Kiến nghị vào một số giải pháp phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty TNHH Đức Dương
MỤC LỤC MỤC LỤC .01 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .03 LỜI MỞ ĐẦU .04 1.1.2. Đặc điểm của BĐS 4 XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Đề cương bài giảng môn Kinh doanh bất động sản của thạc sĩ Lê Thị Duyên – giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương; - Nguyễn Văn Hòa, Thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của công ty Cổ phần Xây dựng số 2; - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật kinh doanh bất động sản; - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai; Các trang web: - Batdongsan.vn; - congbao.quangninh.gov.vn; - dantri.com; - halong.org.vn; - kilobooks.com; - muabannhadat.vn; - phapluatvn.vn; - quangninh24h.vn; - quangninh.gov.vn; - tailieu.vn; - vi.wikipedia.org. 1 LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, Việt Nam đã và đang có những sự chuyển mình thật sự hết sức mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao (bình quân từ 1995 là khoảng 7%/năm), đời sống người dân không ngừng được cải thiện và cùng với đó là sự xuất hiện ngày một nhiều của những công trình, những khu đô thị mới, những tòa cao ốc vô cùng hiện đại và hoành tráng. Tất cả cho thấy một điều, Việt Nam đang thực sự là mảnh đất rất màu mỡ đối với những nhà đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) cả ở trong và ngoài nước. Hiểu rõ được điều này, công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) Đức Dương đã sớm tham gia thị trường bất động sản đầy tiềm năng từ đầu những năm 2000 của thế kỉ XXI với nhiều dự án lớn, vừa và nhỏ tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng, quy hoạch đô thị, xây dựng nhà cao tầng, các trung tâm văn hóa, dịch vụ và đầu tư kinh doanh BĐS. Đến nay công ty đã tạo dựng được uy tín của mình trên thị trường khu vực và phát triển ngày càng mạnh mẽ khi tham gia đầu tư vào nhiều dự án mới và nhận thi công nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Trong suốt quá trình thực hiện này, Công ty Đức Dương đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể với công ty nói riêng và với xã hội nói chung, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại ở đó một số hạn chế cần phải sớm khắc phục để đưa công ty trở thành công ty lớn, có tầm cỡ trong khu vực và tầm cỡ quốc gia. Chính vì vậy, em rất hy vọng rằng đề tài “Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Dương” mà em đã nghiên cứu và thực hiện dưới đây sẽ đưa ra những nhìn nhận chân thật nhất về tình hình hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty và qua đó tìm ra được những hướng đi, những giải pháp đúng đắn nhất. Bài báo cáo của em ngoài phần mở đầu và kết luận, tổng quan gồm ba phần sau: 2 Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản Phần II: Thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Dương Phần III: Kiến nghị vào một số giải pháp phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty TNHH Đức Dương Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Duyên đồng thời cảm ơn các cô chú, anh chị tại công ty TNHH Đức Dương đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Do trình độ hiểu biết và khả năng nhận thức còn hạn chế so với thực tế đa dạng và phức tạp của vấn đề và cũng do thời gian thực tập có hạn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, nên em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô, các anh chị trong doanh nghiệp và các bạn để bài báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn. 3 PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về BĐS 1.1.1. Khái niệm BĐS Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về bất động sản. Tuy nhiên tất cả đều thống nhất trong quan điểm: bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai và không di dời được. Theo Giáo sư Dan Swango: “bất động sản là đất đai và các công trình xây dựng trên đất. Nó hữu hình và ta có thể nhìn thấy và chạm vào nó” (Real estate refers to land and the improvements on it. It is tangible, and you can see and touch it). Theo từ điển các thuật ngữ tài chính: “Bất động sản là một miếng đất và tất cả các tài sản vật chất gắn liền với đất” (A piece of land and whatever physical on it). Theo Mc Kenzie and Betts, 1996, p.3: “Bất động sản bao gồm đất đai, tài sản gắn liền với đất đai, tài sản phụ thuộc vào đất đai và những tài sản không di dời được được định bởi luật pháp”. Theo điều 181 của Bộ Luật Dân sự: “Bất động sản là những tài sản không di dời được, bao gồm: Đất đai; nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất; các tài sản khác do pháp luật quy định”. Như vậy, BĐS trước hết là tài sản nhưng không phải tài sản nào cũng là BĐS, chỉ những tài sản nào không di dời được mới là BĐS. Vì vậy, đặc điểm riêng của BĐS là không di dời. Chính vì vậy, BĐS trước hết là đất đai và các công trình, kiến trúc gắn liền với đất đai. Đất đai là yếu tố ban đầu, yếu tố không thể thiếu của BĐS. Tuy nhiên, quan niệm về những “tài sản gắn liền với đất” được coi là BĐS lại có sự khác nhau, cùng một tài sản, có nước liệt kê vào danh mục động sản nhưng cũng có nước liệt kê vào danh mục BĐS; có lúc nó được coi là động sản nhưng lúc khác lại là BĐS. 1.1.2. Đặc điểm của BĐS 4 BĐS là một loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy ngoài đặc điểm chung của những hàng hoá thông thường, bất động sản còn có những đặc điểm riêng sau đây: + Thứ nhất, bất động sản là hàng hoá có vị trí cố định, không di dời được. Đặc điểm này là do hàng hoá bất động sản luôn gắn liền với đất đai, nên cố định về vị trí, về địa điểm và không có khả năng dịch chuyển, khó có khả năng tăng thêm về diện tích. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa bất động sản và các tài sản thông thường khác (động sản). Đặc tính không di dời được của bất động sản thể hiện ở chỗ, các thành phần tạo thành bất động sản biểu hiện đặc tính không thể di dời được trong trường hợp nào và trong trường hợp nào thì chúng không mang đặc tính đó; trong đó, đất đai là tài sản luôn gắn liền với đặc tính không thể di dời được trong mọi trường hợp, còn các tài sản khác chỉ được gọi là bất động sản và mang đặc tính không thể di dời được khi gắn với đất đai (trừ một vài trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật). + Thứ hai, BĐS là hàng hoá có tính lâu bền. Đặc điểm này là vì đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem như không thể bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai, xói lở, vùi lấp. Giá trị sử dụng của đất đai không bị giảm đi khi đưa vào sử dụng mà nếu được khai thác hợp lý và bồi bổ thường xuyên, giá trị sử dụng của đất ngày càng tăng. Đồng thời, các công trình kiến trúc và xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc sau một thời gian sử dụng được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Chính vì tính chất lâu bền của hàng hoá BĐS là do đất đai không bị mất đi, không bị thanh lý sau một quá trình sử dụng, lại có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên hàng hoá BĐS rất phong phú và đa dạng, không bao giờ cạn. + Thứ ba, tính cá biệt và khan hiếm Đặc điểm này của BĐS xuất phát từ tính cá biệt và tính khan hiếm của đất đai. Tính khan hiếm của đất đai là do diện tích bề mặt trái đất là có hạn. Tính khan hiếm cụ thể của đất đai là giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất, khu vực, vùng, địa phương, lãnh thổ v.v…Chính vì tính khan hiếm, tính cố định và không di dời được của đất đai nên hàng hoá BĐS có tính cá biệt. Trong cùng một khu vực nhỏ kể cả hai BĐS cạnh nhau đều có những yếu tố không giống nhau. Trên thị trường BĐS khó tồn tại hai BĐS hoàn toàn giống nhau vì chúng có vị trí không gian khác nhau kể cả hai công trình cạnh nhau và cùng xây theo một thiết kế. Ngay trong một toà cao ốc thì các căn phòng 5 cũng có hướng và cấu tạo nhà khác nhau. Ngoài ra, chính các nhà đầu tư, kiến trúc sư đều quan tâm đến tính dị biệt hoặc để tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng hoặc thoả mãn sở thích cá nhân v.v… + Thứ tư, hàng hoá bất động sản chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và chính sách của Nhà nước. Bất động sản là tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, là hàng hoá đặc biệt, các hoạt động giao dịch BĐS tác động mạnh tới hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội; do đó, các vấn đề về BĐS chịu sự chi phối và điều chỉnh chặt chẽ của các văn bản pháp luật về BĐS, đặc biệt là hệ thống pháp luật về đất đai. Có thể nói, hàng hoá BĐS chịu sự chi phối chặt chẽ nhất của hệ thống pháp luật so với các hàng hoá khác. + Thứ năm, hàng hoá BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau Các BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một BĐS có thể bị tác động từ một hay nhiều BĐS khác. Đặc biệt trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cao giá của đất đai và các công trình xây dựng trong khu vực đó. Trong thực tế, việc xây dựng các công trình này làm tôn vẻ đẹp và sự hấp dẫn của các công trình khác là rất phổ biến. + Thứ sáu, các tính chất khác - Tính thích ứng: Lợi ích của BĐS được sinh ra trong quá trình sử dụng. BĐS trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, SX-KD và các hoạt động khác. - Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý: Hàng hoá BĐS đòi hỏi khả năng và chi phí quản lý cao hơn so với các hàng hoá thông thường khác. Việc đầu tư xây dựng BĐS rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài. Do đó, BĐS đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng. - Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội: Hàng hoá BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hoá thông thường khác. Nhu cầu về BĐS của con người mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó. Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh v.v… chi phối nhu cầu và hình thức BĐS 1.1.3. Phân loại bất động sản 6 Từ kinh nghiệm của nhiều nước và kết quả nghiên cứu ở nước ta, bất động sản có thể phân thành ba loại: BĐS có đầu tư xây dựng, BĐS không đầu tư xây dựng và BĐS sản đặc biệt. Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công trình thương mại - dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS là trụ sở làm việc v.v Trong BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhóm này có tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như phát triển các đô thị bền vững. Nhưng quan trọng hơn là nhóm BĐS này chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường BĐS ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới. BĐS không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng v.v Bất động sản đặc biệt: là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang v.v Đặc điểm của loại BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp. Việc phân chia BĐS theo 3 loại trên đây là rất cần thiết bảo đảm cho việc xây dựng cơ chế chính sách về phát triển và quản lý thị trường bất động sản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. 1.2. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư kinh doanh BĐS 1.2.1. Khái niệm đầu tư kinh doanh BĐS Đầu tư kinh doanh BĐS: là dùng lượng tiền, vàng để mua BĐS và bán ra thị trường vào thời điểm khác với giá chênh lệch gọi là đầu tư mua bán (Trường hợp đầu tư bằng cách sửa chữa, xây nhà để bán được gọi là đầu tư gia tăng giá trị BĐS). Hình thức đầu tư: xây dựng cao ốc hay căn hộ cho thuê, bán; đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê như xây dựng tổ hợp biệt thự, khu dân cư… Do nhu cầu mua nhà, đất của người dân càng ngày càng cao phụ thuộc vào tốc độ đô thị hoá, kinh tế ngày càng tăng trưởng, tốc độ tăng dân số… nên đầu tư bất động sản là một trong những loại hình đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp trong một giai đoạn nào đó thị trường sẽ có dấu hiệu chững lại hay đóng băng lúc này những nhà đầu tư có tài chính yếu thường phải chịu lỗ để trả nợ. 7 Lợi nhuận do đầu tư vào BĐS tương đối lớn nên thu hút được rất nhiều người đầu tư và đây là một nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường bất động sản sốt trong thời gian qua khiến cho giá BĐS tăng vọt và đang ở mức cao. Và cũng chính khi việc đầu tư thu lợi nhuận thấp nên các nhà đầu tư có xu hướng rút dần ra khỏi thị trường làm cho thị trường ngày càng yếu dần và dẫn đến hiện tượng đóng băng. Đầu tư kinh doanh BĐS là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm phụ thuộc rất lớn vào quyết định của nhà đầu tư. Vì vậy để thành công nhà đầu tư cần phải nắm bắt thông tin, am hiểu thị trường một cách sâu sắc và sự hỗ trợ tốt nhất là nhà đầu tư nên liên kết với các trung tâm môi giới BĐS nhất là những trung tâm có uy tín có kinh nghiệm và quy mô hoạt động tương đối lớn, hiện đại. 1.2.2. Đặc điểm của đầu tư kinh doanh BĐS Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản cũng có những đặc điểm tương tự như đặc điểm của đầu tư phát triển, ngoài các đặc điểm như: khối lượng vốn đầu tư lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, thời gian để tiến hành công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động và rủi ro xảy ra,… Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản còn có những đặc điểm mang tính chất riêng biệt sau: + Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản phải phù hợp với kế hoạch và quy hoạch phát triển của Nhà nước và địa phương về địa lý và hạ tầng cơ sở, sự đồng bộ trong kiến trúc và đảm bảo về chất lượng công trình. + Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản chứa đựng nhiều yếu tố kinh tế xã hội đan xen, theo đó nó không chỉ phụ thuộc vào chính sách quản lý đầu tư của Nhà nước mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố xã hội, tâm lý, tập quán của người dân. + Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu. + Hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS cũng mang những yếu tố bất thuận lợi như: phải cần một khoản vốn đầu tư lớn, không dễ dàng mua bán (tính thanh khoản thấp), chi phí quản lý và chi phí mua bán giao dịch cao… 1.2.3. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS của công ty Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS được huy động hỗn hợp từ các nguồn khác nhau: + Vốn khấu hao cơ bản: Đây là một nguồn tự tài trợ được hình thành từ quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh 8 nghiệp, bởi quỹ này phản ánh độ lớn các khoản khấu hao tài sản cố định và gián tiếp phản ánh tốc độ đổi mới doanh nghiệp. Việc sử dụng nguồn vốn này cho hoạt động đầu tư sẽ mang lại thế chủ động an toàn cho doanh nghiệp. . + Quỹ tích luỹ tái đầu tư phát triển sản xuất: Quỹ này được hình thành từ nguồn lợi nhuận hàng năm được trích lập theo quy định của Bộ Tài Chính. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng, nếu nguồn vốn lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn trích từ lợi nhuận để lại là bộ phận lợi nhuận được dùng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo. Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài (Ngân hàng, tổ chức tín dụng .) và doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông. - Nguồn vốn huy động từ khách hàng mua bất động sản: Đây là một trong những nguồn vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đáp ứng được nguồn vốn thực hiện dự án. - Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: đây là nguồn chi của Nhà nước cho hoạt động đầu tư. Nó là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Nguồn vốn được sử dụng cho các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước. Ngoài ra, nguồn vốn dùng để chi cho công tác lập kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, vùng lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Vốn ngân sách là cơ sở để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác. Nguồn vốn này là một trong những nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, tạo việc làm, đóng góp quan trọng vào sản phẩm quốc nội của cả nước góp phần hình thành gộp về tài sản cố định rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế. - Vốn viện trợ qua Ngân sách: thường là nguồn vốn ODA, nguồn vốn này được sử dụng cho các dự án đầu tư kinh doanh nhà ở cho người có thu nhập thấp. 9 - Vốn vay: bao gồm vay ngân hàng, vay quỹ đầu tư phát triển của Nhà nước, vay nước ngoài, đặc biệt là vốn vay từ các tổ chức tín dụng và quỹ phát triển BĐS Nhà nước. - Nguồn khác: bao gồm phát hành trái phiếu, vốn góp liên doanh liên kết, vốn cổ phần (hiện nay nguồn vốn này chủ yếu được huy động từ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp). 1.2.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS 1.2.4.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên Nhóm này bao gồm các yếu tố về địa hình, thổ nhưỡng, vị trí địa lý và điều kiện khai thác. Nhìn chung, nếu lãnh thổ của một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về địa hình (như đồng bằng, thuận tiện cho đi lại, xây dựng,…) thì sẽ có một lượng lớn đất đai tham gia vào thị trường BĐS, do đó quy mô của BĐS sẽ lớn. Ngược lại, nếu đa phần lãnh thổ là đồi núi cao hoặc sa mạc khó khai thác thì lượng đất đai tham gia thị trường BĐS sẽ không nhiều. Đất đai ở các trung tâm kinh tế, thương mại dễ trở thành hàng hoá hơn đất đai ở các vùng xa xôi, hẻo lánh. Sự giàu có trong lòng đất như: sự màu mỡ đất đai, các mỏ khoáng sản trong lòng đất,… cũng làm cho đất đai dễ trở thành hàng hoá có giá cao hơn. Như vậy, đất đai và các tài sản cố định trên đất đai, đều có thể trở thành đối tượng giao dịch trên thị trường BĐS. Ở đây sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến hàng hoá BĐS là rất lớn. 1.2.4.2. Nhóm các nhân tố kinh tế: Trình độ phát triển kinh tế quyết định trình độ, quy mô và mức độ hoàn thiện của thị trường BĐS. Khi nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, mục đích và kỹ năng sử dụng đất đai hết sức đa dạng thì chủng loại hàng hoá BĐS sẽ rất phong phú và nhu cầu chuyển dịch BĐS giữa các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng lớn. Sự xuất hiện các ngành mới, các doanh nghiệp mới, các kỹ thuật xây dựng mới cũng đòi hỏi phải chuyển đổi và chuyển giao BĐS giữa các chủ thể và giữa các ngành kinh tế. Do đó, cùng với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, thị trường BĐS cũng có động lực và dư địa để phát triển. Mặt khác, bản thân các thị trường khác, nhất là thị trường tài chính, cũng đòi hỏi thị trường BĐS phát triển. Từ chỗ là vật đảm bảo, thế chấp, BĐS sẽ trở thành hàng hóa khi con nợ không có khả năng trả nợ. Như vậy, sự phát triển của thị trường tín dụng đã tạo điều kiện và thúc đẩy thị trường BĐS ra đời tồn tại và phát triển. 10 [...]... động đầu tư kinh doanh bất động sản cũng như tính thiết yếu của hoạt động đầu tư này chúng ta đi vào phần 2 nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của công ty TNHH Đức Dương PHẦN II 12 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐỨC DƯƠNG 2.1 Giới thiệu vê công ty TNHH Đức Dương 2.1.1 Giới thiệu về công ty Tên công ty : Công ty trách nhiệm. .. Hoạt động đầu tư phát triển để phục vụ đầu tư kinh doanh BĐS Để phục vụ cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến từng khía cạnh của công cuộc đầu tư của mình trên tất cả các hoạt động đầu tư Ngày nay, nội dung của hoạt động đầu tư phát triển phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS sẽ nói nên tầm quan trọng cũng như tính tất yếu của hoạt động đầu tư kinh doanh. .. ty TNHH Đức Dương trong những năm hoạt động gần đây Qua bảng báo cáo này có thể nhìn nhận sơ bộ về tình hình kinh doanh của công ty khi tham gia vào thị trường bất động sản Nhìn chung kết quả công ty thu được là rất khả quan BẢNG 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đức dương qua các năm 2007 – 2010 ĐVT: tỷ đồng Khoản mục Năm kinh doanh 2007 Doanh thu 2008 2009 2010 45 60,6 122,5... Được quyền khám xét tư trang của cán bộ công nhân viên ra vào công ty nếu thấy có nghi ngờ trộm cắp tài sản hoặc đưa vào công ty những chất đẽ cháy nổ, hàng quốc cấm 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đức Dương - Hình thức kinh doanh: Đầu tư xây dựng, quy hoạch đô thị, xây dựng nhà cao tầng, các trung tâm văn hóa, dịch vụ và đầu tư kinh doanh BĐS 17 - Ngành nghề kinh doanh: Mua bán, đại... chung 2.5 Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS tại công ty TNHH Đức Dương Từ khi thành lập đến nay, công ty Đức Dương đã triển khai thực hiện đầu tư, xây dựng nhiều dự án, đảm bảo đúng tiến độ, đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật, thỏa mãn nhu cầu của chính công ty và của công ty đối tác Dưới đây là một số dự án điển hình 2.5.1 Các dự án công ty làm chủ đầu tư 2.5.1.1 Dự án khu dân... kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, ta thấy doanh thu năm 2010 là 22 tỷ đồng, chi phí là 14,3 tỷ đồng làm cho lợi nhuận của công ty là 7,7, tỷ đồng Mức lợi nhuận ở trên là tư ng đối cao so với nhiều công ty nhận thi công công trình do đối tác đầu tư Đây là dự án mà công ty nhận thi công lần đầu sau các dự án mà công ty vừa tham gia đầu tư vừa tham gia xây dựng Nhận được hợp đồng thi công dự án thuộc... viên trong công ty Quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty; Định hướng xây dựng kế hoach về công tác tài chính ngắn hạn, dài hian, tìm các biện pháp tạp nguồn vốn và thu hút nguồn vốn; Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư của công ty, cân đối và sử dụng cá nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả; Báo cáo định kỳ quyết toán tài chính, báo cáo nhanh mọi hoạt dộng sản xuất kinh doanh để... thành lập, công ty hoạt động với quy mô nhỏ và hoạt động đầu tư diễn ra chậm với một dự án đầu tiên là dự án khu đô thị Minh Tân Sau khi hoàn thành đầu tư dự án này, công ty đã mạnh dạn tìm kiếm thị trường và xây dựng thêm nhiều dự án do công ty đầu tư hoặc nhận thi công cho các đối tác Đến nay công ty đã bỏ vốn đầu tư 2 dự án là dự án khu dân cư, dịch vụ, thương mại, văn hóa, thể thao Minh Tân – Kinh Môn... Sau gần 10 năm hoạt động, công ty TNHH Đức Dương đã thu được nhiều thành tựu đáng kể với hình thức kinh doanh chính là đầu tư kinh doanh BĐS và các hình thức kinh doanh đi kèm là: sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ,… Nhìn chung hoạt động kinh doanh đã diễn ra rất khả quan Có được điều này là nhờ nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng cải... làm công tác quản lý còn thiếu kinh nghiệm, yếu về kỹ năng giao tiếp ứng xử - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh: Trong quá trình hoạt động, để đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS Công ty chưa áp dụng các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính mà chỉ căn cứ vào doanh thu và lợi nhuận hàng năm thu được Công ty còn tham gia hoạt động đầu tư tài chính và một số hình thức đầu . hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Dương Phần III: Kiến nghị vào một số giải pháp phát triển hoạt động đầu tư kinh. KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐỨC DƯƠNG 2.1. Giới thiệu vê công ty TNHH Đức Dương 2.1.1. Giới thiệu về công ty Tên công ty : Công