Xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị sản xuất Thực trạng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 46 - 49)

III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP:

7. Xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng phát triển hiện nay. Văn hoá doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thế nào là một doanh nghiệp có văn hoá (hay văn hoá mạnh) và thế nào là một doanh nghiệp thiếu văn hoá (hay văn hoá yếu)? Đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra những tiêu chí, những hệ tiêu chí khác nhau để đánh giá văn hoá doanh nghiệp; nhưng tựu chung lại, một doanh nghiệp được coi là có văn hoá mạnh, văn hoá thúc đẩy năng lực cạnh tranh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

-Một là, kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận, có tăng trưởng kinh tế cao; đây là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể thực hiện được các mục tiêu chăm lo đời sống vật chất cho người lao động và thực hiện các nghĩa vụ xã hội;

- Hai là, xây dựng được cơ cấu tổ chức phù hợp, cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp minh bạch, hợp lý, có tác dụng, khuyến khích, động viên tích cực và sáng tạo của người lao động.

- Ba là, xây dựng được tập thể lao động (bao gồm cả cán bộ quản lý và công nhân, cả chủ và thợ) đoàn kết, hợp tác, có tinh thần tương thân tương ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng chung hưởng thành quả của doanh nghiệp, cùng chia sẽ khó khăn, cùng chung sức xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển, coi doanh nghiệp là gia đình lớn của mình;

- Bốn là, tuân thủ pháp luật, có đạo đức và văn hoá trong kinh doanh, tôn trọng khách hàng và có ý thức bảo vệ môi trường, thân thiện với thiên nhiên.

Mỗi doanh nghiệp có thể dựa vào những yêu cầu này để tự đánh giá VHDN của mình đang ở mức nào, yêu cầu nào còn chưa đảm bảo để có kế hoạch, biện pháp thực hiện, bổ sung, hoàn chỉnh. Một doanh nghiệp có văn hoá sẽ có ưu thế hơn những doanh nghiệp thiếu văn hoá trong thu hút nguồn nhân lực, thu hút được những người có tâm, có tài về với mình, động viên được sức mạnh tinh thần (điều này nhiều khi còn lớn hơn cả sức mạnh vật chất) để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp nếu tất cả đều có mục tiêu chung phù hợp thì doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh, còn nếu mỗi người có một mục tiêu thì doanh nghiệp đó sẽ không phát triển được. Xây dựng VHDN chính là để xác định mục tiêu chung và thực hiện các giải pháp để mục tiêu chung đó trở thành hiện thực.

Giải pháp cho ngành công nghiệp hỗ trợ: Tạo đòn bẩy cho CNHT vươn lên

Dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành hàng xuất khẩu vừa được Bộ Công Thương xây dựng xong, trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Theo đó, các cơ chế, chính sách cần thiết để phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt phục vụ các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực: dệt – may, da - giầy, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo đã được đề ra. Đó là các ưu đãi về đầu tư, phát triển thị trường, về khoa học - công nghệ, về hạ tầng cơ sở, về đào tạo nguồn nhân lực, về thuế. Trong đó, đáng chú ý là các doanh nghiệp trong những lĩnh vực này sẽ được hỗ trợ vay tối đa 85% tổng vốn cố định từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, cơ chế và lãi suất vay theo quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp được xem xét, áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời hạn 15 năm, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo.

Theo một số chuyên gia, bên cạnh các ưu đãi của Nhà nước, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá trong hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản.

Đó là những công ty có trình độ kỹ thuật cao và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chỉ có đa dạng hoá liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư thì các doanh nghiệp Việt Nam mới là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất toàn cầu.

Trước mắt với những chi tiết tương đối dễ gia công, chế tạo, các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng đảm nhận được ngay và trong tương lai công việc đó sẽ chuyển sang cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện cả nước có khoảng 30 ngành kinh tế kỹ thuật cần đến CNHT, trong đó có một số ngành chủ yếu như dệt may, da giày, cơ khí lắp ráp, điện tử-tin học... CNHT đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể liên doanh, liên kết để thành lập các doanh nghiệp vệ tinh, sản xuất sản phẩm phụ trợ phục vụ cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội.

Theo ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, trọng tâm ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ thuộc các ngành chính là dệt may, da giày, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ôtô và cơ khí chế tạo. Còn quan điểm của đại diện doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Lê Tuân, Giám đốc LeGroup, xây dựng nghị định ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ là điều mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt quan tâm. Nhưng việc xác định 5 ngành công nghiệp hỗ trợ mà dự thảo nghị định ưu đãi đưa ra dường như vẫn còn quá rộng đối với các doanh nghiệp. Ông Tuân cũng cho biết thêm, thực tế ở Nhật Bản cho thấy, có những doanh nghiệp vẫn khá thành công ngay cả khi ứng dụng công nghệ từ những năm 60-70 để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước. Sự thành công của những doanh nghiệp này là do họ xác định được câu trả lời sản xuất ra sản phẩm gì, phục vụ đối tượng cụ thể nào... chứ không phải là một ngành công nghiệp hỗ trợ chung cho tất cả.

Từ những khó khăn trên, dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành hàng xuất khẩu vừa được Bộ Công Thương xây dựng xong, trình Chính phủ xem xét, ban hành. Mở ra cơ hội nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm của các Doanh nghiệp Việt Nam, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên bên cạnh đó các DNVN cũng đứng trước những thách thức, khó khăn về nguồn nhân lực và công nghệ phát triển sản phẩm mới. Đặc biệt, trình độ công nghệ của các DN Việt Nam còn thấp, tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn thấp. Cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định nói chung và vào công nghệ nói riêng còn thấp. Tỷ lệ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật ở mức dưới 10%. Số DN thực hiện đổi mới công nghệ đếm trên đầu ngón tay.

Riêng vấn đề sở hữu trí tuệ là một trong những yếu điểm của các DN Việt Nam vì họ chưa tự nhận thức được giá trị của những thành quả sáng tạo của họ, hoặc họ không biết làm như thế nào để bảo vệ thành quả đó mà không bị người khác xâm phạm. Hiện nay các DN Việt Nam mới chỉ chú trọng đăng ký nhãn hiệu (chiếm 84% số đơn đăng ký), số đơn đăng ký sáng chế chiếm 9%, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 6% và đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích chỉ chiếm có 1%. Các con số này cho thấy các DN Việt Nam chưa đưa ra được nhiều sản phẩm/dịch vụ mới nhất là, mới đối với thị trường. Để nâng cao năng lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các chuyên gia cho rằng, DN Việt Nam cần tích cực chủ động trong việc quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ và phải hiểu rõ việc chấp nhận các chuẩn mực cao của Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) của WTO. Bên cạnh đó, cần phát huy các chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của Nhà nước, tăng cường phổ biến thông tin từ các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DN...

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị sản xuất Thực trạng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 46 - 49)

w