Mục tiêu nghiên cứu Bài khóa luận “Phân tích tình hình tài chính tạ công ty TNHH chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam ” nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau: Tổng hợp, v
Trang 1quá trình từ thu thập số liệu, sàng lọc thông tin, phân tích đề tài đến khi hoàn thiện bản khóa luậnnày tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô trường Đại họcThương Mại, của ban lãnh đạo, cô chú, anh chị tại công ty VNPOFOOD Với lòng kính trọng vàbiết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Khoa Tài chính- Ngân hàng trường Đại học Thương Mại đã tạo mọi điềukiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên Th.S Lê Hà Trang, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng, giúp
đỡ tôi bằng những chỉ dẫn quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoànthành đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH chế biến dầu thực vật và thựcphẩm Việt Nam ”
Các thầy cô giáo thuộc Khoa Tài chính- Ngân hàng trường Đại học Thương Mại đãtrực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Tài chính cho tôitrong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại
Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị làm việc tại công ty TNHH chế biến dầu thực vật
và thực phẩm Việt Nam , đặc biệt là chị Vũ Thị Vân Anh – Kế toán trưởng, đã hết lòngcung cấp các thông tin tài chính cũng như nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và lýgiải những khúc mắc về Công ty của tôi trong quá trình thực tập tại quý Công ty
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị sự nghiệp và các cá nhân đã hết lòngủng hộ tôi để tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp của mình Tôi rấtmong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô và các bạn sinh viên
Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục của khóa luận tốt nghiệp 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.2 Ý nghĩa và mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.3 Cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính doah nghiệp 4
1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2.1 Phân tích khái quát tình hình TS, NV và KQKD của Doanh nhgiệp 5
1.2.2 Phân tích các hệ số tài chính cơ bản 7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 16
1.3.1 Các nhân tố bên trong 16
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 17
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 20
2.1 Tổng quan về Công ty VNPOFOOD 20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty VIPOFOOD 20
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty VNPOFOOD 21
2.1.3 Mô hình tổ chức của Công ty VIPOFOOD 22
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 22
Trang 32.3 Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty VNPOFOOD 23
2.3.1 Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty VNPOFOOD qua dữ liệu sơ cấp theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia 23 2.3.2 Quy mô và biến động các khoản mục trong giai đoạn 2012 - 2014 : 24
2.4 Các kết luận và đánh giá từ phân tích tình trạng hoạt động phân tích tài chính của công ty VNPOFOOD 32
2.4.1 Kết quả đạt được: 32 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 34
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 35 3.1 Định hướng phát triển của công ty của VNPOFOOD trong thời gian tới 35
3.1.1 Kế hoạch về tổ chức, mục tiêu và chính sách của công ty 35 3.1.2 Các kế hoạch, định hướng của Ban giám đốc 37
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty.39
3.2.1 Giải pháp kinh doanh 39
KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4Bảng 2.1: Quy mô và biến động các khoản mục trong bảng cân đối kế toán năm
2012-2014 của công ty VIPOFOOD 25
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 26
Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của VIPOFOOD 28
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của VIPOFOOD 29
Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty VIPOFOOD 30
Bảng 2.6: Bảng hệ số cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2012-2014 của công ty VNPOFOOD 31
Trang 5Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quản lý tài chính doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanhnghiệp Trong đó, việc phân tích tình hình tài chính đóng vai trò to lớn Thông qua phân tích tàichính, doanh nghiệp nhìn lại được quá trình hoạt động của mình Từ đó có thể xây dựng cácbiện pháp nhằm khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm để hiệu quả hóa hoạt động sản xuấtkinh doanh Không những vậy, phân tích tài chính còn giúp doanh nghiệp đúc kết kinh nghiệmtrong quá khứ và hạn chế sai lầm trong quyết định ở tương lai
Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng là công cụ quan trọng đối với các tổ chức tín dụng,các nhà đầu tư, các cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế… Thông tin từ kết quả phân tích là cơ sởkhoa học để đưa ra các quyết định tối ưu cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp
Trong thời gian thực tập tại công ty VNPOFOOD, được sự hướng dẫn của thầy Th.S
Lê Hà Trang và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng Tài chính – Kế toán Công ty,tôi đã từng bước làm quen với môi trường làm việc, vận dụng các kiến thức đã tiếp thutrong nhà trường vào thực tế Cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của phân tíchtài chính doanh nghiệp nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chínhtại công ty TNHH chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam ” trong giai đoạn 2012 –
2014 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài khóa luận “Phân tích tình hình tài chính tạ công ty TNHH chế biến dầu thực vật
và thực phẩm Việt Nam ” nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau:
Tổng hợp, vận dụng những kiến thức và lý thuyết chuyên ngành về phân tích tàichính doanh nghiệp để từ đó nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của công ty TNHHchế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam
Làm rõ thực trạng tài chính của công ty TNHH chế biến dầu thực vật và thựcphẩm Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014, từ đó chỉ ra và giải thích được những nguyênnhân về sự biến động tài chính của Công ty Đồng thời nêu rõ kết quả đã đạt được cũngnhư mặt hạn chế của Công ty
Đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính của công tyTNHH chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 7 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty TNHH chếbiến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam
Phạm vi không gian: công ty TNHH chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2012 – 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những cơ sở lý thuyết tài chính doanh nghiệp và phân tích tàichính doanh nghiệp Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là phương pháp quan sátthực tế và thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp và tài liệu sơcấp qua mạng Internet và các tài liệu tham khảo khác
5 Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH chế biến dầu thực vật và
thực phẩm Việt Nam
Chương 3 Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH
chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản trong tài chính doanh nghiệp, cóquan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu vàmối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hìnhtài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra
so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định và các giải pháp quản lýphù hợp
Phân tích tài chính doanh nghiệp có thể được hiểu là các phương pháp và kỹ thuậtphân tích được sử dụng để làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giátoàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, tiềmnăng cũng như các dự báo có thể về tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
1.1.2 Ý nghĩa và mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trịkinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhânkhách quan và chủ quan giúp các đối tượng có thể nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa raquyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp
Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thông tin của cácchủ thể khác nhau, bao gồm các chủ thể chủ yếu:
Đối với nhà quản trị : Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp họnămd bắt cụ thể thực trạng tài chính để kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp.Các kếp quả phân tích tài chính vừa là cơ sở để thực hiện các dự báo tài chính, vừa là căn
cứ để các nhà quản trị tái chính có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp như quyếtđịnh đầu tư, các quyết định tài trợ vốn, quyết định quản lý tài sản…
Đối với Chủ sở hữu và nhà đầu tư: Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp sẽgiúp họ đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyếtđịnh tiếp tục duy trì đầu tư, tăng cường đầu tư hay rút vốn đâu tư khỏi doanh nghiệp.Đối với tổ chức tài chính tín dụng: Các kết quả phân tích tài chính sẽ giúp họ có thểđánh giá chính xác tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp để quyết định cho vayhay thu hồi nợ
Trang 9Đối với người lao động của doanh nghiệp: Các thông tin từ phân tích tài chính doanhnghiệp sẽ giúp họ nhận biết được tình trạng tốt, xấu và tương lai của doanh nghiệp, từ đó
có thể đưa ra các quyết định tiếp tục gắn bó hay rút khỏi doanh nghiệp để tìm cơ hội côngviệc và thu nhập tốt hơn
Đối với các cơ quan quản lý chức năng (cơ quan thuế, đơn vị kiểm toán…): Cácthông tin phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan này có thể kiểm soát vàgiám sát tốt hơn việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính củ doanh nghiệp
1.1.3 Cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính doah nghiệp
Những thông tin đầu vào phục vụ cho quá trình PTTC doanh nghiệp có thể được thuthập từ các nguồndữ liệu khác nhau:
Các thông tin chung của nền kinh tế: Tình hình chung của nền kinh tế thường được đượcbiểu thị qua các chỉ số phản ánh tình hình tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh tế hưgxthông tin này có tác động mạnh đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Các thông tin liên quan đến ngành kinh tế: Sự phát triển của doanh nghiệp có liên
quan đến tình hình chung của ngành hoặc lĩnh vực và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh Cácthông tin vè tình hình phát triển của ngành, các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các thayđổi về cung cầu, giá cả, chế tạo sản phẩm mới….sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến kinhdoanh và tình hihf tài chính của doanh nghiệp
Các thông tin liên quan trực tiếp đên doanh nghiệp: là những thông tin phản ánhtrực diện tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán: là báo cáo mô tả thực trạng tình hình tì chính của doanh nghiệp trên
hai khía cạnh tài sản và nguồn vốncủa doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể
Báo cáo kết quả kinh doanh : Là một báo cáo phản ánh một cách tổng quan về tình hình
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán Báo cáo kết quả kinhdoanh được coi là một cuốn phim quay chậm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trongmột khoảng thời gian nhất định
Báo cao lưu chuyển tiền tệ: Là một báo cáo tài chính mô tả dòng vận động tiền tệ của
doanh nghiệp trong một thời gian nhất định
Bản thuyết minh báo cáo tài chính: là bản báo cáo bổ sung mô tả và giỉ thích các đặc
điểm và kết quả tình hình tài chính trong một thời gian nhất định
Trang 101.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Phân tích khái quát tình hình TS, NV và KQKD của Doanh nhgiệp
1.2.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp
Đầu tiên, tiến hành so sánh quy mô tổng tài sản để thấy được sự biến động của tổngtài sản giữa các thời điểm, từ đó biết được tình hình đầu tư của doanh nghiệp Sau đó đánhgiá khái quát cơ cấu tổng tài sản thông qua việc tính toán tỷ trọng của từng loại tài sảntrong tổng tài sản, qua đó nhận xét về mức độ phù hợp của cơ cấu tài sản với ngành nghềkinh doanh của doanh nghiệp Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tàisản được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản= Giá trị của từng bộ phậntài sản
Tổngtài sản × 100
Bước tiếp theo là tiến hành phân tích ngang, tức là so sánh mức tăng, giảm của cácchỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa cuối kỳvới đầu kỳ hoặc nhiều thời điểm liên tiếp Bước này giúp nhận biết các nhân tố ảnh hưởng
và xác định mức độ ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu tài sản Từ đó đưa ra các nhậnxét về quy mô từng khoản mục thành phần của tài sản là tăng hay giảm, đồng thời lý giảicho biến động tăng hoặc giảm đó cũng như phân tích ảnh hưởng của biến động này đến kếtquả và hiệu quả kinh doanh
Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Việc phân tích tình hình nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích tình hìnhtài sản Đầu tiên, cần tính toán và so sánh tình hình biến động giữa các kỳ với nhau Tỷtrọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau:
Tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn= Giá trị của từng bộ phận ngu `ô n vốn
Tổng ngu `ô n vốn x 100
Sau đó, nhà phân tích tiếp tục tiến hành phân tích ngang, tức là so sánh sự biến độnggiữa các thời điểm của các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán Qua đó biết đượctình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến sự biến động của cơ cấu nguồn vốn
Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Các tài sản trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại TSNH và TSDH Để hìnhthành nên 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng, bao gồm nguồn vốnngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
Trang 11Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời giandưới một năm, gồm các khoản nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng vốn của nhà cung cấp,người lao động hay Nhà nước và các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác Nguồn vốn dài hạn
là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồnvốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ trung, dài hạn và các khoản phải trả dài hạn khác
Để phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, thường sử dụng chỉ tiêu vốnlưu động ròng Vốn lưu động ròng là sự chênh lệch giữa TSNH và nguồn vốn ngắn hạn:
Vốn lưu động ròng (VLĐR) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
VLĐR dương, phản ánh doanh nghiệp đang sử dụng toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn vàmột phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSNH Điều này làm giảm rủi ro thanh toánnhưng đồng thời cũng làm giảm khả năng sinh lời vì chi phí tài chính mà doanh nghiệpphải bỏ ra cao
VLĐR âm, hàm ý rằng doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ nguồn vốn dài hạn và mộtphần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH Tuy giảm được chi phí tài chính do chi phíhuy động vốn thấp song doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro thanh toán cao
VLĐR bằng 0 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược quản lývốn dung hòa, dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSNH, dùng nguồn vốn dài hạn tài trợcho TSDH Điều này vừa đảm bảo khả năng sinh lời, lại vừa ngăn ngừa rủi ro thanh toáncho doanh nghiệp
1.2.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh có thể phân tích qua ba mục lớn về tìnhhình doanh thu, tình hình chi phí và tình hình lợi nhuận
Phân tích tình hình doanh thu
Lần lượt so sánh các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thuhoạt động tài chính và thu nhập khác thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa kỳ này và kỳtrước hoặc nhiều kỳ với nhau Qua đó rút ra nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường có quy mô lớn nhất vàcũng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổ chức sản xuất, phân phối, bán hàng của doanh nghiệp.Phân tích tình hình doanh thu giúp các nhà quản trị thấy được ưu nhược điểm trong quátrình tạo doanh thu và xác định các yếu tố làm tăng, giảm doanh thu Từ đó loại bỏ hoặcgiảm tác động của các yếu tố tiêu cực, đẩy mạnh và phát huy yếu tố tích cực của doanhnghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 12Phân tích tình hình chi phí
Tất cả các khoản chi phí đều là dòng tiền ra của doanh nghiệp Giá vốn hàng bánthường là khoản chi phí lớn nhất trong doanh nghiệp Do đó việc kiểm soát giá vốn hàngbán thông qua theo dõi và phân tích từng bộ phận cấu thành của nó là rất có ý nghĩa Vìviệc giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và khảnăng sinh lời của doanh nghiệp Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng là khoản mục cần chú trọngtrong phân tích vì nó phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp Như vậy, nếu chi phí
bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thì chứng tỏdoanh nghiệp đang sử dụng nguồn lực không hiệu quả
Phân tích tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình SXKD Lợi nhuận caocho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt, ít rủi ro và ngược lại Thông qua phân tích mối quan
hệ giữa tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp, sẽ đánh giáđược chính xác hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời cho chủ sở hữu
Kết hợp những nhận xét và đánh giá rút ra từ ba phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận
để làm rõ xu hướng biến động của kết quả SXKD và đưa ra các quyết định quản lý, quyếtđịnh tài chính phù hợp nhất
1.2.2 Phân tích các hệ số tài chính cơ bản
1.2.2.1 Phân tích khă năng thanh toán của doanh nghiệp
- Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng chuyển đổi một bộ phận tàisản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn Được tính toán dựa trên công thức sau:
Hệ số khả năng thanhtoánngắn hạn= Tổng tài sản ngắnhạn
Trang 13Tuy nhiên, nếu hệ số thanh toán ngắn hạn quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vìdoanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSNH hay nói cách khác việc quản lý TSNH khônghiệu quả (quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải thu chồng chất hay hàng tồn kho ứ đọng).
Ví dụ như một doanh nghiệp nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có hệ số khả năng thanhtoán ngắn hạn cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền, đặc biệt
là hàng tồn kho tồn đọng, kém phẩm chất Vì thế trong nhiều trường hợp, hệ số khả năngthanh toán ngắn hạn không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tóm lại, tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, hệ số nàycao với các ngành nghề có TSNH chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và ngược lại Hệ
số này ở mức 2 - 3 được xem là tốt
- Khả năng thanh toán nhanh
Như đã phân tích ở trên, hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian vàchi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền Nhằm phản ánh trung thực hơn khả năngthanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nên hệ số khả năng thanh toánnhanh ra đời, bằng cách loại trừ hàng tồn kho ra khỏi tổng TSNH
Hệ số khả năng thanhtoánnhanh= Tổng tài sản ngắn hạn−Hàngtồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Nếu doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủkhả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này thấp, kéo dàicho thấy dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản sẽ xảy ra Hệ này càng caochứng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt
Một điểm cần chú ý là hệ số này cao quá và kéo dài cũng không tốt, có thể do doanhnghiệp ứ đọng tài sản, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm Ngoài ra, nếu hệ số này nhỏhơn hẳn so với hệ số thanh toán ngắn hạn thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn củadoanh nghiệp đang phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho Và doanh nghiệp cần có nhữngbiện pháp để điều chỉnh cơ cấu TSNH hợp lý hơn
- Khả năng thanh toán tức thời
Trên quan điểm đánh giá khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn(mà không cần phát sinh chi phí thời gian chờ đến thời điểm đáo hạn hay các chi phí thuhồi nợ của các khoản phải thu ngắn hạn) nên hệ số khả năng thanh toán tức thời ra đời
Hệ số khả năng thanhtoán tức thời= Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Trang 14Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết một doanh nghiệp có thể trả được cáckhoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản
có tính thanh khoản cao nhất
Hệ số này thường nhỏ hơn 1, tức là lượng tiền mặt dự trữ trong doanh nghiệp thườngnhỏ hơn các nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Như ta đã biết,
để tiền trở thành tư bản, để tiền có thể sinh ra tiền thì tiền phải được đưa vào lưu thông,phải được đẩy vào nền kinh tế Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu nêndoanh nghiệp ít khi bỏ qua cơ hội sinh lời để đảm bảo hệ số thanh toán tiền mặt này
- Khả năng thanh toán lãi vay:
Đối với doanh nghiệp có sử dụng vốn vay, việc đánh giá khả năng thanh toán lãiváyẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp vốn để thấyđược mức độ đảm bảo an toàn khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp Người ta so sánh nguồntài chính có thể huy động để trả lãi với số lãi phải trả, được thể hiện qua công thức sau:
Hệ số khả năng thanhtoánlãi vay = lợi nhuận trước lãi vay và huế
Số lãi vay phải trả
Nếu hệ số trên lớn hơn hoặc bằng 1 thì có thể khẳng định doanh nghiệp đảm bảo khảnăng thanh toán lãi vay Ngược lại, nếu hệ số trên nhỏ hơn 1 thì có thể khẳng định doanhnghiệp chưa đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay
- Vốn luân chuyển ròng: Để đánh giá an toàn hay rủi ro tài chính của doanh nghiệp ,
các nhà phân tích tài chính thường xem xét kết hợp các chỉ tiêu về khả năng thanh toán vớiviệc xem xét cách thức tài trợ tài sản ngắn hạn thông qua chỉ tiêu vốn luân chuyển ròng.Vốn luân chuyển ròng được xác định theo công thức sau:
Vốn luân chuyển ròng = tài sản ngán hạn – Nợ ngắn hạn
Hoặc vốn luân chuyển ròng = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau:
- Vốn lưu động thường xuyên > 0, nghĩa là nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản cốđịnh, phần dư thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động Đồng thời, tài sản lưu động lớn hơn nợngắn hạn nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt
- Vốn lưu động thường xuyên = 0, có nghĩa nguồn vốn dài hạn vừa đủ tài trợ cho tàisản cố định và tài sản lưu động đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tàichính như vậy là lành mạnh
Trang 15- Vốn lưu động thường xuyên < 0, nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài
sản cố định Doanh nghiệp phải đầu tư một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản cố định,tài sản lưu động không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán củadoanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần tài sản cố định để thanhtoán nợ ngắn hạn đến hạn phải trả
Như vậy, vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng đểđánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết :
- Một là, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không?
- Hai là, tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằngnguồn vốn dài hạn không?
Từ công thức tính vốn lưu động thường xuyên ta có thể thấy các yếu tố làm thay đổivốn lưu động thường xuyên là những nghiệp vụ làm thay đổi nguồn vốn dài hạn và tài sản
cố định của bảng cân đối kế toán
1.2.2.2 Phân tích khă năng hoạt động của doanh nghiệp
- Vòng quay hàng tồn kho:
Là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu trong kho và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết số lầnbình quân mà hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ hay thời gian hàng hóa nằm trong khotrước khi được bán ra
Số vòng quay hàngtồn kho= Giá vốn hàng bán
Trị giá Hàng tồnkho bình quân
Trị giá hàng tồn kho bình quân được xác định theo cách tính số bình quân trongthống kê Chẳng hạn, nếu có các số liệu về số dưa đầu kỳ và số dư cuối kỳ về hàng tồn khothì số liệu bình quân của hàng tồn kho được tính bằng cách lấy số dưa đầu kỳ cộng với số
dư cuối kỳ và chia hai
Hệ số này cao cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh, tức làdoanh nghiệp bán hàng thuận lợi và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Tuy nhiên, hệ sốnày quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho khôngnhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất kháchhàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Đồng thời, dự trữ nguyên vật liệu đầu vàocho khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị đình trệ
Trang 16Bên cạnh đó, nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ hàng tồn kho ứ đọngnhiều, sản phẩm không tiêu thụ được do không đáp ứng yêu cầu của thị trường dẫn đếntình thế khó khăn về tài chính của doanh nghiệp trong tương lai Vì vậy, số vòng quayhàng tồn kho cần phải phù hợp để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng
- Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho:
Từ vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày trung bình thực hiện một vòngquay hàng tồn kho qua công thức sau:
Số ngày của một vòng quay HTK = Số ngày trong kỳ (360 ngày )
Số vòng quay hàng tồnkhotrong kỳ
Thời gian luân chyển kho trung bình cho biết khoảng thời gian cần thiết để doanhnghiệp có thể tiêu thụ được hết số lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hoá cònđang trong quá trình sản xuất)
Chỉ số này càng lớn càng bộc lộ những yếu kém của doanh nghiệp trong khâu tiêuthụ hàng hóa hoặc đình trệ xuất nguyên vật liệu cho sản xuất Thông thường nếu chỉ số này
ở mức thấp thì có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động khá tốt Tuy nhiên, ở mức nào là thấp,mức nào là cao ta cần so sánh tương ứng chỉ tiêu này của doanh nghiệp với các doanhnghiệp khác trong ngành để đưa ra kết luận
- Vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền và các khoản tương đương tiền
Vòng quay các khoản phải thu= Doanhthuthuần+VAT đầu ra tương ứng
Các khoản phảithu bình quân
Ý nghĩa: cho biết các khoản phải thu phải quay khoảng bao nhiêu vòng trong một kỳbáo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kì đó Đây là một chỉ tiêu phản ánh chínhsách tín dụng mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với khách hàng Thật vậy, quan sát sốvòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm và tình hình thu hồi nợcủa doanh nghiệp
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh đồngthời cũng cho thấy doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn (ít phải cấp tín dụng cho khách hàng
và nếu cấp tín dụng thì chất lượng tín dụng cao) Nhưng nếu số vòng quay quá lớn có thể
Trang 17khiến doanh nghiệp sụt giảm doanh số bán hàng do sức hấp dẫn trên thị trường giảm so vớicác đối thủ cung cấp thời gian tín dụng thương mại dài hơn Cũng là không tốt khi vòngquay quá nhỏ vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn gây thiếu hụt vốntrong SXKD, buộc phải huy động vốn từ bên ngoài.
- Kỳ thu tiền bình quân :
Để biết số ngày bình quân mà doanh nghiệp cần để thu hồi được nợ sau khi bán đượchàng, ta sử dụng công thức sau:
Kỳ thu tiềnbình quân= Số ngày trong kỳ (365 ngày )
Số vòng quay các khoản phảithu
Kỳ thu tiền bình quân cho biết một khoảng thời gian trung bình mà doanh nghiệp thuhồi được công nợ kể từ ngày bán chịu hàng hóa dịch vụ nói cách khác, đây là khoảng thờigian trung bình từ khi bán chịu cho đến khi thu được tiền bán hàng
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào chính sách bánchịu và việc tổ chức thanh toán thu hồi công nợ của doanh nghiệp thông thường, khi vòngquay các khoản phải thu tăng lên hoặc kỳ thu tiền bình quân giảm xuống qua các kỳ sẽbiển hiện xu hướng rút ngắn thời gian bán chịu và trình độ quản lý thu hồi công nợ đượccải thiện của doanh nghiệp
Vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn hay vốn lưuđộng trong mói quan hệ với doanh thu đạt được Nói cách khác, hệ số này cho biết mỗiđồng tài sản ngắn hạn hay vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
- Vòng quay tài sản dài hạn:
Vòng quay tài sản dài hạn(vòng quay vốn cố định)= Doanhthu
TSDH bìnhquân
Vòng quay tài sản dài hạn cho biết hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của doanhnghiệp Nói cách khác, hệ số này cho biết mỗi đồng tài sản dài hạn hay vốn cố định sử
Trang 18dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Điều này đặc biệt có ý nghĩa quantrọng đối với những doanh nghiệp mà cơ cấu tài sản nghiêng về tài sản dài hạn chẳng hạnnhư các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khách sạn du lịch.\, ăn uống…
- Vòng quay tổng tài sản (vòng quay toàn bộ vốn):
Vòng quay tổng tài sản= Doanh thu
Tổngtài sảnbìnhquân
Tương tự như khi tính vòng quay tài sản ngắn hạn, khi tính vòng quay tổng tài sản,người ta thường sử dụng doanh thu thuần bán hàng hóa dịch vụ Tuy nhiên, trong trườnghợp có phát sinh doanh thu tài chính, để đảm bảo tính hợp lý khi thanh toán, ngoài doanhthu thuần về bán dịch vụ hàng hóa, người ta còn tính cả doanh thu tài chính
Vòng quay tổng tài sản cho biết hiệu suất sử dụng tài sản hay vốn kinh doanh củdoanh nghiệp Nói cách khác, hệ số này cho biết mỗi đồng tài sản hay vốn kinh doanh sửdụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Khi phân tích, đánh giá khă năng hoạt động của doanh nghiệp, ngoài việc so sánh kếtquả tính toán giữa các kỳ với nhau để xác định xu hướng biến động của các hệ số, người tacòn có thể so sánh các hệ số trung bình về khả năng hoạt động của ngành cũng như so sánhvới các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trong ngành để xác định vị thế của doanhnghiệp
1.2.2.3 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn củ doanh nghiệp:
Để đánh giá cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp, người ta thường sửdụng các chỉ số sau:
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn (Tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tỷ trọng vốn lưu
động)
Tỷ trọng tài sản ngắnhạn= Tài sản ngắnhạn
Tổng tài sản
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn ( tỷ trọng tài sản dài hạn, tỷ trọng vốn cố định)
Tỷ trọng tài sản dài hạn= Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tưvào tài sản ngắn hạn/ dài hạn cho biết mức độ và xu hướng đầu tưcủadoanh nghiệp vào hai loại tài sản ngắn hạn và dài hạn tỷ suất này phụ thuộc vào ngànhkinh doanh, trình độ quản lý và một số yêu cầu khác
Để đánh giá được cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, người t thường sử dụng các
Trang 19chỉ tiêu cơ bản sau:
Khi phân tích, đánh giácơ cấu tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp, ngoài việc
so sánh kết quả giữa các kỳ với nhau để xác định xu hướng biến động của hệ số, người tacòn so sánh với hệ số bình quân của ngành cũng như so sánh với các doanh nghiệp đối thủcạnh tranh trong nghành để thấy rõ được vị thế của doanh nghiệp, khả năng khai tác vốn vàmức độ rủi ro tì chính của doanh nghiệp
1.2.2.4 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tiêu thức để đánh giá hiệu quả kinh doanhcuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Và là căn cứ thông tin quan trọng
để đưa ra các quyết định đầu tư nhằm mở rộng thị phần giúp cho doanh nghiệp phát triểnbền vững
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)
Khả năng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp là chiến lược dài hạn, nó quyết định
Trang 20việc tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh Song mục tiêu cuối cùng của nhàquản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế Do vậy để tăng lợi nhuận sauthuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đómới có sự tăng trưởng bền vững Mặt khác chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soátchi phí của doanh nghiệp nhằm tăng sự cạnh trạnh trên thị trường, chỉ tiêu này được xácđịnh như sau:
Tỷ suất sinh lời trêndoanh thuthuần (ROS)= Lợi nhuận sau thuế
Doanh thuthuần ×100
Ý nghĩa: trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thuầnthì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế cho Nhànước
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kiểm soát chi phí càng tốt, đó là nhân tốgiúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu Chỉ tiêu này thấp cho thấy doanhnghiệp cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra lợi nhuậncho doanh nghiệp, được tính toán bằng công thức sau:
Tỷ suất sinh lời trêntổng tài sản(ROA )= Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản × 100
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu
tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quảsử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố giúp doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng như xây nhàxưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ… Nếu chỉ tiêu này thấp,doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu tài sản để tìm ra điểm bất hợp lý, tránh gây lãng phícũng như để cải thiện chỉ tiêu này trong tương lai
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời trên VCSH là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của VCSH nóiriêng và khả năng sinh lời của toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung Thông quachỉ tiêu này để đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả SXKD củadoanh nghiệp Tỷ suất sinh lời trên VCSH được xác định theo công thức:
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu(ROE)= Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu ×100
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng VCSH
Trang 21thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quảsử dụng VCSH của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanhnghiệp Đây là nhân tố giúp doanh nghiệp tăng quy mô VCSH, có được thêm nguồn tài trợdồi dào phục vụ cho hoạt động kinh doanh
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố bên trong
1.3.1.1 Chất lượng thông tin nội bộ trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp việc thu thập được nguồn thông tin đầy đủ,kịp thời và chính xác là vô cùng quan trọng Nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp gồmthông tin tài chính và phi tài chính Thông tin phi tài chính có thể thu thập từ các bộ phậnnhư hành chính nhân sự, sản xuất, kinh doanh và tiếp thị… Còn thông tin tài chính chủ yếuthu thập từ bộ phận kế toán và tài vụ Bằng việc thu thập, sàng lọc, xử lý tất cả các thôngtin từ hai nguồn này, nhà phân tích mới có thể đưa ra kết luận về tình hình tài chính củadoanh nghiệp một cách chính xác nhất, toàn diện nhất và khách quan nhất
Có thể nói thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tàichính vì một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tíchtài chính mang lại sẽ không có ý nghĩa với bất kỳ đối tượng quan tâm nào
1.3.1.2 Trình độ của cán bộ thực hiện việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp có chính xác hay không phụ thuộcrất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích Bởi vì việc có được những thông tinchính xác, phù hợp là quan trọng nhưng việc xử lý những thông tin đó như thế nào để cókết quả phân tích đạt chất lượng lại phụ thuộc vào trình độ của cán bộ phân tích Từ cácthông tin thu thập được cán bộ phân tích tiến hành tính toán các chỉ tiêu, lập các bảng biểu
và nhiệm vụ của người phân tích là gắn kết tạo lập mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợpvới các thông tin về điều kiện hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để giải thích tình hình tàichính của doanh nghiệp Xác định điểm mạnh yếu và nguyên nhân của nó Tầm quan trọng
và tính phức tạp của việc phân tích tài chính đòi hỏi người cán bộ phân tích phải có trình
độ chuyên môn cao và tầm nhìn bao quát
1.3.1.3 Nhận thức về phân tích tài chính của chủ doanh nghiệp
Nhận thức về phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò khá quan trọng ảnhhưởng tới hiệu quả phân tích tài chính Khái niệm về phân tích tài chính ở nước ta chưa
Trang 22thực sự phổ biến nên nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn chưa hiểu hết vai trò và tầm quantrọng của phân tích tài chính trong quản lý doanh nghiệp Do đó, trong các doanh nghiệpphân tích tài chính vẫn chưa trở thành hoạt động thường xuyên, chưa được chú trọng đầu
tư, hoàn thiện Vì thế, hiệu quả phân tích tài chính trong các doanh nghiệp thường khôngcao, việc phân tích tài chính chỉ mang tính chất hình thức, không áp dụng được nhiều vàothực tiễn quản lý tài chính doanh nghiệp
Các chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến phân tích tài chính một phần là do muốntiết kiệm các chi phí, tuy nhiên họ lại không thấy được những lợi ích to lớn mà phân tíchtài chính mang lại Chỉ khi nào những người chủ doanh nghiệp thực sự coi phân tích tàichính là một hoạt động cần thiết cho doanh nghiệp và có sự đầu tư thích đáng thì hiệu quảphân tích tài chính doanh nghiệp mới có thể được nâng cao
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
1.3.2.1 Môi trường kinh tế
Một vài yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như: lãi suất ngân hàng,giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, biến động của tỷ giá hối đoái, lạm phát…Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm,tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp Sự biếnđộng của tỷ giá sẽ làm thay đổi những điều kiện kinh doanh, tạo ra những cơ hội hoặcthách thức khác nhau đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu Bên cạnh đó, mức độ lạm phát cũng ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế Vídụ như khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm, tạo ra những rủi ro lớn chocác hạng mục đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời sức mua của xã hội cũng giảm khiến chonền kinh tế bị đình trệ
1.3.2.2 Môi trường chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động củadoanh nghiệp Sự ổn định về chính trị sẽ tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt độngkinh doanh và đảm bảo an toàn về quyền sở hữu các tài sản của nhà đầu tư Về pháp luật,bên cạnh những quy định, ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ, cũng có một sốchương trình của Chính phủ như biểu thuế hàng ngoại nhập cạnh tranh hay chính sáchmiễn giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp
Chính sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế đã tạo ra những thuậnlợi hoặc khó khăn khác nhau cho từng doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cầnsớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, từ đó điều chỉnh các
Trang 23hoạt động nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá trình vận hành, duy trì và hoàn thànhcác mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
1.4.2.3 Các yếu tố cạnh tranh
Nhà cung cấp hàng hóa, vật tư, thiết bị
Các doanh nghiệp cung cấp vật tư, thiết bị có quyền lực thương lượng lớn (số lượngnhà cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế khác và không có nhà cung cấp nào chào báncác sản phẩm có tính khác biệt…) có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tănggiá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm dịch vụ đi kèm
Tổ chức, cá nhân cung cấp vốn
Doanh nghiệp thường huy động vốn qua các nguồn tài trợ như vay ngắn hạn hoặc dàihạn hoặc phát hành cổ phiếu Lãi suất, điều kiện tín dụng, các quy định về tài sản bảo đảm
là những rào cản tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp Vậy nên doanh nghiệp cần có lịch sửtín dụng sạch để dễ dàng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng cũng như có tìnhhình tài chính lành mạnh để thu hút các cổ đông, trái chủ mua cổ phiếu, trái phiếu củadoanh nghiệp
- Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, khả năng tạo doanh thu, tốc độquay vốn nhanh hay chậm của doanh nghiệp
Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm bằng cách épgiá xuống thấp hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn hay nhiều dịch vụ hậu mãi hơn Vì vậydoanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện quyền lực thương lượng của mình trướckhách hàng Đồng thời lưu trữ các thông tin về khách hàng hiện tại và tiềm năng làm cơ sởđịnh hướng cho việc hoạch định kế hoạch, nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đếnmarketing
- Đối thủ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng doanh nghiệp hoạt độngcùng ngành, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa
Trang 24sản phẩm Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh là rất khó khăn Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanhthu, tổ chức bộ máy lao động phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả, chấtlượng, chủng loại… từ đó nâng cao hiệu quả SXKD Như vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnhhưởng rất lớn đến động lực phát triển của doanh nghiệp
Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh mới ra nhập ngành cũng có thể là yếu tố làm giảmlợi nhuận của doanh nghiệp Và sức ép từ các sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năngsinh lợi của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế Vì vậy, các doanh nghiệp cần khôngngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, có tính khác biệt
Trang 25CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.1 Tổng quan về Công ty VNPOFOOD
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty VIPOFOOD
Giới thiệu chung về Công ty
Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến dầu thực vật và thực phẩmViệt Nam (gọi tắt là VNPOFOOD CO.,LTD)
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0102001811 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP HàNội cấp ngày 12/01/2001
Trụ sở: 439 Âu Cơ – Tây Hồ - Hà Nội – Việt Nam
Điện thoại: 84-4-3719 0788Fax: 84-4-3719 0789
Email: info@vnpofood.comWebsite: www.daugac.com
Một số thông số cơ bản về Công ty
Vốn điều lệ: 18.000.000.000 (Mười tám tỷ đồng VN)
Mã số thuế: 010101613
Loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Vào những năm 1990, Bác sĩ Nguyễn Công Suất, từng là một người lính, hết chiếntranh về học tại Đại học Y Hà Nội, sau đó làm việc tại Bệnh viên Quân Y 108 Khi đó, Bác
sĩ Suất đã trở thành một thành viên chính trong đề tài sử dụng dầu Gấc để điều trị cho bệnhnhân, quân nhân bị nhiễm Dioxin và ung thư nguyên phát Tiếp cận với nhiều Giáo sư vàchuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước trong ngành y-dược, tiếp cận với nhiều côngtrình nghiên cứu chứng minh công dụng đặc biệt của trái Gấc Việt Nam – không chỉ có thể
hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư gan và nhiễm Dioxin mà còn có tác dụng phòng bệnhrất lớn
Năm 2001, công ty VNPOFOOD được thành lập, và sản phẩm chủ đạo là dầu gấcviên nang VINAGA Công ty Chế biến Dầu thực vật và Thực phẩm Việt Nam (gọi tắt làVNPOFOOD CO.,LTD) VNPOFOOD là doanh nghiệp đầu tiên hoạt động trong lĩnh vựcthực phẩm - thuốc tại Việt Nam
Năm 2004 dây chuyền sản xuất VINAGA hiện đại được nhập khẩu nguyên chiếc từHàn Quốc để hiện đại hóa công nghệ sản xuất Nhà xưởng cũng được xây mới mở rộngkhang trang hơn để đạt các yêu cầu tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới
Năm 2007 sản phẩm của công ty đã được cấp chứng chỉ và được bán rộng rãi tại thị
Trang 26trường Châu Âu Các sản phẩm VINAGA xuất khẩu lần lượt ra đời Sản phẩm VINAGA
đã vinh dự được nhận giải thưởng “ Sản phẩm tốt nhất Đông Nam Á” được tổ chức tạiMalaysia
Năm 2008 với việc mở rộng sản xuất công ty đã nhập thêm một hệ thống máy móchiện đại từ Nhật Bản đã góp phần tăng năng suất của nhà máy lên gấp đôi hiện tại
Năm 2011 sản phẩm VINAGA đạt danh hiệu hàng VN Chất lượng cao do người tiêudùng bình chọn Đây là một niềm động viên lớn cho toàn thể nhân viên công ty vì đó chính
là phần thưởng của khách hàng, người bạn thân thiết của VNPOFOOD trong suốt 10 nămđồng hành và phát triển
Năm 2012, công ty vinh dự được nhận 2 giải thưởng uy tín của châu Âu: The GoldenEurope Award For Quality And Commercial Prestige tại Paris 16/7/2012; và Internationaleurope award for quality (Cúp Quốc tế Chất lượng châu Âu) tại Madrid, Tây Ban Nha Ngày 10/4/2013 tại Luân Đôn, nước Anh, Hiệp hội Thương mại châu Âu đã trao giảithưởng Uy tín quốc tế cho VNPOFOOD
Cho đến nay, sản phẩm đã được phân phối rộng khắp trên toàn thị trường Việt Nam
và được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới Công ty và sản phẩm của công ty đãnhận được rất nhiều bằng khen và giải thưởng trong và ngoài nước, nhiều giải thưởng lớncủa Bộ Y Tế và các tổ chức, cơ quan chuyên ngành, và hơn hết đó là sự đón nhận và sự tindùng đối với nhãn hàng Gấc Việt Nam của người tiêu dùng
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty VNPOFOOD
VNPOFOOF là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm chức năng tại ViệtNam Nhìn chung, việc nghiên cứu và sản xuất Thực phẩm chức năng ở Việt nam còn làmột lĩnh vực tương đối mới mẻ và đầy tiềm năng tại thị trường Việt Nam Thực phẩm chứcnăng với chiết xuất tư thiên nhiên được coi là “ Công cụ dự phòng sức khỏe của thế kỷ21”, là loại thực phẩm được người tiêu dùng ngày càng quan tâm và sử dụng
Gần đây nhất, việc xúc tiến thành lập một tổ chức (dưới hình thức Hiệp Hội) của cácnhà quản lý, chuyên môn, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng Việt Nam
là một cơ hội tốt đẹp để tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh công nghiệp sản xuất thực phẩmchức năng, bổ sung dinh dưỡng ở nước ta Cần nhấn mạnh rằng trong xu thế hội nhập vàphát triển bền vững, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với sự lớn mạnhcủa ngành công nghiệp thực phẩm, ngành khoa học thực phẩm chức năng nói chung vàviệc nghiên cứu, sản xuất thực thực phẩm chức năng nói riêng ở nước ta cũng sẽ phát triển
Trang 27nhanh chóng nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đời sống nhân dân Với xu thế này,
hy vọng trong tương lai không xa, TPCN mang thương hiệu Việt Nam sẽ có vị trí xứngđáng và đầy đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới
2.1.3 Mô hình tổ chức của Công ty VIPOFOOD
Sơ đồ.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty VIPOFOOD
(Nguồn: Phòng hành chính công ty VNPOFOOD)
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia
*Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được tiền hành theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn là giám đốc củacông ty- ông Nguyễn Công Suất và kế toán trưởng - bà Vũ Thị Vân Anh
Bước 2: Thiết kế câu hỏi phỏng vấn Câu hỏi phỏng vấn thường xoay quanh vân
đề về công tác phân tích tài chính, thực trạng tình hình tài chính của công ty để rút ranhững điểm đã làm được và những điểm còn hạn chế của công ty, từ đó dề ra các biệnpháp giải quyết
Phòngtài chính kế toán
Phòng tài vụ
Phòng Kinh doanh
Giám đốcPhó giám đốc
Phòng
kế hoạch kĩ
thuật
Đội sản xuất
Trang 28 Bước 3: Xác định thời gian và địa điểm phỏng vấn Thời gian phỏng vấn được tiếnhành vào ngày 25/1/2015 tại phòng Giám đốc.
Bước 4: Tiến hành phỏng vấn và lập biên bản phỏng vấn Ghi chếp lại câu trả lờicủa đới tượng phỏng vấn Tổng hợp kết quả phỏng vấn và lập thành biên bản phỏng vấn
- Xử lý thông tin thu được:
Sau khi thực hiện phỏng vấn chuyên gia thu được kết quả thì tiến hành tổng hợp vàthóng kê ý kiên scủa chuyên gia, rồi lập bảng biểu thống kê các ý kiến đánh giá, tổng hợp đánhgiá Cuối cùng so sánh và lựa chọn những ý kiến tập trung cao nhất để đánh giá công tác PTTCcủa Công ty, những điểm được, chưa được và những vấn đề cần giải quyết
2.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là thông tin kế toán: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quảkinh doanh….lý từ phòng kế toán của công ty
Bên cạnh đó sự tồn tại, phát triển cũng như quá trình suy thoái của doanh nghiệp phụthuộc vào nhiều yếu tố Nên những thông tin để phân tích tài chính không thể chỉ giới hạn
ở việc nghiên cứu những báo cáo tài chính mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quanđến tình hình tài chính của doanh nghiệp, như thông tin về trạng thái nền kinh tế, chínhsách tiền tệ, thuế khóa, các thông tin về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệpđang hoạt động, các thông tin về pháp lý đối với doanh nghiệp…qua Internet và cácphương tiện truyền thông
- Xử lý thông tin:
Lập bảng tính toán các chỉ số tài chính, so sánh số liệu các năm để rút ra kết luận và
xu hướng biến động của tình hình tài chính qua các năm, từ đó thấy được điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội và thách thức của Công ty Các kết quả trong khóa luận được rút ra từ việc sửdụng các phương pháp thống kê phân tích và tổng hợp số liệu
2.3 Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty VNPOFOOD
2.3.1 Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty VNPOFOOD qua dữ liệu sơ cấp theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Qua kết quả quá trình phỏng vấn trực tiếp ông Nguyễn Công Suất- Giám đốc công tyVNPOFOOD và bà Vũ Thị Vân Anh- Kế toán trưởng của công ty VNPOFOOD, đã thuđược một số kết luận về tình hình công tác PTTC tại công ty VNPOFOOD như sau:
- Theo ông Nguyễn Công Suất – giám đốc công ty VNPOFOOD):