1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay - Sách tham khảo

570 1,7K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 570
Dung lượng 48,73 MB

Nội dung

Phương thức Việt Nam đi tiếp đến nơi kết thúc quá trình cải cách sẽ quyết định, hoặc là nền kinh tế sẽ cất cánh và bắt đâu đuổi kịp các nước láng giềng Đông Á hoặc ngược lại, hên kinh tế

Trang 1

VIỆN PHÁT TRIEN QUÕC TÊ' HARVARD HARVARD INSTITUTE FOR INTERNATIONAL DEVELOPMENT

Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rông bay

Trang 2

VIÊN-PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ HARVARD

HARVARD INSTITUTE FOR INTERNATIONAL DEVELOPMENT

VIẸT NAM

CẢI CÁCH KINH TÊ

THEO HƯỚNG RÒNG BAY

CHỦ BIÊN: GS DWIGHT H.PERKINS

Trang 3

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Kể từ Đại hội ĩân thứ VI của Đảng cộng sản Viêt Nam (năm 1986) đến nay, công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã được 8 năm Đó là một chặng đường đây thử thách, đòi hỏi chúng ta phải đối phó với nhiêu tình huống phức tạp Nhưng nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, chúng ta đã fân lượt vượt qua nhiêu trở ngại khó khăn, giành được những thành tựu quan trọng làm cho

n hân dân tin tưởng, bạn bè trên thế giới đông tình Thắng lợi nổi bật mà ai cũng cảm nhận được là chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ thành quả cách mạng, phát triển kinh tế, cải thiên đời sống, mở rộng hợp tác quốc tế, tạo ra những tiên đê đưa nước

ta chuyển dân sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước Tuy nhiên, trên con đường tiến lên, khó khăn vẫn còn nhiêu Vấn đè đặt ra hôm nay là trê n cái hên đã định hình rõ nét, chúng ta phải phấn đấu sao cho tro n g một thời gian ngắn thu được nhiêu thành tựu to lớn hơn nữa, nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, vượt qua trình

độ chậm phát triển vê kinh tế, vươn lèn mục tiêu dân giàu nước

m ạnh, xả hội công tâ n g và vần minh.

Trong một th ế giới đây biến động, phức tạp như hiên nay, một nước Việt Nam ổn định, lớn mạnh và hoà nhập là một nhân tố tích cực, một đóng góp to lớn vào xu thế chung của thời đại là hoà bình, hợp tác, phát triển Vì thế, còng cụòc đổi mới của Việt Nam giành được sự đông tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân th ế giới "Việt Nam đổi mới" đã và đang là một đê tài hấp dẫn đối với nhiêu trung tâm nghiên cứu ở nước ngoài Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ cho Việt

N am tổ chức ỏ Pari tháng 11 năm 1993 đả được nghe nhiêu báo cáo đánh giá vè cải cách kinh tế của Vièt Nam, trong đó có báo cáo của

N gân hàng thế giới: "Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường" Đặc

Trang 4

biệt, nhiêu công trình nghiên cứu có hệ thống vê cải cách kinh tế

ở Việt Nam đã được Viên phát triển quốc tế Harvard - một tru n g tâm nghiên cứu nổi tiếng th ế giới - tiến hành trong nhiêu năm, ngay

từ khi Việt Nam mới bắt đâu đi vào đổi mới Kết quả là hai công trìn h nghiên cứu quan trọng đã hoàn thành vào các năm 1992 và 1994.

Công trìn h thứ nhất: "Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương" đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản tháng Giêng 1994 Cuốn thứ hai "Việt Nam - cải cách kinh tế theo hướng rồng bay" - cuốn sách đang có trong tay các bạn - vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản làm sách tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch, cho các cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế, các nhà nghiên cứu, các học viên và sinh viên các trường đại học.

Cuốn "Những thách thức " được hình thành vào những năm

80, lúc mà nhiêu sự việc đang còn rấ t mới, chưa định hình rõ nét,

vì th ế nói chung nội dung còn m ang đậm tính gợi mỏ và dự báo các khả năng, bản thân các tác giả chưa đủ cán cứ để có những phán đoán khẳng định.

Cuốn "Việt Nam - cải cách kinh tế theo hướng ròng bay" có khác

Nó được chuẩn bị vào các năm 90 là lúc Việt Nam đá vượt qua thời kỳ hiểm nghèo của khủng hoảng và mọi m ặt đã có nhiêu khỏi sắc Thực

tế ấy giúp các tác giả có cái nhìn khẳng định và lạc quan hơn vê chiêu hướng phát triển của tình hình Cái tên của hai cuốn sách phù hợp với hai thời kỳ vừa nêu, đủ để nói lên đĩêu đó Trong khi cuốn thứ n h ất chỉ gợi mở và dự báo các khả năng thì cuốn thứ hai m ang đậm tính nghiên cứu thực tiễn với nhiêu đánh giá, nhận xét, kết luận và đê xuất

cụ thể Phải chăng cái hình tượng rồng bay mà các tác giả sử dụng vừa để phản ánh một khả năng có thực vừa để gửi gắm một lời khuyên nên đi theo mô hình đã có của mấy con rồng?

Như chương mở đàu có nói, để hoàn thành kế hoạch nghiên cứu, Viện phát triển quốc tế H arvard và các tác giả đã phải tốn nhiêu công sức trong gân hai năm cho thu thập tư liệu, khảo sát thực tế, tiến hành hội thảo, tham khảo ý kiến rộng rãi các cơ quan có thẩm

Trang 5

quýên, các nhà kinh tế cùng các nhà lãnh đạo của Viêt Nam để sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung trước khi đưa ra công bố Kết quả tổng hợp của mọi việc làm và cố gắng là: cuốn sách đã ra m ắt bạn đọc vắ được dư luận rộng rãi hoan nghênh như là một tài liệu tham khảo bổ ích đối với viêc xây dựng, đíèu hành và quản lý hên kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, cũng như bất cứ cuôh sách tham khảo nào khác, khi nghiên cứu cuốn sách này, chúng ta cũng cần thấy rõ những giới hạn của sự vận dụng, bởi chân lý là cụ thể và cách mạng là sáng tạo Chúng ta chủ trương đổi mới kinh tế theo hướng thị trường, nhưng có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa chính trị với kinh tế, giữa xây dựng với bảo vê, giữa cạnh tranh với hợp tác, giữa tăng trưỏng kinh tế với nâng cao phúc lợi công cộng, giữa khuyên khích làm giàu với xoá đói giảm nghèo và hạn chế bất công xã hội V V Đó là những căn

cứ giúp cho sự chọn lọc và vận dụng những kinh nghiệm hay của bên ngoài, trán h được tiếp thu giản đơn, máy móc và giáo đỉêu bất chấp hoàn cảnh và đỉêu kiện hiện nay của đất nước đang vừa có thời

cơ vừa có nhiêu thách thức Có thể nói một cách khái quát rằng, công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam luôn đòi hỏi phải đáp ứng yêu càu: vừa phát triển hên kinh tế thị trường vừa đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là một trách nhiệm lịch sử không thể thoái thác m à chúng ta luôn luôn phải quán triệt khi giải quyết các

Với tấm lòng trâ n trọng những đóng góp của bạn bè đối với công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Thống Chín nồm 1994

NHÀ XUẤT BAN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Trang 6

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

VIỆT NAM CẢI CÁCH KINH TẾ

THEO HƯỚNG RỒNG BAY

GS D w igh t H P erk in s

Trang 7

Kèn kinh tế Việt Nam hiện đang ở giứa ngã ba đường Nhiều bô phân của cơ chế kế hoạch hoá tập trung đá bị xoá

bỏ, nhưng một số vẫn còn tồn tại Thị trường đã xuất hiện khắp nơi và trong mọi lĩnh vực của hên kinh tế, nhưng không phải tất cả đêu đã hoạt động tốt Phương thức Việt Nam đi tiếp đến nơi kết thúc quá trình cải cách sẽ quyết định, hoặc

là nền kinh tế sẽ cất cánh và bắt đâu đuổi kịp các nước láng giềng Đông Á hoặc ngược lại, hên kinh tế sẽ phải vật lôn với những cuộc khủng hoảng định kỳ, với nhịp đô tăng trưởng chậm, giống như Philipin và nhiêu nền kinh' tế đang phát triển khác

Tình thế nghiêm trọng mà hiện nay các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải đối phó lại bị che lấp bởi chính những thắng lợi mà cải cách đã đem lại trong thời gian qua Việt Nam đã không bị khủng hoảng trầm trọng như các nuớc Đông Âu hoặc nước Nga, là những nước có tổng sản phẩm trong nước (GDP) suy giảm tới 20% hoặc 30%, hay thậm chí nhiêu hơn Ngược lại, từ khi cải cách bắt đầu, tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam đã tăng ở mức đáng trân trọng là 6%-7% một năm Sự tăng trưởng này diễn ra trong hoàn cảnh Việt Nam không còn được Liên Xô viện trợ và bao cấp, đông thời vẫn phải chịu chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ (mãi cho tới tháng Hai năm 1994) Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao như vậy mặc dù lúc bắt đâu cải cách còn phải lo

Trang 8

ổn định hên kinh tế, vì lúc đó mức lạm phát rất cao Lạm phát cao, việc Liên Xô cắt viện trợ và sự tan rã của Hôi đong tương trợ kinh tế (COMECON) mà Việt Nam là một thành viên đã làm cho công cuộc cải cách ở Việt Nam trong những năm đâu giống cải cách ở Đông Âu hơn là cải cách ở Trung Quốc, nước láng giêng phương Bắc khổng ĩô của Viột Nam Khi bắt đâu quá trình cải cách của mình, Trung Quốc không phải bận tâm vê lạm phát, vê việc mất nguồn viện trợ của Liên Xô hoặc cấm vận của Mỹ Việt Nam không có được những lợi thế như Trung Quốc, nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, lẽ ra sẽ bị khủng hoảng như môt số nước khác Vậy thì tại sao chúng ta lại phải lo ngại ? Chẳng phải là Việt Nam đã bước sang giai đoạn đâu của quá trình phát triển kinh

tế như các nưđc châu Á thành công rồi sao? Nếu cứ tiếp tục làm như vừa qua thì làm gì Việt Nam không thể sánh vai cùng Hàn Quốc, Đài Loan hay Thái Lan trong một vài thập

kỷ tới?

Tuy nhiên, đáng tiếc là chúng tò có lý do để nói răng, tốc độ tăng trưởng cao như vậy sẽ không bền vững nếu như cải cách dừng lại ở đây sau khi mới đi được nửa đường Chúng tôi gọi nơi dừng lại như thế là "vùng tranh tối tranh sáng" giữa kế hoạch hoá và thị trường Cho tới nay, tăng trưởng nhanh một phần là thành quả của việc quản lý tốt quá trình cải cách và một phần là hê quả của cơ cấu kinh tế Việt Nam

Cơ cấu này đáp ứng được những yêu cầu của thị trường nhanh hơn các cơ cấu kinh tế khác ở Nga và Đông Ầu Yếu tố thành công cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là sự may mắn của Việt Nam Nhìn thực chất, phần lớn những thành quả đạt được đến nay đêu mang tính nhất thời Ví dụ rõ nhất

vê vận may của Việt Nam là việc tiến hành khai thác kịp thời giếng đâu Bạch Hổ, là giếng đâu đâu tiên đi vào sản xuất đúng vào thời điểm Liên Xô ngừng viện trợ Thế nhưng, như

Trang 9

chúng tôi sẽ phân tích trong cuốn sách, Việt Nam không có dấu hiệu sẽ trở thành một nước xuất khẩu đâu lớn, và mức xuất khẩu này củng sẽ không tăng nhiều Trái lại, có nhiều khả năng là Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu dẳu lửa trong vòng một thập kỷ tới, nếu Việt Nam duy trì được tốc

đô tăng thu nhập ở mức cao Còn nếu nói về tác dụng của

việc quản lý tốt quá trình cải cách, thì ta có thể lấy ví dụ vê sản lượng nông nghiệp năm 1989, khi các cơ sở sản xuất nông

Chỉ trong vòng một năm, Việt Nam đã từ chỗ phải nhập khẩu

năm đó phần nào cũng là do tăng năng suất nhất thời Ví dụ, sản lượng thóc gạo hầu như không tăng vào năm 1990 và

1991, nhưng năm 1992 lại tăng 10% Việt Nam cần phải làm nhiêu hơn nứa để có thể lấy sản xuất nông nghiệp làm chỗ dựa cho nền kinh tế trong thập kỷ tới, trong khi chờ đợi có

một nên kinh tế dựa vào còng nghiệp chế tạo, chứ không phải vào nông nghiệp

NỀN MÓNG PHÁT TRI-ỂM CỦA NÊN KĨNH TẾ VIỆT NAMTrong khi có khá nhiều lý do để lo ngại rằng, Việt Nam

sẽ bị mắc lại ở "vùng tranh tối tranh sáng" do cải cách không

toàn diên, và vì vậy, không phát huy được hết tiềm năng phát triển của mình, chúng ta lại có thề khẳng định rằng tiêm năng đó là rất lớn Có một số đặc điểm trong hên kinh tế cho thấy Việt Nam có triển vọng đạt được mức tăng trưởng cao, nếu như quá trình cải cách hiện nay không bị gián đoạn.Yếu tố thuận lợi trước hết của Việt Nam là ngùôn nhân lực đôi dào Từ nhiều năm nay, tỷ lê học sinh đến trường cao,

tỷ lệ mù chữ là thấp, ngay khi so với các nước láng giêng có

Trang 10

mức thu nhập bình quân cao hơn Iliện nay có hiên tượng dư thừa kỹ sư do nhiêu doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ phải cắt giảm biên chế Khả năng tổ chức và ý thức kỷ luật từng

là điểm mạnh của người Việt Nam trong chiến tranh không phải đã mất đi trong thời bình

Việt Nam còn có một chính phủ có khả năng cưỡng chế việc thi hành pháp luật và duy trì một môi trường ổn định cho đâu tư từ các nguồn trong nước, cũng như của nước ngoài, nếu chính phủ thực sự mong muốn Viộc có duy trì hay không duy trì một môi trường ổn định cho đâu tư là vấn đê thuộc

vê chính sách, chứ không phải là vấn đê thiếu khả năng Ngược lại, nước Nga đã trải qua đông thời cả hai cuộc cách mạng kinh tế lẫn chính trị, và chính phủ đương nhiêm có rất ít khả năng thi hành chính những gì mình đã ban hành,

và thậm chí còn không làm gi được để bảo vệ những doanh nghiệp chính đáng ở Mátxcơva khỏi sự áp bức của các băng đảng tội phạm Có thể cuối cùng thì nước Nga cũng sẽ ấm

no hơn nhờ con đường mình đâ chọn Vấn đê càn nói ở đây

là không thể có tăng trưởng nhanh, nếu không có những khoản đâu tư lớn, mà các nhà đâu tư thì sẽ không bao giờ bỏ vốn, nếu như họ không cảm thấy rằng nhứng luật lệ vê đâu

tư hôm nay sẽ vẫn có hiồu lực ngày mai, hay mười năm sau, hay lâu hơn nữa Nếu muốn thì Việt Nam có thể đảm bảo được một sự Ổn định như vậy Nước Nga không làm được điều này

Cuối cùng, khi chuyển từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường, một hên kinh tế nghèo nàn, chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì cũng có những lợi thế nhất định Cái khó nhất khi xâv dựng kinh tố thị trường là thay đổi fê lối hoạt đông của các doanh nghiôp Nhà nước lớn- Các hộ nông dân, tiểu thương và các doanh nghiệp nhỏ đáp ứng yêu câu của thị trường nhanh hơn Dãy là những đơn vị kinh tế nhỏ, sử dụng

Trang 11

rất ít nhân công, và không phải là những cơ cấu quản lý phức tạp cần phải thay đổi triệt để Các doanh nghiệp gia đình cũng không thể dựa vào ngân hàng để xin trợ cấp bù lỗ kinh niên Nhà nước thường dè dặt không muốn để các doanh nghiệp lớn phải phá sản, nhưng lại không lo ngại về hậu quả chính trị của việc các công ty nhỏ phá sản Nếu không đáp ứng được những yêu cầu của thị trường, các doanh nghiệp nhỏ sẽ thất bại, còn các doanh nghiệp lớn sẽ tìm đến các thể chế chính trị xin trợ cấp để tiếp tục hoạt dộng Hiên nay, các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam chiếm không đến •10% của GNP Trong khi đó, không có số liệu chính xác vê nước Nga

và Đông Âu, nhưng chắc chắn là các doanh nghiệp lớn ở đó chiếm hơn một nửa của GNP

Thế nhưng, có được hồn móng tốt chưa đủ đảm bảo sẽ có toà nhà dẹp Philipin có một hên giáo dục tốt, cũng như một chính phủ tương đối ổn định và hoạt động được, nhưng Philipin cũng là một ví dụ cho thấy rằng, chính phủ phải có những quyết định đúng vô chính sách nếu muốn đất nước tăng trưởng nhanh và bền vửng

VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

Những chính sách nào là đáng quan tâm nhất? Trước hết không thể có mức tăng trường cao nếu lạm phát ở mức 100% hoặc 1.000%/năm Việt Nam đã giải quyết được vấn đê này bằng cách kéo lạm phát xuống một mức chấp nhận được Việt ,Nam đá làm được như vậy chủ yếu là do mạnh dạn có một quyết định rất khó khăn về mặt chính trị là cắt đi gân hết các khoản tín dụng trước đây dành cho các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kinh niên Mãi cho đến bây giờ nước Nga mới quyết định cắt giảm các khoản trợ cấp đó và họ đã làm đíôu này một cách rất miễn cưỡng

N hư vậy, cái khó đối với Việt Nam hiện nay không phải

Trang 12

là vấn đê lạm phát Vấn đê khó khăn vê kinh tế vĩ mô mà Việt Nam phải giải quyết có tính chất rất khác Việt Nam hiên phải tăng mạnh mức đâu tư Mức tích luỹ vốn đã tăng

từ khoảng 10% năm 1990 lẽn khoảng 25% năm 1993 Nếu các con số này là chính xác thì tích luỹ vốn ở Việt Nam đang tiến đến mức vừa đủ để tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đâu cho đến giai đoạn giữa của quá trình phát triển Thêm vào đó sẽ có các khoản cho vay và đâu tư trực tiếp của cả tư nhân và chính phủ nước ngoài Ngoài ra, thu nhập từ đâu khí cũng sẽ có tác dụng lớn Như được trình bày trong chương viết vê chính sách tài chính, nhờ cải cách vê thuế mà mức thu ngân sách năm 1994 sẽ đạt mức khoảng 25% của GNP.Viêt Nam hiên có nhu cầu rất lớn vê đâu tư Kết cấu ha • • •tầng vê giao thông vận tải từ đường nhựa đến đường xe lửa

và sân bay đêu trong tình trạng rất xấu, nhất là ở phía Bắc Sản lượng điên hiện nay là dủ, nhưng việc phân phối còn kém Kết cấu hạ tầng về viễn thông còn thô sơ và kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp cũng không hơn gì Theo thông

lê, ở các nước đang phát triển, bản thân chính phủ phải đảm nhiệm phần lớn việc đâu tư vào kết cấu hạ tầng, và không có

lý do gì Việt Nam lại là trường hợp ngoại lệ Tuy vậy, mức chi hiện nay của Chính phủ Việt Nam còn rất thấp so với yêu cầu Các khoản cho vay của Ngân hàng thế giới và viện trợ song phương sẽ phải bù đắp những khoản thiếu hụt này.Tuy nhiên, đối với nhứng dự án phát triển không phải

về kết cấu hạ tầng thì phải tìm nguồn đâu tư ở đâu? Đầu tư

của khu vực tư nhân đang gặp khó khăn bởi vô vàn những quy chế, cũng như đòi hỏi liên quan đến cơ chế giấy phép Đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng không may mắn gì hơn Chỉ một số ít doanh nghiệp Nhà nước có thể phát triển được

và các ngân hàng thương mại quốc doanh không cho vay nhiều

để đâu tư dài hạn Các khu chế xuất đang được xây dựng ở

- m - M ề *

Trang 13

thành phố Hồ Chí Minh, Cân Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng

sẽ có tác dụng nhất định, tuy không lớn lắm Chúng chỉ được coi là thành công khi được sử dụng làm mô hình cho việc xoá bỏ cơ chế giấy phép và những quy định không cần thiết ngay cả đối với các doanh nghiệp không nằm trong khu chế xuất Ví dụ, Đài Loan phát triển khu chế xuất Cao Hùng trước tiên, nhưng giờ đây về cơ bản cả Đài Loan là một khu chế xuất khổng Tô Việc nới lỏng quy chế và ban hành các chính sách dộng viên đâu tư khác đã giúp Đài Loan nâng tỷ lê tích

ỉuỹ vốn từ 15%-19% của GDP trong những năm 1952-1964

lên đến khoảng 25% trong vòng một thập kỷ sau đó, và phần lớn số vốn này là từ các nguồn tích luỹ trong nước Việt Nam củng sẽ phải đạt được mức tích luỹ vốn tương tự trong thập

kỷ tới, nhưng liệu Việt Nam có được các biên pháp động viên đâu tư hay không, hay các cán bộ cấp thấp trong chính quỳên lại sẽ làm khó dễ những người thực sự muốn làm ăn, không ủng hộ họ trong việc mở doanh nghiệp mới hay phát triển các doanh nghiệp cũ? Việc có quá nhiều quy chế cũng như

để các quan chức địa phương tuỳ tiện áp dụng các quy chế này không những sẽ tạo nên cơ hội tham nhũng rộng khắp,

mà còn gây trở ngại cho việc tăng đâu tư, dù là đàu tư của

trong nưóc

Tăng tỷ lệ tích luỹ và đầu tư mới chỉ là một nửa vấn đê Một nửa còn lại là làm sao sử dụng cho có hiệu quả những khoản đâu tư hạn chế đó Có thế khẳng định rằng các doanh nghiệp nhỏ và độc lập, dù quốc doanh hay tư nhân, đêu sẽ sử dụng số vốn hạn chế của mình một cách khôn ngoan, vì nếu không, chúng sẽ chẳng mấy chốc mà phá sản Những khoản đàu tư ở quy mô lớn của Nhà nước về kết cấu hạ tàng lại là chuyện khác, ơ nhiêu nước trên thế giới, những loại hình đâu

tư công cộng như thế dễ trở thành nạn nhân của những tiêu

Trang 14

chuẩn đâu tư có căn nguyên chính trị, của tệ tham nhũng và các dạng phí phạm khác Các vấn đê này đã xuất hiện ở Việt Nam trong những công trình đâu tư về kết cấu hạ tầng, và

có lẽ sẽ càng nghiêm trọng hơn khi viên trự từ các ngùôn song phương và Ngân hàng thế giới bắt đâu đổ vào do các cơ quan thực thi sẽ không đủ cán bộ có khả năng quản lý số lượng viện trợ này một cách hữu hiệu Thậm chí, quá trình

cơ bản nhất về lựa chọn dự án đâu tư cũng bị những quyết định có tính chất chính trị và kỹ thuật nhất thời chi phối, chứ không phải dựa trên những nguyên tắc đảm bảo cho việc

sử dụng vốn một cách có hiệu quả cao Nếu cơ chế lựa chọn

dự án vẫn không được cải thiện khi các khoản viện trợ đổ vào Việt Nam thì tình hình sẽ rất nghiêm trọng Như thực

chính phủ có thêm nhiêu nguồn tài trợ, nhưng lại không biết quản lý, thì cái may này chẳng mấy chốc sẽ trở thành cái rủi

ro cho sự ổn định trong nước Tình hình ở Việt Nam có lẽ không xấu đến mức như vậy, nhưng chỉ cần hiệu quả đâu tư của Nhà nước giảm đi 20% cũng đã làm cho tỷ lệ tăng trưởng của GNP giảm đi 1%/năm

VẤN ĐÈ QUYỀN SỞ HỮU

Một vấn đê trọng tâm khác đối với Việt Nam cũng như đối với các nước đang quá đô từ kinh tế kế hoạch hoá sang

kinh tế thị trường là vấn đê sở hữu về các tài sản kinh tế

của đất nước Vấn đề này thường được nêu lên dưới hình thức đối chiếu sở hữu Nhà nước với sở hữu tư nhân Những người

chủ trương kinh tế thị trường ở Đông Âu đã nhiêu lân kêu

gọi tiến hành tư nhân hoá một cách nhanh chóng và toàn diện để giải quyết vấn đê các doanh nghiệp Nhà nước không đáp ứng được yêu cầu của thị trường

Trang 15

Tuy nhiên, tư nhân hoá toàn diện không phải đã đủ và thậm chí không phải lúc nào cũng cản thiết Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì mục tiêu đã rõ Chúng phải được chuyển hoá từ một dạng cơ quan chính quyền cấp cơ sở luôn chấp hành mệnh lệnh cấp trên, thành những thực thể độc lập, có thể tồn tại bằng cách tự tìm kiếm thị trường mới và sản xuất với giá thành hạ Các loại doanh nghiệp tư nhân được Nhà nước dựng lên bằng sự hỗ trợ, hiện nay có nhiêu doanh nghiệp như vậy, sẽ không đạt được mục tiêu này Như kinh nghiêm của hãng Hàng không Xinhgapo và một số doanh nghiệp khác của nước này đã cho thấy, các doanh nghiệp Nhà nước cũng

có thể đạt được các mục tiêu kinh tế theo hướng thị trường.Việt Nam có diện tích lớn hơn nhiều,nhưng không có được một bộ máy chính quỳên cực kỳ có hiệu quả và tuyệt đối không tham nhũng như Xinhgapo Thực ra thì rất ít quốc gia có được may mắn này Vậy thì, có cách nào làm cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả trong những điều kiện "bình thường" không phải như ở Xinhgapo không? Tất nhiên, cho đến nay có rất ít ví dụ vê việc các doanh nghiệp Nhà nước trung ương hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của các bô chủ quẩn mà ĩại có hiệu qua Các' doanh nghiệp phải độc lập thì các giám đốc mới có thể tự do đáp lại tín hiệu của thị trường, chứ không phải chỉ lo chấp hành chỉ thị

của các bộ chủ quản Vấn đê ở đây là, làm cách nào để các

doanh nghiệp trở thành độc lập mà khồng cần phải tư nhân hoá? ở Trung Quốc, chính quyền các hương trấn thường có quỳên sở hứu đối với các doanh nghiệp địa phương và cả hương trấn được quản lý như một đơn vị kinh doanh, cổ phần hoá, qua đó cổ phần của một doanh nghiệp được bán cho các doanh nghiệp Nhà nước khác, cũng như cho công chúng, cũng là một phương thức làm cho lợi ích của các vị giám đốc thực

Trang 16

sự gắn liền với sự thành công của doanh nghiệp Cho đến nay, không rõ những cách làm như trên có thành công hay không nếu đem áp dụng ở cấp quốc gia, vì chưa nơi nào thử nghiệm các phương án này ở cấp cao như vậy Tuy nhiên, kinh nghiêm của Hàn Quốc và Xinhgapo cho thấy vẫn có thể

có được một khu vực Nhà nước lớn được quản lý tương đối tốt trong úhững giai đoạn đầu của công cuộc phát triển

Tình huống xấu nhất có thể xảy ra là trong quá trình thị trường hoá nền kinh tế, Nhà nước sẽ mất đần quyền kiểm soát và giám sát đối với tài sản của doanh nghiệp, nhưng cũng không cho phép các đối tượng khác có quỳên sở hữu vê các tài sản đó Trong tình hình như vậy, các giám đốc doanh nghiệp sẽ không thấy lợi ích gì trong việc cố gống cho doanh nghiệp hoạt động tốt và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp Họ

sẽ sử dụng quỳên hạn tạm thời của họ trến những tài sản đó

để bán chúng đi với giá rẻ nhằm kiếm lợi cho riêng mình Tệ

nạn này đã diễn ra ở nước Nga và dẫn đến sự cần thiết phải

tư nhân hoá các doanh nghiệp bằng cách phân phối phiếu cổ phần Cơ chế phiếu cổ phần này rõ ràng là đế làm cho công nhân, giám đốc, chính quyền địa phương và dân chúng nói chung cảm thấy có lợi ích thiết thân đến sự thành đạt của doanh nghiệp Cách làm này có thành công hay không thì còn phải chờ xem, nhưng nếu nước Nga lúc ấy không tiến hành tư nhân hoá thì phần lớn tài sản quốc gia của họ đã bị chiếm đoạt và cả khu vực công nghiệp đã bị tiêu huỷ

Nhờ có quy mô nhỏ hơn, công nghiệp Việt Nam còn có thời gian để thử nghiệm các giải pháp khác nhau nhằm giải quyết vấn đê hiệu quả thấp của các doanh nghiệp Nhà nước Tuy vậy, Việt Nam phải tìm cho được một giải pháp nếu muốn

có khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu quốc tế Trong tình trạng như hiện nay thì các cơ sở sản xuất công

Trang 17

nghiệp của Viêt Nam chưa có khả năng cạnh tranh với các công ty tư nhân có tiếng trên thế giới, và lại càng chưa thể trở thành các tập đoàn dẫn đâu cả nước như mong muốn của một số người hiện nay.

GIÁ CẢ VÀ THỊ TRƯỜNG

Ở Việt Nam hiện nay nhiêu khu vực thị trường hoạt động khá tốt Các thị trường hàng tiêu dùng, nhiều loại dịch vụ và một số hàng nông sản hoạt động với hiệu quả khá cao ở nhiều nước, các thị trường này bị méo mó nhiều do Nhà nước đặt

ra các hàng rào mậu dịch dưới dạng thuế quan cao và hạn

ngạch nhập khẩu Những sự méo mó này hiện cũng có ở Việt

Nam và phải được điều chỉnh Do có đường biên giới dài, Việt Nam khó có thể cưỡng chế việc thực thi chế độ thuế quan cao và hạn ngạch ngặt nghèo Diều đáng nói ở đây là, mức thuê' quan càng cao thì càng khuyến khích việc trốn thuế bằng các con đường bất hợp pháp và tiêu cực Tăng cường giám sát và truy tố các viên chức hải quan tham nhúng không phải là cách giải quyết vấn đê này tận gốc Các hoạt động giao thương bất hợp pháp chỉ có thể được bài trừ bằng cách thỏ tiêu những động cơ buôn lậu qua việc quy định mức th u ế quan thấp và xoá bỏ cơ chế hạn ngạch

Tỷ giá hối đoái có vị trí quan trọng nhất trong các loại giá

cả Nếu tỷ giá hối đoái giữa đông tiền Việt Nam và các loại

ngoại tệ được xác định ở mức hựp lý thì các nhà x uất‘khẩu sẽ

cố lợi do bán được nhiêu hàng hơn ra nước ngoài, và các nhà nhập khẩu sẽ giới hạn nhu cầu trong nước về hàng nhập cho phù hợp với khả năng thanh toán của đất nước Ngược lại, nếu đông tiên Việt Nam bị nâng giá thì hàng xuất khẩu sẽ trở nên quá đắt trong khi hàng nhập khẩu lại quá rẻ

Tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện là một tỷ giá hối đoái

Trang 18

do thị trường quyết định Đồng Việt Nam đã được thả nổi từ

năm 1989, do vậy tỷ giá chuyển đổi đã do thị trường quyết

định từ năm năm nay Tuy nhiên, tỷ giá thị trường vẫn có

thể bị chính phủ tác động, và năm 1993, Ngân hàng trung

ương Việt Nam đã can thiệp để nâng giá đông Việt Nam trên

thị trường ngoại tệ Sự can thiệp này có thể đã có mục đích

chính đáng là giúp chống lạm phát bằng cách giữ cho giá

hàng nhập khẩu được ổn định, nhưng không may là Việt Nam

lại quyết định làm việc này đúng vào lúc đông tiền của Trung

Quốc giảm giá mạnh Do vậy mà năm 1993, hàng Trung Quốc

trở nên quá rẻ và được nhập ồ ạt vào Việt Nam, làm suy yếu

vị trí của những người sản xuất các mặt hàng cạnh tranh với

hàng Trung Quốc Bất cứ một nước nào muốn trở thành một

nước xuất khẩu hàng công nghiệp và nông nghiệp đêu phải

thận trọng để tránh một tỷ giá hối đoái bị nâng cao Nếu

chính phủ phải mắc sai lằm khi tác đông vào tỷ giá hối đoái

giá đồng tiền trong nước

Thị trường đất đai và thị trường vốn là hai lĩnh vực khác

ở Việt Nam có hiên tượng giá cả bị bóp méo đến nỗi gây cản

trở cho sự phát triển của nền kinh tế Hiên nay, đất đai có

thể được chuyển nhượng và giá đất được công bố rộng rãi,

nhưng việc mua bán chìm đắm trong một biển quy định và

thoả thuận đặc biệt, làm cho các cơ sở kinh doanh thực sự

muốn làm ăn phải khó khăn lắm và phải trả nhửng phí tổn

rất cao mới có được đất Trong khi đó, một số khác lại có

được đất với giá rất thấp so với giá trị thực Trong một vài

trường hợp, tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp Nhà

nước là đất đai, và việc bán đất một cách trá hình cho những

đối tác nước ngoài chỉ có lợi cho một số ít nhứng người lãnh

đạo doanh nghiệp có quỳên thương lượng với các nhà đâu tư

nước ngoài hoặc các đối tượng khác Việt Nam cân phải thiết

Trang 19

lập một thị trường đất đai thực sự, nơi bất cứ một cơ sở kinh doanh chính đáng nào củng có thể mua ('hoặc bán) đất với giá phải chăng thông qua những thủ tục đơn giản và rõ ràng.Thị trường vốn cũng bị bóp méo như vậy Theo thông lệ, ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho những cá nhân hay công

ty cần số vốn vượt quá khả năng của họ Thế nhưng, hoạt động cấp vốn của các ngân hàng Việt Nam đã bị kìm hãm bởi một loạt thủ tục rườm rà gây khó khăn cho phần lớn các doanh nghiệp, dù doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân So với trước đâv, khi ngân hàng là nguồn cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước bị thua lỗ, thì tình hình hôm nay khả quan hơn nhiều Tuy nhiên, còn phải lâu lắm Việt Nam mới có được một hệ thống ngân hàng phục vụ phát triển kinh

tế một cách có hiệu quả Ngoài ra, cũng cần phải có những thể chế tài chính khác: Việt Nam dự định sẽ thiết lập một thị trường chứng khoán trong năm 1995 Song, kinh nghiệm

đa số các nước cho thấy rằng, thị trường chứng khoán không phải là nhân tố tăng trưởng chính trong giai đoạn đâu của quá trìn h phát triển Nhân tố chính phải là hệ thống ngân hàng, là nơi phải gánh vác trọng trách huy động các ngùôn tiết kiệm- trong nước và ‘ơhtryểư ngừỏri Vồn đõ một' càch hửu hiệu cho các nhà đâu tư trong nước, dù là Nhà nước hay tư nhân

VIỆC PHÂN PHỐI LỢI ÍCH

Tại phần lớn các nước đang phát triển, và đặc biệt là ở

Việt Nam, một nước có truýên thống xã hội chủ nghĩa, mối quan tâm lớn nhất của chính phủ là liệu những thành quả của sự phát triển có được phân phối một cách công bằng hay không, ơ Việt Nam, vấn đê công bằng này có một số khía cạnh khác nhau Điều đáng lo ngại nhất đối vứi một số người

Trang 20

là nguy cơ vê một sự chênh lệch ngày càng lớn về thu nhập bình quân giữa miền Bắc và miền Nam Thứ hai là số phận của những công nhâu bị sa thải, từ các doanh nghiệp Nhà nước bị thu nhỏ lại hoặc bị đóng cửa Thứ ba là số phận của những người nghèo nhất trong số những người nghèo, đa số

sống ở các vùng nông thôn xa thành phố Hô Chí Minh hoặc

Hà Nội, và là những người lúc ban đâu tham gia được rất ít vào công cuộc phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu

phân phối thu nhập là những chủ đê chính được trình bày trong nhiều chương của cuốn sách Những giải pháp được các tác giả đê xuất đêu có một điểm chung Việc sử dụng các thế lực thị trường một cách khéo léo sẽ giúp giải quyết một số các vấn đê được nêu Không nên tiếp tục dùng các vấn đê nghèo khó và phân phối lợi ích công bằng làm cớ để áp đặt trở lại cơ chế kiểm soát hành chính ngặt nghèo, rốt cuộc chỉ

có lợi cho các viên chức quan liêu Nếu miên Bắc hiện dang phát triển ở mức thấp hơn thì phải có nỗ lực mạnh mẽ hơn

trong việc mở rộng thị trường ở khu vực này để có cơ sở thu

hút các nhà đâu tư trong và ngoài nước Những công nhân không có việc làm ở thành phố yà số nửa thất nghiệp đông hơn ở nông thôn phải được tự do di chuyển đến nhứng nơi

có công ăn việc làm Việc mang lại công ăn việc làm cho người

th ất nghiệp, đặc biệt là ở các vùng xa xôi hẻo lánh, rất tôn kém và thường thất bại Do vậy, việc xoá đói, giảm nghèo đòi hỏi phải tăng, chứ không phải giảm các thị trường hoạt động

có hiệu quả, song không nhất thiết lúc nào cũng phải thả nổi giá cả Đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm cơ bản thì ở hầu hết các nước trên thế giới thường được Chính phủ quy định Gòn việc Chính phủ quy định giá như thế nào thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến thu nhập thực tế và mức sống của

Trang 21

những người nghèo ở nông thôn và ở thành thị, cũng như

tác động đến sản lượng nống nghiệp

VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ

Một trong những cách liên kết các chủ đè này vđi nhau

là xem xét một trong những vấn đỗ quan trọng hiện đang

được thảo luận ở Việt Nam Chính phủ nên đóng vai trò gì

để có thể tiếp tục quá trình chuyển tiếp hiên đang thành công tới một hên kinh tế định hướng thị trường? Như David Dapice đã phân tích trong một bài viết vào Tháng Giêng năm

1994, trong một hên kinh tố thị trường, chính phủ có nhiệm

vụ cung cấp kết cấu hạ tầng và khung luật pháp thích hợp, giá cả và thuế suất ổn định, giáo dục và dịch vụ y tế Chính phủ cũng phải quan tâm đúng mức đến việc xoá đói, giảm nghèo và cải tạo môi trường Đãy không phải là những nhiệm

vụ nhỏ, và chúng có thể thu hút toàn hộ khả năng tài chính, cũng như hành chính của một chính quyên, kể cả của Chính phủ Việt Nam Một khi dã tao được những điều kiện hoạt động như vậy, và giá cả dã thực sự phản ánh đúng chi phí,

th ì phải để cho thị trường và các nhà đâu tư tự quyết định

sẽ sản xuất những mặt hàng nào, với công nghệ nào và sử dụng lao động ra sao

Ngoài ra, cũng có một số điêu mà Nhà nước không nèn làm Nhà nước không nên bóp nghẹt cạnh tranh, vì cạnh

bảo tính hiôu quả của hoạt động sẩn xuất Do khu vực Nhànước trước đây rất lớn, mỗi dịa phương đêu có cơ sở sản xuất hay công ty xuất nhập khẩu riêng, và không ai có thể cạnh tranh với những đơn vị quốc doanh này Sự độc quỳên của địa phương thường được hỗ trợ bằng một loạt quy chế, nói đúng hơn là hạn chế, có liên quan đến các hoạt động buônbán, xin vay vốn, xin kinh doanh V V của cốc cơ sở nằm

Trang 22

ngoài sự kiểm soát của địa phương Trong một số trường hợp,

có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quýên địa phương, các doanh nghiệp Nhà nước và các ngân hàng Nhà nước, như ba đỉnh của một tam giác hỗ trợ lẫn nhau và gây khó dễ cho những người ở ngoài cuộc Giai đoạn chuyển tiếp với những đặc điểm nói trên chính là "vùng tranh tối tranh sáng", và bằng mọi cách, Việt Nam phải vượt qua được vùng nguy hiểm này Trong giai đoạn chuyển tiếp này, nạn tham nhũng sẽ phát triển mạnh và tăng trưởng kinh tế bị kéo chậm lại Các giám đốc doanh nghiệp Nhà nước không đáp lại tín hiêu của thị trường, mà chỉ tuân theo áp lực chính trị hoặc những áp lực không có hiệu quả kinh tế Điều đó sẽ phá hoại sức sống của nền kinh tế và cản trở sự tăng trưởng của nó

Chỉ bằng cách cho phép các doanh nghiệp non trẻ, mà phần lớn phải là doanh nghiệp tư nhân, được phép phát triển, thì lúc ấy giá cả mới hợp lý, giá thành sẽ giảm và chất lượng sản phẩm sẽ khá hơn Phần lớn công ăn việc làm mới sẽ do các công ty mới thành lập này tạo ra, do vậy phải tạo mọi điều kiện để các công ty này ra đời và lớn mạnh nhanh chóng Thực tế hiên nay chưa được như vậy Ngoài các hoạt động canh tác của các nông hô, dịch vụ và sản xuất cơ khí lặt vặt, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện còn rất nhỏ bé Những doanh nghiệp tư nhân có quy mô hơi lớn một chút là

đã gặp phải khó khăn, như chịu mức thuế không bình đẳng, không được vay vốn dễ dàng, phải tốn rất nhiều phụ phí để được xuất nhập khẩu và phải chịu những quy chế khắt khc khác Cho đến nay, nhiều người trong bộ máy Nhà nước vẫn nghi kỵ, không tín nhiệm và ngăn cản sự lớn mạnh của các công ty tư nhân Nếu cứ quan niệm như vậy thì hồn kinh tế nói chung sẽ không thể phát triển Nhà nước phải bắt dâu giúp đỡ hoặc ít ra cũng phải cho phép khu vực kinh tế tư nhân hoạt động gân như ngang hàng với khu vực kinh tế

Trang 23

Nhà nước Nhĩêu công ty Nhà nước, cũng sẽ ăn nên làm ra,

và điêu đó có nghĩa là không nhất thiết phải tư nhân hoá mọi

cơ sở sản xuất Điều quan trọng là các nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm đến áp lực của thị trường là chính, chứ không phải là áp lực của chính quỳên địa phương hay của quan chức các Bộ chủ quản Nếu không có một khu vực kinh tế tư nhân lành mạnh và năng động thì sự tăng trưởng kinh tố của Việt Nam sẽ bị trì trệ

Ngoài ra, vai trò của Nhà nước Việt Nam chưa được nhiều người dân hiểu rõ, kể cả những người tự coi mình là những nhà cải cách Đâu đâu cũng thấy có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần phải vạch chính sách chi tiết, thậm chí cả kế hoạch đâu tư cho từng ngành công nghiệp và từng ngành hàng chủ yếu, còn hiệu quả kinh tế của vốn đâu tư (mức sinh lợi) thì chỉ là thứ yếu Mặc dù đã có rất nhiêu bằng chứng về sự thất bại, song nhiều người vẫn tin rằng các doanh nghiệp Nhà nước là công cụ chính để kiểm soát hay phát triển một ngành công nghiệp, và Chính phủ có khả năng quản lý hên kinh tế tốt hơn ai hết Do không tin tưởng vào cơ chế phân quýên, vốn là bản chất của hên kinh tế thị trường, nên mỗi khi có vấn đê phát sinh là Chính phủ lại can thiệp Phản xạ này, cũng như các hình thức can thiệp xuất phát từ dó, có lẽ đang

là nhứng trở ngại lđn nhất cho việc thực hiện cải cách kinh

tế có hiệu quả

Đã đến lúc vai trò của Chinh phủ Việt Nam phải thay

hoạch hoá tập trung, vai trò tối cao của các doanh nghiệp Nhà nước, cũng như sự liên kết giữa chính quỳên địa phương, Đảng và doanh nghiệp Nhà nước là điều tất nhiên Trong hên kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh, vai trò của Chính phủ rất khác Chính phủ phải mạnh và quyết đoán, nhưng chỉ nên tập trung làm nhứng gì mà chỉ có Chính phủ mới có thể

Trang 24

làm dược, còn lại nên để cho khu vực kinh tế tư nhân quyết định những vấn đê hoàn toàn có tính chất kinh tế Nếu cứ

cố ôm việc vào người và khăng khăng đi theo con đường cũ thì Chính phủ sẽ không làm được việc gì tốt hẳn, mà việc gì cũng kém như nhau

Trừ phi Chính phủ nhận thức được rằng vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay phải hoàn toàn khác với trong rìên kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đấy, phần lớn số vốn được rót vào Việt Nam và thu nhập từ đầu sẽ bị lãng phí Nhịp độ tăng trưởng sẽ chậm lại, mang ít tính công bằng hơn so với các nước châu Á dâ thành công, và nợ nước ngoài sẽ lại trở thành một gánh nặng lớn Việt Nam sẽ không thể trở thành con "Rồng" chấu Á nếu mọi lực lượng sản xuất không được tự do hoạt động, mặc dù điều này phải mất vài năm mới thể hiện được rõ

MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ứ u

Những chủ đê được thảo luận trong cuốn sách này là kết quả hai năm nghiên cứu của các tác giả Trong thời gian đó, các tác giả đã sang Việt Nam nhiều ĩân để nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam Riêng David Dapice, nhà kinh tế chủ chốt của Chương trình Việt Nam tại Viện phát triển quốc tế Harvard (HIID), là người hỗ trợ đắc lực cho tất cả các tác giả tham gia biên soạn cuốn sách

Công trình nghiên cứu được thực hiện trong các chuyên

đi này là phần tiếp nối công việc được khởi đâu vào tháng Giêng nãm 1989 khi một phái đoàn của Viên phát triển quốc

tế Harvard ĩân đâu tiên sang thăm Việt Nam với sự tài trợ của Quỹ Christopher Reynolds Kể từ đó, Viện phốt triển quốc

tế Harvard đã tiến hành nhiều hình thức hợp tác với một số

Bộ trong Chính phủ Việt Nam để giúp các quan chức Việt Nam tìm hiểu về nỗ lực hướng đất nước ra thế giới bên ngoài,

Trang 25

cũng như xây dựng môt nền kinh tế thị trường Trong khuôn khổ các nỗ lực này, cũng với sự hỗ trợ vê tài chính và trí tuê của Quỹ Christopher Reynolds Viện phát triển quốc tế Harvard đã giúp tổ chức cho hai doàn quan chức cao cấp của Vièt Nam đi nghiên cứu một số nước trong vùng đã thành đạt về kinh tế, tổ chức nhiêu cuộc hội thảo vê các khía cạnh khác nhau của quá trình chuyến tiếp từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường, đưa nhiều sinh viên cao học và học giả sang học tập và nghiên cứu tại Trường dại học Harvard,

và tiến hành nhĩêu công trình nghiên cứu ngay tại Việt Nam

về một số chủ đê cụ thể Một số cuộc hội thảo vê khu vực Đòng Dương được tổ chức trong thời gian qua tại Harvard đã

cỏi cách ở Đông Dương do Borje Ljunggren chủ biên.

Trong bối cảnh như vậy, vào cuối năm 1992, một Tân nữa với sự tài trợ rất hào phóng của Quỹ Christopher Reynolds, HIID đã bắt đâu thảo luận với Viện Kế hoạch dài hạn và phân vùng thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Việt Nam vê dự án biên soạn cuốn sách này Vê phía mình, Viên phát triển quốc

tế Harvard muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn vê hiện trạng quá trình chuyển tiếp của Việt Nam từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh

tế thị trường Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Việt Nam, thông qua Viện Kế hoạch dài hạn và phân vùng, cùng một số Bộ và

cơ quan khác ở Việt Nam cũng nghĩ rằng, có được thèm cách nhìn khách quan từ bên ngoài vê giai đoạn chuyển tiếp, cũng như các bước còn cần phải làm, cũng là điều có ích Điều họ : quan tâm không phải là nhận thêm sự ca ngợi của thế giới

vê những thắng lợi lớn do cải cách đã đạt được cho đến nay,

mà là tìm ra những vấn đê đã nảy sinh trong quá trình chuyển tiếp hoặc sẽ phát sinh trong tương lai Vì vậy, trong Chương

mở đâu cũng như các chương sau, chủ đê trọng tâm là những diêu còn phải làm Tuy nhiôn, tập trung vào các vấn đê phải giải quyết không có nghĩa là quên đi thực tế rằng, Việt Nam

Trang 26

có rìên kinh tế kiểu Xôviết duy nhất đã phải đương đâu với lạm phát cao, với sự tan vỡ của khối COMECON, với việc mất

đi nguồn viên trợ của Liên Xô và với một chính sách cấm vận

vê kinh tế, song vẫn đạt được mức tăng trưởng cao và tương đối bền vứng trong khi nhanh chóng chuyến sang hên kinh

tế thị trường Trung Quốc cũng đã thành công trong nỗ lực chuyển sang nền kinh tế thị trường mà không gây 'ra suy thoái, nhưng Trung Quốc đã không phải đương đâu với một loạt những trở ngại ghê gớm như Việt Nam lúc khởi đàu quá trìn h chuyển tiếp

Vào tháng Giêng năm 1994, trên cơ sở bản dịch dự thảo

ra tiếng Viêt, một số chương đã được trình bày cho các nhà kinh tế và quan chức cao cấp của Việt Nam tại một cuộc hội thảo kéo dài bốn ngày tại Hà Nội và một ngày tại thành phố

Hồ Chí Minh Những ý k:ến đóng góp và phê bình của phía Việt Nam đều được các tác giả ghi nhận và cân nhắc khi sửa đổi và bổ sung nội dung các chương viết Ngoài các tác giả, không một ai trong số những đại biểu tham dự các cuộc hôi thảo nói trên phải chịu trách nhiệm vê những điêu có thể còn sai sót trong cuốn sách Bản dự thảo cuối cùng đã được trìn h bày với phía Việt Nam trong một cuộc hội thảo tổ chức vào thống Sáu năm 1994 ( )

BỐ CỤC CUỐN SÁCH

Cuốn sách mở đâu với phần tổng quan vê quá trìn h cải

cách ở Việt Nam và so sánh quá trình này với cải cách ở các

nước châu Á khác Sau đó là chương viết về vấn đề kết cấu

hạ tầng ở Viêt Nam Chương III phân tích các vấn đê vê tỷ giá hối đoái, lạm phát, tích luỹ và đầu tư cùng với các chính sách tài chính hiện hành Chương IV tập trung vào các vấn

đê thuộc lĩnh vực tài chính công cộng và đưa ra kết luận rằng còn nhiêu việc phải làm, mặc dù mức thu thuế gân đây đã tăng một cách đáng kể

Trang 27

Các chương còn lại cũng có những chủ đê như đã trình bày ở trên, nhưng đi sâu vào một số lĩnh vực cụ thể, bắt đâu

• bằng việc xem xét tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam dựa vào xuất khẩu và vai trò của công nghiệp trong quá trình này Chương V và Chương VI trình bày về các chính sách thương mại và vấn đê công nghiệp hoá Tiếp theo là các chương nghiên cứu vê khu vực nông nghiệp và phân tích thị trường lac động Việt Nam Môi trường được bảo vê đúng mức là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam: chương viết vê môi trường nhấn mạnh rằng Viêt Nam không còn nhiều tài nguyên dự trữ để có thể cho phép mình sai lâm trong lĩnh vực này Trữ lượng đâu và khí tự nhiên ngoài khơi

và nhu cầu vê điên ngày càng tăng ở Viêt Nam làm cho lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và đây là nội dung của Chương X Để kết luận, C.Peter Timmer phân tích các động lực đưa đến công cuộc cải cách và tăng trưởng kính

tế ở Việt Nam trong quá trình đất nước này tìm kiếm và đi

theo hướng rồng bay

Tất cả các chương đêu có mục tiêu chẩn đoán những vấn

đô đang gây trớ ngại cho sự phát triển của một lĩnh vực cụ thể nào đó, và gợi ý các phương án để giải quyết Cũng xin nói rằng, các phương án do chúng tôi gợi ý có thể thích hợp, nhưng címg có thể không thích hợp với các vấn đê nan giải của Việt ^am hiện nay Nếu tìm được giải pháp tối ưu cho các vấn d.i này thì có thể quả quyết rằng, Việt Nam sẽ có đủ các điêu kiên để mức thu nhập bình quân trong nước tăng

Trang 28

t

CHƯƠNG I

CÁCII KINH TẾ Ở VIỆT NAM:

RỨC TRANH TONG QUÁT

GS Jonathan H H aughton

Trang 29

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc trong những năm đâu của quá trình chuyển sang một nền kinh tế thị trường Trong vòng có bảy năm Việt Nam đã thực hiện được những bưđc chuyển to lớn, nhanh hơn cả Trung Quốc (theo Wain, 1993) và có hiệu quả cao hơn cả Nga và Đòng Âu vào cùng thời điểm Chính phủ Việt Nam có thể tự hào vê những thành quả đã đạt được

Chúng ta hãy nhìn lại năm 1986 Lúc đó, hầu hết các nhà máy đêu sản xuất theo chỉ tiêu do các nhà làm kế hoạch đê ra Trong nước có ba ngân hàng cùng thực hiện một nhiệm vụ thụ động là cung cấp vốn cho các doanh nghiệp Hà Nội và ngay

cả thành phố Hô Chí Minh đêu thiếu hàng hoá, dù là hàng kém chất lượng Mặc dù hên kinh tế có tăng trưởng trong 5 năm trước đó, nhưng dân chúng dường như không được lạc quan, vì tác dụng của đợt cải cách đâu tiên vào đâu thập niên

1980 đã phai nhạt dần Đáng lo ngại hơn nữa, Chính phủ đã

in thêm một lượng tiền lớn, khiến giá bán lẻ tăng lên 48%, do vây, thu nhập thực tế của đa số công nhân, viên chức đã giảm xuống một cách đáng kể Trước tình hình đó, Chính phủ khó

có thể duy trì những thành tựu đã đạt được về mặt xã hội Tỷ

lệ học siníì trong độ tuổi đi học bắt đâu giảm xuống, và chất lượng dịch vụ y tế ngày càng xấu đi

Trang 30

Còn năm 1993 thì sao? Hâu hết những chỉ số kinh tế đêu đã được cải thiên Tăng trưởng kinh tê' đạt mức 8,3% vào năm 1992 và vượt 7% vào năm 1993 Mức lạm phát hiên nay không quá 10% Mặc dù (hoặc chính vì) không còn nguồn viện trợ và thị trường Liên Xô, nhưng Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ từ 350 triệu USD năm 1986 lên khoảng 2.600 triệu USD năm 1993 Hâu hết mọi hoạt động kinh tế đêu sử dụng giá cả thị trường, Nhà nước đã cải tiến việc thu thuế và không còn hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản đóng góp của các doanh nghiệp Nhà nước Các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng phải tuân thủ theo tín hiệu của thị trường và đã bắt đâu hoạt động có hiêu quả hơn nhiều Lực lượng quân đội đã được giảm xuống một nửa Khác với Đông Âu, nỗ lực cải cách to lớn này đã diên ra song song với việc kinh tế tăng trưởng liên tục, không khác gì cải cách kinh tế ở Trung Quốc Căn cứ vào mức tài trợ dự tính sẽ được rót vào Việt Nam trong những năm sắp tới, Việt Nam

sẽ tăng trưởng kinh tế ít nhất 7%/năm Những kết quả này

đã được trình bày chi tiết trong báo cáo "Việt Nam: Những triển vọng phát triển" đã được Việt Nam trình bày tại Hội nghị Các nước viên trợ, tổ chức vào tháng Chín năm 1993.Tuy nhiên, đó chỉ mới là mặt phải của đông tiên Khi đã quen thuộc hơn với thực tế Việt Nam, từ sự ngạc nhiên thích thú lúc ban đâu, các nhà quan sát có kinh nghiêm đi đàn đến chỗ th ất vọng hoặc ít nhất thì củng nản lòng Đằng sau sự tăng trưởng râm rộ, các nhà kinh tế phát hiện ra rằng cải

cách kinh tế ở Việt Nam còn rất nhiều lỗ hổng, và những

thành tựu đạt được cho tới nay là chưa vững chắc Như cây

mạ non được cải cách đã mọc lên khoẻ mạnh, xanh tươi, và nhà nông Việt Nam cảm thấy lạc quan Nhưng liệu cây mạ

đó có phục hồi nhanh chóng sau khi cấy, cần tưới tiêu và bón phân như thế nào, khi nào cần làm cỏ? Nếu muốn có vụ mùa bội thu, càn phải làm chủ các kỹ năng này, vì rằng để hoàn

Trang 31

tấ t cải cách phải có các kỹ năng điêu luyện hơn nhiều so với những biện pháp đã được dùng để khởi xướng cải cách.

Đây không phải là một vấn đê học thuật Một số nước đã bắt đâu quá trình phát triển một cách hăng hái và lạc quan, nhưng rồi sự tăng trưởng kinh tế ngày càng chậm đân, trong khi nự nước ngoài ngày càng chồng chất và giấc mơ thịnh vượng gần kề bỗng dưng tan vỡ Mức thu nhập bình quân đâu người của Philipin tăng 2,9%/năm từ năm 1970 đến năm

1982, và từ đó giảm 1,5%/năm trong thập niên kế tiếp Từ một hên kinh tế có rất nhiều triển vọng thành đạt ở Đông Nam Á vào những năm 1960, Philipin đã trở thành một riền kinh tế bênh hoạn so với các nước khác trong khu vực Nigiêria, một nước rất giàu có nhờ dâu lửa vào những năm

1970, đã lãng phí ngùôn tài nguyên Trời cho vào những công trìn h thế kỷ , như những nhà máy sản xuất thép với quy mô

đô sộ và một thủ đô mới Do vậy, ngày nay dân chúng Nigiêria còn nghèo hơn cả lúc mới giành được độc lập năm 1960 Braxin của những năm 1960 là một sự kỳ diệu kinh tế, với mức thu nhập tăng 6,4% liên tục từ năm 1963 đến năm 1973 Vào năm 1982, Braxin đã bị khủng hoảng vê nợ nước ngoài, thu nhập bình quân đâu người không Kê tăng trong suốt mười năm qua và lạm phát ở mức bình quân hơn 500%/năm Trong thời gian đâu của quá trình tăng trưởng, cả ba nền kinh tế của ba nước nói trên đêu tương tự như Việt Nam ngày nay

về quy mô và tài nguyên Giống như Việt Nam, cây lúa của

họ đá trổ mầm tốt, nhưng thu hoạch lại kém, vì họ đã có nhứng quyết định sai Tâm trong quá trình chăm sóc nó

Nhà nông khôn ngoan ngày nay biết rằng cần phải học tập, chứ không phải sao chép mọi chi tiết kinh nghiêm của các nhà nông đã thành công nhất trong khu vực Nhật Bản

đã phấn đấu để phát triển trong suốt cả một thế hệ sau Chiến tran h thế giới Tân thứ hai Bốn con Rồng nhỏ (Đài Loan, Hàn Quốc, Hông Công và Xinhgapo) đã đi gân hết đoạn đường này,

Trang 32

trong khi Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và Trung Quốc, nhất

là tỉnh Quảng Đông đã tiến rất xa Những nước này đã có một sự tăng trưởng kinh tế dặc biệt nhanh chóng và bền vững và thường họ đã thành công trong việc trải đêu nhửng lợi ích do tăng trưởng mang lại nhằm giảm bớt tình trạng nghèo khó Họ đã thiết lập được những thể chế cần thiết cho việc khuyến khích và quản lý sự tăng trưởng kinh tế Họ đã biết sử dụng thị trường để nâng cao tính hiệu quả Họ đã quyết tâm sử dụng những nguồn tài nguyên to lớn của đất nước, chủ yếu nhằm mục đích đạt hiệu quả cao, và có khả năng thích ứng kịp thời khi bị những cú sốc như giá đâu hay giá đôla thay đổi nhanh Đấy là cả một kho kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam nên tận dụng ở thời điểm này Dấy chính là hướng Rồng bay

Lập luận của nhiều người hiện nay cho rằng, sởm muộn

gì thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ thành công, Họ nói rằng, làm sao một đất nước với dân cư có văn hoá, giàu quặng sắt

và dầu lửa, một dân tộc có truýên thống ít nhất hai nghìn năm vê quản lý hành chính và có địa thế thuận lợi lại có thể không thành công được? Có hai câu trả lời cho lập luận này Câu trả lời thứ nhất là, không nên bằng lòng với một sự thành công đến muộn Nếu thành công đến muộn mười năm thì nhân dân Việt Nam sẽ phải chịu thêm một thập niên suy dinh dưỡng, một môi sinh ngày càng tồi tệ và đề lỡ những

cơ hôi tốt nhất để phát triển Mười năm trì trệ cũng sẽ làm chính quỳên yếu đi và khó tiếp tục hứa hẹn với người dân về một tương lai tốt đẹp hơn Mặt khác, Việt Nam sẽ tụt hậu xa hơn nữa so với Trung Quốc và khoảng cách này sẽ ngày càng tăng Câu trả lời thứ hai là, hiên nay không có gì đảm bảo rằng Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng nhanh ngay cả sang thế hệ sau Tuy có một số tài nguyên, song Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới Đến cuối thập niên này, mức tăng trưởng hiên nay của Việt Nam

Trang 33

có thể sẽ yếu đi và nền kinh tế Việt Nam sẽ lâm đần vào cảnh hỗn loạn như Philipin.

Giải pháp duy nhất là phải đẩy mạnh cải cách, và mục tiêu chính của chúng tôi trong quyển sách này lập nên một

sơ đô, nhằm giúp Việt Nam thấy dược những gì cần phải tiếp tục làm Tuy nhiên, có người sẽ thắc mắc, vì sao phải cải cách thêm nữa? Những thành tựu kinh tế gân đây không đủ chứng

m inh Việt Nam đang đi đúng hướng sao? Câu trả lời thật là đơn giản Cải cách kinh tế của Việt Nam bắt đâu từ ngày nào một cách rầm rô thì đến nay đã trầm lắng hơn Thâm hụt ngân sách được giải quyết phần nào trong năm 1991 và 1992 nay đã tăng một cách đáng lo ngại Tỷ giá hối đoái được tự

do hoá theo cơ chế một giá vào năm 1989, đến cuối năm 1993 đang có vẻ ngày càng bị nâng giá, khiến thu nhập của nông dân cúng như sản lượng công nghiệp nhẹ bị suy giảm Do vậy, khó tìm được nguồn bổ sung mới cho tăng trưởng xuất khẩu khi nguồn lợi tăng nhanh thu từ gạo, đâu lửa và cây công nghiệp không còn ciược như trước Hệ thống ngân hàng, được tổ chức lại vào năm 1990, chưa có khả năng huy đông vốn lớn Các doanh nghiị p Nhà nước hoạt động đôi khi có lãi chỉ vì họ được lợi thế kl i vay vốn, xin giấy phép, hoặc được những ưu đãi khác Nh;i nước lại rót vốn vào những dự án

có hiệu quả sinh lợi thấp, mặc dù bên cạnh đó có nhứng phương án tố ; hơn nhiồu Hệ thống thuế, sau khi bắt đâu được hiên đại hoá, nhưng vẫn còn quá rắc rối và chưa mang lại nhiêu thu nhập cho Nhà nước Luật hợp đông và hê thống

kế toán CÒ I ếu kém kèm với tư duy và phong cách hành

1995-1996 chỉ có một phần ba học sinh học hết phổ thông, như tình t "ang đã <ay ra vào năm 1990, trong khi lao động

phấn đấu c h i tương lũ

Trang 34

Danh mục những việc cần làm còn dài, nhưng vấn đê là cải cách đã mất đà Những ngày đói kém của năm 1988 dã qua Ngày nay các cửa hiệu đây ắp hàng hoá, thu nhập ngày càng tăng, vốn nước ngoài ngày càng nhiều, do vậy, buông xuôi, tự mãn là một cám dỗ lớn, nhất là khi vẫn còn một nhóm đông những người có thế lực, có điêu kiện để hưởng lợi từ tình hình nhá nhem của thời kỳ quá dộ, kể cả một số nhân viên hải quan, quan chức địa phương, và nói chung, số người mà quỳên thế có lẽ sẽ bị mai một trong tương lai Việt Nam có nguy cơ bị kẹt trong cái mà giáo sư Dwight Perkins gọi là "vùng tranh tối tranh sáng", tức là khoảnh khắc nhá nhem ban chiều khi ta thở phào nhẹ nhõm sau một ngày lao động vất vả và muốn quên đi cả tùan lễ dài đang chờ ta phía trước.

Trong phần còn lại của chương này, chúng tôi sẽ tiếp tục bàn luận vê nhứng vấn đê nêu trên, nhưng với ngôn ngữ ít hoa mỹ hơn, và lập luận một cách chặt chẽ hơn Phần 2 tóm tắt những chuyển biến trong nền kinh tế Việt Nam từ năm

1975, đặc biệt là từ năm 1986, nhằm giới thiệu quá trình phát triển của Việt Nam ngày nay cho những độc giả biết không nhiều vê chủ đê này Phân 3 đưa ra những luận cứ để chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế nhanh phải là mục tiêu hàng đầu của cả nước, căn bản vì đó là cách chắc chắn nhất để xoá đói, giảm nghèo và để Việt Nam không thua kém hơn nữa Trung Quốc, cũng như một số nước láng giêng Phần 4, chúng tôi nêu ra những bjài học vê tăng trưởng và phát triển từ kinh nghiêm của các nước mới thành công, kể cả Đài Loan, Hàn Quốc và tĩnh Quảng Đông của Trung Quốc Từ đó, trong phần

5, chúng tôi nêu lên một số lĩnh vực chủ yếu nhất thiết phải được cải cách thêm nữa, và trình bày vì sao đổi mới sẽ không

dễ dàng Trong phần Kết luận, chúng tôi giới thiệu một vài tình huống có thể xảy ra đối với sự tăng trưởng trong tương lai, để minh hoạ vê hậu quả tai hại của sự thụ động, cũng

Trang 35

như nhấn mạnh sự cần thiết phải hồi sinh nỗ lực cải cách.Qua cả Chương, bạn đọc sẽ đân thấy rõ câu hỏi đặt ra ở

đây không phải là liệu Việt Nam có thể thành công hay không,

vì rằng Việt Nam hoàn toàn có thế thành công, mà là liệu

Việt Nam sẽ thành công hay không Đó mới là điều đáng hoài

nghi Hầu hết các tác giả cuốn sách đêu th ật sự hy vọng và tin rằng Việt Nam sẽ thành công, nhưng họ cúng đủ thực tế

và kinh nghiêm để thừa nhận rằng, vẫn có khả năng đáng kể

là Việt Nam sẽ th ất bại giống như Philipin Mong rằng những

ý kiến trình bày trong cuốn sách sẽ góp phần thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có những quyết định xác đáng giúp đất nước phát triển, không những một cách xứng đáng với tiềm năng của mình, mà còn đạt được mục tiêu này một cách sớm nhất

Sau đây là phần tóm tắt ngắn gọn quá trìn h cải cách kinh

tế của Việt Nam cho đến nay và phác hoạ những nét chính của nền kinh tế này Tài liệu về chủ đê này ngày càng nhiều1

1 Các tác già Ronnas và Sjoberg giói thiồu bức tranh tống quát của đạt cái cách ban đầu (1991), còn Forbes cùng một số tác già khác đã trình bay một cách chi tiít hem (1991) V6 những bước cồi cách điền ra trước năm 1989, các công trình nghiên cứu phố biỗn nhãt là của Võ Nhăn Trí (1990) và của hai tác già De Vyldcr và Fforde (1988) Các bân báo cáo mói đíìy của Ngàn hầng thS giới và Quỹ tibn tb quốc tẽ, cũng như cúa Ngàn hàng Indosuez (1993) cũng là những nguồn thòng tin quý Báo cáo hàng năm của Mục Thăm dò Tuần báo "Nhà kinh , tẽ" dã dưa ra mốt bức tranh tống quát răt chính xác Ngoầi ra Báo cáo hàng quỷ của tuần báo nay cũng cung căp những thồng tin mới vè rifcn kinh tẽ ViÈt Nam, Hicbert (1993) phác hoạ thực tẽ một cách răt thâm thuý trong nhửng bài báo ngắn Còn nỗu muốn nhạn dinh vãn đb trong bối cành của Đông Dương thì phài tham khào tác già Ljunggrcn (199.3) Trong còng trình do hai ông Than vầ Tan hifcu đính (1993) cũng có môt và:i bài viSt diễn giíii vẽ vãn đb này Có môt bàn

tóm tắt ngắn trong tài lièu gần đây ViCt Nam: Những triển vọng phát triển

(CIIXHCNVN, 1993) Tác già Kjm (1992) cũng có mồt lieu luân vè nần kinh tế Vièt Nam ngày nay, kem vói số lièu thống kè chi tiSt.

Trang 36

Bạn đọc quen thuộc có thể bỏ qua phần này và đọc thẳng vào những chương sau.

NHỮNG ĐÈÊU Cơ BẢN

Hiện nay, Việt Nam là một trong 20 nước nghèo nhất thế giới (Ngân hàng thế giới và WDR 1993) Năm 1993, GDP chính thức theo đâu người khoảng 164 USD1, và ngay cả các chuyên gia cũng cho rằng con số này thấp hơn nhiều so với thực tế, và họ củng không nghĩ rằng con số thực tế có thể vượt trên 200USD Để việc so sánh với các nước, khác được chính xác, GDP của Việt Nam phải được tính lại bằng cách

sử dụng các mức giá quốc tế; trong trường hợp này, chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam có mức GDP bình quân đâu người là1.000 USD, bằng với Bangladesh, nhưng chỉ bằng một phần

ba mức thu nhập của Inđônêxia, Trung Quốc và bằng 5% mức

sự chênh lệch đáng kể Ví dụ, sản lượng nông nghiệp bình

quân đâu người ở Đồng bằng sông Hông chỉ bằng hai phần

ba sản lượng ở Đồng bằng sông Củư Long, và mức tĩên lương

ở miền Bắc và Tây Nguyên dường như chỉ bằng một phần ba

đến một nửa mức lương ở khu vực thành phố Hô Chí Minh.

1 Ước tính GDP năm 1993 fa 125.000 tý dồng, dân số la 71.979 Irièu và ty

giá hối doái là 10.600 dồng bằng 1 USD Do dó, GDP dầu ngưòi năm 1993 dược ưỏc tính chinh thức lầ 164 USD.

2 Nẽu cần tìm hiếu thèm vè phương pháp so sánh nay, xin tham khùo hai tác già Summers va llcston (1991) Những so sánh co bốn đtu có trong báo cáo của Ngàn hang thỗ giói VÌI WDR (1993) De so sánh các mức thu nhỊtp, phương pháp nìiy chính xác hem các số litu chính thức Con số 1.000 USD mầ chúng tôi ước tĩnh dựa tròn sự so sánh sơ bố với một số nước nghco khác; con số nay cũng phù họp với con số 900 USD do Cao Dức Phát dưa ra, sau khi chuyến mức thu nhạp cùa Viốt Nam Ihành số gạo tương đưong, rồi tính lai giá SÖ gạo nay theo mức giá quôc t6.

Trang 37

Nhìn từ góc độ con người, hậu quả nghiêm trọng của sự nghèo khó này là nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em Gần 46% dân

số được coi là nghèo, có nghĩa là với mức thu nhập bình quân đâu người của họ hiện nay không thể mua được 27 kg gạo một tháng Đây là mức mà nhiêu người thường cho là mức tối thiểu của sự nghèo đói Con số tương ứng ở Trung Quốc năm 1978 là 30%, nay chỉ còn 10% (Ngân hàng thế giới, tháng Mười năm 1992) Chi một phần ba dân số Việt Nam

có điều kiện sử dụng nguồn nước sạch

Mặc dù mức thu nhập thấp như vậy, các chỉ số xã hội của Việt Nam lại cao ở mức đáng ngạc nhièn, tương đương với Trung Quốc và SriLanka Tuổi thọ bình quân của nam giới là 64 và nứ giới là 69, tương đương với các nước đang phát triển C.Ó mức thu nhập trung bình Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh chỉ ở mức thấp đáng khâm phục là 4% Trong năm 1992, 89% số trẻ em một năm tuổi được tiêm chủng phòng sởi Khoảng 80% trẻ em dã được đến trường đủ để không bị mù chữ Hơn 700.000 người tốt nghiệp đại học.Việt Nam hiện nay nghèo hơn so với N hật Bản, Đài Loan hay Thái Lan vào thời điểm những nước này bắt đâu di vào quá trình tăng trưởng kinh tế, nhưng ngang bằng với Inđônêxia của năm 1965 hay tỉnh Quảng Đông của năm 1978 Tính bình quân đâu người, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam không nhĩêu: có đâu lửa và một số khoáng sản khác, nhưng diên tích rừng ngày càng thu hẹp, và những vùng đất mầu mỡ nhất đã được sử dụng ở mức cao Lực lượng lao động còn trẻ, có trình độ văn hoá (85%) và có tiếng là cần cù.Các khoản viện trợ đã bắt đãu được nối lại Đây là những điều kiện mà Đài Loan dã có vào nhứng năm 1950 Vì vậy, tăng trưởng nhanh trong suốt một thế hệ là một khả năng hiên thực

Trang 38

Thời kỳ tiên cải cách

Sau khi giành được độc lập vào năm 1954, hên kinh tế miền Bắc chủ yếu phát triển theo mô hình hên kinh tế kế hoạch hoá của Liên Xô và Trung Quốc, ở đó mọi tư liệu sản xuất đêu thuộc sở hữu Nhà nước, và các chỉ tiêu về sản lượng

là do Uỷ ban kế hoạch- Nhà nước giao cho các doanh nghiệp Nhà nước Nên nông nghiệp hợp tác hoá được coi là cơ sở tạo

ra giá trị thặng dư cho xã hội để phát triển công nghiôp nặng Các dịch vụ được coi là "phi sản xuất" và các doanh nghiệp

tư nhân được coi là hình thức bóc lột Giá cả vốn là một vấn

đê rất phức tạp (theo Fforde), nhưng ở đây chủ yếu chỉ để

'phục vụ cho công tác kế toán Các doanh nghiệp Nhà nước luôn thiếu vốn Hè thống ngân hàng chỉ đóng một vai trò thụ động, bó buộc trong nhiệm vụ cấp vốn lưu dộng cho các doanh nghiệp Nhà nưóc và cung cấp vốn đâu tư cho các cống trình

do các nhà lập kế hoạch chỉ định

Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam chủ trương thực hiện nhanh chóng công cuộc "cải tạo xã hội chủ nghĩa" ở miền Nam nhằm áp dụng một ”hệ thống tập trung quan liêu, bao cấp" trong cả nước Trong những năm 1976-1977, hợp tác hoá nông nghiệp bắt đâu được thực hiện

ở miền Nam Tuy nhiên, đa số nông dân không vào hợp tác

xã, còn những người có tham gia thì vẫn giữ được những mảnh ruộng tư nhỏ bổ của mình Chiến dịch cải tạo công thương nghiệp năm 1978 dã đưa tới làn sóng thuỳên nhân rời khỏi Việt Nam Nguồn viện trợ từ Mỹ dả không tới theo dự kiến, trong khi đó, nguồn viên trợ của Trung Quốc cũng bị cắt sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1978 Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam tăng cường quan hệ với Liên

Xô (cũ) và gia nhập Hội đông tương trợ kinh tế năm 1978

Trang 39

Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm Tân thứ hai (1976-1980), 162

dự án đâu tư được xây dựng bằng vốn trợ giúp của Liên Xô.Đến năm 1979, thực tiễn cho thấy rõ là hên kinh tế kế hoạch hoá không mang lại tăng trưởng kinh tế Trong kế hoạch 5 năm lân thứ hai, GDP chỉ tăng 0,4%/năm Do mức tăng trưởng kinh tế này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng dân số (2,3%), nên mức sống của người dân bị suy giảm nhanh Sản lượng nông nghiệp chỉ tăng 1,9%/năm, và mức tăng trưởng đó không theo kịp mức tăng dân số Khu vực công nghiệp, luôn được coi là bộ phận chủ yếu của hên kinh tế kế hoạch hoá, chỉ tăng trưởng 0,6%/năm, mà toàn bộ sự tăng trưởng này xuất phát từ khu vực tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh Ngay trong năm 1979, 40% sản lượng công nghiệp

là được sản xuất ngoài kế hoạch Tinh trạng kinh tế yếu kém này là một trong những động lực dẫn tới nỗ lực cải cách kinh

tế đâu tiên

Thử nghiêm cải cách: Con sóng thứ nhất

Hội nghị Trung ương Tân thứ 6 (tháng Tám năm 1979)

đã chủ trương phải cải cách hên kinh tế, nhưng cải cách chí thực sự bắt đâu vào tháng Giêng năm 1981, khi Việt Nam ban hành hai văn bản pháp quy quan trọng Văn bản thứ nhất là Chỉ thị 100 của Ban chấp hành Trung ương đã chính thức hoá cơ chế khoán trong nông nghiệp Trên nguyên tắc hợp tác xã (hay tập đoàn sản xuất) chịu trách nhiôm làm đất, tưới tiêu, cung cấp hạt giống, phân bón và phòng trừ sâu bộnh, còn nông dân sẽ chịu trách nhiệm cấy, chăm sóc và thu hoạch trên những mảnh dất dược quy định Ngược lại, nông dân sẽ ký hợp đông dể nộp cho hợp tác xã (hay tập đoàn sản xuất) một số lượng sản phẩm nhất định, và giữ phần còn lại để bán trên thị trường tự do, nếu họ muốn Hợp dông

Trang 40

khoán này sẽ có hiệu lực trong 5 năm Như vậy, chế độ hai

giá đã được thiết lập Giống như ở Trung Quốc sau một đợt

cải cách tương tự năm 1978, Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, bình quân 5,2%/nãm trong giai đoạn 1980-1985 Trong cùng thời kỳ này, sản lượng lương thực bình quân đâu người tăng 2,9%/năm, và như vậy, lượng lương thực trong nước đã vượt mức nhu cầu tối thiểu khá nhiều

Văn bản quan trọng thứ hai là Nghị định 25-CP, là văn bản thể thức hoá cơ chế ba phần kế hoạch trong sản xuất công nghiệp Theo quy chế này, các doanh nghiệp phải thực hiện các chỉ tiêu do trên giao (kế hoạch 1), có thể bán phần sản lượng vượt ngoài kế hoạch để mua thêm vật tư sản xuất (kế hoạch 2) và có thể có những hoạt động phụ khác (kế hoạch 3) Đồng thời, công nghiệp nhẹ và xuất khấu phải được

ưu tiên hơn công nghiệp nặng Các doanh nghièp Nhà nước thực hiện kế hoạch 3 một cách hăng say, và hiện tượng "phá rào" này đã đưa tới "quá trình thương mại hoá tự phát của các doanh nghiệp Nhà nước (de Vylder và Florde, 1988) Sản lượng công nghiệp tăng 9,5%/năm, kim ngạch xuất khẩu sang khu vực 2 tăng vọt 19,4%/năm Trong suốt thời kỳ 1980-1985, GDP tăng 5,5%/nãm, chủ yếu do tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, còn khu vực dịch vụ thì vẫn hầu như bị bỏ qua Quan hệ với Liên Xô tiếp tục phát triển

và khoảng 300 dự án đâu tư được thực hiện với sự tài trợ của Liên Xô Khoảng 220.000 lao động Việt Nam được xuất khẩu sang Liên Xô, và khoảng vài ngàn nữa sang các nước Đông Âu

Mặc dù tiến độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, song cải cách chưa tiến được bao lâu thì đã gặp phải khó khăn Một mặt là do lạm phát tăng quá nhanh (tăng vọt lên 95%

Ngày đăng: 16/05/2015, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w