Thị trường nước giải khát:

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị sản xuất Thực trạng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27 - 31)

Thị trường nước giải khát những năm gần đây khá sôi động vì sự tham gia của nhiều nhà cung cấp cũng như nhu cầu ngày càng khắt khe,đa dạng của người tiêu dùng. Hiện tại,rất nhiều hãng lớn cũng đang tham gia thị truờng đầy tiềm năng này,

ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng tiêu thụ của THP. Có thể kể đến Tribeco, Lipton(Unilever), Cocacola,Pepsi.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều Doanh nghiệp vẫn chưa bao giờ xác định ai là đối thủ cạnh tranh của mình, hoặc xác định sai đối tượng. Tiêu biểu cho vấn đề này có thể kể đến chiến lược kinh doanh cho Hapro Vodka – sản phẩm của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Đã ra đời 5 năm, hoạt động trong lĩnh vực rượu – một thị trường cực kỳ khốc liệt với hàng chục thương hiệu, và khó khăn hơn nữa, họ không được phép quảng cáo trên cácthông tin đại chúng.

Cũng như các công ty khác, Hapro nỗ lực nhắm tới việc cạnh tranh với Halico – cây đại thụ trong làng rượu nội địa. Hapro đã không tiếc tiền để kéo những chuyên viên kỹ thuật rượu giỏi nhất của đối thủ cạnh tranh. Hapro cũng áp dụng công nghệ chưng cất độc đáo, riêng có ở Việt Nam: thay vì lên men công nghiệp như các công ty khác, họ chưng cất lại từ sản phẩm rượu được nấu từ các làng nghề nổi tiếng. Họ đặt trọn niềm tin vào chất lượng vượt trội của mình. Nhưng đáng tiếc, trong kinh doanh, sản phẩm tốt hơn không hẳn đã bán chạy hơn.

Tuy nhiên với thị trường và người tiêu dùng rượu có một số nét khác biệt: Thứ nhất, mỗi người uống có gu riêng của mình, trong khi việc quảng cáo không được khuyến khích, điều đó sẽ rất khó khăn cho các thương hiệu mới thâm nhập. Thứ hai, còn một thị trường rượu rất lớn, chiếm đến 80% tổng sản lượng tiêu thị nội địa, đó là các sản phẩm thủ công nhưng hoàn toàn chưa được các DN có thương hiệu lưu ý khai thác. Thứ ba, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ ngày một nâng cấp lên, và vì vậy những người đang dùng rượu quê sẽ nhanh chóng chuyển hướng sang các sản phẩm có thương hiệu, đặc biệt với lý do an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với các lý do đó, thay vì cạnh tranh trực tiếp với Halico, doanh nghiệp đã chuyển hướng tập trung nỗ lực, để chuyển gu của người tiêu dùng từ các sản phẩm rượu quê sang Vodka Hapro. Những kết quả ban đầu thu được sau 3 tháng, với doanh thu tăng trưởng hơn 400% đã khẳng định chiến lược đó là hoàn toàn chính xác.

2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng hội nhập và phát triển. Trên thực tế việc xác định đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và ngăn chặn nguy cơ xâm nhập ngành luôn là vấn đề khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam

Tiêu biểu Thị trường nước giải khát Việt nam hiện nay khá hấp dẫn,thu hút nhiều doanh nghiệp, công ty lớn trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những đối thủ hiện tại kể trên thì Tân hiệp phát còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác. Nhiều công ty ở giải khát ở Hàn Quốc, Nhật Bản …. muốn xâm nhập thị trường Việt nam. So với công ty giải khát Việt Nam, họ có ưu thế về vốn, về công nghệ và tính

truyền thống độc đáo. Do đó, sự xâm nhập thị trường của họ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị phần của các công ty giải khát Việt Nam, trong đó có Tân Hiệp Phát.

Ngoài ra, với danh tiếng và lợi nhuận của mình, THP cũng phải đối mặt với các nhãn hàng nhái, gây ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ và uy tín của thương hiệu.

2.2.4 Các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ:

Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước có khoảng 460.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập. Dự kiến, kế hoạch phát triển 500.000 doanh nghiệp của Chính phủ vào năm 2010 sẽ vượt mục tiêu.

Điều này cũng cho thấy, mặc dù khủng hoảng kinh tế 2008-2009 ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thị trường xuất khẩu, thị trường tài chính nói riêng, nhưng xu hướng thành lập doanh nghiệp mới vẫn gia tăng và khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn thể hiện là một thành phần kinh tế quan trọng trong phát triển thị trường nội địa và giải quyết vấn đề thất nghiệp. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại và toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay đem đến cho Việt Nam những cơ hội kinh doanh lớn cũng như những thách thức, trở ngại lớn không kém. Cho dù là sản phẩm sơ cấp hay là các sản phẩm công nghiệp thì nếu không thể sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cao với giá thành rẻ thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Thực trạng cho thấy đối với các ngành hàng xuất khẩu trong của các Doanh nghiệp Việt Nam còn non yếu, chủ yếu lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên hiệu quả xuất khẩu không cao.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn chưa phát triển kịp so với nhu cầu của nền kinh tế và đây cũng là một trong những yếu tố gây ra nhập siêu.

Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam là các ngành sản xuất nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện, các bán sản phẩm cho các ngành công nghiệp chính yếu. Tuy nhiên, do đặc điểm Việt Nam thiếu vốn, công nghệ, thị trường nội địa còn nhỏ nên các ngành công nghiệp lắp ráp phát triển trước, các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển sau cùng với tiến trình nội địa hóa theo yêu cầu của Chính phủ.

Hiện nay, thị trường trong nước chỉ có thể đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu về sợi polyeste, 5-15% hóa chất cho ngành dệt may, ngành da giày vẫn phải nhập khẩu đế giày, mũi giày và các phụ liệu khác, cơ cấu sản phẩm điện tử mất cân đối khi điện tử dân dụng chiếm 90% cơ cấu hàng hóa, tỷ lệ nội địa hóa của ngành sản xuất lắp ráp ô tô chỉ đạt 10% (đối với dòng xe sedan)... Việt Nam mới đang trong quá trình xây dựng nghị định về ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ mà chưa có luật về công nghiệp hỗ trợ.

Từ những khó khăn trên, dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành hàng xuất khẩu vừa được Bộ Công Thương xây dựng xong, trình Chính phủ xem xét, ban hành. Mở ra cơ hội nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm của các Doanh

nghiệp Việt Nam, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên bên cạnh đó các DNVN cũng đứng trước những thách thức, khó khăn về nguồn nhân lực và công nghệ phát triển sản phẩm mới. Đặc biệt, trình độ công nghệ của các DN Việt Nam còn thấp, tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn thấp. Cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định nói chung và vào công nghệ nói riêng còn thấp. Tỷ lệ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật ở mức dưới 10%. Số DN thực hiện đổi mới công nghệ đếm trên đầu ngón tay.

Riêng vấn đề sở hữu trí tuệ là một trong những yếu điểm của các DN Việt Nam vì họ chưa tự nhận thức được giá trị của những thành quả sáng tạo của họ, hoặc họ không biết làm như thế nào để bảo vệ thành quả đó mà không bị người khác xâm phạm. Hiện nay các DN Việt Nam mới chỉ chú trọng đăng ký nhãn hiệu (chiếm 84% số đơn đăng ký), số đơn đăng ký sáng chế chiếm 9%, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 6% và đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích chỉ chiếm có 1%. Các con số này cho thấy các DN Việt Nam chưa đưa ra được nhiều sản phẩm/dịch vụ mới nhất là, mới đối với thị trường. Để nâng cao năng lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các chuyên gia cho rằng, DN Việt Nam cần tích cực chủ động trong việc quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ và phải hiểu rõ việc chấp nhận các chuẩn mực cao của Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) của WTO. Bên cạnh đó, cần phát huy các chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của Nhà nước, tăng cường phổ biến thông tin từ các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DN...

2.2.5 Sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là sản phẩm có thể sử dụng thay thế nhau trong việc thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người. Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị lại với các thị trường nhỏ bé. Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.

Phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Muốn đạt được thành công, các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển hoặc vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.

Trong trường hợp nghiên cứu công ty Tân Hiệp Phát ta nhấn mạnh đến nhu cầu giải khát.

Trên thị trường hiện nay, có hơn 3000 sản phẩm đồ uống. Vì thế, khả năng thay thế cho những sản phẩm của THP là rất lớn. Ngoài các sản phẩm có trong danh mục cạnh tranh trực tiếp, còn có các sản phẩm thay thế đặc trưng:

• Nước tinh khiết, nước khoáng đóng chai. • Các loại nước có gas.

• Các loại thức uống giải khát khác - Nước tinh khiết đóng chai.

Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen, thị trường nước uống tinh khiết đóng chai đang chiếm 22% sản lượng toàn bộ thị trường nước giải khát ở Việt Nam với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 26% kể từ năm 1995. Mức tăng trưởng này sẽ tiếp tục trong năm nay. Sức mua tăng nhờ số người thuộc tầng lớp trung lưu tăng trong khi nguồn nước sạch đang ngày càng trở nên cấp bách ở những đô thị lớn.

Tiêu biểu trong lĩnh vực này có lavie, aquafina,…Các sản phẩm này, có ưu điểm là giá, tiện lợi cho việc sử dụng thay nước đun sôi.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị sản xuất Thực trạng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w