thảo luận, góp phần làm sáng tỏ các quan điểm, định hướng, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng ta trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ QUỐC DÂN
Trang 2Mã
sô': -CTQG-2001
Trang 4Chương I: Chủ nghĩa xã hội: Lý luận và thực tiễn 13
I Khái quát tư tưởng về chủ nghĩa xã hội 13
II Nhận xét chung vể các tư tưồng chu nghĩa xã hội,
III Bình đẳng xã hội - vấn đề chủ yếu của tư tưởng
Chương II: Những vân đề cơ bản về kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước 70
II Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế
III Kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội
Phần thứ hai
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIEN NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM 157
Chương I I I Về mô hình nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 159
Trang 5I Tên gọi của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
II Những đặc điểm của nền kinh tế thị trưòng
định hướng xã hội chủ nghĩa ỏ Việt Nam 163
Chương IV Đa dạng hoá sở hữu và phát triển
các hình thức kinh tế ở Viêt Nam • 182
I Quá trình đa dạng hoá sở hữu và phát triển
II Tiếp tục đa dạng hoá sở hữu và phát triển
Chương V: Phân công lao động xã hội và
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 229
I Khái quát về phân công lao động xã hội và
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ỏ nước ta 229
II Tiếp tục đẩy mạnh phân công lao động xã hội
và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 232
Chương VI: Phát triển đồng bộ hệ thông
thị trường ở Việt Nam 274
I Sự hình thành và phát triển các loại thị trường
II Nhận xét chung về sự phát triển các loại
III Hướng phát triển các loại thị trường trong những
Chương VII: Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý
phù hợp với nền kinh tế thị trường định
hướng xả hội chủ nghĩa ở Việt Nam 321
I Quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý
Trang 6II Tiếp tục hoàn thiện các công cụ chính sách
vĩ mô của nhà nước
Chương VIII Đổi mới về phân phôi thu nhập và
đảm bảo bình đẳng xã hội trong điểu kiện nền kinh t ể thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở V iệt Nam 373
I Những điều chỉnh trong chính sách phân phổi
thu nhập, thực hiện xoá đói giảm nghèo
II Hoàn thiện các công cụ chính sách đảm bảo
Trang 7LÒI NHÀ XUẤT BẢN
Thực tiễn sinh động trong gần 15 năm đổi mới (1986- 2000) đã khẳng định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta là đúng đắn, bưốc đi là thích hợp Các Nghị quyết Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII đã và đang đi vào cuộc sông Mặc dù đổi mới là một sự nghiệp khó khăn và chưa có tiền lệ, nhưng dưối sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã mạnh dạn tìm tòi, sáng tạo, dũng cảm thực hiện và giành được những thành tựu to lón, có ý nghĩa rất quan trọng, mở
ra trang sử mới cho lịch sử phát triển đất nưổc.
Cùng với thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, nét nổi bật là đã có sự đổi mói tư duy, nhất là tư duy về kinh tế, nhận thức về nền kinh tế mối- nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nưóc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa - ngày càng
rõ nét hơn Tuy nhiên, nhận thức tư tưởng là sự vận động luôn biến đổi và phức tạp, không phải mọi người đã thừa nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Có những người tuy đã tiếp cận được
tư tưởng này, song cũng không phải là đã có sự nhất quán về
mô hình nền kinh tế thị trường định hưống xã hội chủ nghĩa
ở nước ta.
Để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu,
Trang 8thảo luận, góp phần làm sáng tỏ các quan điểm, định hướng, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng ta trong việc xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quổc gia phôi hợp với Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà
Nội xuất bản cuôn sách Kinh tê th ị trường định hưởng xã
hôi chủ nghĩa ở Việt Nam của PGS.TS Mai Ngọc Cường
Trong cuốn sách còn những vấn đề đang có những ý kiến khác nhau, cần được tiếp tục thảo luận Chúng tôi xuất bản dưới hình thức tài liệu tham khảo để rộng đường nghiên cứu Nội dung cuốn sách gồm hai phần, 8 chương:
Phần thứ nhất: Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường Phần thứ hai: Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Xin trân trọng giói thiệu cuôn sách và mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Tháng 1 năm 2001
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Trang 9Phần thứ nhất CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ KINH TỂ
THỊ TRƯỜNG
Trang 10Chương I
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI: LÝ LUẬN VÀ THựC TIEN
I KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG VỂ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1 Quan điểm trong thòi kỳ nô lệ và phong kiên
Thời kỳ nô lệ, nhất là vào nửa đầu thế kỷ thứ IV trước công nguyên, trong các tác phẩm của Platon, như tác phẩm Nhà nước và tác phẩm Luật lệ, đã có những
tư tưởng vê chủ nghĩa cộng sản Trong những tác phẩm
đó, Platon muôn đưa ra mẫu hình một xã hội mà trong
đó không có kẻ giàu và người nghèo Theo ông, giàu có sinh ra tính ẻo lả, tệ ăn không ngồi rồi và lòng ham mê những cái mới, còn nghèo nàn sinh ra sự hèn hạ, tính độc ác và cũng sinh ra sự ham mê cái mối c ả hai kẻ đó đểu là ung nhọt của xã hội Bởi vậy, những người cầm quyền phải đấu tranh chống nghèo nàn và sự giàu có.Theo tinh thần đó, ông xây dựng mô hình một xã hội đảm bảo sự bình quân, trong đó, những nhà triết học, quý tộc là lớp người lãnh đạo nhà nước, vệ binh là công
cụ bảo vệ nhà nước, công dân bao gồm những người lao động thợ thủ công, ngưòi buôn bán và nô lệ Những nguyên lý về xây dựng nhà nước lý tưởng đó của Platon
Trang 11được các nhà không tưởng phương Tây sau này đề c&o.
Trong thòi kỳ phong kiến, các nhà tư tưởng từ
Thomas More (1478-1535), Tornado Campanen (1566-
1639) đã nêu ra những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội
Trong tác phẩm "Sựkhông tưởng" (1516) T.More đã mô
tả sự phá sản và bần cùng hoá của nông dân nước Anh
do sự tích luỹ nguyên thuỷ tư bản sinh ra và đi đến kết
luận là: ở những nơi chế độ sở hữu tư nhân thông trị thì
tất cả của cải vật chất rơi vào tay một sô ít ngưòi mà
thôi Từ đó ông nêu ra một xã hội mà trong đó được xây
dựng trên chê độ sở hữu công cộng, lao động cộng đóng,
không có cách biệt giữa nông thôn và thành thị, có diều
tiết sản xuất, ngày làm việc 6 giờ, thủ tiêu tiền tệ, phân
phối công bằng và không có chiến tranh xâm lược
Cũng như T.More,- T.Campanen cho rằng nguyên
nhân của sự không công bằng của xã hội hiện tại là do
chế độ sở hữu tư nhân Từ đó trong tác phẩm "Thanh
p h ố mặt trời"(viết vào năm 1602, xuất bản năm 1623),
ông dự kiến xây dựng một xã hội tương lai dựa trên chế
độ sở hữu công cộng, mọi người đều có nghĩa vụ lao
động Ngày lao động 8 giồ chia thành 4 giò lao động trí
óc và 4 giò lao động chân tay, phân phối công bằng và
không dùng đồng tiền
2 Quan điểm trong thòi kỳ dổu phát triển của
chủ nghĩa tư bàn
Đầu thê kỷ XIX, hậu quả của cách mạng cóng
nghiệp làm cho đòi sống giai cấp vô sản ngày càng bị
Trang 12lần cùng, những người lao động nói chung đều mong muốn có một xã hội tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản Họ gọi là chủ nghĩa xã hội.
Những người xã hội chủ nghĩa không tưởng đã vạch trần và phê phán sâu sắc những hiện tượng xấu xa của chế độ tư bản chủ nghĩa, như cách biệt giàu nghèo, đạo đức đồi bại, đảo ngược trắng đen, lẫn lộn phải trái Đồng thời, họ cũng đưa ra những mô hình xã hội lý tưởng của họ Với ngòi bút của mình, các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã phác hoạ xã hội tương lai là một
“thiên đường trên trần gian”, trong đó, không có bóc lột, không có nghèo khổ, tràn đầy tự do, bình đẳng và hoà thuận Trong tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưỏng, có nhiều dự báo thiên tài Nhưng trên tổng thể, do không nhận thức đúng quy luật phát triển của xã hội, nên học thuyết của họ chỉ mang tính chất duy tâm, không tưởng, không thể thực hiện được
Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn này là phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm kinh tế chứ không phải quan điểm đạo đức, luân lý Nó chỉ rõ chủ nghĩa tư bản chỉ là một giai đoạn phát triển của lịch sử
Đó chưa phải là xã hội tốt đẹp nhất mà "thế kỷ vàng là thế kỷ của tương lai" Họ vạch rõ chủ nghĩa tư bản đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, cần phải thay đổi nó bằng xã hội mối, mà họ gọi là "hệ thống công nghiệp - khoa học", "chế độ công nghiệp" hoặc "chủ nghĩa xã hội"
Ba nhà tư tưởng của thời kỳ này là Saint Simon
Trang 13(1760-1825), Charier Fourier (1772-1837) và Robert Owen (1771-1858) đã đưa ra các tư tưỏng sau về chủ nghĩa xã hội.
Thứ nhất, đó là một xã hội mà cơ sở kinh tê của nó,
theo Saint Simon, dựa trên chê độ tư hữu nhưng đã được cải biến phục vụ lợi ích cho xã hội, hoặc là theo R.Owen là dựa vào chê độ sở hữu công cộng, sỏ hữu tư nhân bị hoàn toàn xoá bỏ
Thứ hai, nền tảng sản xuất của xã hội đó là nền sản
xuất lốn, dựa trên đại công r.ghiệp Nền sản xuất này được tổ chức một cách tự giác Tình trạng sản xuất cạnh tranh, vô chính phủ bị xoá bỏ
Thứ ba, Nhà nước trong xã hội tương lai do các nhà
bác học, nghệ sĩ, các nhà công nghiệp điều hành Xã hội không cần quyền lực của thiểu sô đôi vối đa sô
Thứ tư, xã hội tương lai có mục đích phù hợp với lợi
ích của đa sô nhân dân lao động, nó đảm bảo cho tất cả mọi người những điều kiện vật chất và thoả mãn nhu cầu của con người
Thứ năm, trong xã hội tương lai, mọi người đều có
quyền bình đang, tất cả mọi người lao động dù làm việc trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực lưu thông phân phối, lao động trí óc cũng như lao động chân tay đều là lao động có ích và được tham gia vào guồng máy xã hội ở đây việc tổ chức lao động được thực hiện theo nguyên tắc mới Động lực kinh tê là thi đua, lòng tự ái cá nhân và một phần kích thích vật chất Sản phẩm được phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực, hưỏng theo lao động
Trang 143 Luận điểm của c Mác, Ph Ăngghen
Nhận thức của C.Mác và Ph Ảngghen về chủ nghĩa
xã hội là bắt nguồn từ các tác phẩm của chủ nghĩa xã
hội phương Tây đầu thê kỷ XIX Bản thảo kinh tê -
triết học 1844 là cột mốc quan trọng nói lên sự chuyển
biên tư tưởng của hai ông Trong bản thảo đó, c Mác
đã cố gắng đi từ góc độ kinh tế học để luận chứng chủ
nghĩa cộng sản, thay đổi quan điểm về chủ nghĩa xã hội của những người xã hội chủ nghĩa phương Tây đầu thế
kỷ XIX chỉ đơn thuần dùng tiêu chuẩn đạo đức, nguyên tắc lý tính trừu tượng để phê phán chế độ cũ và thiết kế
xã hội mới Song song với quá trình đi sâu nghiên cứu thực tiễn và lý luận, c Mác và Ph Angghen đã hoàn thành bước chuyển đổi thê giới quan: từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản, đã sáng lập lý luận duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư Đó là hai phát hiện lớn đã đặt cơ sở khoa học và hiện thực cho chủ nghĩa xã hội, khiến chủ nghĩa xã hội có bước nhảy vọt trong lịch sử phát triển Quan niệm về chủ nghĩa xã hội của c Mác và Ph Ảngghen có thể khái quát thành những điểm chủ yếu quan trọng như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
phải được xây dựng trên cơ sở sức sản xuất phát triển cao Theo nguyên lý duy vật lịch sử, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là tiêu chí quan trọng để phân biệt các phương thức sản xuất khác nhau c Mác,
Ph Ảngghen cho rằng, phải có sự tăng trưỏng cao của
Trang 15lực lượng sản xuất là tiền để thực tiễn tuyệt đôi cần thiết để xây dựng chủ nghĩa cộng sản Nếu không có
nó thì tấ t cả sẽ chỉ là một sự nghèo nàn đã trở thành phổ biến, mà với sự thiếu thốn thì cũng bắt đầu trỏ lại một cuộc đấu tranh để giành những cái cần thiết, th ế
là người ta lại không tránh khỏi rđi vào sự ti tiện trước đây
ở đây, c Mác, Ph Ảngghen đã chứng minh rằng, chủ nghĩa cộng sản phải được xây dựng trên cơ sở sự phát triển cao độ của lực lượng sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển toàn diện của con người; chủ nghĩa cộng sản không phải là chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa khổ hạnh; nghèo khổ không phải là chủ nghĩa cộng sản
Thứ hai, xã hội xã hội chủ nghĩa xoá bỏ chế độ tư
hữu, xây dựng chế độ công hữu, không còn kinh tê hàng hoá c Mác và Ph Ãngghen đã mổ xẻ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa sản xuất lốn
xã hội hoá và chiếm hữu tư nhân vê tư liệu sản xuất
Từ đó hai ông đã luận chứng tính tất yếu: xã hội phải trực tiếp chiếm hữu tư liệu sản xuất Vì vậy, xoá bỏ chế
độ tư hữu và xây dựng chế độ công hữu là tiêu chí đầu tiên của chủ nghĩa xã hội
Thứ ba, xuất phát từ thực tê của chê độ tư bản chủ
nghĩa: khủng hoảng kinh tê tư bản chủ nghĩa phá hoại nghiêm trọng của cải xã hội, c Mác cho rằng, tình trạng vô chính phủ trong sản xuất và kinh tê là hậu quả tai hại của kinh tê hàụg hoá Vì vậy, trong điều
Trang 16kiện của chủ nghĩa xã hội, cùng với việc xã hội nắm lấy
tư liệu sản xuất thì tình trạng vô chính phủ trong nội
bộ nền sản xuất xã hội được thay thế bằng một sự tổ chức có kế hoạch, có ý thức
Thứ tư, xã hội xã hội chủ nghĩa được chia thành hai
giai đoạn phát triển, từ thấp đến cao, từ phân phối theo lao động đến phân phối theo nhu cầu c Mác cho rằng, sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, xã hội được phát triển theo ba thời kỳ lịch sử
• Thời kỳ quá độ giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn
là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản
• Giai đoạn thứ nhất của chủ nghĩa cộng sản, còn gọi là giai đoạn thấp Đây là giai đoạn mới thoát thai từ xã hội cũ, vì vậy còn tồn tại những tư tưởng hẹp hòi của quyền lợi tư sản, còn rớt lại những tàn dư của xã hội cũ Giai đoạn này chỉ có thể phân phổi theo lao động
• Giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản, những tàn
dư của xã hội cũ đã bị xoá bỏ, cách phân công cũ không còn nữa, lao động không còn là phương kế sinh sông mà trỏ thành nhu cầu đầu tiên của cuộc sống, lực lượng sản xuất phát triển cao độ, của cải
xã hội rất dồi dào, xã hội cuối cùng thực hiện “làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu” Theo c Mác,
Trang 17từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản ph ải trải qua quá trình phát triển như thế: từ không phát triển đến phát triển, từ thấp đến cao.
Thứ năm, chủ nghĩa cộng sản là liên hợp của những
người tự do c Mác và Ph Angghen nhiều lần nêu lên như sau: trong xã hội tương lai, con người được phát triển tự do toàn diện trên cơ sỏ sự phát triển cao độ của lực lượng sản xuất, sự phát triển tự do của mỗi người là điểu kiện của sự phát triển tự do của mọi người, liên hợp của những người tự do sẽ thay thê xã hội cũ đôi lập giai cấp
Về vấn để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, c Mác
và Ph Ảngghen cho rằng, do tư bản đã được quốc tế hoá, cho nên cách mạng vô sản cũng nhất định phải mang tính chất quốc tế Vì vậy, cách mạng cộng sản chủ nghĩa
sẽ diễn ra đồng loạt ỏ tất cả các nước văn minh, ít nhất cũng tại các quốc gia chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ Đây
là điều mà người ta thường gọi là “thuyết cách mạng đồng loạt” hoặc “thuyết giành thắng lợi đồng loạt”
Khi sáng lập học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học,
c Mác và Ph Ăngghen chưa chứng kiến sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở bất cứ nưốc nào; lại càng chưa được sốhg trong xã hội xã hội chủ nghĩa để kiểm tra và hoàn thiện học thuyết của mình Hai ông có thể mổ xẻ sâu sắc xã hội tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ, nhưng rất khó có thể dự kiến chính xác xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực sẽ có bộ m ặt ra sao, được xây dựng
và phát triển như thê nào, chủ nghĩa tư bản sẽ có
Trang 18những biến đổi gì Vê những vấn đê đó, hai ông không thê để lại những đáp án sẵn có cho hậu thế Hai ông đã vạch ra con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nhưng hai ông chưa bước vào con đường đó.
4 Quan niệm của v.l Lênin
Trong thực tế, cách mạng xã hội chủ nghĩa không nổ
ra đầu tiên ở các nước tư bản phát triển như c Mác,
Ph Ăngghen giả thiết Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã giành thắng lợi đầu tiên tại các nước kinh tế, văn hoá lạc hậu hơn, đó là nước Nga vào năm 1917
Trong điều kiện lịch sử mới, V.I Lênin chú trọng nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa đế quốc, nghiên cứu biện pháp tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới Người đã thay đổi kết luận trước đây cho rằng có thể giành “thắng lợi đồng loạt” và đưa ra luận điểm mới cho rằng, cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể giành “thắng lợi đầu tiên tại một nưốc” V.I Lênin đã giải đáp một loạt vấn đề về tiến hành cách mạng tại các nước kinh tế, văn hoá tương đối lạc hậu Ngưòi đã lãnh đạo cách mạng vô sản Nga và tiến hành Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi vĩ đại, lập nên Nhà nước
xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, đưa chủ nghĩa
xã hội từ lý luận trở th àn h hiện thực, thực hiện bước nhảy vọt thứ hai trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết của V.I Lê nin cũng là một quá trình Lúc đầu
Trang 19V.I Lênin chủ trương “quá độ trực tiếp”, sau chuyển sang chủ trương “quá độ gián tiếp” Kể từ mùa hè năm
1918, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ nội chiến rất gian khổ Để thích ứng vói tình hình đó, nước Nga đã thực hiện một loạt chính sách bất bình thường trong hoạt động kinh tế Lịch sử gọi đó là "Chính sách cộng sản thồi chiến” Để đối phó với hoàn cảnh chiến tranh cực kỳ khó khăn, lương thực và các loại vật tư rất thiếu thốn, Nhà nước Xô viết đã thực hiện chế độ trưng thu lương thực rất chặt chẽ, nhà nước khống chế các mạch máu kinh tê trên phạm vi toàn quốc, thị trường bị xoá
bỏ, quan hệ hàng hoá - tiền tệ bị loại khỏi lĩnh vực hoạt động kinh tế Những giải pháp đó lúc ấy rất ăn nhập với một số quan niệm truyền thống về chủ nghĩa xã hội trong đầu óc rất nhiều người Những người đó, kể cả V.I Lênin, đều cho rằng, như vậy là đã tìm được "con đường tắt” để trực tiếp tiến lên chủ nghĩa xã hội, tưởng rằng tại một nưốc tiểu nông có thể dùng pháp lệnh nhẳ nước để trực tiếp quá độ lên chê độ sản xuất và phân phối cộng sản chủ nghĩa
Sau khi chiến tranh chấm dứt, đứng trưốc những nguy cơ mối nảy sinh, V.I Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuyển đổi từ Chính sách cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tê mối V.I Lênin đã chú trọng tổng kết thực tiễn thồi kỳ nội chiến, cố gắng vận dụng Chính sách kinh tê mới để qua đó tìm ra con đường p hát triển xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình thực tê của nước Nga Có thể thấy, đặc trưng quan trọng của
Trang 20quan niệm vê chủ nghĩa xã hội của V.I Lênin, là tôn trọng thực tiễn, cô gắng thông qua thực tiễn để tìm kiếm con đường phát triển chủ nghĩa xã hội Quan niệm vê chủ nghĩa xã hội của V.I Lênin chủ yếu có mấy điểm như sau:
Thứ nhất, xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ trở thành một
“công xưởng lớn” Trong cuốn sách "Nhà nước và cách
mạng", V.I Lênin đã mô tả xã hội xã hội chủ nghĩa
trong tương lai là nhà nước vô sản chiếm hữu tư liệu sản xuất một cách trực tiếp và duy nhất; nhà nưốc đó chịu trách nhiệm tổ ehức việc sản xuất trong phạm vi
cả nước, chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát của toàn dân đôi với tiêu dùng và phân phốĩ,
ở đây, hết thảy mọi công dân đều trở thành nhân viên
và công nhân của một “xanh-đi-ca” nhà nước duy nhất của toàn dân, một xưởng máy, với chê độ lao động ngang nhau thì lĩnh lương ngang nhau
Rõ ràng là cách suy nghĩ đó của V.I Lênin phù hợp với những giả thiết của c Mác, Ph.Ảngghen về xã hội tương lai Quan điểm đó của V.I Lênin cũng là cơ sở tư tưởng của chính sách cộng sản thời chiến
Thứ hai, một nưốc tiểu nông cần phải thực hiện
một loạt khâu trung gian, như phát triển sản xuất hàng hoá ., để tiến lên chủ nghĩa xã hội Chính sách kinh tê mối cho phép người dân được tự do sử dụng lương thực dư thừa của mình và các nông sản khác
Trong tình hình đó, quan hệ hàng hoá - tiền tệ và quy luật giá trị được phục hồi và phát huy tác dụng một
Trang 21cách không gì ngăn cản nổi, thị trường sôi động trở lại Thực tiễn đó đã khiến V.I Lênin nhìn thấy rằng, thướng nghiệp là khâu trung tâm để chấn hưng nền kinh tế, phải sử dụng thị trường và quan hệ hàng hoá - tiền tệ, phải thực hiện việc trao đổi sản phẩm công- nông nghiệp, đảng viên cộng sản phải học để biết buôn bán, nhà nước phải làm “nhà bán buôn thành thạo” Mặc dù lúc đó V.I Lênin chưa nêu lên một cách rõ ràng những khái niệm như kinh tê hàng hoá xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nhưng ông
đã thấy rằng việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu, phải áp dụng một loạt giải pháp trung gian như hàng hoá, thị trường, tiền tệ, chủ nghĩa tư bản nhà nước , để khơi thông việc giao lưu giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy kinh tê phát triển Cách làm đó là phù hợp với quy luật phát triển của kinh tế xã hội chủ nghĩa Đó là những kết luận hoàn toàn mới được đúc rút ra từ thực tiễn Đó cũng là sự đột phá quan trọng nhất về lý luận và là cống hiến lý luận lớn nhất của V.I Lênin trong quá trình tìm tòi con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga
Thứ ha, hợp tác xã là mắt xích nối liền nhà nước xã
hội chủ nghĩa và hàng chục triệu hộ tiểu nông, là giải pháp tất yếu để hướng dẫn nông dân tiến lên con đường
xã hội chủ nghĩa Nông dân chiếm phần lớn trong dân
số các nưốc lạc hậu, đó là tình hình thực tế chủ yếu của
các nước này Làm thê nào để xử lý tốt mối quan hệ với nông dân, điều này có ý nghĩa quan trọng nhất đốỉ với
Trang 22công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu V.I Lênin cho rằng, việc thiết lập các hợp tác xã với nhiều hình thức khác nhau là biện pháp thích hợp để nông dân dễ tiếp nhận và qua đó hướng dẫn nông dân tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa Bởi vì hợp tác xã
có thể tìm ra cách kết hợp tôt nhất giữa lợi ích riêng của nông dân với lợi ích chung của nhà nước Do vậy, có
sự phát triển hợp tác xã là có tất cả những điêu cần thiết để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa toàn vẹn
Thứ tư, phải biết lợi dụng chủ nghĩa tư bản để phát
triển kinh tê xã hội chủ nghĩa V.I Lênin cho rằng, Nhà nước Xô viết có thể và cần phải mạnh dạn học tập, tham khảo kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của các nước tư bản phương Tây để khôi phục và phát triển kinh tế Tư tưởng của ông về chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng như các hình thức cụ thể của nó là sự phát triển quan trọng đối với chủ nghĩa Mác
Thứ năm, coi trọng xây dựng văn hoá, nâng cao đời
sông văn hoá của toàn dân, coi đó là điều kiện cần phải
ẹó để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu V.I Lênin nhận thấy rằng, nếu không nắm vững các tri thức và khoa học, văn hoá hiện đại, sẽ rất khó nâng cao
tô chất của người lao động, rất khó quản lý tốt nền kinh
tế hiện đại và nâng cao năng suất lao động V.I Lênin coi việc thực hiện điện khí hoá toàn quốc và việc nắm vững khoa học kỹ thuật hiện đại là điểu kiện cần thiết
để cải tạo tiểu nông và khắc phục tệ quan liêu
Nghiên cứu của V.I Lênin về con đường xây dựng
Trang 23chủ nghĩa xã hội tại các nước lạc hậu bao gồm rất nhiều lĩnh vực và cũng rất có giá trị Điều đáng tiếc là ông chưa kịp hoàn thành việc tìm tòi của mình Vào cuối đòi, ông đã có thể nhìn thang vào tình hình thực tế của nước Nga lạc hậu Đứng trước những tình hình mới và những vấn đề mới xuất hiện trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I Lênin không hề bị ràng buộc bởi sách vở và những quan niệm truyền thống Người đã căn cứ vào thực tế thời đại thay đổi, căn cứ vào thực tiễn của hàng chục triệu quần chúng, để luôn luôn điều chỉnh và thay đổi quan niệm, chủ trương, chính sách, dám đi vào thực tiễn, mạnh dạn sáng tạo đổi mối, cố gắng tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp vối thực tê nước Nga Đó là đặc điểm lốn nhất trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội của V.I Lênin.
5 Quan niệm của J xtalin
Sau khi V.I Lênin mất, nhận thức của những người hậu thế đốì vối Chính sách kinh tế mối không thống nhất, trong Đảng Cộng sản Liên Xô, lúc bấy giò đã có những tranh luận rất gay gắt
Cuối những năm 1920, khi Xtalin chiến thắng tất cả các phái đốì lập trong Đảng, Liên Xô bắt đầu xây dựng kinh tê có kế hoạch Điều đó đánh dấu sự chấm dứt
Chính sách kinh tế mới ở nước Nga.
Đến giữa những năm 1930, dưói sự lãnh đạo của Xtalin, Liên Xô xây dựng được một thể chê chính trị
Trang 24kinh tê tương đối hoàn chỉnh, lịch sử gọi đó là “mô hình Xtalin” Đặc trưng nổi bật nhất của mô hình đó là sự tập trung cao độ, trung ương tập quyền cao độ Thể chê
đó thể hiện một cách rõ ràng quan niệm của Stalin vê chủ nghĩa xã hội Biểu hiện chủ yếu như sau:
Thứ ĩịhất, hình thức sở hữu rất đơn nhất Stalin coi
chế độ sở hữu nhà nưốc về tư liệu sản xuất là cơ sở của kinh tê xã hội chủ nghĩa Ông cho rằng, phải dựa vào kinh tế quốc doanh để tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Thực tế, đó là dựa vào nhân lực, vật lực và tài lực có trong tay nhà nước và dựa vào các kê hoạch pháp lệnh và các biện pháp hành chính để thực hiện công nghiệp hoá Ruộng đất quốc hữu hoá, công nghiệp quốc hữu hoá, vận tải và tín dụng quốc hữu hoá, ngoại thương độc quyền, nội thương do nhà nước điều chỉnh - tất cả những cái đó đểu là những nguồn mới, tạo nên
“tư bản gia tăng'’ có thể dùng để phát triển nền công nghiệp nước Nga Những nguồn mói ấy đều từng có trong bất cứ một nưốc tư sản nào
Như vậy, nhà nước chẳng những là người chủ của
tấ t cả những tư liệu sản xuất của mỗi xí nghiệp, mà còn
là người chủ của mọi hoạt động của xí nghiệp, xí nghiệp
bị mất đi quyền tự chủ kinh doanh
Chê độ sở hữu tập thể là một hình thức của chê độ công hữu Đe thích ứng với nhu cầu công nghiệp hoá đất nưốc, Liên Xô triển khai việc tập thể hoá nông nghiệp toàn diện Trong một thời gian ngắn hàng chục vạn nông trang tập thể đã được thành lập, qua đó cải tạo chê độ sỏ
Trang 25hữu cá thể ở nông thôn thành chế độ sở hữu tập thể Nông trang tập thể chịu sự không chê chặt chẽ của kê hoạch nhà nước, lại phải có nhiệm vụ giao nộp và bán lương thực cùng các nông sản khác với số lượng lớn Vì vậy, nông trang tập thể không có quyền tự chủ kinh doanh, và trở thành sở hữu nhà nước biến tướng.
Thứ hai, xây dựng nền kinh tê theo kê hoạch pháp
lệnh, bác bỏ cơ chê thị trường, hạn chế sản xuất hàng hoá trong phạm vi rất nhỏ hẹp Xtalin cho rằng, kinh tê
kê hoạch là đặc tính cô" hữu của riêng chủ nghĩa xã hội, rằng chê độ tư bản chủ nghĩa không bao giờ có thể tổ chức được sản xuất theo kế hoạch Đặc trưng cơ bản của kinh tê kê hoạch là ỏ chỗ, nó mang tính chất pháp lệnh
và tính chất cưỡng chế; kế hoạch là luật pháp Nếu không kê hoạch hoá sẽ không thể chỉ đạo được nền kinh
tê toàn quôc
Quan niệm của J Xtalin vê quan hệ hàng hoá - tiền
tệ trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói chung, không thoát khỏi sự ràng buộc của quan niệm truyền thông Tuy nhiên, J Xtalin không thể không nhìn thấy một thực tế là Liên Xô lúc ấy vẫn còn sản xuất và lưu thông hàng hoá, không thể xoá bỏ được Vì vậy, quan niệm của ông về lĩnh vực này khá phức tạp Ông cho rằng, sản xuất hàng hoá là giai đoạn cao nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng không thể lẫn lộn sản xuất hàng hoá với sản xuất tư bản chủ nghĩa, rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn còn sản xuất hàng hoá có liên hệ với chê độ công hữu; trong chủ nghĩa xã
Trang 26hội, tư liệu sản xuất không thể coi là hàng hoá để đưa vào lĩnh vực lưu thông; giá cả của tư liệu sản xuất chỉ dùng để hạch toán kinh tế, không phải là giá trị và giá
cả theo ý nghĩa kinh tê học; sản xuất hàng hoá của chủ nghĩa xã hội là một loại sản xuất hàng hoá đặc biệt, phạm vi sản xuất hàng hoá này chỉ hạn chê trong lĩnh vực vật phẩm tiêu dùng, tư liệu sản xuất chỉ trở thành hàng hoá trong lĩnh vực ngoại thương; chủ nghĩa xã hội phải ra sức đẩy mạnh việc trao đổi sản phẩm, từng bựớc tiến tới xoá bỏ sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá; quy luật giá trị vẫn còn tác dụng điều tiết nhất định trong lĩnh vực vật phẩm tiêu dùng, không còn tác dụng trong lĩnh vực tư liệu sản xuất, tuy nhiên, vẫn có thể lợi dụng một số hình thức nào đó của quy luật giá trị
Thứ ha, thực hiện chê độ quản lý tập trung cao độ
Trong quan hệ giữa trung ương và địa phương, quyền quản lý kinh tê chủ yếu tập trung ở trung ương và nước cộng hoà trong liên bang Trong quan hệ giữa nhà nước và xí nghiệp, quyển quyết sách về sản xuất, lưu thông và phân phôi, chủ yếu tập trung trong tay nhà nưốc Nhà nước thực hiện biện pháp thu chi thông nhất đối vối các xí nghiệp, thực hiện biện pháp thông nhất thu mua và bao tiêu đối với sản phẩm của các xí nghiệp Các xí nghiệp thực hiện chế độ quản lý bằng biện pháp hành chính là chủ yếu Cơ chê quản lý nói trên đã đưa đến tình trạng bộ máy phình ra, người nhiều việc ít, bệnh quan liêu nảy nở, gây tổn thương
Trang 27nghiêm trọng đến tính tích cực sáng tạo của các địa phương và các xí nghiệp.
Thứ tư, dùng biện pháp hành chính để quản lý kinh
tế, dùng đấu tranh chính trị để can thiệp, dùng pháp lệnh, chính sách, quyết định và các biện pháp hành chính khác để điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan chủ quản kinh tê và xí nghiệp, để tổ chức và điều hành hoạt động kinh tế - xã hội v ề quan hệ giữa các ngành kinh
tế, được nhấn mạnh một cách phiến diện việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nhất là đã coi công nghiệp quốc phòng có vị trí hàng đầu, gây tình trạng mất cân đối lâu dài trong tỷ lệ phát triển kinh tế quốc dân Ngoài ra, còn thực thi chính sách gây sức ép “cưỡng chế’ đôi vối những ý kiến bất đồng và mâu thuẫn trong Đảng, trong sinh hoạt chính trị của đất nước, làm cho thể chế nói chung ngày càng khép kín
Xtalin đã xác lập mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới tại Liên Xô Mô hình này đã phát huy tác dụng tích cực trong diều kiện lịch sử lúc bấy giờ Nó đã làm cho Liên Xô thực hiện công nghiệp hoá trong một thời gian tương đối ngắn, tạo nên cơ sở vật chất vững chắc cho Liên Xô đánh thắng bọn phát xít
Về căn bản, do thiếu nhân thức khoa hoc sâu sắc đôi với quy luật khách quan của sự phát triển kinh tê xã hội chủ nghĩa, đổi với bản chất chủ nghĩa xã hội, nên
mô hình xã hội chủ nghĩa được xác lập dưới sự chỉ đạo của J Xtalin đã không tránh khỏi mang nhiều khuyết tật Đến cuối đời, Stalin lại xa ròi thực tế, bảo thủ cô
Trang 28chấp, không muôn cải cách, khiến mô hình đó ngày càng xơ cứng, tính ưu việt của chê độ xã hội chủ nghĩa không thể bộc lộ được.
6 Tư tưởng của Động Tiểu Bình và Đàng Cộng sản Trung Quốc
6.1 C ải c á c h , phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề
càn bản c ủ a chủ nghĩa xã hội
Nhìn lại lịch sử phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có thể thấy về mặt lý luận, nhiều thế hệ thuộc lớp ngưồi tiền bối sau c Mác và Ph Àngghen đều đã có một loạt ý kiến sâu sắc về học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học Nhưng do hạn chê của điều kiện lịch sử và trình độ nhận thức, các vị đó đều chưa đi đến luận chứng toàn diện và khái quát một cách khoa học đôi vối bản chất chủ nghĩa xã hội
Trong thực tiễn, mặc dù Liên Xô đã xác lập mô hình
xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thê giới, nhưng mô hình
xã hội chủ nghĩa hiện thực đó không thể phát huy được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Đi đôi với sự thay đổi của thời gian, khuyết tật của mô hình đó ngày càng bộc
lộ nghiêm trọng Trước tình hình đó, một nhiệm vụ được đặt ra cho phong trào xã hội chủ nghĩa thê giới nửa sau thê kỷ XX, là phải tăng cường việc nghiên cứu
lý luận đối với chủ nghĩa xã hội khoa học và tiến hành cải cách thể chê xã hội chủ nghĩa hiện hành Tuy nhiên, trong quá trình cải cách nổi lên ở những năm 1980,
Trang 29Liên Xô và một loạt nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã
từ cải cách biến thành cải hưống, lần lượt đánh mất thành quả xã hội chủ nghĩa Trong khi đó, ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình tìm tòi lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc
Đặng Tiểu Bình nêu lên một cách gay gắt vấn đề lý luận cơ bản: phải làm rõ “chủ nghĩa xã hội là gì, xây dựng chủ nghĩa xã hội như thê nào” Ngay từ tháng 1
năm 1980, trong bài "Tình hỉnh và nhiệm vụ trước
ông nói: chế độ xã hội chủ nghĩa không đồng nghĩa với những biện pháp cụ thể trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội, tính từ Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã 63 năm, nhưng xây dựng chủ nghĩa xã hội như thê nào? nước này vẫn mò mẫm chưa ra Tháng 8 năm 1985, ông lại nói: chủ nghĩa xã hội có mô hình như thê nào? Liên Xô tiến hành rất nhiều năm mà vẫn chưa hoàn toàn làm rõ được Vấn đề cơ bản sô" một đặt ra cho nưổc Trung Quôc đương đại là gì? Đó chính là làm thê nào xuất phát từ thực tê Trung Quốc để xây dựng chủ nghĩa xã hội, là làm thế nào để xây dựng củng cô" và phát triển chủ nghĩa xã hội tại một nước kinh tế, văn hoá tương đối lạc hậu như Trung Quốc
Sau khi nưốc Trung Quốc mới được thành lập, do hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, lại do bốỉ cảnh trong nưốc và quốc tê" lúc bấy giờ, nên đã sao chép mô hình của Liên Xô để xây dựng chủ nghĩa xã hội Năm 1956, tập thể lãnh đạo thê hệ thứ nhất của Đảng Cộng sản
Trang 30Trung Quốc do Mao Trạch Đông làm hạt nhân, đã phát hiện một sô khuyết điểm và sai lầm của Liên Xô trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Họ đã nêu lên vấn đề : phải rút bài học từ kinh nghiệm Liên Xô, tổng kết kinh nghiệm Trung Quốc, thử nghiệm con đưòng xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quôc Tuy nhiên, do sự phát triển của tư tưởng “tả” khuynh, nên
đã phạm nhiều sai lầm trên lý luận và thực tiễn, do đó việc thử nghiệm này bị chấm dứt
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ ba khoá XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1978, soát xét lại đường lối tư tưởng, đường lôT chính trị và đưòng lốì tổ chức, Đặng Tiểu Bình chính thức nêu lên vấn đề phải xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc.Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lịch sử thành công
và thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc; đồng thời, rút bài học thành bại của chủ nghĩa xã hội ở các nước khác, Đặng Tiểu Bình đã xây dựng lên những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc.Theo Đặng Tiểu Bình, do bản chất chủ nghĩa xã hội
và giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất có vị trí hàng đầu, và sau khi những nguyên tắc cơ bản được thiết lập, vẫn còn phải tiến hành cải cách để tiếp tục giải phóng lực lượng sản xuất
Cải cách là một cuộc cách mạng chưa từng có, cho nên phải xác định mục tiêu của cải cách Chỉ khi nào có mục tiêu rõ ràng, mới có thể xác định các giải pháp nhằm cải cách Trên thực tế, việc xác định mục tiêu cải
Trang 31cách đã trải qua hơn mười năm mò mẫm và đúc kết, một quá trình “dò đá qua sông”.
Mục tiêu cải cách của Trung Quốc lựa chọn lúc đầu
là khoán đến hộ gia đình ồ nông thôn và ban đầu chỉ mới thực hiện ở một số ít tỉnh Đặng Tiểu Bình nói, lúc
bắt đầu chỉ có 1/3 số tỉnh thực hiện, năm thứ hai vượt quá 2/3, năm thứ ba thì gần như tất cả, đó là nói trên phạm vi toàn quốc Bắt đầu thực hiện không có gì hào hứng phấn khởi, khá nhiều người còn chò đợi Sau đó được triển khai trong cả nước Trong một thòi gian, chữ
“Khoán” trở thành “phương thuốc linh nghiệm” của cải cách, trỏ thành “mô hình của mục tiêu” “Khoán” cũng
đã đi vào thành phố, các doanh nghiệp công nghiệp
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ ba, khoá XII của Đảng Cộng sản Trung quốc, năm 1984, mục tiêu cải cách được xác định rõ ràng hơn, đó là thiết lập mô hình kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa “ Nghị quyết vể cải cách thể chế kinh t ế ’ do hội nghị thông qua đã chỉ rõ: kinh tế xã hội chủ nghĩa là "kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu", phải xóa bỏ quan niệm truyền thống đối lập kinh tế kế hoạch với kinh tế hàng hoá, phải nhận thức rõ ràng rằng kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa cần phải tự giác vận dụng quy luật giá trị, dựa vào quy luật đó, thực hiện một nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu Sự phát triển đầy đủ của kinh tế hàng hoá, là giai đoạn phát triển không thể bỏ qua của kinh tế xã hội chủ nghĩa, là điểu kiện tất yếu đê thực hiện hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân
Trang 32Song trong tư tưởng của Đặng Tiểu Bình và của
Đảng Cộng sản Trung Quôc, chỉ nêu kinh tế hàng hoá
là có tính chất quá độ; cách nêu như thế chưa đạt được
“mô hình của mục tiêu” cải cách Khái niệm “kinh tế
hàng hoá” đã từng được nói trong giáo trình kinh tế
chính trị của Liên Xô trước đây, được sử dụng lúc bấy
giò là một sự tiến bộ
Tuy nhiên, khái niệm “kinh tế hàng hoá” không
phải là ngôn ngữ thông dụng của kinh tê học hiện đại
Vì vậy, cách nêu kinh tế thị trường sẽ nói rõ bản chất
hơn, chuẩn xác hơn
Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1992,
coi mô hình phải đạt được của mục tiêu cải cách là thể
chế kinh tế thị trưòng xã hội chủ nghĩa Muốn từng
bước hình thành cơ chế thị trường và các loại thị trưồng
trong đời sống kinh tế Trung Quốc, đòi hỏi khẳng định
kinh tế thị trường trong mục tiêu và quy hoạch Đồng
thòi, việc xác định mục tiêu nào là kinh tế thị trường,
cũng phản ánh sự nhận thức trào lưu phát triển của
kinh tế hiện đại, là đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới
của kinh tế Trung Quốc
6.2 Phân biệt kinh tế thị trưòng xã hội chủ nghĩa vói kinh tế
thị trường nói chung
Theo tư tưởng của Đặng Tiểu Bình, xác định mục
tiêu cải cách là thiết lập thể chế kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa, không có nghĩa muôn phân biệt kinh tê
thị trường là mang họ “Xã ” hay họ “Tư” Đây chỉ là tên
35
Trang 33gọi tắt của “kinh tế thị trường trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội”.
Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có những tính chất chung của kinh tế thị trường Đó là 5 tính chất chung như sau:
• Tính tự chủ Các chủ thể thị trường bao gồm các cá nhân, các doanh nghiệp , đều có tính độc lập Họ
tự chủ đưa ra các quyết sách kinh tế, tự mình gánh chịu những rủi ro kinh tế do quyết sách gây ra
• Tính sinh lợi Mục đích của người sản xuất - kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận tối đa
• Tính cạnh tranh Thông qua thị trường có tính cạnh tranh, hình thành hệ thống giá, bảo đảm sự lưu thông tự do của hàng hoá và các yếu tô' sản xuất, qua đó, thực hiện sự phân bô' tài nguyên bằng quá trình mạnh thắng yếu thua
• Tính mở Kinh tê' thị trường có tính chất bành trướng, phá vỡ ranh giói ngành, khu vực, quôc gia, nối liền thị trường trong nước và thị trường thê' giới Đồng thòi, còn có một hệ thống quy chế, quy tắc hoàn chỉnh Tại những nước kinh tế thị trưòng phát triển, quan hệ kinh tê' quốc tê' của họ càng rộng, họ càng có nhiều kênh thu hút vốn nước ngoài, kỹ thuật tiên tiến, phát triển ngoại thương và hợp tác quốc tế về lao động
• Điều hành vĩ mô Do bản thân cơ chê' thị trường
có đặc điểm là tự phát và gây hậu quả về sau Do
đó, nếu để cho kinh tê' thị trường tự nhiên vận
Trang 34động, sẽ khó phát triển và ổn định kinh tế, khó
ngăn chặn phân hoá hai cực, khó bảo vệ môi
trường và khó sử dụng tài nguyên một cách hợp
lý Vì vậy, bất cứ nền kinh tế thị trường nào cũng
đều cần xây dựng cơ chế điều hành vĩ mô có hiệu
lực, nhằm chỉ đạo và kiểm tra sự vận hành của
thị trường, uốn nắn những nhược điểm và khuyết
tậ t của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cũng có những
đặc tính riêng Kinh tế thị trường bao giờ cũng có mối
liên hệ với điều kiện lịch sử của mỗi nước và chế độ xã
hội cơ bản của nưốc đó Vì vậy, kinh tế thị trường
trong mỗi chế độ xã hội có những đặc điểm riêng của
nó Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị
trường Trung Quốc hoạt động trong sự kết hợp với chế
độ xã hội chủ nghĩa, vì vậy, nó cũng sẽ có một số đặc
điểm riêng
Trước hết, thể chế kinh tế thị trường Trung Quốc
được hình thành dưới sự lã nh đạo của Đảng Cộng sản
và trong điều kiện chính trị của chính quyền dân chủ
nhân dân Trung Quốc phát triển kinh tế thị trường,
xây dựng thể chê mới, học tập và tham khảo những
kinh nghiệm và cách làm của kinh tê thị trường tư bản
chủ nghĩa Nhưng nền kinh tê thị trường Trung Quốc
phát triển trong'tình hình căn bản khác vối các nước tư
bản chủ nghĩa vê môi trường và điều kiện chính trị,
pháp luật, chính đảng lã nh đạo, lực lượng xã hội làm
Trang 35chỗ dựa Kinh tế thị trường Trung Quốc được xây dựng dưới sự bảo vệ của chính quyển chuyên chính dân chủ nhân dân, của pháp luật xã hội chủ nghĩa, dưới sự lã nh đạo của Đảng Cộng sản, có chỗ dựa là đông đảo công nhân, nông dân và trí thức Vì vậy, sự phát triển kinh
tế tư nhân, kinh tế có vốn nước ngoài, có sự hạn chế và
sự quản lý nhất định, khi nảy sinh các vấn đề như mâu thuẫn giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, cần dựa theo pháp luật để xử lý, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
Thứ hai, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hoạt
động trong sự kết hợp với chế độ kinh tế cơ bản trong
đó công hữu là chủ thể, các thành phần kinh tế khác cùng phát triển Như vậy, kinh tế thị trường Trung Quốc, trong thòi gian đầu của quá trình cải cách, đã vận dụng biện pháp hành chính của chính quyền và các chính sách kinh tế, pháp luật để có sự ưu đã i trong việc thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, nhằm tạo điều kiện cho cơ chế thị trường và các loại thị trường được hình thành ngay trong thể chế kinh tế cũ Đến một thời điểm nào đó lại phải khống chế sự phát triển của thành phần kinh tế khác ỏ mức độ hợp lý, giữ một
tỷ lệ thích hợp với kinh tế nhà nước, chủ yếu là phát huy vai trò “bổ sung” Trong khi đó, các chính sách giúp
đỡ và bảo hộ kinh tế nhà nước đang thiếu năng động nhưng đang bảo đảm nguồn thu nhập tài chính của nhà nước, nhất là những doanh nghiệp nhà nước loại lớn và
Trang 36loại vừa, nhằm làm cho kinh tế thị trưòng xã hội chủ
nghĩa phát triển lành mạnh
Thứ ba, kinh tê thị trường xã hội chủ nghĩa thực
hiện nguyên tắc xã hội chủ nghĩa: cùng nhau giàu có,
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở tư
hữu, sỏ hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tất yếu dẫn
đến sự bành trướng không giới hạn của tư bản tư nhân
và phân hoá hai cực Kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa tạo thuận lợi cho việc khuyến khích tiên tiến,
thúc đẩy nâng cao năng suất, triển khai cạnh tranh
hợp lý; không dẫn đến phân hoá hai cực Bỏi vì do bị
hạn chế, việc phân phối theo sô' lượng tham gia của tư
bản tư nhân cũng bị hạn chế trong phạm vi nhất định
Sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật cũng như sự tự
do di chuyển của sức lao động đều có lợi cho việc thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động Cũng do đó,
giảm bớt được sự chênh lệch về thu nhập cá nhân giữa
các khu vực khác nhau, giữa các doanh nghiệp khác
nhau, những chênh lệch này do các nhân tố phi lao
động tạo nên Chính phủ thực thi các chính sách xã hội
và các chế độ phân phối, ngăn chặn sự mỏ rộng quá
đáng khoảng cách chênh lệch thu nhập
Thứ tư, điều hành vĩ mô tuy là tính chất chung của
kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trưòng xã hội chủ
nghĩa ở Trung Quốc lại có hệ thống điều hành vĩ mô
toàn quốc lổn mạnh, có ưu thế chính trị rất lớn Chính
phủ có thể thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, các
Trang 37pháp quy kinh tế, các đòn bẩy kinh tế và các biện pháp quản lý hành chính cần thiết để tạo ra một môi trường
xã hội ổn định, an toàn và công bằng, bảo đảm kinh tê thị trường vận hành có trật tự
6.3 C á c mục tiêu của thể c h ế kinh tế thị trưòng xã hội
chủ nghĩa ỏ Trung Quốc
Thứ nhất, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại.
Kinh tế thị trường là một hệ thông kinh tế, mà đơn
vị cơ bản của kinh tê thị trường là các doanh nghiệp có quyền làm chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lã i, tự mình phát triển Những doanh nghiệp đó có thể là thành phần kinh tế thuộc chế độ sở hữu công cộng, cũng có thể là tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp Nhưng dù thuộc hình thức
sở hữu nào, đều có chung một đặc điểm là: chúng đều là những chủ thể kinh tế độc lập, có thể xuất phát từ lợi ích tự nhiên và dựa vào tín hiệu thị trường để quyết định sản xuất và kinh doanh; đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn đốì với kết quả kinh doanh Trong quá trình thực hiện mục tiêu của thể chế kinh tê thị trường, Trung Quốc phải bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ quan trọng là cải cách chế độ doanh nghiệp Doanh nghiệp trước đây không những phải chịu sự quản lý vĩ mô bằng pháp lệnh, mà tài vụ vi mô cũng phải thực hiện chế độ thống nhất thu chi, việc lưu thông sản phẩm phải thực hiện chính sách thống nhất mua bán; về lao động, phải thực hiện chính sách thốhg nhất phân phối Như vậy, trên thực tế, doanh nghiệp trở thành “cỗ máy phụ
Trang 38thuộc” vào nhà nước, gây nên quan hệ sở hữu tài sản không rõ ràng; tất cả đều thuộc một ông chủ (chính phủ); chuẩn mực hoạt động của giám đốc (xưởng trưóng) là hoàn thành chỉ tiêu của cấp trên chứ không phải là tìm kiếm hiệu quả hoặc lợi ích tối đa Trong cải cách, ngoài việc thực hiện các biện pháp khoán, cho thuè hoặc bán các doanh nghiệp nhỏ, biện pháp chủ yếu là thiết lập chế độ doanh nghiệp hiện đại, đưa các doanh nghiệp nhà nước phát triển theo mô hình doanh nghiệp hiện đại.
Chế độ doanh nghiệp hiện đại là một thể chế trong
đó, các doanh nghiệp được xây dựng theo hưởng thích ứng nhu cầu sản xuất lớn xã hội hoá, phản ánh yêu cầu của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có khả năng thật sự trở thành những pháp nhân và những chủ thể cạnh tranh có thể hoạt động trên thị trường trong nưốc và quốc tế Chế độ doanh nghiệp hiện đại là một
hệ thống, theo đó, tính chất của doanh nghiệp cũng như
vị trí, vai trò, phương pháp hoạt động của doanh nghiệp được xác định rõ Chế độ doanh nghiệp hiện đại cũng xác định rõ các quan hệ cơ bản giữa doanh nghiệp và nguời đầu tư, giữa doanh nghiệp và chủ nỢ, doanh nghiệp và chính phủ, doanh nghiệp và thị trường, doanh nghiệp và xã hội, doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp với người tiêu dùng, doanh nghiệp và công nhân viên chức Trong các quan hệ cơ bản đó, chủ yếu là xác lập vai trò chủ thể của doanh nghiệp trong quan hệ pháp luật dân sự, và vai trò chủ thể cạnh tranh trong thị trường Những điều này nhằm thực hiện mục tiêu
Trang 39cải cách do Hội nghị Trung ương lần thứ ba khoá XlVcủa Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra: xác định quyền sở hữu tài sản rõ ràng, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, chính quyền và doanh nghiệp phân tách
rõ hơn, quản lý một cách khoa học
Trong chế độ doanh nghiệp hiện đại, mô hình tổchức doanh nghiệp rất đa dạng, trong đó, công ty làhình thức tổ chức cơ bản, nhưng không phải là duynhất Trong các doanh nghiệp theo chế độ công ty, cócông ty cổ phần có hai chủ đầu tư trở lên, cũng cónhững công ty cổ phần chỉ có một chủ đầu tư Công ty
cổ phần có niêm yết chỉ là một số ít trong sô' các công ty
cổ phần Bộ máy tổ chức của chế độ công ty chủ yếugồm có Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông, các giámđốc, Ban kiểm soát Bộ máy tổ chức, cơ cấu tài sản vàvận hành, có quan hệ liên kết với nhau, ràng buộc lẫnnhau, tạo lợi ích cho nhau; có lợi cho doanh nghiệp thựchiện mục tiêu tìm kiếm lợi ích tối đa.• • •
Muốn xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, công
ty cần xử lý tốt những quan hệ sau:
Một là, quan hệ tài sản doanh nghiệp Trước hết,
cần tiến hành việc kiểm kê tài sản và vốn, trên cơ sở đó, xác định quyền sở hữu tài sản, xác định tài sản nhà nước trong doanh nghiệp, xác định tài sản của pháp nhân, xây dựng chế độ kế toán tài vụ phản ánh quan hệ tài sản
Hai là, quan hệ chính quyền và doanh nghiệp, cần
tách biệt chức năng hành chính của chính phủ (chính
Trang 40quyền) và chức năng chủ sở hữu tài sản nhà nước, gọi
tắt là "chính tư phân khai", tiếp tục tách biệt chức năng
hành chính và chức năng doanh nghiệp
Ba là, quan hệ giữa xã hội và doanh nghiệp Những
chức năng xã hội không thuộc trách nhiệm của doanh
nghiệp cần từng bưóc chuyển sang tổ chức xã hội
Bốn là, quan hệ giữa doanh nghiệp và công nhân
viên chức Đây là một loại quan hệ lợi ích cộng đồng
Cần xử lý tốt mối quan hệ giữa “ba tổ chức cũ” (là tổ
chức Đảng tại doanh nghiệp, Đại hội công nhân viên
chức, và Công đoàn, những tổ chức này tồn tại trong
các doanh nghiệp nhà nước trước đây) với ‘ba tổ chức
mới” (là Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát được thành lập tại doanh nghiệp trong quá
trình cải cách và được quy định trong “Luật công ty”)
Thứ hai, xây dựng hệ thống-thị trường có cạnh
tranh trong trật tự
Trong sự vận hành của kinh tế thị trưòng, chỉ có thị
trường mới là lực lượng điều hoà chủ yếu hàng triệu
doanh nghiệp Chức năng quan trọng hàng đầu của thị
trường là truyền bá thông tin Thị trường truyền bá
thông tin theo chiều ngang, thay đổi cách truyền bá
thông tin theo chiều dọc trước đây, khi còn theo thể chế
kinh tê kê hoạch Cách truyền bá thông tin của thị
trường là dựa vào cơ chế giá cả Giá cả lên hay xuống là
máy báo hiệu cho những hoạt động sản xuất và tiêu
thụ, qua đó, các doanh nghiệp có thể căn cứ vào nhiều
nhu cầu xã hội để quyết định sản xuất - kinh doanh