1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

101 801 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 620,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT ĐÀO THỊ NGÂN QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC... ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐÀO THỊ NGÂN

QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐÀO THỊ NGÂN

QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN NHO THÌN

HÀ NỘI - 2014

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đào Thị Ngân

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

HÀ N I - 2014 Ộ 2

Can bô h ́ ̣ ươ ng dân khoa hoc: TS TRÂN NHO THIN ́ ̃ ̣ ̀ ̀ 3

HÀ N I - 2014 Ộ 3

Ch ươ ng 1 12

KHÁI QUÁT LÝ LU N Ậ 12

V QUY N T DO TÔN GIÁO, T N NG Ề Ề Ự Í ƯỠ NG 12

Ch ươ ng 2 40

QUY NH V QUY N T DO TÔN GIÁO, T N NG ĐỊ Ề Ề Ự Í ƯỠ NG 40

TRONG PHÁP LU T QU C T VÀ PHÁP LU T VI T Ậ Ố Ế Ậ Ệ NAM 40

Ch ươ ng 3 82

HOÀN THI N PHÁP LU T VI T NAM Ệ Ậ Ệ 82

V QUY N T DO TÔN GIÁO, T N NG Ề Ề Ự Í ƯỠ NG 82

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tôn giáo có lịch sử phát triển lâu đời từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên; cho tới nay tôn giáo rất đa dạng về loại hình, đông đảo về số lượng tín đồ và có ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở tất cả các quốc gia Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền con người cơ bản được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng: Hiến chương Liên hợp Quốc năm 1945; Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền năm 1948 và các Công ước, Điều ước quốc tế về quyền con người khác Việt Nam cũng đã gia nhập một số Công ước quan trọng có liên quan tới quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người nói chung và quyền

Trang 6

tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng có tính áp dụng phổ biến cho toàn thế giới có chứa đựng những yếu tố tiến bộ cần học hỏi để áp dụng trong tiến trình lập pháp, bên cạnh đó, những Điều ước, Công ước mà Việt Nam tham gia cũng cần được nội luật hóa vào pháp luật trong nước để đưa ra hành lang pháp lý ổn định áp dụng cho việc bảo đảm quyền con người.

Việt Nam là quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo và đông tín đồ, chức sắc, các nhà tu hành Bởi vậy, tôn giáo không còn là vấn đề nhỏ tập trung vào một nhóm thiểu số nữa mà đã là quan hệ xã hội phức tạp, cần có sự điều chỉnh toàn diện của pháp luật trong nước Ngoài ra, trong quá trình phát triển của xã hội, sự nâng cao về nhận thức của người dân, sự hội nhập với quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không đơn giản chỉ là sự ghi nhận quyền trong các văn bản pháp luật, sự cho phép theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo mà còn cần thiết phải đưa ra những công cụ bảo đảm nhất định đối với quyền này, tôn trọng và đảm bảo cho các hoạt động của các tổ chức tôn giáo theo đúng khuôn khổ pháp luật

Thêm nữa trong bối Nhà nước ta đang hướng tới xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc đảm bảo và đề cao những quyền cơ bản của con người

là việc cấp thiết trong đó một trong những quyền cần đảm bảo trước hết là quyền tự

do tôn giáo, tin ngưỡng của người dân Tuy nhiên, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trên thực tế việc đảm bảo quyền này dễ bị các phần tử chống phá nhà nước lợi dụng để thực hiện âm mưu phản động của mình Bên cạnh đó, một số đối tượng cũng có thể lợi dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng vào những mục đích không tốt như là thực hành mê tín dị đoan Do vậy, cần có sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về quyền cơ bản này của công dân để có sự chủ động trong các công tác phòng, tránh tác động xấu từ việc thụ hưởng quyền này từ phía công dân tới công cuộc xây dựng và quản lý nhà nước Việc nghiên cứu chủ động và đầy đủ về các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ

là công cụ hữu hiệu để ngăn cản sự lạm dụng quyền này từ những người có ý đồ không tốt, đồng thời là có cơ sở để xử lý các sai phạm có liên quan

Quan điểm thống nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ trước tới nay đều

Trang 7

tôn trọng và đảm bảo quyền cho đồng bào có đạo Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách không tránh khỏi còn có những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục Có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do hệ thống pháp luật còn có những bất cập, có những quy định chưa rõ ràng gây ra hiểu sai và thực hiện sai; nhận thức của người dân và của những người trực tiếp làm công tác tôn giáo còn chưa cao; ý thức pháp luật của đồng bào theo đạo còn thấp và bị lợi dụng…

Một vấn đề khác đó là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có những giới hạn quyền đã được quy định trong luật pháp quốc tế và cả luật pháp quốc gia Mặc dù trong nhiều trường hợp giới hạn quyền là điều cần thiết song sự giới hạn đó tới đâu và như thế nào sao cho phù hợp và tránh được những sự lạm dụng quyền lực, hay bị ảnh hưởng bởi những định kiến khiến quyền này không được bảo đảm một cách thỏa đáng

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của

mình, với mục đích phân tích tính tương thích của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, đồng thời đưa ra được những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước phù hợp và tương thích với pháp luật quốc tế nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong tình hình hòa nhập, đầy biến động hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tuy không còn xa lạ bởi cũng đã có nhiều học giả, nhiều công trình, bài viết song tiếp cận quyền này trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và quốc gia thì chưa có nhiều Một số các công trình, bài nghiên cứu, bài viết, luận văn đã từng viết về vấn đề tôn giáo và nhân quyền:

Mối quan hệ giữa tôn giáo và nhân quyền (Khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn

Thị Ánh Tuyết, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012)

Tôn giáo và các tác động của nó lên ý thức pháp luật của tín đồ, liên hệ với thực tiễn Việt Nam (Khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Văn Vĩnh, Khoa Luật – Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2008)

Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân Việt Nam – Những

Trang 8

vấn đề lý luận và thực tiễn (Luận văn thạc sĩ – Nguyễn Thị Diệu Thúy, Mã số

603810)

Ngoài một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về vấn đề tôn giáo và nhân quyền thì cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn PGS.TS

Đỗ Quang Hưng, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người do Nguyễn Đăng Dung –

Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia,2009

•Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người –

quyền công dân, Hỏi đáp về quyền con người, NXB Hồng Đức, 2011

Giới thiệu Công ước về quyền dân sự, chính trị 1966, Lã Khánh Tùng – Vũ

Công Giao – Tường Duy Kiên, 2012

Bên cạnh đó là khối lượng lớn các bài viết trên báo và tạp chí về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam:

Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo – Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước của Đặng Tài Tính (Công tác tôn giáo, số 1/2005)

Tư tưởng “tôn giáo và xã hội xã hội chủ nghĩa cùng chung sống” của Bành

Diệu (Nghiên cứu tôn giáo, số 9/2007)

Quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo qua cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết từ đổi mới đến nay

(Nghiên cứ tôn giáo, số 1/2011)

Tuy nhiên, các công trình trên mới tập trung nghiên cứu, phân tích về tình hình tôn giáo, các chính sách của Đảng, mà chưa có công trình nào nghiên cứu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tổng thể theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia như thế nào

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó tìm ra mức độ tương thích

Trang 9

của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về lĩnh vực này cùng việc thực thi pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam trong thời gian qua, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật để đảm bải tốt nhất cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Để hoàn thành mục đích đề ra, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:Một là, phân tích khuôn khổ và nội hàm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Hai là, xác định mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Ba là, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật trong lĩnh vực quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Bốn là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, các quy định trong luật pháp quốc tế được hiểu là những quy định của Liên Hiệp quốc về quyền về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Cụ thể

là trong Công ước về quyền dân sự chính trị năm 1966 và hoạt động kiểm tra giám sát, cùng các Bình luận, Khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước về vấn đề này

Từ đó, đối chiếu, so sánh với các quy định trong pháp luật Việt Nam, xem xét tình hình thực tế đang diễn ra ở Việt Nam để sửa đổi, bổ sung, khắc phục và hoàn thiện những vấn đề còn thiếu hoặc chưa tương thích với pháp luật quốc tế

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:

- Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây cùng cơ sở lý luận và pháp luật thực định quốc tế cũng của Việt Nam

Trang 10

về quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.

Tác giả luận văn vận dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước cụ thể là Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

Trong Chương 1, để làm sáng tỏ vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích để làm rõ và sâu sắc thêm khái niệm “tín ngưỡng” và “tôn giáo”; phương pháp lịch sử để thấy sự hình thành và phát triển của hiện tượng xã hội này trong lịch sử xã hội loài người

Tại Chương 2 của luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê, so sánh, phân tích để làm rõ mức độ tương thích giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Chương 3 phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

6 Tính mới và những đóng góp của luận văn

Nhân quyền là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam Trước đây, khái niệm

“quyền con người” được xem như là một vấn đề nhạy cảm, người ta thường cố tránh sử dụng khái niệm này vì sợ nhắc tới vấn đề mang tính đòi hỏi tiêu cực Hiện nay, trong tiến trình cải cách, mở cửa, hòa nhập cùng xu thế chung của thời đại, trong xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi về vấn đề này, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Tuy nhiên vấn đề về việc bảo đảm quyền con người, cụ thể là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng chưa được tiếp cận một cách rộng rãi và cụ thể Nói vậy không hẳn là chưa có sự nghiên cứu nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà trên thực tế cũng đã có nhiều người nghiên cứu vấn đề tôn giáo và nhân quyền, song cách tiếp cận thường là mối quan hệ giữa tôn giáo và nhân quyền hay những tác động qua lại giữa các tôn giáo và nhân quyền mà chưa có sự nghiên cứu sâu sắc về quyền tự do tôn giáo, tin ngưỡng trong hệ thống pháp luật Luận văn này sẽ đưa ra những hiểu biết về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trong pháp luật quốc tế

Trang 11

và pháp luật Việt Nam có tính hệ thống hơn.

Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật – ĐHQGHN và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam

7 Kết cấu luận văn

Luận văn bao gồm: phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương

Chương 1: Khái quát lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Chương 2: Quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật

quốc tế và pháp luật Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 12

Chương 1

KHÁI QUÁT LÝ LUẬN

VỀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG

1.1 Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

1.1.1 Tín ngưỡng

1.1.1.1 Khái niệm

Theo từ điển Oxford, tín ngưỡng - “belief” được định nghĩa là niềm tin, đức tin, sự tin tưởng vào một ai đó hoặc một cái gì đó hay là sự thừa nhận một cái gì đó là đúng là đang tồn tại mà không cần bất cứ bằng chứng nào

Theo một cách hiểu đơn giản nhất, tín ngưỡng là tin theo và tôn thờ lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc là sự vật, hiện tượng, con người có thật được thần bí hóa Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó có thể nhận thức được

Khi nói đến tín ngưỡng, người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hoặc một số dân tộc chứ không có tín ngưỡng mang tính quốc gia hay thế giới, tín ngưỡng không có tổ chức chặt chẽ như tôn giáo mà mang tính dân tộc, dân gian Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành

Tín ngưỡng còn thể hiện giá trị cuộc sống, ý nghĩa cuộc sống bền vững, đôi khi được hiểu là tôn giáo hay nói chính xác hơn, tín ngưỡng khi phát triển đến một mức nào đó thì có thể trở thành tôn giáo

Theo Nguyễn Trần Bạt thì “tín ngưỡng là kết quả của tâm lý ngờ vực, trong đó lớn nhất và phổ biến nhất là ngờ vực ngay chính hiện tại, ngay chính những đại lượng vật lý” [4] Tín ngưỡng theo ông là nơi con người nghỉ ngơi, giải trí Hàng

ngày, con người tiếp xúc với nhiều sự kiện, nhiều hiện tượng, sự vật Tuy nhiên, với sự tò mò, thích khám phá con người không bao giờ dừng lại ở mức độ cảm nhận mà con người luôn đi tìm cho mình câu trả lời về các sự vật, sự kiện, hiện tượng đó Qua đó con người thu được kiến thức, tư tưởng và tín ngưỡng Cái mà con người

Trang 13

gọi là khoa học – một hệ thống tri thức khi con người đi tìm hiểu nguồn gốc của mọi việc đã giải thích cho con người về thế giới, về thực tại dường như là chưa đủ để con người hiểu hết được những gì đang diễn ra trong đời sống của mình nhất là trong vấn đề tâm linh Sự hạn chế này khiến con người nảy sinh lòng tin dùng thế lực siêu nhiên, huyền bí để giải thích cho các vấn đề mà khoa học không thể lý giải nổi như sự hiện hữu của linh hồn, chiêm tinh, thế giới tồn tại bên ngoài thế giới đang sống và vì vậy, tín ngưỡng được hình thành

Như vậy, tín ngưỡng là một cách nhìn thực tế cuộc sống cộng đồng con người ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con người ấy tin theo tôn thờ lễ bái, cầu mong hiện thực cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin linh thiêng ấy

Tôn giáo dân gian không hẳn là tôn giáo với những cách hiểu đầy đủ về giáo lý, giáo luật; các quy tắc của nó chủ yếu mới dừng lại ở sự sùng tín, nằm trong phong tục tập quán sinh hoạt cũng chưa được chính thức thừa nhận hay trở thành giáo luật Các nhà nghiên cứu thường gọi chung đối tượng này là tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian hoặc đôi khi cũng dùng khái niệm tôn giáo dân gian Khái niệm tín ngưỡng, vì vậy, rộng và dân dã hơn khái niệm tôn giáo, hay nói khác đi tôn giáo chỉ là một phần của tín ngưỡng mà thôi

Cơ sở của mọi tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu nhiên” hay gọi là “cái thiêng” cái đối lập với cái “trần tục”, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được Niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất con người, nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm

Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin vào cái thiêng thể hiện ra các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể khác nhau Chẳng hạn như niềm tin vào Đức Chúa, Đức mẹ Đồng Trinh của Kito giáo; niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo; niềm tin vào Thánh, Thần của tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo thờ Mẫu Các hình thức tín

Trang 14

ngưỡng, tôn giáo này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người.

1.1.2 Tôn giáo

1.1.2.1 Khái niệm

Từ khi hình thành cho tới nay, tôn giáo được định nghĩa và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, bởi vậy có rất nhiều khái niệm về tôn giáo nhưng chúng bên cạnh việc thể hiện những nhận thức chung về tôn giáo thường được lồng ghép quan niệm riêng của cá nhân, hay nhóm người nhất định Do đó, mặc dù tôn giáo có nhiều khái niệm song chưa có một khái niệm nào về tôn giáo được dùng chung trên toàn thế giới

Tôn giáo không phải là một thuật ngữ thuần Việt mà được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX Xét về nội dung, thuật ngữ tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây

Tôn giáo bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh là “religion” có tiếng gốc Latin là “legere” có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” mới chỉ là riêng của đạo Kitô Bởi lẽ, đương thời các đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành tách ra từ Công giáo trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu, religion mới trở thành thuật ngữ chỉ hai tôn giáo thờ cùng một chúa Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi châu Âu, với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo, biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa, tuy nhiên thì ở đây thuật ngữ Tông giáo chỉ dùng cho đạo Phật Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng do kỵ húy của Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”

Trang 15

Như đã nói, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo; song có thể liệt

kê ra một số định nghĩa được nhiều người biết đến sau đây:

- Theo C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim Cũng như nó là tinh thần của trạng thái xã hội mà ở đó tình thần bị loại bỏ…Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân…” [5] Các nhà kinh

điển của chủ nghĩa Mác cho rằng tôn giáo là sự phản ánh một cách biến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội Hay nói cách khác, tôn giáo là sự nhân cách hóa giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chất người” Chính con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được che chở, an ủi, dù đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo” Về bản chất sâu xa, theo các nhà triết học Mác xít cho rằng con người thực ra đang nghiêng mình trước bản chất của chính mình những lại thần thánh hóa nó như một bản chất xa lạ nào đó Tôn giáo suy cho cùng là sự phản ánh về những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của con người nhưng họ tiếp nhận nó một cách hư ảo đồng thời cho rằng những lực lượng ở trần thế đó sức mạnh siêu trần thế Tôn giáo là kết quả của nhận thức còn yếu kém của những con người lao động trong

xã hội còn nhiều bất công

- Theo định nghĩa của giáo hội (thần học) thì tôn giáo là mối liên hệ của con người với Thượng đế, với Thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực lượng nào đó, với sự siêu việt hóa Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo, R.Otto (1869 - 1937)

cho rằng tôn giáo là “sự thế nghiệm cái thần thánh” [19].

- Theo các nhà tâm lý học, tôn giáo là “sự sáng tạo của các mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình; tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo” [44] Một trong những người sáng lập ra tâm lý học tôn

giáo là nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng người Mỹ, V.Jemes (1842-1910) giải

thích tôn giáo nhờ xuất phát từ tâm lý cá thể: “Chúng ta thỏa thuận gọi tôn giáo là tổng thể những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng biệt vì nội dung của chúng quy định quan hệ với cái mà tôn giáo tôn sùng – Thượng đế” [45].

- Tác giả Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2000 cũng đã có

Trang 16

định nghĩa cho rằng: “Tôn giáo là hình thức xã hội, gồm những quan niệm dựa trên

cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ” [28].

- Tác giả Mai Thanh Hải trong Từ điển Tôn giáo xuất bản năm 2001 đưa ra

định nghĩa: “Tôn giáo là một hình thái nhận thức xã hội, phản ánh hiện thực qua các khái niệm, hình ảnh mang tính chất ảo ảnh, ảo vọng Nói chung nó là niềm tin vào thế lực siêu nhiên, vô hình mà con người cho là linh thiêng, được sùng bái và cầu khấn đề nhờ cậy, che chở hoặc ban phát điều tốt lành” [18].

Cho dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo nhưng có thể chia thành hai trường phái chính:

- Thứ nhất, quan điểm phi mác xít cho rằng tôn giáo là cái thiêng liêng vĩnh hằng, gắn liền với con người và tồn tại cùng con người

- Thứ hai, quan điểm của Mác xít về vấn đề tôn giáo: Tôn giáo là mặt trời ảo tưởng quay xung quanh mặt trời hiện thực, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của trạng thái thế giới không có tinh thần

Nhiều định nghĩa như vậy nhưng khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: Hiện hữu và phi hiện hữu, hữu hình và vô hình Đồng thời tôn giáo không chỉ là sự bất lực của con người mà còn thể hiện niềm tin sâu sắc của họ về một cuộc sống lý tưởng khi theo một tôn giáo nào đó Ngoài ra, tôn giáo được biết đến là hệ thống hoàn chỉnh các quan niệm, ý thức tín ngưỡng, thể hiện tập trung ở lòng tin, tình cảm tôn giáo, hành vi và hoạt động tôn giáo Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và giáo hội, được tổ chức chặt chẽ

Tóm lại, tôn giáo được hiểu là niềm tin của con người vào các thế lực siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, nhằm lý giải những vấn đề trong đời sống, tuy nhiên, tùy vào tôn giáo, vào hoàn cảnh lịch sử, yếu tố văn hóa mà niềm tin đó được thể hiện đa dạng theo các cách riêng.

1.1.2.2 Bản chất, nguồn gốc ra đời của tôn giáo

Trang 17

Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó Người ta chỉ quan tâm nhiều tới tôn giáo, nghiên cứu nhiều hơn về lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo khi mà nó thực sự trở thành một vấn đề bức xúc và phức tạp.

Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử Trên những quan niệm của C.Mác và

Ph Ăngghen về tôn giáo, có thể nói rằng, tôn giáo là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người trong xã hội, tôn giáo tạo cho con người có niềm tin vào thế giới vô hình nơi hư vô, nhưng con người vẫn sống trong cuộc sống hữu hình nơi trần thế, đồng thời tôn giáo quy định những luật lệ, nghi thức mang tính thiêng liêng để con người thực hành, tuân theo Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp cả về nội dung cũng như hình thức biểu hiện Nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ

Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta chứng minh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm Tuy nhiên, với những hiện vật thu được người ta khẳng định có đến hàng triệu năm con người không hề biết tới tôn giáo Bởi lẽ tôn giáo đòi hỏi tương ứng với nó là một trình độ nhận thức cao, nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng trong đời sống xã hội ổn định

Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng, chỉ khi con người hiện đại – người khôn ngoan hình thành và tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới xuất hiện, thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu rất sơ khai, nguyên thủy Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ, Ma thuật và Tang lễ Đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ

Bước sang thời kỳ đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: Thần Lúa, thần

Trang 18

Khoai, thần Sông…hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh sôi, đó là các vị thần của các thị tộc Mẫu hệ Khi đồ sắt xuất hiện, các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy cũng không còn nữa.

Trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, nhiều đế chế ra đời và thâu tóm vào mình nhiều quốc gia Do nhu cầu một tôn giáo của đế chế, những tôn giáo như Phật, Nho, Kitô, Hồi đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế chế và được chấp nhận như một tôn giáo chính thống Theo thời gian, do nội dung của các tôn giáo mang tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương nhất định nên sự bành trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc khác Do vậy, dù được phổ biến bằng cách nào, các tôn giáo đó đã được các quốc gia bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận và trên nền tảng của tôn giáo truyền thống, biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó Việc truyền giáo này diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp và cho đến tận ngày nay Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng giữa tôn giáo khu vực hay tôn giáo thế giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa tranh chấp xung đột nhau và không ít trường hợp với sự ủng hộ của các thế lực quân sự, chính trị, chiến tranh tôn giáo đã xảy ra Những tôn giáo như Kitô, Hồi do tính cực đoan của mình nên ban đầu đi đến đâu cũng khó chung sống với các tôn giáo khác đã có mặt ở đó từ trước Còn một số tôn giáo phương Đông như Nho, Phật thì khác, họ chấp nhận hòa đồng với các tôn giáo bản địa, có xu hướng trần tục nhiều hơn là thế giới bên kia

Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội công nghiệp, xã hội này đòi hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận một tổ chức, hay một giáo lý với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp Tình trạng độc tôn của một tôn giáo trong một quốc gia đã bắt đầu chấm dứt và chấp nhận sự đa dạng trong đời sống tôn giáo Từ đây quan niệm và sau là chính sách tự do tôn giáo ra đời, phát triển nhanh hay chậm và thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau Những yếu

Trang 19

tố lỗi thời được hủy bỏ hoặc thay đổi, thay thế để thích nghi Với xu thế quốc tế hóa ngày càng gia tăng, việc mỗi cá nhân chỉ biết đến tôn giáo của mình đã trở nên lạc hậu Mỗi người đều cho rằng trên thế gian có nhiều thánh thần, có nhiều tôn giáo Họ bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh được mang ra tranh luận, bàn cãi hay làm nảy sinh xu thế thế tục hóa tôn giáo và xu thế này ngày càng thắng thế.

Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên thế tục hóa kéo theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo Từ đây xuất hiện các ý kiến khác nhau trong một tôn giáo và dẫn tới sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện nhiều tôn giáo mới Bản thân trong các tôn giáo khu vực và thế giới cũng có những biểu hiện khác trước: Số tín đồ ngày càng tăng nhưng số tín đồ thực tế giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo, nhiều tín đồ bỏ đạo để theo các đạo mới Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những giáo phái với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hoặc cực đoan

Để giải thích cho sự ra đời của tôn giáo Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, trong xã hội nguyên thủy trình độ sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy, họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó và xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng

Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác nên họ quy tất cả về số phận và định mệnh Từ đó, họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động của người khác mà sinh ra tôn giáo

Như vậy, tôn giáo ra đời do sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội

Mặt khác, triết học Mác cũng giải thích sự hình thành tôn giáo như là một sự

Trang 20

giải thích của những con người còn giới hạn chưa thể lý giải những điều xảy ra trong cuộc sống Một cách khác nữa là tôn giáo ra đời như là một sự cứu vớt của con người trước những sợ hãi, lo âu về cái chết đối với sự khắc nghiệt của thế giới.

1.1.2.3 Một số hình thức tôn giáo

Hiện nay có rất nhiều tôn giáo đang tồn tại, có tôn giáo thì số lượng tín đồ tương đối ít, có những tôn giáo được xem như quốc giáo và có những tôn giáo có thể được gọi như là tôn giáo của thế giới bởi số lượng người tin theo khá lớn Trong tiến trình lịch sử của tôn giáo có thể liệt kê ra một số tôn giáo chính như sau:

Trong thời kỳ chưa có giai cấp đã tồn tại các hình thức tôn giáo nguyên thủy hết sức sơ khai: Tô tem giáo, Ma thuật giáo, Bái vật giáo, Vật linh giáo Trong thời kỳ xã hội có giai cấp khi nhận thức của con người đã lên một tầm cao mới các tôn giáo dân tộc và thế giới lần lượt xuất hiện Tôn giáo dân tộc – mang tính chất quốc gia dân tộc thì có Anh giáo (Thanh giáo), các dòng khác nhau của Hồi giáo Tôn giáo thế giới chỉ các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia có thể kể đến một số tôn giáo tiêu biểu hiện nay trên thế giới như Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Do Thái giáo

Tiêu chí để xác định về mặt pháp lý của một tôn giáo là có hệ thống giáo lý, giáo luật và giáo lễ; đồng thời có tổ chức giáo hội gồm các nhà tu hành, người làm nghề tôn giáo, có các tín đồ tự nguyện tuân theo giáo lý, giáo luật và chịu sự quản lý, hướng dẫn về mặt tín ngưỡng của giáo hội

1.1.2.4 Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo

Hiện tại có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm “tôn giáo” và “tín ngưỡng” – hai cặp phạm trù luôn đi liền với nhau Theo quan điểm truyền thống, người ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ thấp hơn so với tôn giáo Loại quan điểm thứ hai đồng nhất tín ngưỡng với tôn giáo và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới

Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy sau khi nghiên cứu về 2 khái niệm này đó là tín ngưỡng chính là tiền đề của tôn giáo Khi mới hình thành tín ngưỡng sẽ trải qua một

Trang 21

thời gian thích ứng xã hội và khi được tổ chức chặt chẽ, có nghi lễ, có giáo điều rõ ràng thì mới có thể trở thành một tôn giáo Do đó, sự khác nhau cơ bản giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các địa điểm tôn giáo như tu viên, thánh đường, học viện; có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa chiền, thánh đường; nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người Còn tín ngưỡng chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có huyền thoại, thần tích, truyền thuyết Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gần với sinh hoạt văn hóa dân gian Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ.

Ngoài ra một nhận định khác tiếp cận phổ biến hiện nay phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng, trong đó tôn giáo cũng là một dạng tín ngưỡng nhưng đã phát triển ở trình độ cao về phương diện tổ chức Một tín ngưỡng chỉ được coi là tôn giáo khi có số lượng tín đồ đông và quan trọng hơn là có giáo luật, giáo hội và giáo dân Nói cách khác, nói đến tín ngưỡng mới chỉ đề cập tới niềm tin vào thế lực siêu nhiên tại một vùng miền nhất định Còn nói đến tôn giáo thì ngoài niềm tin vào thế lực siêu nhiên còn bao gồm các yếu tố tổ chức như hội đoàn, phong tục, luật lệ, cơ sở thờ tự…phổ biến có thể là một vùng, một quốc gia nhưng cũng có thể là nhiều quốc gia trên thế giới

Trước đây, ở Việt Nam thường dùng thuật ngữ tín ngưỡng tôn giáo, có khi hai từ này để liền nhưng gần đây người ta lại để tách rời tín ngưỡng và tôn giáo Ở châu Âu phân biệt tín ngưỡng với hai nghĩa: Khi nói tín ngưỡng người Châu Âu hiểu đó là niềm tin nói chung cũng có thể hiểu là tín ngưỡng và cũng có thể hiểu là tôn giáo Như vậy tín ngưỡng theo cách hiểu của người châu Âu bao gồm cả tín ngưỡng như một số tác giả Việt Nam bây giờ hiểu là mức thấp hơn tôn giáo và vừa là tên gọi chung cho các tôn giáo

1.1.3 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 22

1.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Khái niệm: Khi nói tới tự do tín ngưỡng, tôn giáo mọi người đơn giản hình

dung rằng con người có thể tùy ý lựa chọn niềm tin tôn giáo của mình, là nguyện vọng của cá nhân họ mà điều đó rất có thể nó sẽ bị chi phối và ép buộc do không có sự bảo vệ của một chủ thể có quyền lực Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ thay đổi khi tự

do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận như một thứ quyền năng không dễ bị xâm phạm của con người

Trước hết cần phải hiểu thế nào là quyền con người Có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, tuy nhiên định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa

của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người”[27] Như vậy, khi được công nhận là quyền con người địa vị pháp

lý của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã có sự thay đổi đáng kể Nó được ghi nhận trong văn bản pháp luật, được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ, bất cứ một ai cũng không thể tùy tiện xâm phạm tới quyền này

Ở Việt Nam, nói tới quyền con người, người ta thường hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, được ghi nhân và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuân pháp lý quốc tế

Một khái niệm nữa cần được quan tâm trong tìm hiểu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là “tự do” Theo cách hiểu thông thường nhất, tự do là một khái niệm mô tả tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của mình Còn tự do tín ngưỡng hay tự

do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng Khái niệm này thường được thừa nhận bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tư do không theo một tôn giáo nào

Quan niệm của Thánh Công đồng Vantican II:

Trang 23

Con người có quyền tự do tôn giáo, quyền tư do này con người không bị lệ thuộc vào áp lực cá nhân, đoàn thể xã hội hay của bất cứ quyền bính trần gian nào khác Với ý nghĩa đó, trong lĩnh vực tôn giáo, không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm, dù cho đó là hành động riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với người khác, trong những giới hạn chính đáng [15].

Tự do tôn giáo còn có nghĩa là các cộng đoàn tôn giáo không bị ngăn cản trong việc tự do biểu lộ các hiệu năng riêng của giáo thuyết mình trong việc tổ chức xã hội và làm cho toàn thể sinh hoạt nhân loại được sống Sau hết, theo bản tính xã hội của con người, cũng như theo bản chất của tôn giáo, con người có quyền tự do hội họp hay thành lập những hiệp hội giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội do cảm thức tôn giáo thúc đẩy [16]

Từ những cách hiểu khác nhau trên, tác giả đưa ra nhận định chung về quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Là quyền con người mà trong đó mỗi cá nhân có thể lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo theo ý muốn của mình, việc lựa chọn ở đây được hiểu là quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được thay đổi tôn giáo, quyền được thể hiện, bày tỏ tín ngưỡng tôn giáo của mình.

Đặc điểm: Là quyền con người nên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng

mang đẩy đủ các đặc điểm của quyền con người bên cạnh những đặc trưng riêng biệt của quyền này Những đặc điểm của quyền con người bao gồm: Mang tính phổ biến, không thể chuyển giao, không thể chia cắt, không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất kỳ chính thể nào Tính phổ biến nghĩa là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của tất cả mọi người không có sự phân biệt nào, khi sinh ra con người đã được trao quyền này Không thể chuyển giao, chuyển nhượng đồng nghĩa với việc tất cả mọi người sẽ không bị bất cứ chủ thể nào tước đi quyền này một cách tùy tiện Không thể chia cắt khẳng định vị trí quan trọng của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là ngang bằng với các quyền con người khác Một đặc điểm quan trọng

Trang 24

khác của quyền này đó là để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm tốt nhất, cần phải được thực hiện với các quyền con người khác Cụ thể, để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm thì kèm theo đó là quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận, quyền sở hữu,…

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị mang màu sắc dân sự nhiều hơn là chính trị Bởi tính cá nhân rất cao trong việc thể hiện niềm tin của từng con người cụ thể trong khi tính chính trị được thể hiện có chút mờ nhạt thông qua việc một nhóm người cùng chung niềm tin tổ chức lại cùng nhau duy trì, thực hành tôn giáo

Ngoài ra, tôn giáo còn phản ánh bản chất của chế độ chính trị xã hội và trình độ phát triển của xã hội Điều này được chứng minh trong lịch sử phát triển của các tôn giáo Vào đầu thế kỷ VII TCN, sự ra đời của Hồi giáo tại bán đảo Ảrập gắn liền với sự biến chuyển của xã hội công xã nguyên thủy sang chế độ xã hội có giai cấp, đòi hỏi phải thống nhất các bộ lạc tại Ảrập thành một nhà nước phong kiến Đạo Phật ra đời bắt nguồn từ những nguyên nhân chính trị sâu xa, là trào lưu chống lại chế độ đẳng cấp và đạo Bà-la-môn Kitô giáo ra đời là sự phản ứng của quần chúng trước chính sách áp bức bóc lột của đế quốc La Mã Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được xác lập, thực hiện và phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tại một số thời điểm và một số quốc gia nhất định

Thứ nữa, mỗi tôn giáo đều có theo những lý tưởng cao đẹp, đưa ra những quy tắc đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, những quy tắc đề cao, cổ vũ tình yêu thương đồng loại, sự công bằng, bình đẳng bác ái – những nguyên tắc nền tảng của quyền con người Việc bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là vấn đề luật pháp mà còn là vấn đề đạo đức Tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức cá nhân, hiểu biết về thế giới quan của mỗi người, niềm tin vào thế lực siêu nhiên nào đó, được coi là nhân tố chủ đạo trong việc thực hiện bản sắc văn hóa của mỗi người Do vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không đơn thuần chỉ được đánh giá, nhìn nhận qua các quy định của pháp luật mà còn dựa trên quan niệm đạo đức của con người

Trang 25

Một điều dĩ nhiên đó quốc gia độc tài hay không có dân chủ thì khó mà quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng và đảm bảo Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn mang những đặc thù của điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa, hệ thống chính trị – xã hội của mỗi quốc gia dân tộc Tuy nhiên điều này không có nghĩa là có thể viện dẫn truyền thống văn hóa đặc thù để biện luận cho những vi phạm hoặc để bảo vệ và duy trì cho những tập tục có tính chất phân biệt đối xử về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng giống như các quyền con người khác, đặc biệt là nhóm quyền dân sự chính trị chính là Nhà nước với cả ba cấp độ: Tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền Theo đó, Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp hay gián tiếp vào việc hưởng thụ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, ngăn chặn sự vi phạm quyền tự do này từ các bên thứ ba dựa trên các cơ chế phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm và phải có những kế hoạch, chính sách, chương trình cụ thể để đảm bảo cho công dân – người theo đạo và người không theo đạo được hưởng đầy đủ quyền của mình

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là một quyền tuyệt đối Điều này có nghĩa là quyền này có thể bị giới hạn với các lý do nhất định và sự giới hạn đó được xem là hợp lý Các lý do hạn chế được đưa ra trong Điều 18 của Công ước

về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 là bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản của người khác

1.1.3.2 Cơ sở xã hội, pháp lý của quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ra đời gắn liền với quá trình phát triển của các tôn giáo Quyền chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu và đòi hỏi để thực hiện lợi ích của bản thân hay của nhóm xã hội, do đó, trong quá trình tín ngưỡng, tôn giáo hình thành và lan rộng ra nhiều nơi chính là giai đoạn mà con người tìm được, nhận thức được quyền của mình

Sự phát triển của tự do tôn giáo ở Tây Âu được xem là cơ sở, tương đồng với nhiều sự phát triển trên nhiều nơi trên thế giới Khởi nguồn cho những bảo đảm

Trang 26

pháp lý của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tìm thấy từ cuộc nội chiến vào thế kỷ XVI và thế kỷ XVII ở Tây Âu Vào khi đó, cuộc cải cách Kháng Cách (Protestant Reformation) không chỉ gây ra cuộc xung đột về tôn giáo mà còn phá vỡ sự thống nhất trong tổ chức Công giáo thời kỳ Trung Cổ Người ta có thể dễ dàng nhận ra con số khủng khiếp – hàng chục triệu người đã bị giết hại trong cuộc nội chiến diễn ra ở Pháp, Anh, Hà Lan và Đức, cụ thể là cuộc chiến tranh 30 năm ở Đức giữa Công giáo và Tin Lành đã làm chết 4 triệu người (năm 1618 dân số của Đức là

10 triệu người, năm 1648 dân số của Đức còn lại là 6 triệu)

Những công ước đảm bảo cho một nền hòa bình tôn giáo ra đời, công nhận tính tự nhiên và những đảm bảo tối thiểu về quyền tự do tôn giáo của mỗi người đã góp phần kết thúc các cuộc nội chiến kinh hoàn ở nước này Một số công ước đó là: Liên minh Utrecht 1579 (Hà Lan), Sắc lệnh Nantes 1598 (Pháp) và Hiệp ước Weestphalia 1648 (Đức) – đây được coi là văn kiện đầu tiên nói về quyền tự do lương tâm tôn giáo nói riêng và quyền con người nói chung

Vào thời điểm mà các quốc gia lớn có sức mạnh tương đương nhau, cuộc nội chiến giữa họ sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, khắc nghiệt hơn và ít có cơ hội hòa giải hơn thì những hiệp ước hòa bình được ký kết là tiền đề xây dựng nên một sức mạnh vượt trội ngăn cản việc nội chiến, đồng thời thiết lập và duy trì nền hòa bình ổn định trong khu vực này Theo như các nhà triết học chính trị lớn lúc đó như Bodin, Grotius, Hobbes, Spinoza cùng chia sẻ quan điểm cho rằng chỉ có một nhà nước mới mang đầy đủ sức mạnh mới có thể đảm bảo quyền tự do tôn giáo trong một xã hội mà sự chia rẽ tôn giáo đang diễn ra sôi sục

Trong khi đó, lập luận đạo đức ủng hộ tự do tôn giáo được dựa trên sự kết hợp của nhận thức luận hoài nghi, các lý tưởng về tính xác thực tôn giáo và khái niệm thần học của lương tâm Trong khi không có bất cứ cuộc thử nghiệm khách quan nào đối với chân lý tôn giáo, mỗi cá nhận cần phải tự quyết định con đường đi tới sự cứu độ của riêng mình bởi lẽ một niềm tin tôn giáo chỉ đáng giá khi mà nó được đi theo một cách tự nguyện Bởi vậy, niềm tin tôn giáo không nên bị ép buộc bởi bất cứ nhân tố nào tạo nên sự ép buộc trên thực tế là một sự mâu thuẫn, làm mất

Trang 27

đi tính tự nhiên của tôn giáo cũng như tính tự nguyện – một trong những bản chất quan trọng nhất khi con người lựa chọn cho mình một tôn giáo.

Phải mất nhiều thế kỷ người ta mới thành lập được các tổ chức và cơ chế cần thiết đủ để nhận diện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đầy đủ, đúng nghĩa Chỉ vào thế kỷ XIX, sau khi loại bỏ hoàn toàn các tàn dư cuối cùng của chế độ phong kiến, một sự thực hiển nhiên người ra nhận thấy rằng Nhà nước là cơ quan duy nhất được trao quyền lực công cộng, tuy nhiên thì chế định này còn có những mặt hạn chế Nhà nước không phải được sinh ra để đảm bảo và bảo vệ các chân lý tôn giáo siêu việt mà là để nhận ra các mục đích được kế thừa như duy trì hòa bình, trật tự và sự tiến bộ của thịnh vượng

Thậm chí phải mất nhiều thời gian hơn nữa để thực hiện một cách đầy đủ quan điểm về quyền năng độc tôn của Nhà nước trong việc điều chỉnh, bảo vệ và đảm bảo các quyền của con người nói chung và quyền tụ do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng dựa trên các nguyên tắc và thể chế pháp lý hiệu quả Chỉ trong thể kỷ 20, sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước, sự ngang bằng, bình đẳng giữa các tôn giáo khác nhau, giữa người không có tôn giáo và người có tôn giáo mới thực sự đạt được những hiệu quả nhất định

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thừa nhận rộng rãi trong các quyền con người, quyền này có từ rất lâu trong cả hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế Thậm chí còn có ý kiến cho rằng nguồn gốc tư tưởng về nhân quyền xuất phát từ lịch sử lâu dài của bảo vệ tôn giáo của các nhóm thiểu số Từ những đánh giá, nhận định về sự phát triển quyền tự do tôn giáo ở Tây Âu như là 1 sự tham khảo, tác giả đưa ra các cơ sở xã hội và cơ sở pháp lý cho sự hình thành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để nhận thấy được tầm quan trọng của quyền này

Khi tìm hiểu tôn giáo theo chiều dài lịch sử phát triển của loài người từ thời xã hội nguyên thủy cho tới khi tôn giáo phát triển mạnh mẽ như ngày nay đó là cả tiến trình lâu dài và bền bỉ, mặc dù có lúc thịnh vượng cũng có lúc tưởng như suy tàn, biến mất Trong xã hội nguyên thủy, trình độ sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất còn thấp, con người cảm thấy nhỏ bé và bất lực trước thiên nhiên với sức mạnh siêu nhiên

Trang 28

Giai đoạn này chưa có tôn giáo nào được gọi tên và tôn giáo còn là cái gì đó mờ nhạt, phản ảnh những nhận thức còn non nớt của con người về bản thân và thế giới xung quanh mình Cho tới khi có sự phân chia giai cấp trong xã hội, có sự đấu tranh giai cấp đòi quyền lợi, tôn giáo mới xuất hiện một cách rõ ràng thể hiện khát vọng về một xã hội tự do, bình đẳng và bác ái của quần chúng bị áp bức, nô lệ Sự xuất hiện ở thời kỳ này có thể kể tới là Kitô giáo ra đời ở La Mã cổ đại, Phật giáo ở Ấn Độ cổ đại vào thế kỷ VI TCN, Hồi giáo ra đời ở bán đảo Ả Rập và thế kỷ VII TCN [23].

Vào thế kỷ III SCN, những người theo đạo Phật bị ngược đãi, hành hạ ở Ấn Độ vì họ đã tin tưởng vào những giáo huấn của Đức Phật Bắt đầu từ thế kỷ IX SCN được gọi là “thời kỳ tăm tối” ở châu Âu, đạo Hồi và các đạo khác không phải đạo Cơ Đốc bị ngược đãi hành hình “trên danh nghĩa Chúa Trời” Kế tiếp đó, chiến tranh mở rộng của Đế chế Ottoman và đạo Hồi đã làm châu Âu khiếp sợ, những người Do Thái bị dồn vào sống trong những khu riêng biệt bởi người Cơ Đốc và người Hồi giáo, những hành động chống đối người Ấn ở Mỹ La tinh trong quá trình Cơ Đốc hóa

Ngay sau khi các cuộc cách mạng tư sản thành công, tình trạng bị bạo hành của các tôn giáo thời kỳ trước đó cơ bản chưa có thay đổi mặc dù thần quyền đã bị hạn chế, các vấn đề khủng bố, bạo lực kết tội tôn giáo hoặc chiến tranh sắc tộc tôn giáo vẫn không ngừng diễn ra Nhu cầu lớn đầu tiên trong quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại nhiều quốc gia chính là nhu cầu mỗi công dân có thể theo một tín ngưỡng, tôn giáo riêng hay cải đạo mà không sợ bị chính phủ phạt tội hoặc các “tôn giáo chính thống” trả thù Trong quá khứ và hiện tại, những người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều bị đe dọa bởi điều họ tin hay không tin

Quan niệm về tự do tôn giáo được hình thành ở châu Âu với cuộc cách mạng

tư sản thế kỷ XVII – XVIII Những nhà tư tưởng như John Locke, đã đặt nền móng cho quyền tự do tôn giáo khi cho rằng, tôn giáo là vấn đề của cá nhân hơn là của xã hội Vai trò của Nhà nước không phải là khuyến khích phát triển tôn giáo mà cơ bản là bảo vệ quyền của mỗi cá nhân có thể sở hữu niềm tin tôn giáo của chính mình và cách tốt nhất là hãy để con người tự lựa chọn tôn giáo của mình

Trang 29

Không ai tự nhiên bị trói buộc phải theo một nhà thờ hay một giáo phái, nhưng mọi người để có thể tự nguyện tham gia và xã hội mà ở đó anh ta tin là anh ta đã tìm thấy tín ngưỡng và sự tôn sùng thực sự có thể được Chúa Trời chấp nhận Hy vong cứu rỗi linh hồn là lý do duy nhất để anh ta ở lại đó Nhà thờ, vì vậy, là một xã hội mà thành viên tự nguyện hợp nhất lại [46].

Không phải ngẫu nhiên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong văn kiện quốc tế, trong nước; cũng không phải ngẫu nhiên mà các nhà nước phải đưa ra các quy định để giới hạn quyền tự do này những cũng phải tạo ra điều kiện thuận lợi để mỗi công dân có thể được hưởng quyền lợi này của mình một cách đầy đủ nhất Lòng tin của con người là vô hại khi nó không xâm phạm tới quyền, lợi ích của bất cứ chủ thể nào, nhưng lòng tin đó đôi khi bị bóp méo, bị chà đạp và bị ép buộc Cùng tồn tại trong xã hội nhưng niềm tin của người này được tôn trọng, niềm tin của người kia lại bị phỉ báng trong khi tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đều hướng tới chân, thiện, mỹ, đều dạy con người làm điều tốt và không đáng bị đối xử bất bình đẳng Có chăng tôn giáo trở nên xấu đi trong mắt mọi người khi bị các thế lực chính trị lợi dụng và làm nó đen tối vì mục đích cá nhân, mục đích vật chất của riêng họ hoặc bị nhà lãnh đạo tôn giáo làm sai lệch đi bản chất tốt đẹp của tôn giáo

Như vậy, cơ sở xã hội cho việc ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tựu chung lại đề ra mục đích vị nhân sinh, đưa ra các bảo đảm cho việc hưởng thụ quyền đầy đủ mà không bị ép buộc, không bị sát hại chỉ vì niềm tin của mình.

Trong tiến trình vận động của lịch sử, quan niệm về tự do tín ngưỡng, tôn giáo dần trở nên hoàn thiện hơn Trước khi quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trở thành quy tắc trong luật quốc tế, ở phạm vi các quốc gia, một số nước đã đề cập tới quyền tự do trong đó có mầm mống của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các bản Tuyên ngôn của quốc gia mình

Như đã trình bày ở phần trước thì ở Tây Âu từ thế kỷ XVI, XVII đã có những luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Liên minh Utrecht 1579 (Hà Lan), Sắc lệnh Nantes 1598 (Pháp) và Hiệp ước Weestphalia 1648 (Đức)

Trang 30

Tuy nhiên, người ta nhận thức về cái gọi là tự do tôn giáo một cách rõ ràng hơn trong Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776; mặc dù chưa có

nhắc tới khái niệm tự do tôn giáo: “Tất cả mọi người sinh ra đểu có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc” [21].

Bộ luật về Quyền của Hoa Kỳ năm 1971 ghi nhận các quyền và tự do trong

các tu chính án trong đó Tu chính an thứ nhất “Nghị viện sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều bất bình” [20].

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789 đã nói đến tự do

cá nhân, tự do tư tưởng song cũng chưa nói rõ về tự do tôn giáo: “Không ai phải lo ngại vì nêu ý kiến, kể cả tín ngưỡng của mình, miễn là không có biểu hiện gây rối trật tự công cộng do pháp luật quy định” [22].

Tuyên bố tự do tôn giáo của Hội đồng nhà thờ thế giới năm 1948: Mọi người đều có quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình trong giảng dạy, thờ phụng và thực hành, và công tác hoạt động của niềm tin của mình trong các mối quan hệ trong một cộng đồng xã hội hay chính trị

Ngày 10/12/1948, Liên Hiệp quốc thông qua Tuyên Ngôn toàn thế giới về nhân quyền thì tự do tín ngưỡng, tôn giáo mới thực sự được ghi nhận trong pháp luật quốc tế như là một quyền tự nhiên vốn có của con người

Sau sự ra đời của Tuyên ngôn Nhân quyền, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được tái khẳng định tại nhiều công ước khác là nguồn của Luật Nhân quyền quốc tế

Con người ngày càng khám phá và phát hiện ra được nhiều kiến thức, trong đó nhận thức về tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng được hoàn thiện từng ngày Các văn kiện từ quốc tế tới trong nước dần dần đưa ra những khẳng định pháp lý rõ ràng hơn về quyền cơ bản này Sự manh nha về một quyền mà con người có thể được tự

do lựa chọn cho mình một tôn giáo đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên trên thực tế thì

Trang 31

chưa có văn kiện pháp luật nào thừa nhận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền của con người Cho tới Tuyên ngôn độc lâp của Mỹ năm 1776, Luật Phân ly nổi tiếng của nước Pháp năm 1905 và cuối cùng là Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948.

Sự ghi nhận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vào các văn kiện pháp luật được xem là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ghi nhận về quyền của con người, quyền công dân, sự hạn chế lạm quyền của Nhà nước, đảm bảo trong lĩnh vực an ninh quốc gia

Để lý giải cho việc tại sao lại phải quy định quyền này vào trong pháp luật, các học giả khi soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 đã từng giải thích rằng sự ghi nhận các quyền cơ bản, phổ biến của con người vào các văn kiện như là một sự chấp nhận tự nhiên nhất, bên cạnh việc tạo ra bảo đảm pháp lý

Thứ nữa, tín ngưỡng, tôn giáo nếu chỉ dừng ở mức độ niềm tin thì các Nhà nước không ngần ngại mà cho phép công dân của mình có thể tự do suy nghĩ Tuy nhiên, việc bày tỏ ý chí cá nhân hay quyền tổ chức các buổi truyền đạo cho công chúng thì lại là một vấn đề khác Vấn đề không đơn giản nằm ở nội hàm của quyền mà còn nằm ở chỗ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn liên quan tới các quyền con người khác

Do vậy, từ nhận thức về tầm quan trọng của quyền được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các quyền con người khác, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được các hệ thống pháp luật trong và ngoài nước ghi nhận trang trọng Sự ghi nhận này ngược lại đã khẳng định được sự tồn tại của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cho phép mọi người được thực hành tôn giáo một mình hoặc công khai đồng thời nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo

1.2 Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo do lịch sử lâu đời, do yếu tố

đa văn hóa, đa dân tộc và sớm có sự giao lưu, đụng độ với văn minh phương Tây Điều này làm cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam một mặt trở nên phong phú, đa dạng, nhưng mặt khác khiến cho nó có phần phức tạp

Trang 32

1.2.1 Tín ngưỡng Việt Nam

Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 95% dân số Việt Nam có tín ngưỡng Tín ngưỡng phổ biến nhất ở Việt Nam là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà – hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến nhất của người Việt đã hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm Tín ngưỡng này ảnh hưởng quan niệm đạo hiếu của đạo Khổng, quan niệm rằng con người sau khi chết linh hồn vẫn tồn tại, linh hồn tổ tiên vẫn có mối liên hệ, tác động tới đời sống của con cháu Hiện nay, tín ngưỡng này đã trở thành một chuẩn mực ứng xử của người Việt Nam và trở thành một đạo lý truyền thống cao đẹp của dân tộc, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ, tổ tiên

Một hình thức tín ngưỡng khác là hình thức tín ngưỡng thờ các vị anh hùng dân tộc: Các vị anh hùng, các vị tướng tài, các vị vua tài ba lỗi lạc, các danh nhân văn hóa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của đất nước Tín ngưỡng này luôn gắn liền với các lễ hội cùng hệ thống đình, đền, miếu, phủ thờ các vị này Hàng năm người hành hương vào ngày giỗ thường đến lễ hội như để bày tỏ lòng biết ơn, số lượng người hành hương đến các lễ hội này ngày càng đông hơn Ví dụ như Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, vào những năm

60 của thế kỷ 20 chỉ có khoảng 10 vạn người, những năm 90 khoảng 70-80 vạn người, nhưng năm gần đây lên tới trên 5 triệu lượt người

Thờ Thành hoàng là một hình thức tín ngưỡng phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam Đó là niềm tin của một cộng đồng người tin vào sự che chở, phù hộ của một vị thần linh trấn giữ, hộ mệnh cho một làng, một vùng, hoặc một khu vực Thành hoàng ngự trị ở ngôi đình của làng, xóm là chỗ dựa tinh thần và là biểu tượng của sức mạnh cộng đồng, đi cùng với tín ngưỡng này là lễ hội ở các đình, đền

Tín ngưỡng thờ Mẫu: Là hình thức tín ngưỡng phổ biến diễn ra ở hầu hết các vùng miền tại Việt Nam Tín ngưỡng này tôn thờ, thánh hóa vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam, thể hiện sự ghi nhận công ơn của nữ giới và để tri ân đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của người mẹ Có Mẫu là thiên thần, có Mẫu là nhân thần, có Mẫu tạo dựng nên giống nòi, có Mẫu có công đánh giặc giữ nước, có Mẫu xuất hiện từ thần thoại, có Mẫu lại là con người cụ thể, có Mẫu xuất thân từ

Trang 33

gia đình quyền quý, có Mẫu chỉ là những người dân bình thường nghèo khổ, có Mẫu chăm lo cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Ngoài những hình thức tín ngưỡng tiêu biểu trên, ở nước ta còn có nhiều loại tín ngưỡng dân gian khác được phổ biến trên nhiều địa phương như tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thần tạo dựng giống nòi hay các tín ngưỡng là những đặc trưng của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như Tàn dư của tục thờ vật tổ của người Khơmu; hình thức vạn vật hữu linh của tộc người sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên, tín ngưỡng hồn lúa và các nghi lễ nông nghiệp trong các dân tộc thiểu số như Tày, Mường, Thái; hình thức ma thuật chữa bệnh ở người Mường, Thái; tín ngưỡng thờ cúng thổ thần, thần bảo trợ bản mường, buôn làng của người Tày, Nùng; tín ngưỡng Saman giáo của người Tày, Thái, Mường

1.2.2 Tôn giáo Việt Nam

Hiện nay, theo thống kê có nhiều hơn mười tôn giáo đang tồn tại và hoạt động tại Việt Nam với số lượng tín đồ ngày càng tăng Ngoài những tôn giáo chính có tín đồ rộng rãi như Phật giáo, Công giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo còn có một số tôn giáo khác có quy mô nhỏ hơn như Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam, Đạo Baha’ i, Bửu sơn Kỳ hương, đạo Tứ

ân Hiếu nghĩa, đạo Balamon,

Phật giáo: Do có sự dung hợp với tín ngưỡng bản địa khi Đạo Phật truyền

vào Việt Nam từ rất sớm đã được đón nhận và tiếp thu một cách phù hợp với truyền thống dân tộc Đạo Phật thờ Đức Phật Thích ca mâu ni, các vị Phật thời quá khứ, hiện tại, vị lai, các vị Bồ tát, La hán, tuy nhiên trong các ngôi chùa ngoài bàn thờ Phật còn thờ các vị thánh có công với nước Trong buổi đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, các thiền sư cao tăng đồng thời cũng là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa có vai trò quan trọng trong công cuộc hộ quốc, an dân Đến thời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo còn trở thành quốc giáo ở đất nước ta Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đông đảo chức sắc và phật tử đã luôn đoàn kết cùng nhân dân cả nước chống ngoại xâm Sau khi đất nước thống nhất, năm

1981, các hệ phái Phật giáo đã thống nhất vận động và thành lập nên một tổ chức

Trang 34

chung duy nhất cho Phật giáo Việt Nam lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”

với đường hướng hoạt động “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

Tính đến tháng 12/2011, số người theo đạo Phật có trên 10 triệu Phật tử quy

y tam bảo (chưa kể khoảng hơn một nửa dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của đạo Phật ở những mức độ khác nhau) chiếm hơn 12% dân số cả nước, trong đó có 46.495 tăng ni, 14.778 ngôi chùa (trong đó Phật giáo Nam tông Khơ me có 1,3 triệu tín đồ, 8574 tăng, 454 ngôi chùa); 4 Học viện Phật giáo, 8 lớp cao đẳng, 30 trường Trung cấp Phật giáo và hàng trăm lớp Phật học tại các chùa Có các tờ báo và tạp chí lớn như: Tuần báo Giác ngộ, tạp chí nghiên cứu Phật học, tạp chí Văn hóa Phật giáo, tạp chí Khuông Việt, Phật giáo nguyên thủy, thành lập được 58 đơn vị tỉnh thành hội Phật giáo, công nhận 6 Hội Phật tử tại các nước Nga, Czech, Đức, Hungari, Ba Lan, Ucraina [3]

Công giáo: Truyền vào Việt Nam năm 1533, ban đầu là một tôn giáo hoàn

toàn xa lạ với tín ngưỡng, phong tục và lề lối phong kiến Việt Nam đương thời Trong quá trình tồn tại, Công giáo đã gặp nhiều khó khăn bởi các yếu tố chủ quan và khách quan, đặc biệt dưới thời nhà Nguyễn, Công giáo bị cấm gắt gao và quyết liệt Mặc dù vậy, bằng những nỗ lực của các thừa sai, được sự bảo trợ của thực dân Pháp, đạo Công giáo đã vượt qua được giai đoạn khó khăn để tồn tại và tiếp tục phát triển

Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập, Đại hội lần thứ nhất ra

Thư chung 1980 có nội dung tiến bộ thích nghi thời đại là “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” xác định đường hướng hoạt động cho toàn đạo trong bối cảnh mới “Tính đến năm 2012, Công giáo Việt Nam có hơn 6 triệu giáo dân, hơn 4000 linh mục, 44 giám mục, trên 16.000 nam nữ tu sĩ, hơn 5.500 nhà thờ nhà nguyện” [3].

Đạo Tin Lành: truyền vào Việt Nam từ năm 1911 do tổ chức Tin Lành của

Mỹ truyền vào Trước năm 1975, đạo Tin Lành có ở cả hai miền nhưng phát triển chủ yếu ở miền Nam với khoảng 200 ngàn tín đồ Sau năm 1975, cùng với sự rút lui của Mỹ và nhiều giáo sỹ nước ngoài, đạo Tin Lành trong nước chững lại, nhưng đến năm 80 của thế kỷ XX, đạo Tin Lành đã phục hồi nhanh chóng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Tây Bắc và hình thành nhiều tổ chức, nhóm, phái khác nhau, trở thành một tôn giáo lớn

Trang 35

Tính đến tháng 3 năm 2012, cả nước có hơn một triệu người theo đạo Tin Lành, chiếm hơn 1,14% dân số cả nước, trong đó số mục sư là 436, mục sư nhiệm chức là 306, truyền đạo là 458, chi hội 455, điểm nhóm là 4.409, 315 nhà thờ với hơn 90 tổ chức và nhóm Tin lành [3].

Đạo Cao Đài với tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ là một tôn giáo

nội sinh, ra đời ở Tây Ninh vào năm 1926 do các vị là tư sản, địa chủ, công chức trong bộ máy chính quyền đường thời sáng lập, hoạt động chủ yếu ở Nam bộ

Đạo Cao Đài có biểu trưng thiêng liêng là Thiên nhãn, tượng trưng cho sự cai quản thấu suốt của Thượng đế, thờ Đấng Thượng đế và các Đấng thiêng liêng: Lão tử, Phật thích ca, Chúa Jesus, Khổng Tử, Quan Thánh Đế Quân, một số hệ phái thờ cả Bác Hồ

Khi mới thành lập, đạo Cao Đài là một tổ chức tôn giáo thống nhất có Tòa thánh ở Tây Ninh và xây dựng được hệ thống Giáo hội hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương Từ năm 1931 đến 1934, do điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm văn hóa và mâu thuẫn nội bộ giữa các vị chức sắc lãnh đạo Hội thánh, đạo Cao Đài từ một tổ chức thống nhất đã chia rẽ thành nhiều phái Cao Đài khác nhau Đạo Cao Đài xây dựng hệ thống tổ chức hành chính đạo gồm hai cấp: cấp trung ương là Hội thánh và cấp cơ sở là Họ đạo Ở những tỉnh, thành phố có đông Họ đạo thì lập Ban đại diện tỉnh, thành phố để giúp Hội thánh trong hoạt động tôn giáo cơ sở Tôn chỉ của đạo

Cao Đài là “Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi hiệp nhất”, mục đích là lấy yêu thương

làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm hành đạo, lấy việc phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh, phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo

“Tính đến năm 2012, đạo Cao Đài có khoảng 2,5 triệu tín đồ, trên 10000 chức sắc, 1.205 cơ sở thờ tự (tòa thánh, tổ đình, thánh thất, điện thờ Phật mẫu) ở

37 tỉnh thành trong cả nước, trong đó chủ yếu ở Nam Bộ” [3, tr.368] Các phái Cao

Đài hiện nay gồm: Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban chỉnh đạo, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Minh Chơn đạo, Truyền Giáo Cao Đài, Cao Đài Chơn lý, Cao Đài Cầu Kho Tam Quan, Cao Đài Bạch Y, Cao Đài Chiếu Minh Long Châu, Cao Đài Việt Nam và pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi

Trang 36

Nhìn chung, các Hội thánh Cao Đài hoạt động tuân thủ pháp luật, xây dựng

đường hành đạo gắn bó với dân tộc theo phương châm “Nước vinh, Đạo sáng”.

Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ (1920 - 1947) khai lập năm 1939

tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc trước đây (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh mà bằng tấm Trần Dà (tấm vải màu nâu) Quá trình phát triển của Phật giáo Hòa Hảo trải qua nhiều biến cố, từng có lúc bị lợi dụng trở thành tổ chức phản động chống cách mạng nhất là năm 1947 khi ông Huỳnh Phú Sổ bị chết trong chiến khu

Năm 1999, Phật giáo Hòa Hảo được công nhận là một tôn giáo hợp pháp

Đường lối hành đạo của Phật giáo Hòa Hảo là “Vì pháp đạo, vì dân tộc” và cơ cấu

tổ chức hai cấp, cấp toàn đạo gọi là Ban Trị sự trung ương Phật giáo Hòa Hảo, cấp

cơ sở gọi là Ban Trị sự xã Đến năm 2012, “ Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ, trong đó có 3200 chức việc, 94 chùa, 50 hội quán, 399 tòa đọc giảng ở

22 tỉnh, thành phố, tập trung đông nhất ở An Giang” [3].

Hồi giáo du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường và vào các thời điểm

khác nhau Vào thế kỷ thứ X, người Chăm đã theo đạo Hồi và cầu nguyện Thượng đế – Alla Năm 1471, nhà nước Chiêm thành suy vong, một bộ phận cư dân Chăm-

pa lưu tán xuống miền Tây Nam bộ và sang cả Malaysia, Indonesia và bị ảnh hưởng mạnh về Hồi giáo nước này

Tuy nhiên, do các quy định hà khắc và cứng nhắc của đạo Hồi nên đạo không phát triển mạnh như các tôn giáo khác ở Việt Nam mà chủ yếu trong cộng

đồng người Chăm Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, các tổ chức “Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam”, “Hội đồng Giáo cả Islam Việt Nam” đã tự giải tán [3]

Trong số những người cầm đầu, một số đã vượt biên ra nước ngoài, số còn lại tìm mọi cách hoạt động Hồi giáo hiện nay đã được Nhà nước Việt Nam công nhận và tổ chức theo 2 cấp, cấp tỉnh và cấp cơ sở

Tính đến năm 2012, Hồi giáo có khoảng 75000 tín đồ, chiếm 0,08% dân số cả nước, trong đó Hồi giáo chính thống Islam là 27.000, có 695 chức sắc, 79 cơ sở thờ tự

Trang 37

Đạo Baha’i: được truyền vào Việt Nam khoảng năm 1954 thờ thượng đế và

đức Bahaula Tổ chức theo hai cấp ở trung ương có Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i Việt Nam, ở địa phương có Hội đồng tinh thần địa phương Tín đồ tôn giáo Baha’i tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội cũng như các hoạt động cứu trợ thiên tai, lũ lụt, giúp đỡ trẻ mồ côi, khuyết tật Tính đến năm 2012, đạo Bahai’i có

“khoảng 7000 tín đồ ở 45 tỉnh thành phố” [3].

Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam do ông Nguyễn Văn Bồng sáng lập, thờ

Phật và được chính quyền thuộc Pháp cấp phép hoạt động năm 1934 Với tôn chỉ,

mục đích “Phước – Huệ song tu”, ngay từ đâu Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam đã

tập trung vào hoạt động từ thiện, nhân đạo thông qua việc lập các phòng thuốc nam chữa bệnh cứu người và tu hành theo giáo lý đạo Phật Năm 2007, Tịnh độ cư sỹ được công nhận tổ chức tôn giáo Về tổ chức, theo hệ thống từ Trung ương xuống

cơ sở (có 4 cấp quản lý): Ban trị sự trung ương, Ban trị sự Tỉnh hội, Chi hội cấp

huyện, chi hội cấp xã Tính đến năm 2012, “có 207 hội quán trong đó gần 206 phòng thuốc nam và 4800 chức sắc, chức việc, 900 y sĩ, hơn 350.000 hội viên ở 23 tỉnh, thành phố từ Khánh Hòa đến Cà Mau” [3].

Bửu Sơn Kỳ Hương: do ông Đoàn Minh Huyên khai lập giữa thế kỷ XIX

(khoảng năm 1849) hiện nay có khoảng 15.000 tín đồ, trong đó có 116 chức việc,

18 chùa và một đình ở 9 tỉnh thành phố tập trung nhiều tại Vũng Tàu Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không hình thành tổ chức hành chính đạo, chỉ có Ban quản tự chùa và chức việc quản lý, không có chức sắc Viêc liên kết tôn giáo của đạo chủ yếu thông qua đức tin của tín đồ, việc duy trì mối đạo chủ yếu thông qua đức hạnh của chức việc Vì không có hệ thống tổ chức giáo hội nên phát triển theo hình thức truyền thừa, truyền giảng giáo lý của Thầy tổ cho các đệ tử thân tín Trong chùa không bài trí ảnh hay tượng Phật mà chỉ thờ một tấm vài mầu nâu sậm gọi là Trần Diều, treo trước tường chính điện

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa: do ông Ngô Lợi sáng lập năm 1867 tại Cù Lao Ba, thờ Phật, Thánh Tiên Hiện nay “có khoảng 64000 tín đồ, 400 chức việc, 55 chùa, 4 đình, 12 miếu, 4 mộc, 2 điện tại 12 tỉnh thành tập trung nhiệu tại An Giang” [3] Cơ

Trang 38

sở thờ tự của đạo là các chùa, đình, miếu, Tam Bảo gia Khác với chùa của Phật giáo, đó không phải là nơi tu hành của sư mà chỉ là nơi thờ cúng và thực hiện các nghi lễ

tôn giáo theo tôn chỉ “tu nhân- học Phật” trong tứ ân, đồng thời là nơi chữa bệnh cho

tín đồ Tổ chức của đạo gổm 2 cấp: Ở trung ương gọi là Đạo Hội, cấp cơ sở gọi là Gánh Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là tôn giáo bản địa, đặc trưng của văn hóa Nam Bộ và chỉ giới hạn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cư sỹ tu tại gia, lấy đạo hiếu làm đầu

Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo còn gọi là Đạo Minh Sư được

thành lập năm 1863, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các đấng Phật, Tiên, Thánh thần hoạt động chủ yếu ở khu vực phía Nam Mô hình tổ chức giáo hội gồm cấp trung ương với các cơ quan Hội đồng trưởng lão, Ban trị sư Trung ương Giáo hội, cấp cơ sở có Ban trị sử tỉnh thành phố và Ban trị sự Phật đường Hiện có hơn 11 nghìn tín đồ, trong đó có 400 chức sắc, 1000 chức việc với 53 cơ sở thờ tự ở 30 tỉnh thành phố

Minh lý đạo Tam tông miếu còn được gọi là Minh Lý đạo được thành lập

năm 1924 thờ Tam giáo Phật giáo, Khổng giáo và Nho giáo, hoạt động chủ yếu ở khu vực phía Nam Về tổ chức giáo hội có 2 cấp: cấp Trung ương là Hội đồng Hội thánh, cấp cơ sở là Chi đạo Tôn chỉ, mục đích của đạo là sự kết hợp tinh hoa của 3 giáo phái lớn ở phương Đông làm một để hướng dẫn tín đồ, môn sanh tu hành, tự dộ, vị tha, độ dẫn loài người xây dựng một xã hội hòa bình, an lạc Hiện có một nghìn tín đồ, trong đó có 100 chức sắc, 300 chức việc với 4 cơ sở thờ tự hoạt động ở

3 tỉnh thành phố: Hồ Chí Minh, Bà Rịa –Vũng Tàu và Long An

Đạo Bà la môn du nhập vào cộng đồng Chăm từ đầu Công nghuyên thông

qua các thương gia Ấn Độ, bản thân người Chăm Bà la môn không gọi mình là Chăm Bà la môn mà gọi là Chăm Ahieerr hoặc Chăm “Rặt” Đạo Bà la môn thờ các vị thần như Brama, Vitsnu, Siva và cá Vua Chăm Hiện nay người Chăm theo đạo sống tập trung tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận với số lượng hơn 54 nghìn tín đồ, trong đó có 158 chức sắc, 40 cơ sở thờ tự là các đền tháp

Trang 39

Kết luận chương 1

Tôn giáo là gì? Tín ngưỡng là gì? Khi đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi này hình ảnh về đời sống tâm linh, linh thiêng của con người dần hiện ra Có thể không có những định nghĩa chung cho hai khái niệm này trên toàn thế giới nhưng khi nói về tôn giáo hay tín ngưỡng người ta đều có những hiểu biết nhất định về chúng Theo một nghĩa đơn giản nhất thì tôn giáo và tín ngưỡng đều thể hiện niềm tin của con người vào những điều linh thiêng đồng thời có những hoạt động nhất định như thờ phụng, cúng bái Tuy nhiên người ta cũng cố phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng dựa trên tổ chức, giáo điều và giáo lý của hai khái niệm này Từ những nhu cầu tự nhiên về đời sống tâm linh đã hình thành nên một thứ nhu cầu quyền năng hơn đó là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Sự giao thoa giữa nhiều tín ngưỡng, tôn giáo trong khi một số tôn giáo lại muốn chiếm sự độc tôn hay những tín đồ của những giáo phái lớn muốn có được những quyền ưu tiên nhiều hơn những tôn giáo khác yếu thế hơn Yêu cầu về sự công nhận và bảo vệ quyền con người này được đặt ra Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ khi hình thành trải qua sự khắc nghiệt của lịch sử, sự hy sinh của nhiều người đã được ghi nhận thành một trong những quyền cơ bản của con người, một quyền tự nhiên, vốn có khi con người sinh ra Sự ghi nhận và bảo vệ đối với quyền này sẽ tạo ra một hành lang pháp lý cho các nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo của con người đồng thời sẽ hạn chế được những thua thiệt trong việc bất bình đẳng giữa các tôn giáo được xem là quốc giáo và tôn giáo không phải là quốc giáo

Mặc dù Việt Nam là đất nước không có quốc giáo bởi Nhà nước tạo cơ hội phát triển một cách bình đẳng cho tất cả các tín ngưỡng, tôn giáo cho dù là nội sinh hay là ngoại nhập, nhưng với những ưu thế riêng, giáo lý riêng mà có những tôn giáo có số lượng tín đồ đông hơn các tôn giáo khác, hay xuất phát từ truyền thống từ xa xưa tới nay, có tới hơn 90% dân số Việt Nam theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Trang 40

Chương 2

QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG

TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1 Quy định về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong Luật Nhân quyền quốc tế

2.1.1 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế

Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ra đời vào năm 1948 đánh dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thừa nhận như là quyền con người tại Điều 18 của văn kiện này Điều 18 quy định:

Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyển giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc riêng tư [24]

Cụ thể hóa Điều 18 của Tuyên ngôn Nhân quyền 1948, Điều 18 của Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 tái khẳng định:

1 Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng

2 Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ

3 Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác

Ngày đăng: 15/05/2015, 11:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Minh Anh (2014), “Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam – từ chính sách tới thực tiễn”. Đăng tại:http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340705&cn_id=638054 (truy cập 25/5/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam – từ chính sách tới thực tiễn
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2014
2. Ban tôn giáo Chính phủ (1970), “Giới thiệu các văn bản pháp luật có liên quan tới tôn giáo (đang còn hiệu lực thi hành)”. Đăng tại:http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/159/0/1790/Gioi_thieu_cac_van_ban_phap_luat_co_lien_quan_den_linh_vuc_ton_giao_dang_con_hieu_luc_thi_hanh (truy cập 3/6/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu các văn bản pháp luật có liên quan tới tôn giáo (đang còn hiệu lực thi hành)
Tác giả: Ban tôn giáo Chính phủ
Năm: 1970
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), “Một số tôn giáo ở Việt Nam”, tr.104, NXB Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tôn giáo ở Việt Nam”
Tác giả: Ban Tôn giáo Chính phủ
Nhà XB: NXB Tôn giáo
Năm: 2012
6. Chính phủ (2012), Nghị định 92 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Đăng tại:http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=164402 (truy cập 7/6/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 92 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
7. Nguyễn Đăng Duy (2001), “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” , tr. 22, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, tr.128, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI, tr.81, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2011
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI, tr.245, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2011
11. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (1965), Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Đăng tại: http://hr.law.vnu.edu.vn/abipoly_623/116/cong-uoc-quoc-te-ve-xoa-bo-moi-hinh-thuc-phan-biet-chung-toc (truy cập ngày 1/7/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
Tác giả: Đại Hội đồng Liên Hợp quốc
Năm: 1965
14. Đại Hội đồng tổ chức Văn Hóa (1960), Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc, Công ước về Chống phân biệt đối xử trong giáo dục, Đăng tại:http://hr.law.vnu.edu.vn/abipoly_37/117/cong-uoc-ve-chong-phan-biet-doi-xu-trong-giao-duc (truy cập 1/7/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc, Công ước về Chống phân biệt đối xử trong giáo dục
Tác giả: Đại Hội đồng tổ chức Văn Hóa
Năm: 1960
15. Giáo hoàng học viện Piô X (1972), “Thánh Công đồng chung Vanticanô II”, tr.670, Đà Lạt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thánh Công đồng chung Vanticanô II
Tác giả: Giáo hoàng học viện Piô X
Năm: 1972
16. Giáo hoàng học viện Piô X (1972), “Thánh Công đồng chung Vanticanô II”, tr.675, Đà Lạt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thánh Công đồng chung Vanticanô II
Tác giả: Giáo hoàng học viện Piô X
Năm: 1972
17. Nguyễn Thị Bích Hà, “Tín ngưỡng và giải mã tín ngưỡng trong văn học dân gian người Việt”, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đăng tại: http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=214 (truy cập 17/4/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng và giải mã tín ngưỡng trong văn học dân gian người Việt
18. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển tôn giáo, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tôn giáo
Tác giả: Mai Thanh Hải
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2002
19. Đỗ Minh Hợp (chủ biên - 2006), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, tr.25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo học nhập môn
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
20. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người, “Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng về quyền con người
Tác giả: Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
21. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người, “Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, tr.115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng về quyền con người, "“Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Tác giả: Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
22. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp, 1789”, tr.119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng về quyền con người, "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp, 1789
Tác giả: Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
23. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người,Nxb Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng về quyền con người
Tác giả: Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Lao động – Xã hội
Năm: 2011
24. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948, tr.395 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Tác giả: Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w