luận văn thạc sĩ Hiệu quả đầu tư tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội - MIC

46 839 4
luận văn thạc sĩ Hiệu quả đầu tư tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội - MIC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng TÁC GIẢ LUẬN VĂN HOÀNG VĂN DIỆN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động bảo hiểm giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế không chỉ góp phần phòng chống, hạn chế, khắc phục các thiệt hại, tổn thất cho nền kinh tế mà còn đóng vai trò là một trong những tổ chức đầu tư lớn trên thị trường tài chính Thực tế kinh doanh bảo hiểm trên thế giới đã chứng tỏ rằng kết quả kinh doanh của phần lớn các công ty bảo hiểm là nhờ vào hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư tài chính nói riêng có vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào Hoạt động kinh doanh của Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc Tuy nhiên, hoạt động đầu tư tài chính của Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội chưa đạt hiệu quả cao do tỷ trọng đầu tư chưa cao, phạm vi quá bó hẹp, quá thuần tuý, tính chuyên nghiệp trong quản lý chưa đồng bộ, mức độ tập trung hóa, đa dạng hóa còn thấp Khi nền kinh tế đang phát triển ngày một sôi động đòi hỏi Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội cần phải nâng cao hoàn thiện hóa đồng bộ các hoạt động đầu tư để đem lại khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường Để thực hiện được công việc này thì đòi hỏi phải có những phân tích, đánh giá quá trình hoạt động đầu tư tài chính tại công ty Do vậy, tác giả chọn đề tài “Hiệu quả đầu tư tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội - MIC” làm đề tài nghiên cứu 2 Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây vấn đề hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm đã được nghiên cứu và đề cập ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau Một số chủ đề được nêu ra trong các công trình nghiên cứu vào những năm gần đây như: “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng công ty Bảo Việt” của Thạc sĩ Bùi Đức Thịnh (2001) “Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tú (2008) “Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam” của Thạc sĩ Ngô Thị Kim Liên (2001) Các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên được thực trạng hoạt động đầu tư tại các công ty bảo hiểm trong giai đoạn nghiên cứu và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau và mỗi công ty với những đặc điểm riêng lại có những chiến lược kinh doanh riêng để phù hợp với tình hình thực tế Do đó tác giả chọn nghiên cứu tình hình đầu tư tài chính tại Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội 3 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm - Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội trên các phương diện huy động, tạo lập và sử dụng vốn đầu tư -Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm Về mặt lý luận là các vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm Về mặt thực tiễn, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động và đề xuất định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại của Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội Phạm vi nghiên cứu của luận văn hoạt động đầu tư tài chính của Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội từ năm 2012 đến nay 5 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và sử dụng các bảng số liệu để minh họa Phương pháp nghiên cứu tình huống và nghiên cứu điển hình lấy Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở so sánh với toàn hệ thống các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng kết quả các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 6 Những đóng góp mới của luận văn Luận văn hệ thống hóa các quan niệm về đầu tư, từ đó làm rõ bản chất hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp bảo hiểm Luận văn đưa ra ba nguyên tắc đầu tư cơ bản đối với doanh nghiệp bảo hiểm là: nguyên tắc an toàn, nguyên tắc sinh lời và nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên trên cơ sở phân tích nguồn vốn đầu tư Luận văn trình bày có hệ thống các hình thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm: đầu tư tiền gửi, đầu tư chứng khoán, … Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm Bằng số liệu cụ thể, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư của MIC trong những năm gần đây trên các mặt: tổ chức hoạt động đầu tư; nguồn vốn đầu tư; quy mô, cơ cấu danh mục đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư Thông qua phân tích, luận văn rút ra một số thành quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục đối với hoạt động đầu tư của MIC Trên cơ sở đánh giá thị trường và các mục tiêu cơ bản đối với hoạt động đầu tư của MIC, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại MIC trong thời gian tới 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DNBH MIC Doanh nghiệp bảo hiểm Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội Số hiệu DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Trang Bảng Bảng Bảng Bảng Bảng Bảng Bảng Bảng Bảng Bảng Bảng Số hiệu Sơ đồ Sơ đồ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 1.1 Khái quát chung về DNBH phi nhân thọ 1.1.1 Bảo hiểm và DNBH Phi nhân thọ a) Bảo hiểm Theo các chuyên gia bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp cho Bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự chuyển giao rủi ro và kết hợp số đông các đơn vị, đối tượng riêng lẻ và độc lập, chịu cùng rủi ro như nhau thành một nhóm tương tác Tuy nhiên, bảo hiểm do đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn của con người vốn dĩ rất phong phú và biến động, nên cũng rất đa dạng Rất khó tìm kiếm một định nghĩa về bảo hiểm cho nhiều góc nhìn khác nhau, tương ứng với các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội Sau đây là một số trích dẫn: Theo Tiến sỹ David Bland, “bảo hiểm là một hợp đồng theo đó một bên, (gọi là doanh nghiệp bảo hiểm), bằng việc thu một khoản tiền (gọi là phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho bên kia (gọi là người được bảo hiểm) một khoản tiền, hoặc hiện vật tương đương với khoản tiền đó khi xảy ra một sự cố đi ngược lại quyền lợi của người được bảo hiểm" Theo Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt: “Bảo hiểm là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh nặng hậu quả của một số rủi ro thuần tuý bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người cùng gánh chịu” Theo Từ điển bảo hiểm Pháp - Việt, Nhà xuất bản Thống kê 1996: Bảo hiểm là một nghiệp vụ mà theo đó, một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm hay khoản đóng góp cho chính mình hay cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản bồi thường từ một bên khác là người bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo luật số lớn Theo Giáo trình Lý thuyết Bảo hiểm của Học viện Tài chính, “Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và DNBH cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” Sự khác nhau trong các quan niệm xuất phát từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc trưng nên rất khó tìm được một định nghĩa hoàn hào thể hiện được tất cả những khía cạnh đó Điều có thể chấp nhận được là xây dựng một khái niệm từ góc độ và cách thức tiếp cận hữu ích cho mục đích nghiên cứu Theo cách hiểu chung nhất, bảo hiểm là một phương thức chuyển giao, phân tán rủi ro trên cơ sở quy luật số đông, theo đó một bên (người tham gia bảo hiểm) nộp một khoản tiền nhất định (được gọi là phí bảo hiểm) cho bên kia (DNBH) để đổi lấy lời hứa rằng khi rủi ro/sự kiện bảo hiểm xảy ra, DNBH sẽ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm Khái niệm đưa ra ở đây muốn nhấn mạnh nguồn gốc ra đời như một loại phương pháp chuyển giao rủi ro; đặc thù pháp lý: hợp đồng và các chủ thể đặc trưng của quan hệ bảo hiểm b) Doanh nghiệp bảo hiểm Hiện nay, hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam tồn tại dưới 2 dạng: Hoạt động bảo hiểm không mang tính kinh doanh (hay còn gọi là bảo hiểm xã hội - BHXH) và hoạt động bảo hiểm mang tính kinh doanh BHXH không loại trừ hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà cùng tồn tại để bổ sung cho nhau Trong khi BHXH mang lại sự bảo đảm cơ bản có tính đồng loạt cho một bộ phận nhất định dân chúng trước một số rủi ro chung thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm cung cấp hàng loạt các sản phẩm bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng có thể là cao hơn, đặc biệt hơn, rộng rãi hơn của các thành viên xã hội Theo Luật quỹ dự phòng nghiệp vụ phải tuân theo các quy định sau: - Nguyên tắc đầu tư: an toàn, sinh lời và khả năng thanh toán thường xuyên - Danh mục đầu tư cho phép bao gồm 5 loại: Trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, cho vay và tiền gửi - Giới hạn tối đa đối với từng loại tài sản đầu tư như sau: + Cổ phiếu và trái phiếu công ty không được quá 65% quỹ dự phòng nghiệp vụ + Bất động sản không được quá 40% quỹ dự phòng nghiệp vụ + Cho vay có thế chấp không quá 10% quỹ dự phòng nghiệp vụ + Trái phiếu chính phủ, tiền gửi vào các tổ chức nhận tiền gửi: không hạn chế - Hạn chế đối với từng khoản đầu tư: + Không quá 5% quỹ dự phòng nghiệp vụ vào cổ phiếu niêm yết và trái phiếu của một công ty + Không quá 10% quỹ dự phòng nghiệp vụ vào một bất động + Không quá 0.5% quỹ dự phòng nghiệp vụ vào cổ phiếu sản chưa niêm yết 1.6.3.2 Kinh nghiệm ở Malaysia Malaysia là một nước trong khu vực Đông Nam Á, có mức độ phát triển thị trường bảo hiểm tương đối giống Việt Nam, nên có thể coi Malaysia là một kinh nghiệm tốt để vận dụng Theo Luật bảo hiểm của Malaysia, những hạn chế đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng với cả đầu tư vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng nghiệp vụ, cụ thể như sau: - Nguyên tắc đầu tư: an toàn, sinh lời và khả năng thanh toán thường xuyên - Danh mục đầu tư cho phép bao gồm 7 loại: trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cổ phiếu bao gồm cả niêm yết và chưa niêm yết, quỹ tín thác đầu tư, cho vay bao gồm cả trái phiếu công ty, bất động sản, cho vay theo đơn bảo hiểm - Giới hạn đối với mỗi loại tài sản đầu tư: + Trái phiếu Chính phủ: Tối thiểu không dưới 25% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm + Tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Không hạn chế + Cổ phiếu: tối đa không quá 20% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm + Quỹ tín thác đầu tư: tối đa không quá 10% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm + Cho vay bao gồm cả trái phiếu công ty: tối đa không quá 30% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm + Bất động sản: tối đa không quá 20% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm + Cho vay theo đơn bảo hiểm: Không hạn chế CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC) 2.1 Khái quát về Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội được thành lập ngày 08/10/2007 theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 43GP/KDBH do Bộ Tài chính cấp + Tên giao dịch: Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC); + Tên tiếng anh: Military Insurance Corporation; + Lĩnh vực hoạt động: Tài chính – Bảo hiểm – Đầu tư; + Địa chỉ: Tầng 15 tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội + Điện thoại: 84 – 4 6285 3388; Fax: 84 – 4 6285 3366; + Website: http://www.mic.vn MIC (trước đây là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội) được thành lập và hoạt động theo phép thành lập và hoạt động số 43GP/KDBH do Bộ Tài chính cấp ngày 08/10/2007 MIC là DNBH phi nhân thọ đầu tiên thành lập theo Nghị định số 45/CP ngày 27/3/2007 của Chính Phủ với số vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ Ngày 31/05/2011 Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh số 43/GPĐC8/KDBH đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội và ngày 11/6/2014, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh số 43/GPĐC13/KDBH chấp thuận Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng Thông qua việc tăng vốn điều lệ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của MIC có sự thay đổi lớn: 11 cổ đông pháp nhân với tỷ lệ vốn góp chiếm 81.55%, và cổ đông thể nhân chiếm 18.45% vốn góp Trong đó MB chiếm 49,77% và MIC chính thức là công ty con của MB (xem Bảng 2.1) Bảng 2.1: Danh sách cổ đông MIC S TT TÊN CỔ ĐÔNG TỔNG SỐ CP TỔNG GIÁ TRỊ Công ty TNHH 1 MTV Vật tư Tổng hợp 1 Công Ty Đội 3 4 5 6 2,723,375 27,233,750,000 3,500,000 35,000,000,000 ( GAET) Ngân 450,000 4,500,000,000 300,000 3,000,000,000 Sơn Dựng Trường 90% 60% 49 24,883,125 248,831,250,000 MTV Tổng Công Ty Xây 00% 0 Hàng TMCP Quân Đội Công ty TNHH 45% 0 kinh tế kỹ thuật công nghiệp Quốc phòng LỆ(%) 7 Công ty TNHH MTV 319 Tổng Công ty Ỷ 5 Cổ 2 Phần Hoá Dầu Quân T 77% 4 2,295,000 22,950,000,000 59% 7 Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng Công ty TNHH 8 MTV Cơ điện và vật liệu nổ 31 Công ty TNHH 9 MTV Đóng Tầu Hồng Hà 1 0 1 1 500,000 5,000,000,000 MTV Điện cơ - Hóa chất 15 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư 1 Các cổ đông thể nhân TỔNG CỘNG 00% 0 250,000 2,500,000,000 50% 1 700,000 7,000,000,000 Công ty TNHH MB 2 1 40% 0 200,000 2,000,000,000 40% 9 4,975,000 9,223,500 50.000.00 49,750,000,000 95% 92,235,000,0 18 00 500.000.000 .45% 10 0 000 0% (Nguồn: Báo cáo thường niên MIC ) Tuy mới thành lập được gần 8 năm, nhưng thương hiệu MIC hiện đã được thị trường chấp nhận, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, luôn đứng trong TOP 7 DNBH phi nhân thọ lớn của thị trường Cho đến nay, MIC đã có tám năm hình thành và phát triển với các mốc sự kiện được nêu ngắn gọn trong sơ đồ 2.2 Sơ đồ 2.2: Quá trình hình thành và phát triển MIC MIC kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm hàng không Đồng thời, MIC kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm và đầu tư vốn 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của MIC MIC được tổ chức và hoạt động theo Luật DN số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua; các văn bản luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty Cơ cấu tổ chức của MIC bao gồm: Nhóm điều hành – quản lý và nhóm tác nghiệp và 28 Công ty kinh doanh bảo hiểm hạch toán phụ thuộc Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của MIC 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của MIC 2.1.3.1 Tổng quan tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam sau 18 năm mở cửa thị trường, nền kinh tế có những biến chuyển mạnh mẽ Thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng cũng ngày càng được mở rộng với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào việc kinh doanh dịch vụ bảo hiểm Tính đến nay, Việt Nam đã có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ với mạng lưới phủ khắp cả nước Rất nhiều loại sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ liên quan tới bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm… đã được các Công ty triển khai cung cấp cho khách hàng đáp ứng phần nào nhu cầu phong phú, đa dạng của người tham gia bảo hiểm và tạo được sự lựa chọn mang tính cạnh tranh cho khách hàng Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là trong thời gian gần đây tăng khoảng 20%, (theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) đã cho thấy thế mạnh và bước đột phá lớn của ngành bảo hiểm Việt Nam Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mạnh thông qua vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ làm cho khả năng thanh toán và mức giữ lại của từng doanh nghiệp bảo hiểm nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái bảo hiểm từ đó tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư lại cho nền kinh tế quốc dân Hoạt động đầu tư của các DNBH ngày càng khẳng định vai trò của mình Đây thực sự là một kênh huy động vốn quan trọng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Cơ cấu vốn đầu tư đã chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn và chủ yếu là gửi tại các tổ chức tín dụng nay chuyển sang đầu tư dài hạn theo các danh mục đầu tư như: mua trái phiếu chính phủ, đầu tư trực tiếp các kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống… Song song cùng với sự phát triển về số lượng các DNBH cũng như sự mở rộng quy mô hoạt động, số lượng người làm việc trong ngành bảo hiểm cũng tăng lên đáng kể, tạo công ăn việc làm cho hơn 14.000 cán bộ, nhân viên và trên 140.000 đại lý bảo hiểm Năm 2012, toàn thị trường bảo hiểm đầu tư vào nền kinh tế đạt 95.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10% góp phần cho tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm cao nhất trong nhóm dịch vụ tài chính –ngân hàng – bảo hiểm Riêng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2013 đạt doanh thu 22.757 tỉ đồng tăng trưởng 10,33%, bồi thường đạt 8.873 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 39% 2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của MIC Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội là công ty bảo hiểm phi nhân thọ, có chức năng kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, và hoạt động đầu tư tài chính Bên cạnh các lĩnh vực chính trên, MIC còn cung cấp các dịch vụ đại lý khác liên quan như: đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường… MIC hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần có vốn góp từ ngân sách Quốc phòng an ninh do Tổng cục công nghiệp Quốc phòng là cổ đông, là công ty con của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và còn có vốn góp từ các công ty sử dụng ngân sách quốc phòng như công ty hóa dầu Quân đội Do đó, hoạt động kinh doanh của MIC chịu ảnh hưởng lớn bởi những chính sách, văn hóa mang màu sắc Quân đội mà cụ thể là tính kỷ luật Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là hoạt động kinh doanh chính của MIC, đây là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, theo đó MIC chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở khách hàng mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm MIC trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Ngay từ đầu năm 2009, MIC đã đặt nhiệm vụ cho việc rà soát toàn bộ các sản phẩm bảo hiểm, các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ nhằm sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp hơn với tình hình thị trường, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng bán hàng, giám định và bồi thường Tổng Công ty cũng tập trung nghiên cứu và triển khai áp dụng các mô hình mới như mô hình cung cấp sản phẩm bảo hiểm kiên kết ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance) và sản phẩm có tính đặc thù phục vụ cho an ninh quốc phòng MIC là DNBH duy nhất có nguồn vốn góp từ ngân sách Bộ quốc phòng nên hoạt động kinh doanh còn gắn liền với các nhiệm vụ chính trị quân đội Theo đó, MIC cung cấp nhiều sản phẩm đặc thù phục vụ quân đội như bảo hiểm tai nạn học viên, bảo hiểm tai nạn quân nhân, bảo hiểm trang thiết bị tài sản quân đội Hoạt động kinh doanh TBH phi nhân thọ là hoạt động chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo an toàn tài chính và mục đích sinh lợi, hoạt động này được thực hiện tập trung trên Hội sở, bao gồm: + Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều DNBH khác - hoạt động nhượng TBH + Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà DNBH khác đã nhận bảo hiểm - hoạt động nhận TBH Nhượng TBH đảm bảo cho MIC bảo hiểm các dịch vụ có số tiền bảo hiểm cao rủi ro lớn rất dễ ảnh hưởng đến vốn kinh doanh của Tổng công ty Hàng năm, MIC thực hiện thu xếp các hợp đồng TBH nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc ổn định nhất Nhận TBH là hoạt động một mặt MIC tham gia chia sẻ rủi ro với toàn thị trường, một mặt MIC thu được phí bảo hiểm làm tăng lợi nhuận Ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và hoạt động TBH, MIC còn thực hiện các dịch vụ có liên quan khác như: Đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất; Giám định tổn thất; Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn; Hoạt động đầu tư của MIC đảm bảo đồng thời các nguyên tắc sau đây: do Hội sở Tổng công ty thực hiện và quản lý tập trung, các Đơn vị thành viên không được phân cấp Nguồn vốn đầu tư bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm Các lĩnh vực đầu tư trực tiếp hoặc thông qua uỷ thác đầu tư của Tổng Công ty hiện nay bao gồm: Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại thị trường Việt Nam, mua công trái và trái phiếu có bảo lãnh, mua trái phiếu, cổ phiếu DN, góp vốn vào các DN khác, kinh doanh bất động sản Trải qua 8 năm hoạt động, từ cuối năm 2007 đến nay Qua 5 năm hoạt động với tư cách là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội và từ tháng 5 năm 2011thì MIC đã chuyển đổi mô hình thành Tổng Công ty, MIC đã thực hiện được một số các vấn đề cơ bản như sau: Thứ nhất: Đó là phải kể đến việc chuyển giao thành công từ mô hình một công ty sang Tổng Công ty mà không gây xáo trộn thị trường, vẫn duy trì được một lượng khách hàng ổn định và tăng trưởng nhanh Thứ hai: Trong 7 năm vừa qua, công ty không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao trên thị trường hiện nay Thứ ba: Công ty đã không ngừng triển khai thêm mạng lưới đại lý và chi nhánh trên cả nước Đến năm 2014, MIC đã có 28 đơn vị thành viên và mạng lưới đại lý triển khai trên tất cả 64 tỉnh thành trên toàn quốc Thứ tư: Công ty đã ổn định được mặt nhân sự, đảm bảo được sự phát triển cho công ty, bên cạnh đó công ty cũng không ngừng đào tạo và tuyển dụng nhân viên Thứ năm: Công ty đã sơ bộ hoàn thiện về khung pháp lý cho công ty, xây dựng tương đối đồng bộ các quy định cho công ty Thứ sáu: Công ty đã thực hiện việc nâng tổng số vốn điều lệ lên 500 tỷ năm 2014 để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và thỏa mãn quy định của pháp luật Vốn điều lệ: năm 2007 vốn điều lệ của MIC là 300 tỷ, đến năm 2011 công ty tăng vốn pháp định lên 400 tỷ và đến năm 2014 thì vốn điều lệ của MIC đã tăng lên đến 500 tỷ đồng Ngoài ra các chỉ tiêu tài chính khác của MIC như: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế và thị phần bảo hiểm gốc cũng không ngừng tăng lên (Bảng 2.4) Bảng 2.4: Chỉ tiêu tài chính của MIC giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: triệu đồng S TT Chỉ tiêu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng quỹ dự phòng 2012 972.175 428.409 2013 1.340.816 437.350 2014 1.996.490 538.480 3 nghiệp vụ 4 Tổng doanh thu 5 Doanh thu phí bảo hiểm Doanh thu đầu tư tài 282.492 490.358 448.048 377.190 680.895 624.196 196.126 1.001.016 939.664 1 2 6 chính 42.310 56.699 61.352 7 Tổng lợi nhuận trước thuế 32.428 41.612 39.339 8 ROE 6.6% 7.9% 7% 9 Thị phần bảo hiểm gốc 2% 2.8% 3.6% (Nguồn: Báo cáo tài chính MIC từ năm 2012-2014) Trong giai đoạn 2012 - 2014, bên cạnh thành công trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, MIC cũng đã thành công với hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm Bảng 2.5: Bảng phân chia phí tái bảo hiểm của MIC giai đoạn 20122014 S TT 201 Chỉ tiêu 2012 3 472.93 1 Doanh thu phí bảo hiểm gốc 2 Phí nhượng tái bảo hiểm 5 2014 693.06 9 93.594 939.66 4 166.62 163.43 6 2 Tỷ lệ phí nhượng tái bảo hiểm 3 (%) 19% 24% 17.3% 4 Phí nhận tái bảo hiểm 60.020 71.792 92.690 5 Tỷ lệ phí nhận tái bảo hiểm (%) 12.6% 10.3% 9.8% 28.474 49.250 28.851 7.943 15.382 13.422 57.039 68.986 80.420 Thu bồi thường nhượng tái bảo 6 hiểm 7 Chi bồi thường tái bảo hiểm Doanh thu hoạt động tái bảo 8 hiểm (Nguồn: Báo cáo tài chính MIC từ năm 2012-2014) 2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội 2.2.1 Tổ chức hoạt động đầu tư tài chính của MIC 2.2.1.1 Quy chế đầu tư tài chính của MIC Theo điều 1 quy chế đầu tư tài chính của MIC được ban hành kèm theo quyết định số 88/QĐ - HĐQT ngày 20/12/2007 của Hội đồng quản trị thì đầu tư tài chính là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của MIC, sử dụng các nguồn vốn hợp pháp hợp lệ để đầu tư theo danh mục được pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho phép, phù hợp định hướng phát triển của MIC nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận Theo điều 2 của quy chế này thì nguyên tắc đầu tư của MIC quan trọng nhất là an toàn và phát triển vốn sau đó là đảm bảo yêu cầu thanh toán thường xuyên, tuân thủ các quy định trong Điều lệ, quy chế tài chính và các quy định Pháp luật trong hoạt động đầu tư tài chính và cuối cùng là phải hỗ trợ hoạt động kinh doanh bảo hiểm Nguồn vốn đầu tư là vốn điều lệ đã góp, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ hình thành từ lợi nhuận để lại được phép sử dụng cho hoạt động đầu tư, nguồn vốn khấu hao tài sản cố định chưa sử dụng, vốn nhận ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, vốn vay (nếu có) và vốn khác theo quy định của pháp luật 2.2.1.2 Tổ chức hoạt động của Ban Kế hoạch Đầu tư Ban Kế hoạch Đầu tư là ban phụ thuộc, trực thuộc Tổng Công ty Bộ máy nhân sự của Ban Kế hoạch Đầu tư gồm có 1 Giám đốc và 6 nhân viên được phân công vào hai phòng chuyên môn : Phòng Kế hoạch chiến lược và Phòng Đầu tư Đội ngũ cán bộ của Ban Kế hoạch Đầu tư phần lớn là cán bộ trẻ, năng động và có trình độ học vấn Về cơ sở vật chất, MIC đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ở cập độ toàn công ty nói chung và Ban Kế hoạch Đầu tư nói riêng khá sớm 2.2.1.3.Quy trình thực hiện hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư tài chính do Trụ sở chính Tổng công ty thực hiện và quản lý tập trung Các đơn vị thành viên chỉ được thực hiện theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng quản trị, Tổng quám đốc Sơ đồ 2.3: Quy trình đầu tư tài chính tại Ban Kế hoạch Đầu tư Cán bộ nghiệp vụ Thu thập thông tin Cán bộ nghiệp vụ Đánh giá thẩm định Lãnh đạo ban Xem xét Phụ trách lĩnh vực có liên quan Cho ý kiến đánh giá Lãnh đạo ban Xét duyệt Lãnh đạo tổng công ty Xét duyệt Cán bộ nghiệp vụ Thực hiện, theo dõi, đánh giá Cán bộ nghiệp vụ Thanh lý, thanh toán ... BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC) 2.1 Khái quát Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển Tổng Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm. .. cao hiệu hoạt động đầu tư tài Tổng Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DNBH MIC Doanh nghiệp bảo hiểm Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội Số hiệu DANH MỤC CÁC BẢNG... nghiệp bảo hiểm Hoạt động kinh doanh Tổng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội năm qua có bước phát triển vượt bậc Tuy nhiên, hoạt động đầu tư tài Tổng Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội chưa

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    • 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

    • 1.1.3. Đặc điểm tài chính

      • Bảng 2.1: Danh sách cổ đông MIC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan