng trình độ và năng lực mọimặt cho giáo viên, đặc biệt về công tác chuyên môn và nghiệp vụ dạy học.Kết quả thi dạy giỏi của giáo viên và kết quả thi học sinh giỏi của học sinh

đã khẳng định những việc đã làm là đúng

Đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Quyết Thắng có ý thức hamhọc hỏi, có trách nhiệm với công tác chuyên môn Ban giám hiệu nhà trườngnhận thức rõ vấn đề này nên đã có nhiều biện pháp chỉ đạo công tác nàynhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường Song công tác bồidưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường còn chưa thực sự khoahọc; bởi vậy lãnh đạo nhà trường khuyến khích việc tìm hiểu nghiên cứu đểđưa ra những giải pháp hữu hiệu, góp phần đẩy mạnh chất lượng và hiệu quảdạy học của nhà trường

2.2 Cơ sở lý luận của đề tài:

2.2.1 Căn cứ khoa học:

* Yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Tiểu học:

Trong thời đại công nghệ thông tin và sinh học phát triển như vũ bão,cùng với xu thế toàn cầu hoá và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong nhữngđộng lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện pháthuy nguồn

Trang 8

lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tếnhanh, bền vững" (Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam): Yêucầu đổi mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡngthường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn.

Theo đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ giáo dục

và đào tạo đã triển khai đổi mới chương trình giáo dục các bậc học, các cấphọc, trong đó có cấp tiểu học để tiến kịp xu thế phát triển của các nước trongkhu vực và trên thế giới Ở các năm học trước, chúng ta đã thực hiện thayđổi chương trình và sách giáo khoa lớp 5 cả về mục tiêu, nội dung, phươngpháp dạy học cũng như cách đánh giá Xét ở cấp tiểu học, chúng ta thấy:

Nội dung sách giáo khoa mới của bậc tiểu học đã được tinh giản, tập

trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản, mang tính thiết thực tích hợp đượcnhiều mặt giáo dục, nhiều môn học

Phương pháp dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung

tâm; nghĩa là dạy học phải xuất phát từ người học, vì người học, nhằm giúp

họ có đủ kiến thức đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội trên cơ sở phát huytối đa tính tích cực và sáng tạo của người học Vì vậy, đổi mới phương phápdạy học là lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học cổ truyền vớiphương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với từng đối tượng, nhằm phát huytối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh

Hình thức tổ chức và phương tiện dạy học cũng cần đổi mới cho phù

hợp với phương pháp và nội dung dạy học (dạy theo lớp, theo nhóm và chotừng cá nhân học sinh…)

Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập ở các môn học như Toán,

Tiếng Việt theo định lượng thang điểm 10, các môn học còn lai được đánhgiá bằng phiếu nhận xét của giáo viên theo các mức: Hoàn thành tốt (A+),hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B)

Trang 9

Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, đội ngũgiáo viên cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng Vìvậy, cải tiến việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường là côngtác thiết thực, cấp bách Điều này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác giáo dục của nhà trường.

* Nhiệm vụ năm học 2008 - 2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo:

Tiếp tục triển khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh” Lồng ghép với cuộc vận động “nói không với tiêucực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Chú trọng rèn luyệnphẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chogiáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Triển khai phong trào thi đua “ Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, là năm học triển khai ứngdụng công nghệ thông tin trong trường học”

2.2.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài:

*Khái niệm về đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học:

Đội ngũ trong nhà trường tiểu học bao gồm cán bộ, giáo viên, nhânviên, và học sinh: trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiệncông tác chăm sóc giáo dục học sinh, vì vậy chất lượng của đội ngũ giáoviên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của nhà trường

* Mục tiêu của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường:

Xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và vững về chất lượng

để có khả năng thực hiện nội dung giáo dục toàn diện được quy định rõtrong kế hoạch giảng dạy của nhà trường

* Cơ cầu và đặc điểm của đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học:

Trang 10

Chủ yếu gồm cán bộ quản lý, giáo viên Ngoài ra còn có:nhân viênphục vụ giảng dạy và giáo dục như: văn thư, thư viện, phụ tá phòng thínghiệm, giáo vụ…, lực lượng này tuy không tham gia trực tiếp vào công tácgiảng dạy và giáo dục nhưng những đóng góp của họ là không thể thiếuđược để làm nên chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

* Vai trò và vị trí của đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học:

Giáo viên là lực lượng quan trọng nhất trong nhà trường, là cầu nốihọc sinh với các lực lượng xã hội Giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vị tríquan trọng và quyết định chất lượng của các hoạt động giáo dục ở nhàtrường

Chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào trình độ

và khả năng của đội ngũ giáo viên là chủ yếu Do vậy công tác bồi dưỡngchuyên môn cho đội ngũ giáo viên cần được quan tâm thích đáng, thực hiệnthường xuyên, có kế hoạch

* Đặc điểm của đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học:

Giáo viên trong các trường tiểu học đại đa số là nữ, là thành phần giữnhiều chức năng và nhiệm vụ trong nhà trường cũng như gia đình và xã hội

Họ sống rất giàu tình cảm, dễ cảm thông với nhau, hay trao đổi trò chuyệnvới nhau; công tác giảng dạy rất phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cáchcủa họ Người giáo viên không chỉ là người thầy mà còn là người mẹ thứ haicủa trẻ

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài:

Thực tiễn giáo dục của các trường tiểu học tỉnh Quảng Ninh đã khẳngđịnh nhận thức đúng đắn về công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn -nghiệp vụ cho giáo viên Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyênmôn, nghiệp vụ là một phần kế hoạch tổng thể của nhà trường Giáo viên làmột bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường

Trang 11

Do vậy công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho độngũ giáo viên là rất cần thiết Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triểnđội ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục củanhà trường tiểu học.

Thực tế hoạt động của công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Quyết Thắng cho thấy:Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Quyết Thắng mặc dù tuổi cao chiếm 65%nhưng họ rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia vào cáchoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn Mọi giáo viên luôn ủng hộ cáchoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường Kết quả hoạt động củacác tổ chuyên môn trong nhà trường đã được Ban giám hiệu đánh giá cao.Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên trườngTiểu học Quyết Thắng vẫn phải cố gắng nhiều Điều này đòi hỏi đội ngũgiáo viên cần được bồi dưỡng về quản lý chuyên môn nghiệp vụ một cáchthường xuyên; vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựng thành kế hoạch khoahọc và chịu sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường

Trang 12

3.1 Đặc điểm và tình hình của trường Tiểu học Quyết Thắng :

Trường Tiểu học Quyết Thắng Thị trấn Mạo Khê được tách ra từtrường PTCS Quyết Thắng từ năm 1992 đến nay

Ngay từ khi tách ra, trường đã thực hiện học 2 buổi/ngày Trường có

21 lớp với số học sinh là 725em Nhưng do yêu cầu kế hoạch hoá gia đình,

vì vậy đến nay tổng số học sinh còn 523 em Đội ngũ giáo viên, cán bộ vànhân viên gồm 34 người Trong đó, Ban giám hiệu: 3; giáo viên:31 ; tuổi đờibình quân trên 40 tuổi Có giáo viên dạy các môn chuyên biệt, nhân viên y

tế, bảo vệ, tạp vụ, nhân viên tổ nuôi dưỡng làm theo hợp đồng thời vụ

Đời sống của giáo viên tương đối ổn định, lương hưởng theo ngạchbậc, bằng cấp và phụ cấp nghề

3.2 Nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên:

3.2.1 Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu thực trạng:

Việc nghiên cứu thực trạng của đề tài này nhằm mục đích:

- Xác định rõ thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũgiáo viên của nhà trường trong những năm trước

- Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân củathực trạng, làm cơ sở cần để thực hiện chương ba của đề tài nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng đạt kết quả tốt, tôi đã tuân thủ nghiêm túccác yêu cầu: Tính kế hoạch, nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo, dân chủ, tậptrung và sự chuẩn bị chu đáo…

Trang 13

Nội dung khảo sát:

- Khảo sát nhận thức của Ban giám hiệu, giáo viên về công tác bồi

dưỡng chuyên môn cho giáo viên của nhà trường (vai trò, nguyên tắc, kháiniệm)

- Khảo sát biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáoviên như: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát,điều chỉnh, đánh giá kết quả và tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm

- Làm thực nghiệm điều tra cơ bản bằng phiếu xin ý kiến Phân tíchkết quả thực nghiệm điều tra và dùng phương pháp thống kê xác xuất trongtoán học để đếm số lượng và tính phần trăm, lập bảng biểu

- Thăm lớp, dự tiết dạy học của giáo viên, dự giờ sinh hoạt chuyên đề

và sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn

* Cách tiến hành điều tra thực trạng:

- Xây dựng phiếu điều tra cho giáo viên (20 phiếu hỏi)

- Xin ý kiến đánh giá từ chính giáo viên của nhà trường

- Tổng hợp và lập bảng biểu thống kê kết quả

Trang 14

Bảng thống kê kết quả điều tra thực trang công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên (Năm 2008 - 2009).

Nội dung điều tra

3.2.3 Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng:

Kết quả nghiên cứu thực trạng về biện pháp chỉ đạo công tác bồidưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cho thấy:

- Một số giáo viên: nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công

tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ, chưa thực sựphấn khích tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồidưỡng chuyên môn đối với công tác của mình

- Ban giám hiệu: chưa được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ

quản lý cao cấp Họ có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng chuyên môncho đội ngũ giáo viên, song chưa thực hiện đủ chức năng và nhiệm vụ củamình; việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động để bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên còn mang tính đối phó và tự phát, thiếu kế hoạch

- Nghiên cứu việc xây dựng kế hoạch cho chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Nhà trường thiếu kế hoạch bồi dưỡng dài

Ngày đăng: 29/12/2016, 19:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w