Truong hoc an toan

7 424 0
Truong hoc an toan

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD &ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDTNỘI TRÚ Độc lập – Tự do-Hạnh phúc Số: 04/ KHNT - THCS Sông Mã ngày 20 tháng 9 năm 2010. KẾ HOẠCH Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học Căn cứ Quyết định số 4458/ QĐ- BG & ĐT ngày 22/8/2007 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học. Căn cứ vào công văn số775/ KH-UBND ngày 08/ 10/ 2007 củaUBDN huyện Sông Mã về triển khai thực hiện quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn trong trường phổ thông. Căn cứ quyết định số 07/ QĐ-NT ngày 15/ 10/ 2007 của hiệu trưởng trường PTDT Nội trú. Căn cứ kế hoạch năm học 2010 – 2011 của trường PTDT Nội trú. Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học của Trường PTDT Nội trú `xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện quy định về trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học như sau. I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1, Mục đích: - Quán triệt, thực quyết định 4458/ QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích với 07 nội dung : + Tổ chức nhà trường. + Phòng chống ngã. + Phòng chống tai nạn giao thông. + Phòng chống đuối nước. + Phòng chống đánh nhau,bạo lực trong trường. + Phòng chống bỏng, cháy nổ. + Phòng chống ngộ độc. - Quán triệt nội dung kế hoạch Số 775/ KH-UBND ngày 08/10/2007 của UBND huyện Sông Mã về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. - Tạo nên bước phát triển mới trong giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục của nhà trường từng bước phát triển vững chắc, từ đó khẳng định sự quyết tâm của nhà trường với lãnh đạo ngành Giáo dục, với các cấp lãnh đạo, với phụ huynh về sự nghiệp Giáo dục của mình. 1 - Không để học sinh bị tai nạn hay thương tích xảy ra trong trường. 2, Yêu cầu - Việc thực hiện Quyết định 4458/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/8/2007 và kế hoạch Số 775/ KH-UBND của UBND huyện Sông Mã dặt dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, sự chỉ đạo trực tiếp của BGH nhà trường và sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. - Việc thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học là nhiệm vụ cấp thiết để giảm thiểu tai nạn đối với học sinh trong nhà trường. - Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động một cách cụ thể tới từng lớp, từng bộ phận, từng CB-GV và học sinh nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra. - Tổ chức kiểm tra đánh giá và đôn đốc thực hiện kế hoạch theo tháng, tuần - Các bộ phận được giao nhiệm vụ thường xuyên báo cáo kết quả vào buổi giao ban hàng tuần . - Đưa việc phòng, chống tai nạn,thương tích trong trường học vào công tác thi đua chung của HS các lớp, cá nhân CB – GV – HS trong toàn trường. II, NỘI DUNG KẾ HOẠCH. A, Phần chung. - Có các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích như tuyên truyền giáo dục, can thiệp, khắc phục giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn. Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động cụ thể sau: + Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích bằng những tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẳu hiệu, hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khoá v.v… + Tổ chức các hoạt động can thiệp giảm thiểu các nguy cơ gây tai nạn thương tích trong trường học. + Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt đảm bảo an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích. + Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích: tai nạn giao thông, ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc, vật nhọn đâm cắt, đánh nhau, bạo lực. - Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh học sinh phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích để có biện pháp phòng chống có hiệu quả. - Nâng cao năng lực chỉ đạo thực hiện của BCĐ và cán bộ, giáo viên về phòng chống tai nạn, thương tích. - Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu kịp thời theo quy định. - Có quy định và phương án dự phòng phát hiện và sử lý tai nạn thương tích trong trường học. 2 - Theo dõi, giám sát, báo cáo kết quả thương xuyên về tai nạn thương tích trong nhà trường. Khen thưởng kịp thời. Đề nghị cấp trên công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn về trường học an toàn vào cuối mỗi năm học. B, Phần cụ thể từng tháng. 1, Tháng 9/2010 . * Kế họach: - Tổ chức triển khai quán triệt Quyết định Số 4458/ QĐ-BGD&ĐT và kế hoạch số 775/ KH-UBND ngày 08/10/2007 của UBND huyện Sông Mã đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường. - Thành lập BCĐ phòng chống tai nạn nhà trường. - Xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường phù hợp vối điều kiện hoàn cảnh cụ thể của trường. - Chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả. * Bài học kinh nghiệm và kế hoạch bổ sung: 2, Tháng 10/ 2010. * Kế họach:. + Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch. + Tổ chức tập huấn,tuyên truyền giáo dục học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn, thương tích . + Rà soát các nội dung an toàn, nguy cơ tai nạn, gây thương tích để tiến hành xây dựng, tu bổ sửa chữa nhằm loại bỏ các nguy cơ nói trên. +Báo cáo kết quả công tác tháng 10 với Sở GD – ĐT Sơn La * Bài học kinh nghiệm và kế hoạch bổ sung: 3, Tháng 11/ 2010. * Kế họach: - Tiếp tục triển khai thực hiện ké hoạch. - Học tập sơ cứu, xử lý tai nạn thường gặp. - Tiếp tục khắc phục các nguy cơ gây thương tích cho học sinh. - Sơ kết 3 tháng thực hiện công tác an toàn trong trường học. - Báo kết quả công tác tháng 11 3 * Bài học kinh nghiệm và kế hoạch bổ sung: 4, Tháng 12/ 2010 * Kế họach: - Duy trì kế hoạch đã triển khai thực hiện. - Tiếp tục khắc phục các nguy cơ gây thương tích cho học sinh. - Duy trì công tác kiểm tra đánh giá báo cáo kết quả hàng tuần. * Bài học kinh nghiệm và kế hoạch bổ sung: 5, Tháng 01/ 2011 * Kế họach: - Duy trì kế hoạch đã triển khai thực hiện. - Tiếp tục khắc phục các nguy cơ gây thương tích cho học sinh. Nhắc nhở học sinh lưu ý trong thời gian nghỉ tết phải đảm bảo an toàn về mọi mặt. - Duy trì công tác kiểm tra đánh giá báo cáo kết quả hàng tuần. * Bài học kinh nghiệm và kế hoạch bổ sung: 6, Tháng 02/ 2011 * Kế họach: - Duy trì kế hoạch đã triển khai thực hiện. - Tiếp tục khắc phục các nguy cơ gây thương tích cho học sinh. Đặc biệt trong các hoạt động chào mừng ngày 26/ 3 - Duy trì công tác kiểm tra đánh giá báo cáo kết quả hàng tuần. * Bài học kinh nghiệm và kế hoạch bổ sung: 7, Tháng 03/ 2011 4 * Kế họach: - Duy trì kế hoạch đã triển khai thực hiện. - Tiếp tục khắc phục các nguy cơ gây thương tích cho học sinh. - Duy trì công tác kiểm tra đánh giá báo cáo kết quả hàng tuần. * Bài học kinh nghiệm và kế hoạch bổ sung: 8, Tháng 4/ 2011. * Kế họach: - Rà soát toàn bộ việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn, thương tích năm học 2010-2011. - Báo cáo kết quả đã đạt được. Lập văn bản đề nghị cấp trên công nhận đơn vị đạt danh hiệu :Trường học an toàn . * Bài học kinh nghiệm và kế hoạch bổ sung: 9, Tháng 5/ 2011 đến tháng 8/2011. * Kế họach: - Duy trì kết quả đã đạt được. Khắc phục khó khăn chuẩn bị nội dung kế hoạch công tác tiếp theo cho năm học 2008-2009. - Triển khai kế hoạch phong chống tai nạn thương tích năm học 2009-2010. * Bài học kinh nghiệm và kế hoạch bổ sung: III, TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1, Phân công nhiệm vụ trong ban chỉ đạo. - Trưởng ban: Ông Đoàn Hùng Tuyến: phụ trách chung. Công tác tổ chức - Phó ban: Bà Phạm Thị Thuỷ ( Y tế ) theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện việc phòng chống tai nạn, tổ chức sơ cứu tạm thời khi tai nạn xảy ra. Phụ trách mảng phòng chống bỏng, ngộ độc. - Ông Trần văn Tuấn: phụ trách mảng phòng chống điện giật, cháy nổ. 5 - Ông Nguyễn Đức Đoàn: phụ trách mảng phòng chống đánh nhau, bạo lực trong nhà trường - Bà Hà Thanh Huế: phụ trách mảng phòng chống ngã - Bà Hà Thị Hoa: phụ trách mảng phòng chống tai nạn giao thông - Ông Lường văn Lê, Lò Thị Lẻ ( Y tế ): phụ trách mảng chống đuối nước. 2, Các tiêu chí cần đạt: Trường học an toàn. a, Về tổ chức nhà trường + Có ban chỉ đạo y tế trường học. + Có cán bộ y tế học đường. + Có tủ thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đâù. + Dậy đủ các tiết học về tai nạn thương tích. + Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn. + Có quy định phát hiện, sử lý khi tai nạn xẩy ra ở trường học. + Có phương án dự phòng cứu nạn khi thiên tai, hoả hoạn, ngộ độc xẩy ra. + Thường xuyên kiểm tra phát hiện, khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn. + Toàn thể nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố, nguy cơ và cách phòng tránh, chống tai nạn thương tích. b, Phòng chống ngã + Đường đi, sân trường bằng phẳng không mấp mô, trơn trượt. + Có kế hoạch chặt tỉa cây cổ thụ, có nội quy cấm leo trèo cây. ( Đ/c Đoàn đảm nhiệm ) + Ban công và cầu thang có lan can, tay vịn chắc chắn. + Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách. + Dụng cụ luyện tập TDTT đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. c, Phòng chống tai nạn giao thông. + Học sinh được phổ biến về luật an toàn giao thông. + Trường có tường rào, cổng chắc chắn, có người quản lý không để học sinh chơi, đùa ngoài đường. + Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông. d, Phòng chống đuối nước. + Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn. + Hố vôi, hố nước có rào bao quanh. e, Phòng chống đánh nhau, bạo lực. + Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích. + Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc hại và các hung khí khác đến trường. g, Phòng chống bỏng, cháy, nổ, điện giật. + Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy, nổ. + Hệ thống điện trong nhà trường đảm bảo quy định về an toàn điện. + Bảng điện có nắp đậy có khoá bảo vệ. + Phòng thí nghiệm có nội quy, hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, hoá chất. 6 + Có trang thiết bị phòng, chữa cháyđể ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng. h, Phòng chống ngộ độc. + Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm vá khám sức khoẻ định kỳ theo quy định. + Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm. + Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định. + Quy trình nấu nướng, chế biến theo nguyên tắc bếp ăn một chiều. + trong khuôn viên của nhà trường khong trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối. TM. BAN GIÁM HIỆU Trưởng ban chỉ đạo Đoàn Hùng Tuyến 7 . ) + Ban công và cầu thang có lan can, tay vịn chắc chắn. + Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách. + Dụng cụ luyện tập TDTT đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. . trú. Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học của Trường PTDT Nội trú `xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện quy định về trường học an toàn,. III, TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1, Phân công nhiệm vụ trong ban chỉ đạo. - Trưởng ban: Ông Đoàn Hùng Tuyến: phụ trách chung. Công tác tổ chức - Phó ban: Bà Phạm Thị Thuỷ ( Y tế ) theo dõi, đánh giá quá

Ngày đăng: 15/05/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan