Kiểm soát chi phí:

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tạ công ty TNHH chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (Trang 44)

Trong sản xuất kinh doanh thương mại, chi phí là một yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như kết quả kinh doanh của doanh nhiệp. Vì vậy muón tăng được lợ nhuận cần cắtt giảm chi phi kinh doanh.

Để cắt giảm chi phí thì công ty cần tăng cường giám sát chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất từ việc thu mua nguyên vật liệu, đến sản xuất, phấn phối sản phẩm. Quan lý các khoản chi không tiết kiệm bằng các hình phạt từ cảnh cáo đến kỷ luật. bên cạnh đó cần cắt giảm chi phí văn phòng và dịch vụ mua ngoài. Ngoài ra để thực hiện được việc cắt giảm chi phí cần có sự quán triệt ý thức tiết kiệm đến tất cả các phòng ban, các nhân viên và có biện pháp quản lý chi phí cụ thể.

Nâng cao chất lượng công tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng như các tài sản cố định khác nhằm tăng tuổi thọ, độ tin cậy của máy móc thiết bị, đảm bảo chất

lượng hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những gián đoạn trong quá trình sản xuất làm giảm chất lượng sản phẩm.

Công ty cần đưa ra chính sách tài chính nhằm kiểm soát tốt hơn chi phí xác thực cho từng loại hình, phương thức và mặt hàng kinh doanh để đảm bảo chủ động trong việc thực hiện và công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Rà soát các khoản mục chi phí để đảm bảo chi phí ở mức tối ưu. Việc rà soát các khoàn mục chi phí để biết được chi phí nào là cần thiết chi phí nào là không cần thiết lãng phí. Đó là cơ sở để thực hiện chính sách cắt giảm chi phí sao cho phù hợp, không ảnh hưởng đến các hoạt động của công ty

Triển khai công tác thực hành tiết giảm chi phí để nâng cao hiệu quả SXKD. Sau khi rà soát các khoản mục chi phí, nhận thấy những chi phí nào không cần thiết công ty tiến hành triển khai công tác cắt giảm những chi phí đó, giúp hại giá thành sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh và tưng doanh thu bán

Sử dụng hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp :Là sự kết hợp giữa chi phí bất biến (định phí) và chi phí khả biến (biến phí) trong việc điều hành doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí bất biến cao hơn so với chi phí khả biến, ngược lại đòn bẩy kinh doanh sẽ thấp khi tỷ lệ chi phí bất biến nhỏ hơn chi phí khả biến.Khi đòn bẩy kinh doanh cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về sản lượng tiêu thụ cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận, nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động. Đòn bẩy kinh doanh có cơ sở từ quan hệ giữa doanh thu của một công ty với những thu nhập khi chưa trả lãi và nộp thuế của nó.Như vậy, đòn bẩy kinh doanh là tỷ lệ thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT: earning before interest and tax) phát sinh do sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ. Khi tác động của những đòn bẩy tăng thì sự mạo hiểm của công ty cũng tăng, kể từ khi mà sự mạo hiểm liên quan tới khả năng trang trải chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định của nó. Phân tích đòn bẩy là một phần của phân tích hoàn vốn và cùng sử dụng những thông tin cơ bản: giá cả, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến…

Mọi sự hiểu biết về ba loại đòn bẩy đã được đề cập ở trên sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính đánh giá được mức độ các loại rủi ro (rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về mặt tài chính) mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, sự hiểu biết về đòn bẩy còn giúp cho nhà quản lý tài chính doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp thích hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong việc

đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và mức độ sử dụng vốn vay để có thể tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, đồng thời đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh.

Chủ động thiết lập mạng thương mại điện tử để giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp nên áp dụng mạnh mẽ mạng lưới Internet thông qua việc cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, quy định của nước nhập khẩu hàng hóa của từng doanh nghiệp. Tổ chức tốt hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp, xây dựng các ngân hàng dữ liệu phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Công việc này đòi hỏi sự thiết kế tổng thể bao gồm từ các biểu mẫu báo cáo, cách thức lưu trữ, truy cập và xử lý thông tin đến các phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tạ công ty TNHH chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (Trang 44)