Quan hệ mua bán hàng hoá là một quan hệ quan trọng trong giao lưu thương mại
1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 6.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 10 7.Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 11 A. Mở đầu. Quan hệ mua bán hàng hoá là một quan hệ quan trọng trong giao lưu thương mại.Trong quan hệ này các chủ thể chịu sự ràng buộc với nhau về mặt pháp lý thông qua một hợp đồng, đó chính là hợp đồng mua bán hàng hoá. Để điều chỉnh hợp đồng này, hiện nay ở Việt Nam có nhiều văn bản luật khác nhau nhưng quan trọng và chủ yếu nhất là Luật thương mại 2005.Tuy nhiên qua một thời gian dài áp dụng, luật thương mại đã bộc lộ một số điểm còn hạn chế, thiếu sót. Bên cạnh đó, trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, để theo kịp tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, đòi hỏi chũng ta phải có một nền kinh tế thị trường tự do, năng dộng, sáng tạo và nhạy bén. Trên cơ sở đó , vấn đề nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật để tạo khung pháp lý phù hợp điều chỉnh các hoạt động 1 thương mại, trong đó có hoạt động mua bán hàng hoá là một điều hết sức cần thiết. B. Nội dung. I. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều 3 – Khoản 8 – Luật Thương mại 2005 có đưa ra định nghĩa mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hòa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thành toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản nên nó mang bản chất của hợp đồng nói chung đó là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Dù là mua bán tài sản trong dân sự hay mua bán hàng hóa trong thương mại thì bản chất của nó cũng không có gì đổi khác mà vẫn có nội dung là: người bán phải giao đối tượng được bán và quyền sở hữu đối tượng đó cho người mua và nhận tiền, còn người mua thì nhận đối tượng được mua và trả tiền. Luật thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng chúng ta có thể xác định hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại dựa vào quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Từ đó cho thấy hợp đồng mua bán tài sản trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Một hợp đồng mua bán có thể là thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai.Bất cứ khi nào một người mua hàng hóa bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hóa thì khi đó hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa. 1 1 Từ điển luật học 1 II. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa. 1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Trước hết, để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa có tính hợp pháp hay không thì việc xác định tư cách chủ thể của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa là việc hết sức quan trọng. Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân hoặc ít nhất một bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân 2 . Theo quy định của luật thương mại năm 2005,thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng kí kinh doanh. Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng kí kinh doanh sẽ được coi là thương nhân. Thương nhân bao gồm có thương nhân Việt Nam và thương nhân thương nhân nước ngoài có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thế khác, việc xác định tư cách thương nhân của thương nhân nước ngoài phải căn cứ theo quy định pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Ngoài chủ thể là thương nhân ,các tổ chức,cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.Khác với bên là thương nhân,bên không phải là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực hành vi để tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật.Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo lụât thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng luật thương mại 3 . 2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo quy định của Luật thương mại, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Hàng hóa là những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn nhu cầu của con người. Hàng hóa có thể là vật, là sức lao động của con người, là các quyền tài sản. Dưới góc 2 Xem Điều 47 – Luật Thương mại 2005 3 Giáo trình Luật Thương mại – Tập 2 – tr 19 1 độ kinh tế,hàng hóa được phân thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình; dưới góc độ pháp luật,hàng hóa được phân thành động sản và bất động sản. Với quy định như vậy của luật, có thể hiểu, những tài sản không được Luật thương mại coi là hàng hóa thì cũng không được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại. Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế(như hiệp định thành lập khối thị trường chung Châu Âu,công ước viên năm 1980 về mua bán hàng hóa…), hàng hóa là đối tượng có thể mua bán trong thương mại bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản là:có thể đưa vào lưu thông và có tính trao đổi,mua bán.Công ước viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế chỉ loại trừ đối với việc mua bán chứng khoán,giấy bảo đảm chứng từ và tiền lưu thông,điện năng,phương tiện vận tải đường thủy,đường hàng không… 4 Khoản 2 - Điều 3 luật thương mại năm 2005 đã mở rộng quy định hàng hóa. Theo đó,hàng hóa bao gồm tất cả các động sản,kể cả động sản hình thành trong tương lai; và các vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, khái niệm về hàng hóa vẫn còn có sự hạn chế, chúng ta dễ dàng nhận thấy hàng hóa chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình. Như vậy,các loại tài sản vô hình khác như quyền sử dụng đất,quyền sở hữu trí tuệ…chưa được thừa nhận là hàng hóa.Trong khi các văn bản khác như bộ luật dân sự, luật đất đai năm 2003 quy định người có quyền sử dụng đất đươc quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp…thậm chí thừa nhận trên thực tế sàn giao dịch về quyền sử dụng đất. Như vậy, không phải mọi loại hàng hóa đều được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại mà chỉ những hàng hóa bằng hiện vật theo quy định của Luật thương mại và được phép kinh doanh mới là đối tượng của hợp đồng. Chính vì thế, khi các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa cần phải xem hàng hóa mà mình định mua hoặc bán là cái gì, có thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 4 Giáo trình Luật thương mại – Tập II – tr 20 1 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện hay không. 3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân thủ theo hình thức đó. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải được thể hiện bằng văn bản, phải được chứng nhận của công chứng nhà nước, chứng thực, đang ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ theo những quy định đó 5 . Hình thức vănbản bao gồm cả điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu 6 và các hình thức khác tương đương. Ví dụ như theo quy định tại Khoản 4 – Điều 81 – Luật Thương mại 2005 có quy định thì hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản 7 . Nếu một hợp đồng không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức, hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu. Cùng với việc pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới không có những quy định quá khắt khe về hình thức của hợp đồng và sự tồn tại của nhiều hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất đảm bảo quyền lợi của mình, và việc tuân thủ hình thức hợp đồng bắt buộc sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có cho các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. 4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập quyền và nghĩa vụ của họ trong việc mua bán. Do đó, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết là những điều khoản do các bên thỏa 5 Xem thêm Điều 24 – Luật Thương mại 2005 6 Xem Khoản 15 – Điều 3 – Luật Thương mại 2005 7 Xem thêm Khoản 4 – Điều 81 – Luật Thương mại ở phần phụ lục. 1 thuận. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng phát sinh chủ yếu từ những điều khoản mà các bên thỏa thuận đó. Vì vậy mà các bên thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng càng rõ ràng bao nhiêu thì càng thuận lợi trong việc thực hiện hợp đồng bấy nhiêu. Trong thực tế rất nhiều vụ việc có hậu quả đáng tiếc khi mà các bên trong hợp đồng không có những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ dẫn tới tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, gây ra những thiệt hại không cần thiết cho các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, pháp luật không giới hạn các điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau. Pháp luật chỉ quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng hoặc các điều khoản mang tính khuyến nghị để định hướng cho các bên trong việc thỏa thuận. Nội dung của hợp đồng trước hết là những điều khoản mà các bên phải thỏa thuận được với nhau. Điều 402 Bộ luật dân sự cũng chỉ quy định các bên “có thể thỏa thuận”mà không đòi hỏi phải thỏa thuận những nội dung chủ yếu nào.Mặc dù nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể xác định được dựa trên những quy định mang tính khuyến nghị, định hướng của pháp luật, thói quen và tập quán thương mại, nhưng trong điều kiện nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế, thì điều này tiềm ẩn những nguy cơ pháp lý, những tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta hiện nay. Trên cơ sở các quy định của bộ luật dân sự và luật thương mại, xuất phát từ tính chất của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, có thể thấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm : đối tượng,chất lương,giá cả,phương thức thanh toán,thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Mặc dù nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận,nhưng trong mọi quan hệ hợp đồng nói chung và trong quan hệ mua bán hàng hóa nói riêng, các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản mà các bên thỏa thuận mà 1 còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật. Ví dụ, các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản bồi thường thiệt hại cho nhau khi một bên vi phạm hợp đồng,nhưng bên vi phạm hợp đồng vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường nếu việc vi phạm đó gây thiệt hại cho bên đối tác. Như vậy, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ là các điều khoản do các bên thỏa thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều khoản do các bên không thỏa thuận nhưng theo quy định của pháp luật các bên có nghĩa vụ phải thực hiện. 5. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ nhất định. Như vậy, muốn ký kết được hợp đồng các bên phải thỏa thuận với nhau về một số vấn đề cụ thể đủ để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia. Sự tồn tại của một thỏa thuận là yếu tố cơ bản để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một hợp đồng. Để đạt được sự thỏa thuận, các bên phải bày rõ ý chí bằng các trao đổi ý kiến với nhau để đi đến sự thống nhất ý chí. Trong Luật Thương mại 2005 các vấn đề về giao kết hợp đồng mua bán hang hóa không được quy định cụ thể, vì vậy các quy định của Bộ luật dân sự 2005 sẽ được áp dụng đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. a, Đề nghị giao kết hợp đồng. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào hàng. Chào hàng là một quy định được thừa nhận trong các thông lệ quốc tế về mua bán hàng hóa 8 .Theo Điều 390 bộ luật dân sự “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chị sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã xác định được cụ thể. Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi pháp lý đơn phương của người đề nghị, là việc một bên bày tỏ ý chí của mình muốn giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với một hoặc một số người cụ thể và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên được xác định cụ thể đó. 8 Xem thêm Điều 14 – Công ước Viên 1980 “Chào hàng là đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người được gọi là đơn chào hàng, nếu đề nghị đó đã rõ ràng và thể hiện ý định đặt quan hệ trong trường hợp được sự chấp nhận của người chào hàng” 1 Đề nghị giao kết hợp đồng có thể do bên bán hoặc bên mua đưa ra. Bộ luật dân sự 2005 cũng như Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, tuy nhiên có thể dựa vào quy định về hình thức của hợp đòng mua bán theo Điều 24 - Luật thương mại để xác định hình thức của đề nghị hợp đồng theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này. Pháp luật cũng không quy định cụ thể về nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng qua thực tế, có thể thấy được trong bản đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển cho một hoặc một số người nhất định bao gồm những nội dung chủ yếu như đối với nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa như đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán, thủ tục ký kết… Trong mua bán hàng hóa đề nghị giao kết hợp đồng gắn liền với trách nhiệm của người đề nghị, nên yếu tố đề nghị giao kết hợp đồng phải đuợc chuyển cho một hoặc nhiều người xác định là rất quan trọng. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thường được bên đề nghị ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Khoản 2 - Điều 391 bộ luật dân sư quy định (i) đề nghị được chuyển đến nơi cu trú (bên được đề nghị là cá nhân)hoặc trụ sở của bên được đề nghị (nếu là pháp nhân) (ii) đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; (iii)bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực,nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành và có giá trị ràng buộc các bên. Nếu các bên không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng theo những căn cứ quy định tại Điều 392 – Bộ Luật dân sự 2005 ( Xem thêm trong Phụ lục ). 1 b, Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị chuyển cho bên đề nghị chuyển cho bên đề nghị việc chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu trong đè nghị giao kết hợp đồng. Về vấn đề này Điều 18 - Công ước viên 1980 cũng quy định rõ: “Tuyên bố,hành động nào đó cảu người được chào hàng được thể hiện sự đồng ý với đơn chào hàng được gọi là việc chấp nhận. Thái độ im lặng hoặc không hành động không phải là việc chấp nhận nhận dơn đặt hàng”. Như vậy chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi đó là hành vi hành động mang tính tích cực của đối tác trong giao dịch mua bán hàng hóa. Không thể coi là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không có biểu hiện nào ra bên ngoài để cho người đề nghị biết là mình đồng ý toàn bộ đề nghị giao kết hợp đồng 9 . Việc thỏa thuận để đi tới giao kết một hợp đồng mua bán hàng hóa không phải là một việc đơn giản, tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc của các bên, chính vì lý do đó, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các bên có thể tiến hành giao kết hợp đồng, pháp luật vẫn cho phép các bên giao kết hợp đồng khi bên gửi đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị quá hạn. Trong trường hợp này, việc trả lời đề nghị quá hạn được coi như là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Cũng như vậy, trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có điều kiện sửa đổi một số nội dung của đề nghị thì hành vi đó được coi là từ chối đề nghị và hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mới. c, Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc xác định thời điển giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩ quan trọng trong việc khẳng định sự tồn tại của hợp đồng,là cơ sở để xác định phát sinh quyền và nghĩ vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Về nguyên tắc chung, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Bên cạnh đó luật dân sự cũng có quy định thời điểm xác lập 9 http://www.vneconomy.net 1 hợp đồng mua bán hàng hóa tùy thuộc vào cách ký kể hợp đồng là ký trực tiếp hay ký gián tiếp. Theo quy định tại Điều 404 – Bộ luật Dân sự 2005 ( Phụ lục ) thì hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết vào thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng đối với cách ký trực tiếp hoặc thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo của bên được chào hàng chấp nhận toàn bộ các điều kiện ghi trong chào hàng đối với cách ký gián tiếp. 6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng. Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận của các bên đều được pháp luật thừa nhận mà chỉ những thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật mới làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Luật Thương mại không đề cập trực tiếp đến vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì vậy, muốn xem xét đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng này cần căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự, các quy định về năng lực chủ thể, tính hợp pháp của nội dung và mục đích của hợp đồng, hình thức của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Thứ hai, người giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người đại diện hợp pháp của các bên. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán,tại điều 145 BLDS, theo đó ngươi không có quyền đại diện giao kết, thực hiện mua bán sẽ không làm phát sinh quyền,nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không vi phạm điều cấm của pháp luật,không trái với đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán phải là hàng hóa được kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật. Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết không trái với các nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật. [...]... trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi cho các bên,bảo đảm tin cậy lẫn nhau; - Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ich hợp pháp của người khác 8 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa a, Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa + Có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa : Khi hợp đồng mua bán hàng hóa đã có hiệu lực thì... thiệt hại b, Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa + Buộc thực hiện đúng hợp đồng “là vi c bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.” – Điều 297 – Luật Thương mại 2005 Bản chất của hình thức chế tài này là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán phải tiếp tục thực... và phạt vi phạm như quy định tại Điều 299 + Phạt vi phạm hay còn gọi là phạt hợp đồng là vi c bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền do vi phạm trả hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các truờng hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm Đây là biện pháp chế tài đánh vào tài chính của các bên, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định do pháp... năm,hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.Để hợp đồng mua bán có hiệu lực,nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận ( quy định tại Điều 24 – Luật Thương mại 2005 ) Có thể nói một trong những vần đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa là... phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và cả chế tài bồi thường thiệt hại + Tạm ngừng thực hiện hợp đồng mua bán là vi c một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán Căn cứ để một bên có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng là xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm hợp đồng. .. không quy định vi c tạm ngừng nàu sẽ kéo dài trong bao lâu, khi nào hợp đồng được tiếp tục thực hiện ? Đây là một khoảng trống của luật cần được bổ sung Đình chỉ vi c thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là vi c một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mua bán, khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng ( Điều... với đình chỉ hợp đồng, có chăng chỉ khác nhau về hậu quả của vi c hủy và đình chỉ hợp đồng, đó là khi bên bị vi phạm tuyên bố hủy hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kêt, nếu còn bị vi phạm tuyên bố đình chỉ thực hiện hợp đồng thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm bên kia nhận được thông báo C Kết luận Qua một số vấn dề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa đã được thể... áp dụng khi hành vi vi phạm gây ra thiệt hại thực tế;hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (xem Điều 303 Luật thương mại) Về nguyên tắc, bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra cho bên bị vi phạm Tuy nhiên những khoản thiệt hại đòi bồi thường phải nằm trong phạm vi không quá 8% giá trị hợp đồng được pháp luật... bị vi phạm Nếu bên vi phạm giao hàng còn thiếu thì phải giao cho đủ Nếu giao hàng không đúng chất lượng thì phải sửa chữa hoặc giao hàng khác thay thế Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng hóa khác chủng loại để thay thế nếu không đựoc sự chấp thuận của bên bị vi phạm và bên vi phạm phải chịu mọi phí tổn phát sinh Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là có hành vi vi phạm hợp đồng. .. Điều 51, bên mua có bằng chứng về vi c bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó .Vi c tạm ngừng thanh toán của bên mua có thể được hiểu là bên mua tạm ngừng thực hiện hợp đồng Như vậy, trong thời gian bên mua áp dụng chế tài buộc bên bán thực hiện hợp đồng, bên mua vẫn có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng chứ . Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. a, Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. + Có hành vi vi phạm hợp đồng mua. thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. + Buộc thực hiện đúng hợp đồng “là vi c bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng