LOI NHA XUẤT BẢN
Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận quan trọng của khoa học kinh tế
Nó nghiên cứu những vấn đề của toàn bộ nền kinh tế, liên quan đến hoạt động chung của đất nước như thất nghiệp, lạm phát, lãi suất, thu nhập
quốc dân và cán cân thanh toán, thâm hụt ngân sách, tông mức của cải,
tổàg-lượng tiền, tỷ giá hối đoái, mirc gid vv Dong thoi kinh tế học vĩ
mô còn nghiên cứu các mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của nền
kinh tế
Kinh tế học vĩ mô được hình thành gắn liền với vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế
Cho đến nay, hầu như không có quốc gia nào trên thế giới có nền kinh tế phát triền lại không sử dụng lý thuyết kinh tế học vĩ mô làm công cụ đê hoạch định chính sách, xem xét và xử lý những vấn đề kinh tế chủ
yếu liên quan đến sự phát triền và vận hành của toàn bộ nền kinh tế Trong sự phát triền kinh tế, cùng với kinh tế ví mô, kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng, nhất là đối với những nước có nền kinh
tế mở, phát 4riền theo cơ chế thị trường
Trong xu thế đồi mới, Đảng ta chủ trương "phát triền một nền kinh
tế hàng hóa với cơ cấu nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa” có quan hệ thương mại rộng rãi với
các nước trên thế giới
Thực tiễn những năm qua cho thấy, trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản
lý kinh tế, bên cạnh những vấp váp, Đảng và Nhà nước ta đã có một số
Trang 4như đôi mới cơ chế quản lý kinh tế, xử lý giá, lãi suất, chống lạm phát, tự do hóa thương mại vv Nhờ vậy nền kinh tế nước ta đã có những
chuyền biến quan trọng theo hướng tích cực Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu Phải nhận rằng, kinh tế thị trường, kinh tế vĩ mô, đối với chúng
ta còn là điều mới mẻ
Xuất bản cuốn "Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở", chúng tôi hy
vọng bước đầu cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức về môn khoa
học này 3
Cuốn sách được hình thành trên cơ sở tập hợp một số bài giảng của giáo sư Mỹ James Riedel cho cán bộ Việt Nam trong khuôn khô Dự án
VIE 90/007 giữa Việt Nam và UNDP, tồ chức tại Hà Nội c
Đề phù hợp với kết cấu của một cuốn sách theo nội dung của từng vấn đề, chúng tôi có thay đồi chút ít, sắp xếp các bài giảng thành từng
chương, mục /
Nhân đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới tồ chức UNDP và WB đãi
giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho chúng tôi trong quá trình biên tập và
xuất bản Chúng tối mong rằng, trong thời gian tới sẽ nhận được sự cộng
tác, giúp đỡ hơn nữa của UNDP và WB đề chúng tôi có thề xuất bản
được những cuốn sách hay, giới thiệu với độc giả Việt Nam , Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc
Tháng 4 năm 1995
Trang 5.CHUONG I
PHAM VI KINH TE vi MO CUA NEN KINH TE MO
Thông thường người ta phân biệt giữa kinh tế vi mô và kinh tế vi mô Kinh tế vi mô chủ yếu bàn tới sự tác động Tấâm~nhau giữa từng người tiêu dùng và từng người
sản xuất trong việc xác định quan hệ giá cả hàng hớa,
phân bổ tài nguyên, quan hệ bồi hoàn trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thu nhập Lý thuyết thương mại quốc tế phần lớn áp dụng lý thuyết kinh tế vi mô của nền kinh tế mở
linh tế vĩ mô xem xét toàn bộ nền kinh tế liên quan chủ yếu đến tổng sản lượng và việc làm, chỉ tiêu, mức giá, lãi suất và tỷ giá hối đoái được xác định như thế nào Còn kinh tế tiền tệ quốc tế là lý thuyết kinh tế vi mô quan trọng được áp dụng cho nền kinh tế mở
Kinh tế vi mô đã được các nhà kinh tế nghiên cứu,
phân tích, mô hình hóa một cách khoa học Mô hình không
phải là cái gì khác ngoài sự thể hiện một cách đơn giản thế giới hiện thực Trên thực tế việc đơn giản hóa làm cho các mô hình trở thành các công cụ quan trọng và có hiệu lực đối với việc phân tích, bởi vì nếu không đơn giản
hớa thì khó có thể nhìn thấu suốt được các chí tiết phức
tạp của thế giới hiện thực nhầm khám phá ra sức mạnh cơ bản, tạo nên kết quả kinh tế Vì vậy, xây dựng một cơ cấu hoặc một mô hình cho việc phân tích kỉnh té vi
Trang 6Chúng ta sẽ bất đầu xem xét mô h:-h kinh tế ví mô
từ đơn giản nhất đến mô hình phức tạp hơn ‡ể thấy được sự vận động và phát triển của thực tiễn
I CÓ CẤU KINH TE Vi MÔ
1 Nén kinh té Robinson Crusoe
Để đạt được một sự thể hiện giản đơn toàn bộ nền kinh tế, giảm tối đa số lượng các bộ phận cấu thành đến
mức ít nhất, chúng ta hãy giả thiết nền kinh tế chỉ có
hai khu vực: khu vực hộ gia đình và khu vực kifth doanh Giả sử khu vực hệ gia đình là chủ sở hữu toàn bộ các yếu tố ban đầu của sản xuất (đất đai, lao động và vốn) và khu vực kinh doanh sử dụng (đầu vào) đất đai, lao động và _ vốn thuê được từ khu vực hộ gia đình để sản xuất hàng hóa Khu vực hộ gia đỉnh mua các hàng hóa sản xuất ra ở khu vực kinh doanh bằng thu nhập có được từ việc cho khu vực kinh doanh thuê đất, lao động và vốn
Việc thể hiện đơn giản hoạt động kinh tế vỉ mô được
Trang 7Vòng bên trong thể hiện sự trao đối của đầu vào "thực tế” so với đầu ra "thực tế" Vòng bên ngoài là sự tương ứng tài chính của sự trao đổi này, luồng chu chuyển thu
nhập và chỉ tiêu Trên thực tế hai vòng thể hiện hai mặt
của cùng một đồng tiền
Để cho đơn giản, trong việc phát triển mô hình tiếp theo, chúng ta sẽ chỉ minh họa mặt tài chính, bằng cách
thừa nhận rằng trong nhiều trường hợp có một bộ phận liên quan thực tế
Mô hình được minh họa ở hình 1-1 là quá đơn giản và
thực tế đôi lúc được xem như là mô hình Robinson Crusoe,
giống như một hòn đảo, nền kinh tế không cố quan hệ với phần còn lại của thế giới
Moi thu déu được tự sản tự tiêu Hơn nữa, khu vực
hộ gia đình thực tế là sống trong tình trạng tự cấp tự
túc, vì tất cả thu nhập đều được sử dụng cho chỉ tiêu
hàng ngày, không hề có tiết kiệm hoặc đầu tư Mạt khác,
ở đây không có chính phủ và do đó, không có thuế hoặc chỉ tiêu của chính phủ
Điều mà chúng ta thấy trong mô hình này không chứa
đựng những vấn đề kinh tế vi mô bấp dẫn Do khu vực hộ gia đình được coi là chủ sở hữu toàn bộ các yếu tố
ban đầu của sản xuất, điêu đó suy ra giá trị của tất cả hàng hóa được sản xuất ra trong khu vực kinh doanh
bằng thu nhập của khu vực hộ gia đình Nếu tất cả thu nhập đem chỉ cho tiêu dùng hàng ngày thì tổng cầu hàng hóa của khu vực hộ gia đình bằng tổng cung hàng hóa
Trang 8sự cân bằng của kinh tế ví mô sẽ được bảo đảm với điều
kiện có công ăn việc làm đầy đủ và giá cả ổn định Trong
kinh tế vi mô, những điều đáng quan tâm là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào v.v
2 Nền kinh tế khép kín hiện đại
Rõ ràng, mô hình cần tăng thêm tính phức tạp để việc
phân tích kinh tế vĩ mô trở nên hấp dẫn Tạm thoi trong
lúc nây, chúng ta giả thiết nền kinh tế bị khép kín đối
với thế giới bên ngoài Tuy nhiên, chúng ta chấp nhận
các hộ gia đình tiết kiệm một phần nhỏ thu nhập hiện
có, thực tế là giảm bớt chi tiêu hàng ngày để dành cho tương lai Hơn nữa, chúng ta giả thiết khu vực kinh doanh
không chỉ trông chờ vào khu vực hộ gia đình để giải quyết
đầu ra của mình, mà bản thân nó cũng tiêu thụ một phần đầu ra nhằm mở rộng các điều kiện sản xuất hoặc tăng
thêm tài sản, đó là hai hình thức chủ yếu của đầu tư
kinh doanh), Giả thiết cấp phát tài chính cho đầu tư chỉ
được tiến hành trên thị trường vốn thông qua việc bán
chứng khoán và trái phiếu cho khu vực hộ gia đình”,
Ngồi ra, việc khơng tránh khỏi là chính phủ thông
qua thuế trực thu thu hút một phần đáng kể thu nhập
của khu vực hộ gia đình và đáp ứng đáng kể yêu cầu tiêu
dùng cho đầu ra Khi khoản thu thuế và chi tiêu của chính phủ mất cân đối thì bản thân chính phủ trở thành người
tham gia thị trường vốn, bán trái phiếu khi thâm hụt ngân sách và mua lại chúng khi có số dư ngân sách
(1) Quyết định đầu tư được tiến hành trong khu vực kinh doanh nhưng nhân danh khu vực hộ gia đình là chủ sở hữu toàn bộ vốn, như đã giả thiết ban dau
(2) Đề đơn giản giả thiết rằng trái phiếu chỉ là công cụ tài chính được
Trang 9Mặt khác, Chính phủ tác động đến kinh tế ví mô thông qua độc quyền của ngân hàng trung ương về phát hành tiền tệ Vì tiền tệ và trái phiếu có quan hệ với nhau trong khi hình thành tích sản của các hộ gia đình Sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ tác động đến các điều kiện của thị trường vốn (tăng hoặc giảm lãi suất) và bằng cách ấy ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư của tư nhân
Trang 10Tính phức tạp được mở rộng thêm trong biểu đồ luồng
chu chuyển trong hình 1-2 Giả thiết không có thuế, thì giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ở khu vực kinh doanh tương ứng bằng thu nhập của khu vực hộ gia đình như đã nới ở trên Tuy nhiên,
tổng cung và tổng cầu không thường xuyên tương ứng nhau, vì không phải tất cả thu nhập của hộ gia đình được chi cho tiêu dùng hiện tại (C); một số phải đóng thuế (T)
và một số thì được tư nhân tiết kiệm (S) Hơn nữa, tổng
cầu không phải biểu hiện thường xuyên theo hỉnh thức
tiêu dùng của hộ gia đình (C), ma con co phần chi cho
dau tu (I) va chi tiêu của chính phủ (G) về hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất ở khu vực kinh doanh Khi đó, sự
cân bằng của tổng củng (Y) và tổng cầu (C + I + G)
được thiết lập và được duy trì trước các điều kiện thị trường liên tục thay đổi như thế nào? Trả lời vấn đề này
chính là mục tiêu phải đáp ứng của lý thuyết kinh tế học
vi mô
Bước thứ nhất trong việc phát triển lý thuyết là đưa
ra điều kiện cân bằng: :
ˆÝ =C+l+G ()
Trong đó: Y - đo tổng cung, và C + I + G đo tổng
cầu mong muốn đối với các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
của hộ gia đình, khu vực kinh doanh và › chính phủ Vì tiêu dùng được xác định bởi:
C=Y- T-S (2)
thay thế vào điều kiện cân bằng, ta cớ:
S-I1+T-G=0 @®
Trang 11đạt được khi tiết kiệm tư nhân (5) và tiết kiệm công cộng
(T - G) bằng mức đầu tư mong muốn (j)
Chúng ta đã nói đến điều kiện cân bằng, bước tiếp theo là lý thuyết hớa cách xử lý đối với mỗi biến số trong
phương trình cân bằng Trên lý thuyết xử lý tiết kiệm và
đầu tư còn cớ nhiều bất đồng và tranh luận giữa các nha
kinh tế Ví dụ, các nhà kinh tế cổ điển thế kỷ XIX và các nhà kinh tế học "cổ điển mới" ngày nay nói chung tỉn
tưởng rằng sự cân bằng sẽ tự động đạt được bằng sự tác động qua lại của sức mạnh thị trường Giả sử, tiết kiệm
của hộ gia đình phụ thuộc thuận chiều với lãi suất trên
thị trường vốn và đầu tư kinh doanh phụ thuộc nghịch chiều với lãi suất Khi đó, nếu xảy ra trường hợp tiết kiệm vượt quá (ít hơn) đầu tư mong muốn ở lãi suất hiện
hành thì sức mạnh của thị trường sẽ điều tiết để lãi suất giảm (tăng) cho tới khi tiết kiệm hạ thấp và đầu tư tăng lên, đủ để tạo ra sự cân bằng của chúng Bây giờ chúng ta giả thiết rằng, chính phủ chỉ nhiều hơn tổng số thuế thu được, chi tài chính cho thâm hụt này bằng cách vay ở thị trường vốn tư nhân Ảnh hưởng của nó là đẩy lãi
suất lên, bằng cách đó tiết kiệm tăng lên và làm giảm đầu tư đủ để tạo ra khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu
tư cân bằng lại khoảng cách giữa chi của chính phủ và
thuế thu được (tức là S5 - 1 = G - T)
Lý thuyết cổ điển bị Keynes bác bỏ trong tác phẩm nổi
tiếng của ông "Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" (1936) và cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn Keynes lập luận rằng thị trường vốn không tạo ra sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư Keynes đưa ra một lý thuyết khác về sự xử lý tiết kiệm và đầu tư Lý thuyết này đề
cập đến xu thế về tổng cầu thiếu hụt và việc làm đầy đủ
Trang 12Về thực chất, Keynes bác bỏ việc điều chỉnh lãi suất có thể dựa vào việc duy trì một sự cân bằng trên thị,
trường vốn Hơn nữa, ông bác bỏ việc điều chỉnh tiền lương có thể dựa vào việc duy trì một sự cân bằng việc
làm đầy đủ trên thị trường lao động,, trên cơ sở tiền
lương liên tục giảm VÌ vậy, chính phủ chịu trách nhiệm duy trì tổng cầu (C+l+G) ở mức việc làm đầy đủ của tổng cung
Trong những năm gần đây, lý thuyết kinh tế học ví
mô của Keynes mặc dù được coi là chính thống từ cuối
chiến tranh thế giới lần thứ hai, gặp phải sự tấn công mạnh mẽ của cả hai trường phái nổi tiếng: Từ nhóm gọi
là "phía cung" và từ nhóm các nhà kinh tế học ví mô cổ điển mới Lý thuyết nào đúng hởn hay ưu việt hơn? Đó
là một vấn đề thực nghiệm rộng lớn, phụ thuộc vào mức
độ phù hợp của giả thiết cơ bản của hai lý thuyết và việc
áp dụng chúng vào trong dự đoán các kết quả kinh tế 3- Nền kinh tế mở
Một vấn đề phức tạp rất quan trọng cần xem xét, mà thực tế là vấn đề trung tâm cần nghiên cứu, đó là sự mở
cửa của các nền kinh tế hiện đại đến thương mại quốc tế
và nguồn tài chính quốc tế
Cách đây không lâu, sách giáo khoa lý thuyết kinh tế
học vĩ mô đã không chú ý đến hoạt động kinh tế vĩ mô
trên phạm vi quốc tế Nhưng trong một vài năm gần đây,
lý thuyết này đã bát đầu tiến kịp sự phát triển của thế giới hiện thực, có tính đến nhiều hơn tầm quan trọng to lớn của thương mại và tài chính quốc tế Tuy nhiên, lý thuyết đang còn nhiều thay đổi Sự mở cửa đối với thương
Trang 13.về mọi mặt của phạm vi kinh tế học vĩ mô (xem hình 1- 3)
Thứ nhất, nếu các khoản được tạo ra cho hoạt động
vốn quốc tế, thì sự cân bằng giữa giá trị sản xuất trong
nước về hàng hóa cuối cùng và thu nhập hộ gia đình trở
thành không cần thiết
Khu vực kinh doanh có thể có nhu cầu dịch vụ về vốn
của các hộ gia đỉnh nước ngoài Các hộ gia đỉnh trong
nước cũng có thể cho giới kinh doanh nước ngoài vay vốn
VÌ vậy, một quốc gia có thể tạo ra và nhận được chỉ trả
thu nhập đến và ra từ phần còn lại của thế giới
Do đó, khi dịch vụ vốn được trao đổi có tính quốc tế
thỉ cần phải phân biệt giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất trong nước (tổng sân phẩm quốc nội GDP), với giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và
nước ngoài do yếu tố sản xuất trong nước (tổng sản phẩm
quéc dan GNP) GNP do tổng cung trong nước, trong khi
GDP do tổng thu nhập trong nước Sự khác nhau giữa chúng là thu nhập yếu tố: ròng iNFA(,
GNP = GDP + iNFA (4)
Thương mại quốc tế làm cho luồng chu chuyển có độ phức tạp khác Nhập khẩu, cũng tương tự như thuế và
tiết kiệm, đã tạo thêm sự gia tăng tổn thất cho thu nhập Mặt khác, xuất khẩu như đầu tư và chỉ tiêu của chính
phủ, tạo ra sự gia tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ
trong nước Điều kiện cân bằng trên thị trường hàng hóa
(1 Ký hiệu iNFA bao gồm 2 phần: ¡ và NFA NFA là số dư tài khoản
dự trữ quốc gìa của tài sản nước ngoài ròng, nó có thề hoặc dương hoặc
Trang 14và dịch vụ trong nước với sự hiện diện của thương mại
Trang 15€ + I+ G do tổng chỉ tiêu trong nước về hàng hóa
và dịch vụ, bất kể nguồn gốc hàng hóa được sản xuất trong nước hay nhập khẩu VÌ vậy, cán cân thương mại
bằng chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hóa sản xuất trong nước và tổng chi tiêu trong nước về hàng hớa: -X —M = GDP - (C + 1+ G) (6) Lập luận một cách khác, điều kiện cân bằng có thể sử dụng định nghĩa về tiêu dùng: C=GNP-S-T-M (7) Thay (7) vao (5) va sử dung (4) ta có điều kiện cân bang : sau: (§ —D + (T—G) = (K - M - iNFA) (a)
Cân bằng kinh tế vĩ mô đạt được khi tiết kiệm tu
nhân ròng (5Š — cộng với tiết kiệm công cộng ròng
(T-G) bằng các số hạng trong ngoặc của vế bên phải (X
—M - iNFA) và được giải thích là cân đối tài khoản
vãng lai của cán cân thanh toán Lý thuyết về thiết lập và duy trì điều kiện này theo sức mạnh của thị trường
dẫn đến các lý thuyết về xử lý X, M và iNFA đồng thời
véi S, I, T va G
Con nhiều vấn đề nảy sinh phức tạp từ tính chất mở, cửa (xem hình 1-3) Trong thời kỳ mà các.nguồn thu nhập
và luồng chi tiêu được đo (thông thường hàng qúy hoặc
hàng năm), những thay đổi có thể diễn ra trong dự trữ
quốc gia về tài sản nước ngoài ròng (ANFA) Các hộ gia
đình có thể muốn giữ một số tiết kiệm hiện tại của họ hoặc của cải tích lũy được ra nước ngoài hơn là để lại
trong nước Cũng như wậy, khu vực kinh doanh, hoặc do
chính phủ đâm nhận, có thể vay được từ thị trường vốn
nước ngoài (tức là bán trái phiếu) Tất nhiên, những thay
Trang 16trực tiếp tới thị trường vốn trong 'nước
VíÍ dụ, riêng vốn nước ngoài vào (tức là ANFA < 0) sẽ
tác động làm giảm lãi suất trong nước Mặt khác, sự giảm riêng rẽ lãi suất trong nước (các điều kiện khác không đối) lại có thể làm tăng luồng tiền vốn ròng ra ngoài
(ANFA > 0) vì các chủ tài sản trong nước tỉÌm thấy thu
nhập cao hơn ở nước ngoài Như vậy, thay đổi được quan sát trong tỉnh hỉnh tài sản thực tế ở nước ngoài của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (một năm
chẳng hạn) có thể gắn với sự tăng hoặc giảm lãi suất
trong nước, phụ thuộc vào nguồn tác động của thị trường VÍ dụ này giúp minh họa tại sao một mô hỉnh đòi hỏi phải lựa chọn các mối quan hệ kinh tế giữa mức độ lãi suất và phương hướng chuyển động của vốn quốc tế
Lập luận trước đây của mô hình dựa vào ngân hàng
trung ương, nơi kiểm soát dự trữ tiền của quốc gia Các
phần sau sẽ giải thích cụ thể hơn cơ sở của cung tiền tệ bao gồm cả tài sản của ngân hàng trung ương Trong nền kinh tế mở, tài sản của ngân hàng trung ương gồm có cả _ tài sản trong nước (thường là các khoản nợ của chính
phủ) và tài sản nước ngoài (như nguồn dự trữ chính thức của nước ngoài), Vì vậy, theo minh họa ở hình 1-3, thay
đổi dự trữ chính thức của nước, ngoài (AR) ảnh hưởng
trực tiếp đến cung tiền tệ trong nước và cuối cùng ảnh
hưởng đến các điều kiện trên thị trường vốn
Tóm lại, mở cửa làm cho việc phân tích kinh tế vỉ mô trở nên phức tạp Sự tác động qua lại của thị trường sẽ thông qua thương mại quốc tế, liên kết tiền tệ và tài
Trang 17H- KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG - NGUYÊN NHÂN
: VÀ KẾT QUA
1- Khái niệm
Cân bằng thường được hiểu một cách đơn giản là sự "bằng nhau của cung và cầu
Thông thường, cung bằng cầu là kết quả, vi theo định
nghĩa, bất kỳ thứ gì được mua (cầu) thì được bán (cung)
"Tuy nhiên, điều gÌ đòi hỏi đối với cân bằng có phải là
cung bằng cầu (và đó là nguyên nhân), có nghĩa là mức
- ung mong muốn bằng mức cầu mong muốn? Khi điều
kiện này đạt được sẽ không có lực tác động trên thị trường
để thay đổi giá hiện có hoặc số lượng hàng hóa thương
mại Dó chính là nội dung của cân bằng
Phân biệt giữa sự bàng nhau theo nguyên nhân và kết
quả của cung và cầu được minh họa ở hình 1-4 Đồ thị
cung (Š) và cầu (D) trong hình 1-4 thể hiện các mức độ mong muốn của cung và cầu với mỗi giá cho các giá trị cố định của tất cả các thành phần khác của cung (chẳng
hạn tỷ lệ tiền lương W, vốn K ) và cầu (chẳng hạn thu
nhập quốc dân sử dụng Ÿ, thuế T )
Cân bằng trong hình 1-4 là giao điểm (po, qo) mà tại
đó có sự bằng nhau của cung và cầu theo nguyên nhân và kết quả
Giả sử thị trường ở trạng thái cân bàng và khi đó có một thay đổi xẩy ra đối với một trong số các biến ngoại sinh Ví dụ, tăng thu nhập Y Nếu giá không được tự do
điều chỉnh, cung mong muốn vẫn giữ ở điểm qo, trong
khi cầu mong muốn tăng lên đến q; Nếu mức sản lượng
Trang 18Cầu cần phải được thỏa mãn đầy đủ ở điểm q¿ chỉ khi cung tạo ra những điều chỉnh không có kế hoạch đối với
sản xuất của họ hoặc chính phủ can thiệp để cung vượt qua cầu Trong mỗi trường hợp cung bằng cầu là kết quả Tuy nhiên, khi có sự hạn chế vẫn tồn tại những thay đổi không mong muốn trong sản xuất, những thay đổi tủa
giá thị trường hoặc sự can thiệp của chính phủ (tức là mất cân bằng) Chỉ khi nào giá tăng tự do đến pị, làm
tăng cung mong muốn đến q¡ và giảm cầu mong muốn
đến cùng mức đó để có thể làm cho thị trường được gọi là cân bằng
Trang 19
9 Các đồng nhất thức dược tính toán với các điều
kiện cân bằng
Phân biệt giữa sự bằng nhau theo nguyên nhân và kết quả của cung và cầu là đặc biệt quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mô, tạo ra việc sử dụng rộng tãi số liệu
về thống kê tính toán thu nhập quốc dân và cân đối thanh toán Chúng ta biết thu nhập quốc dân được tính theo
công thức:
GDP =C+I+G+X—M
- Nhưng điều này không có nghĩa là nền kinh tế ở trạng thái cân bằng Điều này nẩy sinh từ lôgic khó giải thích được của kế toán kép và thực tế là số liệu phản ánh sự
tương thích theo kết quả giữa cung và cầu
Khi các hãng không có khả năng bán tất cả hàng hóa sản xuất của họ, họ cố gắng cộng các hàng hóa không bán được vào tồn kho, mà theo quy ước hạch toán thì được ghi vào khoản đầu tư Nếu tăng tồn kho không phù
hợp mong muốn thì các hãng sẽ hạ giá hoặc giảm sản xuất và việc làm trong thời kỳ tới Điều đó thể hiện thiếu
_ sự cân bằng cho dù tổng cung theo kết quả được xem là
bằng tổng cầu
- Tương tự, thống kê về cân đối thanh tốn ln chỉ ra
rằng:
X — M + iNFA — ANFA ~ AR = 0
Nhung điều đó cũng không có nghĩa là thị trường ngoại
tệ nhất thiết là cân bằng VÍ dụ, giả sử chính phủ muốn duy trì tỉ giá hối đoái cố định như hầu hết các chính phủ
khác đã làm từ cuối chiến tranh thế giới thứ II đến đầu
những.năm 1970 Diều này có thể thực hiện được trước
Trang 20cách hoặc phối hợp cả hai cách Trước hết, chính phủ có thể bát buộc những dân cư trong nước nộp tất cả ngoại „
tệ cho ngân hàng trung ương, sau đó ngân hàng trung ˆ ương sẽ phân phối từng phần ngoại tệ cho những người
có nhu cầu Tuy nhiên, biện pháp này sẽ vi phạm các điều
khoản trong hiệp ước của Quỹ tiền tệ quốc tế yêu cầu các
nước thành viên phải ngừng và bãi bỏ thực tế đó Thay
vào đó, nếu một nước muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố
định, họ phải tuyên bố mua và bán ngoại tệ với số lượng
không hạn chế ở mức tỷ giá muốn được duy trì, cho phép tư nhân được tự do chuyển đổi đồng tiền trong nước sang
ngoại tệ Như vậy, bất kỳ lúc nào mức độ mong muốn của cung và cầu ngoại tệ bị trệch đi, ngân hàng trung ương can thiệp bằng việc tăng nguồn cung từ nguồn dự
trữ ngoại tệ chính thức của mình và đáp ứng bất kỳ yêu cầu ngoại tệ tăng lên bằng việc rút từ nguồn dự trữ ra,
bằng cách đó làm giảm mọi sức ép đối với thay đổi tỷ giá _
hối đoái Khi chính phủ cố gắng điều chỉnh dự trữ để giữ cân bằng thanh tốn bên ngồi và giảm áp lực về tỷ giá hối đoái, thì thị trường ngoại tệ không thể nơi là cân bằng được Mặt khác, nếu chính phủ thả nổi để thị trường xác định một tỷ giá hối đoái làm cân bằng giữa cung và cầu thì có thể dự đoán chắc chắn rằng thị trường ngoại
tệ và những thống kê phản ánh cân đối thanh toán sẽ là
cân bằng OEE BaP
3 Cân bằng bộ phận và cân TH tổng thể
Như minh họa ở hỉnh 1-3, khuôn khổ của kinh tế học vi mô cơ bản bao gồm một: số thị trường như: thị trường
Trang 21ˆ
Phương trình (8) được xác định theo trạng thái về điều
-kiện cân bằng thị trường hàng hóa trong nước Tuy nhiên,
nó không thể hiện sự cân bằng trong toàn bộ nền kinh
tế, vì nó không nơi lên điều gì về sự cân bằng của các
thị trường lao động, thị trường tài sản trong nước hoặc
thị trường ngoại tệ Nếu bất kỉ trong số các thị trường
đó không cân bằng thì thị trường hàng hóa sẽ không duy trì được lâu sự cân bằng Ví dụ, giả sử rằng khi có lượng cung trái phiếu dôi lên thì các nhà kinh doanh và chính
X
phủ muốn bán nhiều trái phiếu ở mức lãi suất hiện thời ›, hơn lãi suất mà những người tiết kiệm trong nước và nước ngoài mong muốn Chác chắn, điều này sẽ tác động,
đẩy lãi suất lên cho đến khi mức cầu về trái phiếu tăng
lên và mức cung giảm xuống đủ để cung và cầu trái phiếu
-cân bằng Tuy nhiên, điều này chưa phải là kết thúc vì
điều chỉnh trên thị trường trái phiếu (thông qua việc nâng
lãi suất cao hơn) có thể sẽ gây ra sự giảm cầu đối với - hàng hóa trong nước Như vậy, đầu tư giảm xuống và tiết kiệm tăng lên, làm đảo lộn sự cân bằng trên thị trường hàng hóa Cùng lúc đó gần như sự cân bằng trên thị trường tiền tệ trong nước và thị trường ngoại tệ sẽ bị
phá vỡ do việc điều chỉnh trên thị trường trái phiếu Với lãi suất cao hơn, các hộ gia đình có thể muốn giữ một lượng tiền ít hơn làm đảo lộn cân bằng giữa cung và cầu
tiền tệ Hơn nữa, nếu những người tiết kiệm nước ngoài
thích ứng với lãi suất trong nước cao hơn thì cung ngoại
tệ có thể tăng theo, làm đảo lộn cân bằng trên thị trường này, những vấn đề khác cũng vậy
Trang 22Đó là: (S —D + (T — G) — (XK — M + iNFA) = 0 (thi truang hàng hớa) LẺ Lđ= 0 (thị trường lao động) B° = BỶ = 0 (thị trường trái phiếu) “M— M=0 (thị trường tiền tệ) X—M+iNFA - ANFA-AR=0 (thị trường ngoại hối)
Khi các điều kiện này đạt được đồng thời, chúng ta có
được cái gọi là "cân bằng kinh tế vỉ mô tổng thể" Khi phân tích cân bằng kinh tế vi mô, sự tác động qua lại và
tác động phản hồi từ tất cả các thị trường khác đều được
xem xét Việc phân tích cân bằng bộ phận là phù hợp nếu các tác động qua lại và phản hồi không quan trọng
Cho đến tận 20 hoặc 30 năm trở lại đây, người ta giả
thiết rằng, các vấn đề thanh tốn nước ngồi của một nước cần phân tích độc lập với trạng thái kinh tế vĩ mơ tồn bộ của nó Bởi vì, thương mại quốc tế và luồng tài
chính là một phần tương đối nhỏ trong toàn bộ hoạt động
kinh tế Đặc biệt ở Mỹ, cách tiếp cận cân bằng bộ phận
có vẻ phù hợp vÌ quá Ít yêu cầu liên quan đến phân tích cân bằng kinh tế ví mô tổng thể Ngày nay, do quan hệ
kinh tế quốc tế trở thành rất quan trọng, mọi người đều biết rằng giải quyết hầu hết các vấn đề kinh tế vĩ mô đòi hỏi phải có cách tiếp cận cân bằng bộ phận Đã có nhiều
ý kiến nổi bật về quá trình điều chỉnh kinh tế quốc tế
dựa trên phân tích cân bằng bộ phận Vì vậy, sẽ là hữu
ích khi chúng ta bát đầu nghiên cứu cơ chế điều chỉnh thanh toán quốc tế với cách tiếp cận cân bằng bộ phận
Trang 23chúng ta về việc phát triển mô hình kinh tế vi mô cân bằng tổng thể của một nền kinh tế mở
Nội dung của các phần này được bát đầu với sự phân
tích cân bằng bộ phận của thị trường ngoại tệ Bước tiếp
theo, sẽ giới thiệu thị trường hàng hóa trong nước và tác
động qua lại của nó với thị trường ngoại tệ Sau đó giới thiệu thị trường tiền tệ trong nước Sự tác động qua lại
của nó với thị trường hàng hóa trong nước và thị trường
ngoại tê được phân tích trong khuôn khổ của nền kinh tế mở của mô hình ISLM tương tự Cuối cùng, mô hình được
mở rộng có lưu ý đến các giả thiết khác nhau về điều
chỉnh thị trường lao động và còn đi xa hơn nữa với việc
xem xét các ý kiến về hàng hớa phi thương mai
Trong phân tích kinh tế vĩ mô có 2 giả thiết ban đầu quan trọng Thứ nhất, giá cả được giả thiết là giá cứng hoặc linh hoạt Thứ hai, tiền công cố định hoặc tăng lên
Hầu hết các phân tích kinh tế vi mô tách khỏi sự tăng
trưởng, nhưng giá cả có sự thay đổi tùy theo việc phân tích là ngắn hạn (giả thiết giá cố định) hoặc trung hạn (giả thiết giá biến đổi) Trong các phần này, chúng ta để việc phân tích dài hạn ở gần cuối, ở đó nghiên cứu các thành phần của các luồng vốn trong thời hạn dài, và mối quan hệ đối với tảng trưởng kinh tế Tất nhiên, vấn đề nợ nước ngoài và phát triển kinh tế sẽ được thảo luận
tiến tới xem xét một cách rõ nét cuộc khủng hoảng nợ
Trang 24CHUONG II
THI TRUONG NGOAI HOI
1 CACH TIEP CAN LINH HOAT DOI VOI VIEC PHAN
TICH CAN CAN THANH TOAN
⁄Z
1 Cách tiếp cận linh hoạt đối với thị trường ngoại
hối Luồng cung và cầu ngoại hối
Thị trường ngoại hối là nơi đồng tiền trong nước được
chuyển sang đồng tiền nước ngoài Tỷ giá hối đoái được
xác định như là giá của đồng ngoại tệ theo từng thời điểm
đối với đồng tiền trong nước mà qua nó có thể dễ dàng
quy đổi lại Cần lưu ý rằng, giảm giá trị của đồng tiền
trong nước là tăng tỷ giá hối đối vÌ nó làm tăng giá của
đồng ngoại tệ Đôi khi thấy đằng sau sự giảm giá trị đồng tiền là sự kéo tỷ giá hối đoái lên Một số nhà kinh tế thường nói về giá hàng hóa tăng lên (lạm phát) hơn là nói tới sự giảm giá tương ứng sức mua của đồng tiền,
thường nói một cách trực giác về việc tăng giá của ngoại
tệ hơn là về giảm giá tương ứng của đồng tiền trong nước
Trong mọi trường hợp, đây là tiêu chuẩn để xác định tỷ
giá hối đoái
Cung và cầu ngoại tệ có thể được hiểu như là một hàm của giá cả đồng tiền - tức tỷ giá hối đoái - cũng như giá cả của mọi loại hàng hóa Trừ trường hợp đặc biệt,
Trang 25nhân không phải việc kinh doanh dự trữ chính thức bởi
ngân hàng trung ương) Trong hình 2-1, đường cong cung và đường cong cầu trong trường hợp này được giả định đơn giản một cách thông thường đi lên hoặc đi xuống riêng biệt
Cách xử lý khác nhau đối với tỷ giá hối đoái phụ thuộc
vào chế độ: Tỷ giá hối đoái thả nổi hoặc tỷ giá hối đoái
cố định Dưới chế độ thả nổi thuần khiết, tỷ giá hối đoái
được tạo ra bởi sự cân bằng cung và cầu trên thị trường
tự do Giả sử tăng cầu ngoại hối, thì sự dịch chuyển đi
lên của đường cong trong hình 2-1 (a) từ D đến D, cớ
thể kéo theo sự dịch chuyển đi lên trong đường cầu ngoại
hối Ví dụ, từ việc tăng nhu cầu của nhập khẩu (ta sẽ xem xét) hoặc là từ việc tăng nhu cầu đầu tư đối với tài
sản ở nước ngoài chương V sẽ chỉ ra) Dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tăng nhu cầu đối với đồng ngoại tệ sẽ
gây ra tăng giá đồng ngoại tệ - tỷ giá hối đoái (hay là giảm giá trị của đồng tiền trong nước), đúng như tăng nhu cầu với hàng hóa, gây ra tăng giá hàng hóa
Với tỷ giá hối đoái cố định hay là tỷ giá hối đoái ổn
định, Ngân hàng Trung ương sẵn sàng đứng ra để mua
hoặe bán ngoại tệ ở mọi nơi mà tại đó cung và cầu riêng
lẻ không cân bằng ở mức tỷ giá cố định Tỷ giá hối đoái chính thức sẽ chỉ được xác định bởi cân bằng tuyệt đối của cung-và cầu riêng biệt
Theo nguyên tắc này, tăng cầu được minh họa trong hình 2-1 (b), có thể sẽ đạt được khi được đáp ứng bằng
Trang 26giữ nội tệ từ việc làm giảm giá trị đồng tiền bằng cách bao mua hết các nguồn cung ngoại tệ dư thừa Ngân hàng
trung ương tiếp tục hình thức này cho đến khi nó có tích
trữ ngoại hối (Ngân hàng trung ương của các nước khác
cũng có thể sử dụng đồng tiền của mỉnh để mua hết đồng
tiền trong nước, nếu nó muốn làm như vậy)
Khi đó, chính phủ có thể có những thay đổi chính sách để làm giảm thâm hụt Mặc dù vậy, các chính sách nói
chung dần dần cũng bị ảnh hưởng, do đó củng không thể giải quyết triệt để mức thâm hụt Nếu thâm hụt tiếp tục, Ngân hàng trung ương phải xuất dự trữ ngoại hối và bị sức ép bởi sự nâng đỡ đồng tiền trong nước Ngân hàng trung ương lúc đó phải làm cả hai biện pháp: Một là, đặt ra một tỷ giá hối đoái mới cao hơn mức mà tại đó Ngân hàng trung ương sẵn sàng đứng ra bán ngoại hối và hai là, ngừng các hoạt động ngoại hối và cho phép thị trường tự quyết định tỷ giá hối đoái
Cách lựa chọn thứ nhất dẫn tới làm mất giá đồng tiền, còn cách thứ hai dẫn tới trôi nổi đồng tiền
Ngoại hối phát sinh từ xuất 0à nhộp khẩu:
Cái gỉ xác định cung và cầu về ngoại hối? Có ba giả
thiết đưa ra lời giải đáp:
Giả thiết 1: Giả sử không cố nguồn vốn ròng nào (KA =0)
Như vậy, cung và cầu ngoại hối được quyết định hoàn toàn
bằng thương mại Nhiều kết quả trong phần này của cuốn
sách sẽ là đích thực nếu nơ được giả định rằng các nguồn
vốn là hằng số hoặc là các biến ngoại sinh khác 0 Trong
những năm 50, nguồn vốn phần lớn bao gồm các khoản
vay của Nhà nước (Thí dụ như kế hoạch Marshall) và đầu
Trang 27tố ngắn hạn như lãi suất Nguồn vốn đầu tư đưa vào đã trở nên quan trọng hơn trong những thập kỷ tiếp theo và chúng không phải là những biến ngoại sinh sơ khai
Hãy giả thiết rằng có hai loại hàng hóa được trao đổi: hàng hớa có khả năng nhập khẩu và hàng hóa có khả năng xuất khẩu Giả thiết thứ nhất đơn giản là cán cân thanh toán bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu
Giả thiết thứ 2: Dân cư trong nước chỉ nhìn nhận giá
cả được thể hiện bằng đồng tiền trong nước Trong trường hợp này những người tiêu dùng trong nước cho rằng nhu
cầu nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào giá của nhập khẩu tính
bằng đồng tiền trong nước Các hãng kinh doanh trong nước cung ứng hàng xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào giá hàng xuất khẩu tính bằng đồng tiền trong nước Tương tự, giả sử dân cư nước ngoài quan tâm vào giá được thể
hiện trong đồng ngoại tệ khi lựa chọn nguồn cung về nhập
khẩu cho nước mình (trong trường hợp về các Cơng ty nước ngồi) hoặc cầu để cho xuất khẩu của nuéc minh
(trong trường hợp của người tiêu dùng nước ngoài) Trong
thực tế, những thay đổi trong nhu cầu do có sự thay đổi trong thu nhập là không tính đến Giả thiết này xác định
đặc điểm cách "tiếp cận lính hoạt" đối với việc phá giá
đồng tiền (Xem hình 2-1)
Khi nhu cầu ngoại tệ dịch chuyển từ D tới D°, kết quả phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái Biểu đồ (a) miêu
tả tỷ giá hối đoái thả nổi Tăng giá ngoại tệ là sự cần thiết để cân bằng thị trường Biểu đồ (bì) miêu tả tỷ giá hối đoái cố định Ngân hàng trung ương có thể can thiệp bằng cách cung cấp lượng dư cầu theo tỷ giá cố định từ
Trang 28Giá ngoại te ($/E)
o- Số lượng ngoại tệ (&) 6 Số lượng ngoạc tệ (Ê)
Hình 2-1: Tăng nhu cầu ngoại tệ:
Giả thiết 3: Giả sử hiện tại để các hãng định giá, sau đó lại gặp thêm loại cầu mới (bổ sung), nói cách khác,
giả sử cung là co giãn vô hạn Giả thiết này có thể được coi như một trường hợp "Keynesian" đặc biệt miêu tả thực về thời kỳ ngắn hạn Diểm nổi bật của giả thiết 2 là giá của các hàng trong nước có nguồn cung cho xuất khẩu có
tính co giãn vô hạn, được định bằng tiền trong nước - gọi
là P Và giá của các hàng nước ngoài cung cấp khả năng
cho nhập khẩu của nước chủ nhà có thể được định bằng
ngoại tệ gọi la P* Giả thiết 3 là hợp lý và sẽ được dẫn
ra muộn hơn
Bằng giả thiết 3, mức sản lượng được xác định bởi
Trang 29một hàm giảm của giá nhập khẩu biểu thị bằng tiền trong nước, nó bằng giá qui định theo tiền nước ngoài nhân với
tỷ giá |
M = My (EP*)
Nếu một chiếc xe Rolls Royce gid la 20.000£ va tỷ
giá hối đoái là: 1,50 USD/£ Khi đó giá đối với Mỹ là
1,50 USD/£ x 20.000 = 30.000 USD My sé mua xe Rolls
Royce ít hơn khi giá đô la lên, qua đó phân biệt xem nó
là tỷ giá hối đoái hay là giá của đồng Pound thay đổi
Biểu đồ hình 2-2 là các giá trong các thời điểm của đồng
ngoại tệ Như vậy, đường cầu nhập khẩu được xác định
với một tỷ giá hối đoái đã cho E Nếu thay đổi E sẽ dịch chuyển toàn bộ đường cầu MD Nhu cầu đối với xuất
khẩu, Xp là hàm số giảm của giá cá được biểu thị bằng đồng ngoại tệ, nó là thương số giữa giá cả cố định theo đồng tiền trong nước với tỷ giá hối đối
X = Xp(P/®)
Nếu một chiếc xe Ford giá 15.000 USD và tỷ giá hối ˆ
đoái là 1,50 USD/£ Khi đó, giá ở Anh là 15.000 USD/(1.50 USD/£)=10.000 Người Anh sẽ mua xe Ford ít đi khi ` giá của đồng Pound lên Điều đó là do giá đồng đô la
tăng hay tỷ giá hối đoái xuống?
Sự phá giá đồng tiền, hay tăng tỷ giá E đều làm hạ
thấp giá xuất khẩu cho người nước ngoài, đó là sự di chuyển xuống dưới của đường cầu trong hình 2-2 (b) Tăng lượng nhu cầu xuất khẩu, Xp trong hình 2-2 (b), phá giá đồng tiền cũng làm tăng giá nhập khẩu lên đối với dân
cư trong nước, do vậy, nhu cầu của họ sẽ giảm xuống
Điều này được thể hiện trong hình 2-2 (a) toàn bộ đường cầu nhập khẩu dịch chuyển xuống dưới do sự thay đổi tỷ
Trang 30Bây giờ hãy xem xét thị trường ngoại hối Giả thiết 1
cớ nhu cầu ngoại hối trùng với mức nhập khẩu Trong
trường hợp không có sự vay mượn, ngoại tệ phải được
mua trên thị trường để thanh toán cho nhập khẩu Khoản chi nhập khẩu là số lượng hàng nhân với giá cả tính | bang
ngoại tệ `
Nếu nhập khẩu có thể được thanh toán “bing đồng tiền
trong nước (giả sử những người xuất khẩu nước ngồi
khơng được giữ nó, vì có thể là một nguồn vốn ròng, đúng
hơn là đưa tiền mặt trong nước vào thị trường ngoại hối)
thì lại làm tăng thêm nhu cầu về ngoại hối
Cung ngoại hối đồng nhất với thu nhập từ xuất khẩu Tất cả ngoại hối kiếm: được qua xuất khẩu được đưa vào thị trường ngoại hối Thu nhập xuất khẩu là số lượng xuất
khẩu nhân với giá đồng tiền nước ngoài Ngay cả khi xuất
khẩu thanh toán bằng đồng tiền trong nước, những người
nước ngoài cần phải dành được đồng tiền trong thị trường
ngoại hối để bổ sung vào nguồn cung ngoại tệ Như vậy,
nhu cầu ngoại tệ trước phá giá đồng tiền là PM (vùng
gạch chéo trong hình 2-2(a) ) và cung là (P/E)X, (vùng trong hình 2-20) ) Nguồn cung thực tế của ngoại hối là:
{P/) X - P`M- ee
Và nó cũng chính là cán cân thương mại được: đo bang đồng tiền nước ngoài TRỶ,
Điều kiện Marshall-Lerner:
Trang 31giá giảm số lượng nhập khẩu thực tế (số xe Rolls Royces
được nhập khẩu trong ví dụ) Và bởi vậy giá danh nghĩa
của chúng được cố định trong đồng tiền nước ngoài, số lượng ngoại hối chỉ tiêu trong nhập khẩu giảm đi một cách rõ ràng Vùng gạch chéo trong hình 2-2(a) co lại thực sự, nhân tố này đã đóng góp cho cán cân thương mại
Hai là, phá giá cũng làm tăng số lượng thực tế xuất khẩu
Yếu tố này trong thực tế cũng hỗ trợ cho cán cân thương - mại, và ba là, với một số lượng xuất khẩu cho trước thu
được ngoại tệ Ít hơn trước đây, bởi vÌ giá danh nghĩa của
chúng được định bằng đồng tiền trong nước Nhân tố này
làm tổn hại tới cán cân thương mại
_ Ảnh hưởng thực tế đối với thu nhập ngoại tệ do xuất khẩu là mơ hồ Kích cỡ của vùng gạch chéo trong hình
2-2(b) có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào độ co giãn
cầu xuất khẩu Nếu sự thay đổi cầu (nhân tố 2) là đủ nhỏ, thì thu nhập xuất khẩu sẽ giảm xuống thực su Dé là trường hợp độ co giãn của nhu cầu xuất khẩu phải hơn 1
Giả thiết thứ 4 bổ sung thêm cho yêu cầu của cách _ tiếp cận lính hoạt
Biểu đồ (a) chỉ ra rằng, lượng nhập khẩu sẽ giảm khi cố sự phá giá đồng tiền Biểu đồ (b) cho thấy sự phá giá đồng tiền sẽ nâng cao số lượng xuất khẩu như thế nào Những ảnh hưởng trong tiêu dùng nhập khẩu và thu nhập xuất khẩu được chỉ ra bởi các vùng gạch chéo của hình
Trang 32hở » Nhập khái tua bị Xuất kiđòù Biel
rà TEP yer, tA rn os ọ boy ` a a ` i * - No SA 1 4, ¡ + x
Hình 2-2 Ảnh hưởng của việc phá giá đồng tiền
trong thương mại
Giả thiết 4: Giả sử rằng nền Kinh-tế ban đầu cắn cân
thương mại (TB=0) ở mức cân bằng điều kiện Marsall: Lerner là điều kiện cần và đủ cho việc phá giá đồng tiền
để cải thiện cán cân thương mại hoặc để ổn định thị
Trang 33vai trò là giá của các hàng hóa nước ngoài ở điều kiện trong nước Điều kiện này là:
€, + €ụ >Ì
"Với €, và Gị¡, là độ co giãn của cầu xuất khẩu và nhập khẩu Ví dụ, nếu xuất khẩu có độ co giãn đúng bằng
1, mức phá giá đồng tiền để thu nhập từ xuất khẩu không
thay đổi theo đồng tiền nước ngoài (các nhân tố thứ 2 và
thứ 3 vừa được miêu tả ở phần trên), lúc đó, nếu như
cầu nhập khẩu có sự co giãn nào đơ, việc phá giá đồng
tiền sẽ làm giảm nhập khẩu xuống Nhờ đó, cán cân thương
mại cải thiện Mặt khác, nếu nhập khẩu co giãn hon 1 đơn vị và xuất khẩu không co giãn, hoặc độ co giãn của
cả hai lớn hơn 1/2, lúc đó nhân tố thứ 3 miêu tả trước
đây sẽ cao hơn hai nhân tố đầu, và cán cân thanh toán
ngoại thương sẽ lại được cải thiện
Su ban luận này nhằm vào cung và cầu ngoại hối,
nhưng nó có thể dễ dàng đề cập đến cung và cầu chuyển đổi đồng tiền trong nước Nhu cầu thuần túy cho việc
chuyển đổi trong nước là cán cân thương mại được biểu
thị theo đồng tiền trong nước _ _ TB = ETB’ = PXp (P/E) - EP * M)(EP*)
Tương tự theo hướng này, phá giá đồng tiền lại có một
ảnh hưởng liên quan tới cán cân thương mại Ñguyên nhân ở đây là nay mỗi một lượng nhập khẩu đã cho cầu
phải chí nhiều tiền hơn để mua (theo đồng tiền trong nước), do ảnh hưởng của việc định giá, thì số lượng thực
tế của nhập khẩu cũng tụt xuống Ảnh hưởng thuần túy
trong chỉ tiêu nhập khẩu biểu thị theo đồng tiền trong
nước là mơ hồ Giả thiết rằng, xuất phát điểm vẫn là vấn -
đề cán cân thương mại va diéu kién Marshall - Lerner ap
Trang 34Mô hình có thể được tổng quát hóa theo hai hướng
Thứ nhất, giả thiết 4 có thể được giãn ra, đặc biệt trong thực tế, một nước ít khi tiến hành phá giá, trừ phi nó bát đầu từ tình trạng thâm hụt cân đối thương
mại: TB < 0 hoặc EP*M >PX Khi đó tạo ra sự khác nhau là cán cân thương mại cố được đơ theo giá cánh kéo
giữa đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngồi hay khơng Nếu đo theo khuôn khổ của đồng tiền trong nước, điều kiện cần thiết cho việc phá giá đồng tiền để cải thiện cán cân thương mại phải được xem xét chặt chẽ hơn Độ co giãn có thể cao hơn các độ co giãn đã cho bởi điều kiện Marshall - Lerner Nguyên nhân kinh tế là trị giá
ban đầu của nhập khẩu M là tương đối lớn, nghĩa là ảnh
hưởng của tiêu dùng nhập khẩu được đánh giá là tiêu cực
Thí dụ độ cao co giãn xuất khẩu có thể cao bằng 1 và nếu độ co giãn nhập khẩu - ngay cả khi là dương thì cũng
không đủ cao để cán cân thương mại có thể tồi tệ hơn 10% giảm giá đồng tiền cố thể nâng lên 10% xuất khẩu, điều này đạt được thấp hơn nếu xuất khẩu ban đầu với số lượng nhỏ, trong khi thanh toán nhập khẩu tăng lên
10% Day là một trong những nguyên nhân vÌ sao các
nước duy trì thâm hụt, khi mà họ xúc tiến quỹ tiền tệ quốc tế cho phá giá, họ khiếu nại rằng độ co giãn của họ là quá thấp để phá giá một cách thành công Nó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao Mỹ đã không cải thiện được thâm hụt ngoại thương, trong những năm đầu
tiên sau khi đồng đô la đạt tới đỉnh của nó vào những
năm 1985
Thứ hai đòi hỏi nới rộng giả thiết 3 — đó là có những công ty có độ co giãn cung vô hạn Hình 2-3 minh họa trường hợp chung này Giá cả không phải là một cái gỉ
Trang 35dịch chuyển đường cầu nhập khẩu và đường cung xuất khẩu (đường nằm ngay trong hình 2-2) xuống Hơn nữa, cốt lõi thực sự của vấn đề là tiêu dùng nhập khẩu giảm xuống, những ảnh trong thặng dư xuất khẩu là mơ hồ Từ mỗi số lượng đã cho về xuất khẩu chuyển thành một giá trị nhỏ hơn khi biểu thị theo đồng ngoại tệ Vì thế,
cơ sở kết luận là giống nhau, nhưng điều kiện ràng buộc cần thiết cho cán cân thương mại được cải thiện là độ co
giãn bao gồm cả cung và cầu là như nhau
Thục chất "cân bằng bộ phận" của cách tiếp cận linh hoạt Theo "lý thuyết cân bằng tổng quát", cầu của người tiêu dùng không phải là hàm của giá danh nghĩa, mà là hàm của giá tương đối và thu nhập thực tế
"Cân bằng không hoàn toàn" là cân bằng trong đó một
vài biến số quan trọng được giữ cố định Thí dụ, tăng cầu
cho xuất khẩu của đất nước dẫn đến tăng thu nhập thực tế, vì thế cầu nhập khẩu cũng tăng theo nhưng trong mô
hình độ co dan này thì không đề cập đến ảnh hưởng này
Rõ ràng lý thuyết tiền phụ thuộc vào độ lớn của mức có
giãn xuất, nhập khẩu Phải chăng, trong thực tế chúng
đủ lớn để phá giá đồng tiền nhằm cải thiện cán cân thương
mại? Chính thời gian này nó phải quay về thực nghiệm
kiểm chứng lại ˆ
Sự linh hoạt của chủ nghĩa bi quan
Vào những năm 1940, một quan điểm được hiểu như là sự linh hoạt của chủ nghĩa bi quan trỗi dậy, cho thấy
sự linh hoạt thương mại thực sự còn quá thấp để có thể thỏa mãn điều kiện Mashall-Lerner Nhiều nhân tố đã ủng
Trang 36cải thiện cán cân thương mại theo tỷ giá cố định cũng là điều kiện cần thiết để ổn định thị trường ngoại hối theo
tỷ giá thả nổi Vì thế, sự biến đổi cao của tỷ giá hối đoái hình như ám chỉ sự hạ mức biến đổi thương mại xuống Nhiều nước theo tỷ giá hối đoái cố định đã tạo ra cán
cân thương mại của họ thực sự xấu đi sau việc phá giá
Trang 37Việc phá giá đồng tiền có thể làm giá cả hạ xuống khi
biểu thị theo đồng tiền nước ngoài Biểu đồ (a) chỉ ra ảnh hưởng đến nhập khẩu và (b) chỉ ra ảnh hưởng đến xuất
khẩu
Cả hai quan điểm này rất phổ biến trong thời kỳ tỷ giá thả nổi Quan điểm thứ hai nhận được một sức ép
mới khi dầu lửa được coi là một hàng hơớa đặc biệt trong
nhập khẩu của nhiều nước sau năm 1973 Vì nhu cầu đối với dầu lửa tương đối ổn định trong thời kỳ ngắn, nhiều
nước nhỏ đã phát hiện ra rằng: Phá giá tiền trong nước đối với đồng đô la sẽ nâng giá hối phiếu nhập khẩu dầu
- lửa lên tương ứng khi được tính theo đồng tiền trong
nước, như vậy làm hại đến cán cân thương mại của họ
Khi một nước tới vay mượn tiền ở quỹ tiền tệ quốc tế, ở
các ngân hàng hoặc những nơi cho vay khác, họ thường đòi hỏi các nước đi vay phải phá giá đồng tiền của nước
mình Nước đi vay thường tranh luận rằng: độ co giãn
quá thấp cho việc thực hiện phá giá đồng tiền Hơn nữa, khi đồng đôla bát đầu phá giá vào tháng 3 - 1985 và cán
cân thương mại của Mỹ đã không được cải thiện trong suốt hai năm tiếp theo, nhiều lập luận cho rằng, độ co
giãn quá thấp vì thế điều kiện Marshall - Lerner không
duy trì được nữa
Nhân tố 3 hỗ trợ một cách cơ bản cho lý thuyết trên ước lượng tương đối sớm rằng, độ co giãn cầu đã hạ thấp
xuống, thường xuyên nhỏ hơn một nửa, bởi vậy có một số vấn đề về những ước lượng này Chúng ta hãy cùng nhau xem xét
Những khó khăn uề lượng hóa trong kinh té
Trang 38số trong phương trình, biểu thị tỷ lệ phần trăm thay đổi của nhập khẩu (hoặc xuất khẩu so với sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong giá tương đối Như vậy, hệ số co giãn được ước lượng bằng một đường thẳng dựa vào một chuỗi dữ kiện số liệu theo thời gian, thông qua phương pháp
hồi quy bình phương nhỏ nhất (QSL) nhu trong hinh 2-4
(Dường thẳng được tạo lập sao cho tổng các bình phương
là nhỏ nhất giữa các điểm với đường thẳng) Bởi vậy một
trong bốn khó khăn của kinh tế lượng với thuật toán này có thể kể đến là độ co giãn có hệ số tiến tới không(0)
Khó khăn đầu tiên là "khuynh hướng đồng thời" OLS
(phương pháp bình phương nhỏ nhất) ước lượng đường
cong cầu mà không tính đến sự tồn tại đồng thời của đường cung Việc quan sát cho thấy các điểm tồn tại giao
điểm của hai đường cong Khi dịch chuyển các đường cong, thì giao điểm được quan sát cũng chuyển đời Nếu đường
cong cung dịch chuyển trong khi đường cong cầu vẫn đứng yên, thì các điểm sẽ vạch ra đường cong cầu, nếu xảy ra
ngược lại các điểm có thể đi theo đường cong cung Trơng việc tạo lập đường thẳng để quan sát các điểm dự' kiến, đường cong cung có thể dự kiến theo độ dốc dương Cũng dé dang nhu vậy với đường cong cầu Kết quả mong đợi
Tà độ dốc âm, hơn nữa, một vài điểm chưa biết của hai đường cong sẽ được dự kiến ở vùng nằm giữa hai khoảng
đó a
Khó khăn thứ hai là sai số trong đo lường các biến số Nhược điểm của việc đo lường giá cả là rất phổ biến trong ngoại thương Ví dụ, những nhà nhập khẩu ở một số nước được dùng hóa đơn báo cáo sai giá nhập khẩu của họ, làm
như vậy để giảm đến mức thấp nhất thuế nhập khẩu mà
Trang 39người xuất khẩu phải trích trả lại phần ngoại tệ của họ kiếm được cho Nhà nước, nhưng những nhà xuất khẩu có thể báo cáo giá của họ thấp đi và như vậy họ đã giữ lại một số ngoại tệ hiếm hoi cho bản thân họ Nghĩa là những sai lệch khác nhau về số liệu giá cả đã mang lại nhiều
khó khăn trong nhận biết các mối quan hệ
Khó khăn thứ ba vấn đề gộp nhóm, gộp nhóm tất cả các hàng hóa với nhau, trong khi tiêu chuẩn thực tế trong
kinh tế vi mô là xây dựng ra các phương pháp tính toán đối với các hàng hớa khác nhau có độ co dãn khác nhau
Thí dụ các sản phẩm nông nghiệp và khoáng chất có xu
hướng co giãn chậm và giá biến đổi cao Ước lượng OLS
cho thấy, hàng hóa trọng lượng nặng hơn thường có giá
cả thay đổi nhiều hơn trong thời kỳ chọn mẫu Và vi thế
nghiêng về lượng trung bình trong việc định giá
Kho khăn thứ tư là thời gian Một vài nghiên cứu chỉ
đo lường mối quan hệ các độ co giãn trong thời gian ngắn
Nhưng có nhiều chứng cứ phong phú đưa ra khẳng định
rằng nhân tố thời gian là quan trọng Các độ co giãn cao hơn trong thời gian dài làm cho điều kiện Marshall-Lerner có thể được giữ vững lâu hơn, thực thi nhiều bơn
_ Đường cong J:
Nghiên cứu về độ trễ của nhu cầu nhập khẩu tương ứng với những thay đổi trong quan hệ giá cả cho thấy, chỉ vào khoảng 50% toàn bộ số lượng được điều chỉnh xẩy
ra trong ba năm đầu và 90% trong năm năm đầu VÍ dụ,
Trang 40lục trong nam này, gần như gấp đôi năm 1983 và gấp
đôi năm 1984 Mức độ to lớn của những thâm hụt này
do nguyên nhân trước tiên là tiếp tục nâng giá đồng đô
la Đồng đô la lên đến tột đỉnh vào tháng 3 năm 1985, và sau đó sụt giá suốt ba năm tiếp theo; do những độ trễ
này, ảnh hưởng đến số lượng xuất khẩu, nhập khẩu không được vạch ra cho tới cuối năm 1986 Và ảnh hưởng của
đồng đô la trong cán cân thương mại không được vạch ra
cho tới cuối năm 1987
Trong trường hợp đồng đô la được đánh giá cao vao
thời kỳ 1981-1985, và giảm giá vào thời kỳ 1985-1988,
trái ngược với giả thiết ban đầu, giá đô la xuất khẩu
không đáp ứng ngay lập tức hay đầy đủ tỷ giá hối đoái
Những người nhập khẩu lại thích thay đổi tỷ giá hối đối
ngay thơng qua giá nhập khẩu
Hình 2-4: Dánh giá của hàm nhu cầu nhập khẩu bằng OLS (thuật toán hồi quy bình phương nhỏ nhất) tạo dựng
một quan hệ tỷ lệ tới đữ kiện Trường hợp này đánh giá ˆ
nhu cầu nhập khẩu là rất nhậy cảm với giá cả trong từng thời điểm của đồng tiền trong nước
"Vì ngay đầu tiên họ đã nhận được phần lợi nhuận tăng
thêm do có sự khác biệt nhiều giữa giá của đồng ngoại tệ và giá của đồng tiền trong nước Việc cho phép thông qua giá nhập khẩu đã tăng thêm độ trễ ở thời điểm ban đầu ngay trước khi độ co giãn có thể tham gia vào Trường
hợp của Mỹ là khác thường, ở đó chỉ một phần nhỏ của
tỷ giá hối đoái thay đổi theo hướng thông qua giá nhập
khẩu
Do một số nguyên nhân, độ co giãn nhu cầu tăng lên suốt một thời kỳ và số lượng nhu cầu đáp ứng thấp xuống,