Yếu tố tự nhiên:

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị sản xuất Thực trạng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 26 - 27)

Thể hiện khả năng thiếu hụt những nguồn tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như mức độ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống dân cư.

Trong những năm 1990 điều kiện của môi trường tự nhiên ngày càng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng.

- Tình trạng ô nhiễm không khí và nước, các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng dần lên.

- Sự thiếu hụt nguyên liệu: những nguồn tài nguyên hữu hạn, tái tạo được như rừng và thực phẩm, cần được sử dụng một cách cân nhắc. Những nguồn tài nguyên hữu hạn không tái tạo được như dầu mỏ, than đá, kẽm, bạc,… sẽ đặt ra vấn đề nghiêm trọng khi đến lúc bị cạn kiệt.

- Chi phí năng lượng tăng: nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tái tạo như dầu mỏ, giá dầu mỏ trên đà tăng vọt đã thúc đẩy việc tìm kiếm những dạng năng lượng khác thay thế, vì vậy than đá trở nên phổ biến. Các Công ty đã tìm kiếm những điều kiện để khai thác năng lượng mặt trời, hạt nhân, gió và các dạng năng lượng khác. Chỉ riêng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời đã có nhiều Công ty tung ra những sản phẩm để khai thác năng lượng mặt trời phục vụ sinh hoạt (như máy nước nóng, dùng nhiệt

nấu ăn,…).

- Mức độ ô nhiễm tăng: một số hoạt động công nghiệp chắc chắn sẽ huỷ hoại chất lượng của môi trường tự nhiên, các chất thải hóa học, mức độ nhiễm thuỷ ngân gây nguy hiểm của nước biển, các hóa chất gây ô nhiễm khác trong đất và thực phẩm và việc vứt bừa bãi trong môi trường những chai lọ, các vật liệu bao bì bằng nhựa và chất khác không bị phân huỷ sinh học,… đã đe dọa đến chất lượng cuộc sống của người dân và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Tốc độ công nghiệp hóa của Việt Nam và những mặt trái của sự phát triển đã làm giảm đi chất lượng cuộc sống người dân, như trường hợp Vedan đã xả nước thải ra sông Thị Vãi suốt 14 năm làm ô nhiễm môi trường nước, Hội nông dân ở Đồng Nai, Vũng Tàu đã chính thức khởi kiện Vedan. Bên cạnh đó, một số người dân do quá bức

xúc đã lên tiếng tẩy chay các sản phẩm của Vedan (theo vnexpress.net ngày 17/9/2008).

Mặt khác, nỗi lo lắng của công chúng đã tạo ra một cơ hội kinh doanh cho những Công ty nhạy bén. Nó đã tạo ra một thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, như tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải. Nó dẫn đến chỗ tìm kiếm những phương án sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trường. Những Công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường để lấy thêm lòng tin của khách hàng về cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị sản xuất Thực trạng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 26 - 27)

w