1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH NGƯỜI VIỆT NAM VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

26 475 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 74,79 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH NGƯỜI VIỆT NAM VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐINH NGỌC ANH MÃ SINH VIÊN : A20310 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : THS. NGUYỄN ĐỨC HƯỞNG HÀ NỘI - 2014MỤC LỤC PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. − Về thực tiễn. Thời gian gần đây tại Hà Nội xảy ra tình trạng “chặt chém” du khách nước ngoài, khách nước ngoài khi mua hàng hóa phải chịu mức giá cao hơn, đôi khi là gấp nhiều lần so với người trong nước. Tình trạng này liên tục được người nước ngoài phản ánh lại với tần suất nhiều lần trên tuần, được báo chí và thời sự đưa tin. Chúng ta cần phải xem xét lại tình trạng này bởi nó làm xấu đi cái cách nhìn của người nước ngoài đối với người dân Hà Nội cũng như người Việt Nam. Chỉ cần một sự việc xấu cũng có thể phá hỏng công sức mà nhiều người Việt Nam đang ra sức thực hiện, đó là xây dựng và tạo vị thế hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Cha ông ta từ xưa đã nhiều lần bàn về nghệ thuật tạo dựng, xây dựng hình ảnh con người. Hình ảnh ấy giúp người đối diện chú ý, phân biệt bạn với những người khác hay nói cách khác khi bạn tạo được hình ảnh của bản thân bạn với người đối diện, tức là bạn đã có một vị thế trong mắt người đó. Nếu hình ảnh của bạn đủ tốt trong mắt ai đó thì bạn sẽ được người đó quan tâm, chia sẻ lợi ích hoặc ít nhất là bạn sẽ không bị lãng quên, chịu sự cô độc trên trái đất này. − Về lý luận. Cũng giống như xây dựng hình ảnh và tạo vị thế của một con người thì việc xây dựng hình ảnh và tạo vị thế của một dân tộc cũng cần phải có nghệ thuật. Từ xưa thì hình ảnh con người Việt Nam ta trong mắt bạn bè nước ngoài là một dân tộc yêu nước, giản dị đến mộc mạc, thật thà, gần gũi, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, sự giao lưu về mọi mặt như văn hóa, kinh tế, thương mại giữa các nước ngày càng “nở rộ” không ngừng thì chúng ta vẫn còn thiếu nhiều yếu tố để hòa nhập với cộng đồng thế giới. Việc tạo dựng vị thế và nâng cao hình ảnh con người Việt Nam thật tốt, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế là điều vô cùng quan trọng. Người Việt Nam ta phải ra sức xây dựng hình ảnh, thương hiệu của chúng ta, vừa là để hoàn thiện bản thân vừa để hòa nhập, tạo vị thế, chỗ đứng với cộng đồng thế giới. Đây luôn là một vấn đề cực kì cấp thiết, luôn cần phải được thảo luận đến và cần thực hiện ngay lập tức. 2. Mục đích nghiên cứu − Ý nghĩa khoa học: Đưa ra một số giải pháp góp một phần công sức vào việc nâng cao vị thế và hình ảnh con người Việt Nam tốt đẹp hơn trong mắt bạn bè, cộng đồng quốc tế. Cải thiện được một số thói quen xấu của người Việt Nam khi tiếp xúc với người nước ngoài. Xây dựng Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn, thân thiện, ứng xử có văn hóa với người nước ngoài. − Ý nghĩa thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng hiện nay người nước ngoài, khách du lịch nhìn nhận con người Việt Nam như thế nào. Tìm ra một số tính cách tốt của người Việt Nam trong cách nhìn của người nước ngoài để giữ gìn và phát huy nó. Khắc phục một số tính cách, các cư xử không tốt của người Việt Nam. Tìm hiểu những khác biệt về văn hóa nước ngoài để có thể giao tiếp, ứng xử cũng như làm việc với người nước ngoài khéo léo và có nghệ thuật hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề cương cũng như báo cáo sau này sẽ tập trung vào 3 phần và được trình bày thành 3 chương: − Cơ sở lý luận về xây dựng vị thế, tạo dựng thương hiệu và nâng cao hình ảnh con người của một đất nước. − Phân tích, đánh giá thực trạng hình ảnh con người Việt Nam trong mắt người nước ngoài. − Đưa các giải pháp nhằm tạo dựng vị thế và nâng cao hình ảnh con người Việt Nam đối với bạn bè, cộng đồng quốc tế. 4. Đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi đề cương hiện tại và bài nghiên cứu khoa học sau này, tác giả tập trung nghiên cứu đến đối tượng chính đó là “Vị thế và hình ảnh con người Việt Nam trong mắt người nước ngoài, cộng đồng quốc tế.” 5. Khách thể nghiên cứu Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu trình bày ở trên, khách thể mà tác giả nghiên cứu chủ yếu sẽ là: − Người nước ngoài đến du lịch đến Việt Nam. − Người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. 6. Phạm vi nghiên cứu − Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Vị thế và hình ảnh con người Việt Nam với người nước ngoài tại Hà Nội. − Phạm vi khách thể nghiên cứu: Người nước ngoài đến du lịch hoặc học tập, sinh sống, làm việc tại Hà Nội. − Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Trong nội thành Hà Nội, các quận nhiều người nước ngoài và khách du lịch như: quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Tây Hồ cụ thể khu vực phố cổ, hồ Gươm, một số khách sạn quốc tế: Sheraton, Deawoo, trung tâm giải trí, khu thương mại Lotte, Tràng Tiền, … là một số địa điểm thuộc địa bàn mà tác giả tập trung nghiên cứu. − Phạm vi thời gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu vấn đề “vị thế và hình ảnh của người Việt Nam” sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh đất nước chúng ta đang ngày càng hòa nhập sâu hơn với cộng đồng thế giới: người nước ngoài sống, học tập, làm việc và đến du lịch Việt Nam là phổ biến. − Về cỡ mẫu nghiên cứu: Tác giả dự kiến sẽ tiến hành cuộc khảo sát thực tế bằng bảng hỏi với khoảng 300 mẫu tại phạm vi địa bàn trình bày ở trên trong khoảng 03 tuần liên tục. Việc phân định cỡ mẫu sẽ được phân theo một số yếu tố định tính theo: + Giới tính. + Độ tuổi. + Quốc tịch. + Ngành nghề làm việc. + Thời gian ở Việt Nam. 7. Giả thuyết nghiên cứu Trong tầm kiến thức hạn hẹp, với đề tài nghiên cứu khoa học này, tác giả xin được đưa ra 3 giả thuyết nghiên cứu sau: Để nâng cao vị thế và hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế cần có những giải pháp đồng bộ và thống nhất từ các cấp lãnh đạo cho đến từng người dân. Hình ảnh trong mắt bạn bè nước ngoài có vị trí như thế nào thể hiện bộ mặt của mỗi cá nhân, của cả đất nước chứ không phải là câu chuyện của riêng ai. Cá nhân ra sức rèn luyện phẩm chất cơ bản, hiện đại hóa, cập nhật tri thức, đạo đức cho riêng mình cũng đã chính là nâng cao hình ảnh con người Việt Nam. Nhiều cá nhân cùng phấn đấu không ngừng thì không những sẽ đạt được mục đích đề ra mà còn làm rạng danh dân tộc, không thua kém bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, khi giao tiếp với người nước ngoài cần phải tìm hiểu truyền thống văn hóa của họ, tôn trọng những văn hóa đó, cư xử với họ lịch thiệp thì mới mong nhận được họ tôn trọng văn hóa của mình, cư xử lịch thiệp với dân tộc mình. 8. Phương pháp nghiên cứu − Phương pháp luận nghiên cứu: Phương pháp mà tác giả áp dụng trong bản đề cương hiện tại và bài cáo cáo nghiên cứu sau này sẽ sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng: suy luận logic, phương pháp duy vật biện chứng, khảo sát bảng hỏi, phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát hóa, thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh, đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu đã trình bày. − Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Tác giả thu thập tài liệu, tổng hợp ý kiến từ mạng Internet, tài liệu môn Văn hóa Đạo đức Doanh nghiệp: Thói quen tốt và xấu của người Việt Nam, thư viện Đại học Thăng Long, đồng thời tổng hợp ý kiến, quan điểm của một số bạn sinh viên Thăng Long về đề tài đang tiến hành nghiên cứu. + Phương pháp quan sát. Quan sát các vấn đề xảy ra liên quan trực tiếp đến đề tài từ nhiều khía cạnh và nhiều quan điểm. (VD: cách ứng xử của người Việt Nam với người Việt Nam, cách ứng xử của người Việt Nam với nước ngoài để có thể so sánh và phân biệt; quan sát cách ứng xử của người nước ngoài khi giao tiếp với người Việt Nam và khi họ giao tiếp, ứng xử với nhau để tìm được sự khác biệt) + Phương pháp điều tra phỏng vấn. Đối với một số người nước ngoài đã ở, có nhiều kinh nghiệm và tiếp xúc lâu năm với người Việt Nam. Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu một vài câu hỏi chi tiết hơn nhằm lấy ý kiến, quan điểm để hình thành cơ sở dữ liệu, tạo giải pháp sau này. + Phương pháp bảng hỏi. Đây sẽ là phương pháp điều tra chủ yếu trong công trình nghiên cứu khoa học của tác giả. Bảng hỏi được xây dựng và thiết kế cho 300 khách thể là người nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc ở các khu vực nội thành Hà Nội với các ngành nghề, quốc tịch khác nhau. Đảm bảo sự đa dạng của cỡ mẫu và sự khách quan của việc nghiên cứu. Bảng hỏi được kết cấu 2 phần là thông tin cá nhân và các câu hỏi hướng đến vấn đề chính với nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề thực trạng cách nhìn của người nước ngoài đối với người Việt Nam, những điểm tốt xấu và các giải pháp tạo dựng vị thế và nâng cao hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè, cộng đồng quốc tế. PHẦN 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU Việc tổ chức nghiên cứu sẽ được tiến hành trong 02 tháng từ 22-9-2014 đến 22- 11-2014. Cụ thể 11 công việc (trong đó có 6 công việc chính) và thời gian được tiến hành chi tiết dưới đây: Nội dung Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 2 2 2 3 3 0 3 1 1 2 … 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2 … 3 0 1 2 3 4 … 1 3 1 4 1 5 … 2 1 2 2 Xác định vấn đề Nghiên cứu lý luận Thiết kế dự án Đưa ra đề cương chính thức Phân bổ nguồn lực Thu thập dữ liệu Kiếm tra chất lượng Nhập dữ liệu Phân tích dữ liệu Viết báo cáo Nộp báo cáo 1. Nghiên cứu lý luận. Thời gian thực hiện: nghiên cứu lý luận sẽ được tiến hành trong 07 ngày. Bao gồm cả hai vấn đề tìm hiểu tổng quan đề tài và tìm các tài liệu tạo dựng vị thế, xây dựng hình ảnh. − Tìm hiểu tổng quan về đề tài. + Thu thập, tìm kiếm các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp tạo dựng vị thế, giải pháp nâng cao hình ảnh người Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau như: các tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí, các cơ sở dữ liệu tại các trường Đại học. + Lựa chọn các tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn. Bỏ các tài liệu có ít sự liên quan. + Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn, ghi chép những nội dung chính của các đề tài. Tìm hiểu những ý kiến, quan điểm của các tác giả về đề tài tạo dựng vị thế vầ nâng cao hình ảnh con người Việt Nam. Đồng thời tiến hành ghi lại các thông tin cơ bản để phục vụ cho việc trình bày tổng quan tài liệu. Bản ghi chép tác giả sẽ thiết kế và bao gồm 5 mục sau: Tóm tắt các vấn đề được nhấn mạnh. Nói rõ mục đích trung tâm hay trọng điểm của nghiên cứu. Ghi ngắn gọn thông tin về mẫu, tổng thể và người tham gia. Tổng quan các kết quả chính liên quan đến nghiên cứu. Chỉ rõ các thiếu sót hay sai lầm (về lý thuyết, phương pháp luận, kỹ thuật ) trong các tài liệu trên nếu có. − Tìm các tài liệu liên quan để phục cho quá trình nghiên cứu. + Các cuốn giáo trình, sách, tạp chí bàn về xây dựng hình ảnh, tạo lập vị thế cá nhân hoặc dân tộc. + Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến đề tài. + Tìm hiếu một số giải pháp cơ bản, học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác để giải quyết vấn đề nâng cao hình ảnh và vị thế của người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. 9. Xác định phương pháp nghiên cứu sử dụng. − Tham khảo các giáo trình giảng dạy, các tài liệu, tạp chí các sách có liên quan. + Địa điểm: Thư viện trường Đại học Thăng Long hoặc một số thư viện khác. + Tham khảo trên Internet: báo chí nước ngoài. − Phương pháp điều tra: + Đối tượng điều tra: người nước ngoài. + Hình thức: Điều tra bảng hỏi. + Mục tiêu điều tra: tìm ra thực trạng, sự đánh giá của người nước ngoài về người Việt Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu giải pháp cho vấn đề để tiến hành chọn lọc sau báo cáo. − Phỏng vấn sâu: + Đối tượng phỏng vấn: những người nước ngoài đã ở Việt Nam một thời gian dài trên 03 năm. + Nội dung phỏng vấn: đi vào chi tiết của các câu hỏi đã được chuẩn bị. Đồng thời phỏng vấn sâu tìm hiểu các giải pháp mà người nước ngoài cho rằng sẽ tốt đối với người Việt Nam. (Bạn nghĩ người Việt Nam có nên phổ cập Tiếng Anh cho người dân để giao tiếp tốt hơn với người ngước ngoài hay không? Bạn nghĩ người Việt Nam cần phải làm gì để tạo sự thân thiện, tự nhiên hơn với người nước ngoài? ) − Phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp: kết hợp kết quả điều tra với các số liệu từ báo cáo sau quá trình nghiên cứu để phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp và đưa ra các giải pháp. 10.Tiến hành khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn. Thời gian 03 tuần. Từ 10-10-2014 đến 30-10-2014. 11. Xử lí số liệu. − Thời gian: Từ 03-11 đến hết ngày 15-11-2014. − Kết quả thu về 300 bảng hỏi. Việc phân định cỡ mẫu sẽ được phân theo một số yếu tố định tính đựa trên phần thông tin cá nhân cơ bản của bảng hỏi: + Giới tính. + Độ tuổi. + Quốc tịch. + Ngành nghề làm việc. + Thời gian ở Việt Nam. − Nhập dữ liệu lên máy tính đối với các câu hỏi chính của bảng hỏi. Câu 1-4: Sẽ tìm ra được thực trạng, sự đánh giá của người nước ngoài về con người Việt Nam. Phương án A, B, C, D tương ứng với các mức 4,3,2,1 điểm. Tổng điểm thu được sẽ được tính trung bình (chia cho 300 bản). Điểm trung bình sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng về vị thế và hình ảnh của con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, cụ thể là người nước ngoài tại Hà Nội. Điểm số và tình trạng Nội dung Từ 14-16 điểm: Rất tốt Hiệu quả rất tốt. Người nước ngoài đánh giá cao con người Việt Nam. Người Việt Nam cần phát huy những điểm mạnh của mình nhiều hơn nữa. Từ 12-14 điểm: Tốt Hiệu quả tốt. Người Việt Nam cần biết được những điểm mạnh của mình để phát huy, đồng thời ý thức được những tồn tại mà chúng ta đang gặp phải. Từ 8-11 điểm: Bình thường Vị thế và hình ảnh của con người Việt Nam trong mắt người nước ngoài đang ở mức không tốt. Không tốt ở đây mang nghĩa người nước ngoài đánh giá không cao hình ảnh của con người nước ta. Chúng ta chưa tạo được nhiều điểm để họ chú ý và nhớ tới, không có gì đặc biệt so với người của các nước khác. Từ 4-7 điểm: Tình trạng xấu Vị thế và hình ảnh của con người Việt Nam đang ở mức xấu với người nước ngoài. Người nước ngoài không hề đánh giá cao về cách ứng xử thân thiện và các đức tính của chúng ta. Khi ở mức độ này có nghĩa là người Việt Nam cần phải học hỏi rất nhiều để thay đổi và hòa nhập với thế giới. Với câu 1 và câu 2 ta có thể thấy được sau khi tiếp xúc với con người Việt Nam người nước ngoài có cảm nhận thay đổi như thế nào? + Nếu điểm số mức độ thân thiện trung bình của trước khi đến Việt Nam cao hơn sau khi đến Việt Nam chúng ta có thể kết luận : “sau khi tiếp xúc với con người Việt Nam người nước ngoài cảm thấy người Việt Nam thân thiện hơn” do đó chúng ta cần quảng bá hình ảnh con người chúng ta với nước ngoài hơn nữa để người nước ngoài có cái nhìn đúng đắn về người Việt Nam. + Nếu điểm số mức độ thân thiện trung bình của trước khi đến Việt Nam thấp hơn sau khi đến Việt Nam chúng ta có thể kết luận : “con người Việt Nam không thân thiện như người nước ngoài tưởng tượng”. Đây là trường hợp không mong muốn của bất cứ người Việt Nam nào. Chúng ta phải xem xét các nguyên nhân ở các câu hỏi sau để có biện pháp hạn chế điều này. Câu 5,6,7,8: Câu hỏi nguyên nhân. Thông tin thu thập được ở đây là lý do tại sao người nước ngoài lại đánh giá cao hoặc chưa cao về cách ứng xử của người Việt Nam. Các câu hỏi này sẽ thu thập được một lượng lớn thông tin giải đáp về thực trạng lý giải cho 4 mức thực trạng trình bày ở trên. Nó chúng ta biết điểm mạnh và điểm yếu về mặt đức tính của dân tộc ta để chúng ta biết chúng ta đang ở vị trí như thế nào so với các [...]... tạo vị thế và hình ảnh con người với người khác − Chương 2: Kết quả nghiên cứu của đề tài giải pháp nâng cao vị thế và hình ảnh người Việt Nam với cộng đồng quốc tế − Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao vị thế và hình ảnh con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA TẠO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC 1.1 Tổng quan về đề tài Vấn đề nâng cao. .. tượng về tính cách, sự thân thiện của con người Việt Nam trong tâm trí bạn bè quốc tế CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÓI VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ 13 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI VIỆT NAM VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ 3.1 Định hướng về hình ảnh con người Việt Nam trong thời gian tới + Như chúng ta đã... dung của họ Vị thế với cộng đồng quốc tế là vị trí với những trách nhiệm và quyền lợi gắn kèm theo Nói cách khác, vị thế chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí trong tâm trí của cộng đồng quốc tế cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng − Các loại vị thế phổ biến: + Vị thế gán cho (vị thế người phụ nữ) + Vị thế đạt được (từ một học sinh nghèo trở thành một giám đốc) + Vị thế vừa gán... Vị thế vừa gán cho vừa đạt được (vị thế của một giáo sư) + Vị thế chủ yếu - vị thế thứ yếu 1.2.2 Hình ảnh với cộng đồng quốc tế là gì Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (như máy ảnh) , hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí nhớ của người khác Cũng giống như khái niệm hình ảnh ban đầu, hinh ảnh với cộng đồng quốc tế ở đây mang ý nghĩa là sự ấn tượng... chúng ta không tiếp tục phát huy, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam tốt đẹp hơn, tạo được vị thế trong lòng người nước ngoài 23 BẢNG HỎI Cảm ơn bạn đã trả lời bảng hỏi về đề tài nghiên cứu: Giải pháp nâng cao vị thế và hình ảnh người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. ” Xin bạn vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây bằng cách tích vào các ô lựa chọn hoặc ghi vài dòng ngắn gọn nếu không có lựa chọn như... của người Việt, đồng thời đề ra một số biện pháp hạn chế các thói xấu của người Việt Nam 12 1.2 Các khái niệm có liên quan đến đề tài 1.2.1 Vị thế với cộng đồng quốc tế là gì Vị thế mang ý nghĩa chỉ vị trí Mỗi cá nhân có nhiều vị trí khác nhau do đó họ cũng có thể có nhiều vị thế khác nhau Khi vị trí thay đổi thì vị thế cũng thay đổi Mặc dầu có nhiều vị thế nhưng các cá nhân luôn có một vị thế chủ đạo... trên thế giới Đồng thời đây sẽ là các căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp nâng cao vị thế và hình ảnh của con người Việt Nam Câu 9,10,11,12 Câu hỏi giải pháp Dữ liệu thu về là định tính Thông tin từ các câu này cho chúng ta biết một số lời khuyên từ bạn bè nước ngoài để chúng ta cải thiện những điểm yếu của mình và hòa nhập với cộng đồng quốc tế Cuối cùng tác giả sẽ đánh giá và chọn lọc một số giải pháp. .. Sách – Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu Nhiều tác giả Nhà xuất bản: Thanh Niên- báo Tiền Phong 2008 2 “Xây dựng hình ảnh của người Việt Nam với lối sống đẹp” Nguồn: vietnamplus.vn 3 Giao tiếp với người nước ngoài Nhiều tác giả Nguồn: Internet 4 Chiến lược xây dựng hình ảnh- Điểm đến của du lịch Việt Nam Tác giả Ma Quỳnh Hương 5 Bài báo Nâng cao vị thế và hình ảnh người Việt Nam http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Nguoi-viet/658900/nang -cao- vi-the-va-hinh-anhnguoi-viet... trên thế giới nhận diện chúng ta, nhắc đến Việt Nam là nói đến điểm tính cách mạnh đó, đồng thời phải có các giải pháp phù hợp để hạn chế những điểm tính cách chưa tốt của người Việt Nam Bài viết này tập trung tìm hiểu những nỗ lực định vị nhằm tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về con người Việt Nam, cũng như một điểm đến ấn tượng đối với người nước ngoài trên thế giới + Áp dụng lý thuyết định vị vào trong... tàu điện ghi bằng chữ Việt Nam tại Nhật Bản, nạn “bắt chẹt” khách du lịch tại Hà Nội… để có biện pháp làm giảm những vấn đề như vậy Đã đến lúc người Việt Nam ta cần xây dựng một tính từ tốt đẹp hơn để miêu tả con người, dân tộc mình 14 + 3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hình ảnh của người Việt Nam 3.2.1 Hoàn thiện những đức tính tốt của người Việt Nam Sự phát triển của con người thể hiện sự phát . Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao vị thế và hình ảnh con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA TẠO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC 1.1 lý luận của tạo vị thế và hình ảnh con người với người khác. − Chương 2: Kết quả nghiên cứu của đề tài giải pháp nâng cao vị thế và hình ảnh người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. − Chương 3:. TẾ 13 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI VIỆT NAM VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ 3.1. Định hướng về hình ảnh con người Việt Nam trong thời gian tới. + Như chúng

Ngày đăng: 16/05/2015, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w