Sự khác biệt của bộ máy cơ cấu nhà nước trong hiến pháp 1959 1980

11 2.1K 2
Sự khác biệt của bộ máy cơ cấu nhà nước trong hiến pháp 1959  1980

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 THẢO LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Nhóm 9:Đề bài:Sự khác biệt trong cơ cấu bộ máy cơ cấu nhà nước trong hiến pháp năm 1959-1980 Họ và tên sinh viên 1.Nguyễn Bá Thành 2.Lê thị Thảo 3.Nguyễn Văn Thịnh 4.Nguyễn Thị Minh Thơm 5.Hoàng Văn Tiến 6.Bùi Đức Trung 7.Bùi Lê Việt Trung 8.Nguyễn Thành Trung 9.Nguyễn Văn Trường 10.Lê Thị Toán MỤC LỤC 1.Khái quát về bộ máy nhà nước và vị trí tính chất của bộ máy nhà nước trang 3 1.1.Khái niệm Bộ máy nhà nước 1.2.Cấu thành Bộ máy nhà nước 1.3.Vai trò của bộ máy nhà nước 2.So sánh sự khác biệt giữa bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1959-1980 trang 4 2.1.Hoàn cảnh ra đời 2.1.1.Hiến pháp 1959 2 2.1.2.Hiến pháp 1980 2.2.Về phân cấp hành chính 2.3.Hệ thống cơ quan đại diện trang 5 a.Quốc hội b.Hội đồng nhân dân 2.4.Hệ thống các cơ quan chấp hành trang 6 2.5.Hệ thống các cơ quan xét xử trang 7 2.6.Hệ thống cơ quan kiểm sát trang 8 2.7.Điểm khác biệt trong bộ máy Nhà nước theo hiến pháp 1959-1980 trang 9 về nguyên thủ Quốc gia. 3.Sự kế thừa và phát triển qua các bản hiến pháp trang 10 a.Hiến pháp 1959 b.Hiến pháp 1980 MỞ ĐẦU Quá trình hình thành và phát triển bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội củ nghĩa Việt Nam là một quá trình lien tục,gắn liền với từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam.Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kỳ,luôn quan tâm và chú trọng việc xây dựng,củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.Nếu như trong thời kỳ của Hiến pháp năm 1946,Nhà nước chủ yếu là bộ máy cai trị,dùng bạo lực cách mạng để trấn át thù trong ,giặc ngoài,duy trì trật tự ,an ninh trong nước .Từ Hiến pháp 3 1959 đến nay,Nhà nước dân chủ nhân dân đã làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu và trở thành người điều hành lên sản xuất xã hội .Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trương ương Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh :“Nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới đòi hỏi Đảng ta và nhân dân ta phải đặc biệt quan tâm và nhanh chóng xây dựng củng cố bộ máy chính quyền Nhà nước…”.Xuất phát từ tầm quan trọng của công cuộc hoàn thiện bộ máy Nhà nước ,nhóm chúng em đã nghien cứu đề tài: ”So sánh bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1959và Hiến pháp 1980 ”. NỘI DUNG 1.Khái quát về bộ máy nhà nước và vị trí tính chất của bộ máy nhà nước. 1.1.Khái niệm bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước (BMNN) là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương ,cơ sở ,tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định tạo thành một cơ chế để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định,có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực Nhà nước nhất định,được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ ,quyền hạn của nhà nước . Bộ máy nhà nước được hình thành và phát triển phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội,các cơ quan trong bộ máy nhà nước ngày càng phong phú và đa dạng phức tạp hơn.Sự phân định các chức năng ,thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ngày càng rõ ràng ,cụ thể hơn và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chúng ngày càng tiến bộ hơn.Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là môt cơ chế cân đối và thống nhất của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương,được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc chung,đảm bảo cho nhà nước ta thực hiện mọi chức năng,nhiệm vụ của mình theo cơ chế của dân,do dân,vì dân. Vấn đề tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng ,nó thể hiện sức mạnh của nhà nước ,chế độ xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho nhà nước thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả nhất .Những bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước gọi là các cơ quan nhà nước. 1.2.Cấu thành bộ máy nhà nước Về cơ bản qua thực tế cho thấy bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa bao gồm:Nguyên thủ thủ quốc gia :chủ tịch nước (Hội đồng nhà nước ,đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao…) do Quốc hội bầu là cơ quan đứng nhà nước,thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại. Cơ quan quyền lực nhà nước (Cơ quan đại biểu nhân dân,cơ quan dân cử) bao gồm Quốc hội và hội đồng nhân dân Các cơ quan hành chính nhà nước(cơ quan quản lý bao gồm Chính phủ,hội đồng nhân dân các cấp) 1.3.Vai trò của bộ máy nhà nước 4 Bộ máy nhà nước là cơ quan đại diện bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân,nông dân,tầng lớp trí thức và nhân dân lao động.Nó vừa là bộ máy hành chính cưỡng chế vừa là bộ máy quản lý kinh tế,văn hóa xã hội,là công cụ chủ yếu cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có vai trò quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và làm cho xã hội ngày càng phát triển toàn diện. 2.So sánh Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1959-1980 2.1.Hoàn cảnh ra đời 2.1.1.Hiến pháp 1959 Sau chiến thắng Điện Biên PHủ trấn động địa cầu lừng lẫy năm châu ,hòa bình lặp lại miền Bắc chuyển sang xây dựng chế độ XHCN nhưng miền Nam còn bị đế quốc và phong kiến thống trị,nước ta tạm thời bị chia cắt. Trong điều kiện đó với những kinh nghiệm tích lũy của quá trình xây dựng chính quyền nhân dân,Nhà nước ta đã bước đầu củng cố lại bộ máy nhà nước và cho ra đời bộ máy nhà nước mới theo Hiến pháp 1959. 2.1.2.Hiến pháp năm 1980 Mùa xuân năm 1975 nhân dân ta giành được thắng lợi trọn vẹn trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng ,nhân dân tiến hành cuộc tổng tuyển cử cả nước ,thực hiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.Ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI,kỳ họp thứ 7,đã thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất. 2.2.Về phân cấp hành chính Theo Hiến pháp năm 1959 :Bộ máy nhà nước được củng cố và sửa đổi,các cấp hành chính chỉ còn 4 cấp quản lý đó là :Trung ương,cấp tỉnh ,thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị;cấp huyện,thành phố trực thuộc tỉnh,cấp xã thị trấn và tương đương,cấp bộ bị bãi bỏ. Theo Hiến pháp năm 1980:Điều 113 hiến pháp 1980 đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: +Nước chia thành tỉnh ,,thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương +Tỉnh chia thành huyện,thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã,thành phố trực thuộc chia thành quận huyện xã +Huyện chia thành xã và thị trấn,thành phố trực thuộc tỉnh,thị xã chia thành phường và thị xã +Các đơn vị hành chính trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Hiến pháp 1980 thực hiện bộ máy nhà nước theo hướng chia nhỏ các bộ ngành sao cho phù hợp với chủ trương hoạt động chuyên sâu của các cơ quan quản lý .Ở cấp địa phương Hiến pháp năm 1980 lại tổ chức theo hướng sát nhập các đơn vị hành chính lại để cùng củng cố với quy mô lớn hơn. 5 Như vậy bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 có sự thay đổi gọn nhẹ hơn và đề cao trách nhiệm cá nhân hơn trên tinh thần tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan. 2.3.Hệ thống các cơ quan đại diện Hiến pháp 1959 :Quốc hội,hội đồng chính phủ,hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp tỉnh,huyện ,xã và các cấp tương đương. Cũng giống như Hiến pháp 1959 các cơ quan đại diện theo Hiến pháp 1980 là Quốc hội,hội đồng nhà nước ,hội đồng bộ trưởng,hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp. a.Quốc hội Cũng như quy định của Hiến pháp 1959 ,Hiến pháp 1980 xác định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền lực của Nhà nước cao nhất,cơ quan duy nhất có quyền lập hiến,lập pháp.Quốc hội quyết định về những chính sách về đối nội và đối ngoại,những mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa xã hội .Quốc hội thành lập ra các cơ quan tối cao như bầu ra chủ tịch ,các phó chủ tịch Hội đồng nhà nước ,Chủ tịch các phó chủ tịch và các thành viên của hội đồng bộ trưởng ,chánh án tòa án nhân dân tối cao,viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước .Như vậy về chức năng ,nhiệm vụ ,quyền hạn Quốc hội về cơ bản giữa hai bản Hiến pháp là không thay đổi. Nhưng về mặt cơ cấu của Quốc hội có sự thay đổi lớn.Nếu theo hiến pháp 1959 Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực Quốc hội thì theo hiến pháp 1980 cơ quan thường trực Quốc hội là Hội đồng nhà nước –Hội đồng nhà nước theo Hiến pháp 1980 còn là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Theo Hiến pháp 1959 khi Quốc hội họp thì bầu ra chủ tịch đoàn thể để điều khiển cuộc họp.Còn theo Hiến pháp 1980 thì Quốc hội bầu ra Chủ tịch và các phó chủ tịch Quốc hội.Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp Quốc hội,bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội ,giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội,điều hòa phối hợp hoạt động của các ủy ban Quốc hội ,chứng thực những Luật và Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua ,thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội. Như vậy Chủ tịch và phó chủ tịch là một thiết chế mới ,một cách tổ chức mới của Quốc hội mà trước đó lịch sử lập hiến nước ta chưa có. Một điểm khác biệt nữa giữa hai bản hiến pháp đó là nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội.Theo Hiến pháp 1959 nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 4 năm còn nhiệm kỳ của mỗi khóa theo Hiến pháp 1980 là 5 năm. b.Hội đồng nhân dân Về phân cấp đơn vị hành chính ,Hiến pháp 1980 quy định nước ta có 3 cấp hành chính .Đó là tỉnh ,thành phố trực thuộc trung ương,và các cấp tương đương;huyện,quận,thành phố ,thuộc tỉnh và thị xã;xã,phường,thị trấn. 6 Khác với Hiến pháp 1959,Hiến pháp 1980 quy định khu tự trị được bãi bỏ(do Nghị quyết kỳ họpQuốc hội khóa V ngày 27/12/1975).Nhưng lập thêm đơn vị hành chính đặc khu-tương đương tỉnh,đơn vị phường ở thành phố ,thị xã-tương đương với xã.Ở tất cả các đơn vị hành chính nói trên đều thành lập Hội đồng nhân dân . Về tính chất Hội đồng nhân dân ,Hiến pháp 1980 cũng giống như Hiến pháp 1959 quy định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước địa phương do nhân dân bầu ra ,chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.Nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân các cấp cũng được tăng lên từ 3 năm lên 5 năm. Nhiệm vụ ,quyền hạn của Hội đồng nhân dân về cơ bản giống như Hiến pháp năm 1959. 2.4.Hệ thống các cơ quan chấp hành. Hiến pháp năm 1959 Hiến pháp năm 1980 Chính phủ Khái quát về sự ra đời và phát triển của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Sau chiến thắng Điện Biên phủ lừng lẫy năm Châu trấn động địa cầu,nước ta chuyển sang giai đoạn cách mạng mới.Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng đi lên xây dựng CNXH,miền Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng dân tộc.Trong tình hình đó ,Nhà nước ta đã bước đầu củng cố và xây dựng lại bộ máy nhà nước đặc biệt là cơ quan chấp hành.Theo Hiến pháp 1959 ,hệ thống cơ quan chấp hành Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng chính phủ,được xác định là cơ quan chấp hành của Quốc hội và cũng là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Việt Nam. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 ,nước nhà thống nhất tình hình mọi mặt của đời sống xã hội có nhiều biến đổi,đứng trước yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý của Bộ máy nhà nước,trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước .Theo Hiến pháp năm 1980,Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày 4/7/1981 đã khẳng định :Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành chính của Quốc hội-quy định này chi phối đến việc xác định vị trí ,chức năng ,nhiệm vụ,quyền hạn ,trật tự tình hình và chế độ chịu trách nhiệm của Hội đồng Bộ trưởng trong bộ máy Nhà nước. Vị trí,tính chất và chức năng nhiệm vụ quyền hạn -Vị trí tính chất và chức năng của HĐCP theo Hiến pháp 1959: Theo điều 71 Hiến pháp 1959”HĐCP là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ,vừa là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa…” -Chức năng HĐCP :+Thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị văn hóa ,xã hội ,quốc phòng ,an ninh và đối ngoại của Theo Hiến pháp 1980:”HĐBT là Chíh phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ”. HĐBT chỉ được xác định là cơ quan hành chính cao nhất của Quốc hội ,điều này thể hiện khác biệt so với Hiến pháp 1959.Thành viên của HĐBT đều do Quốc hội bầu ,bãi nhiệm và miễn nhiệm,HĐBT không 7 Nhà nước. +Bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. +Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và Pháp luật. +Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,bảo đảm sự ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân chỉ chịu trách nhiệm về báo cáo công tác trước Quốc hội mà trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước . Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Trong thành phần của HĐCP có Thủ tướng ,các Phó thủ tướng,các Bộ trưởng và tương đương,đứng đầu và lãnh đạo HĐCP là Thủ tướng chính phủ.Các Ủy ban hành chính vẫn được thành lập ở 3 cấp. Hiến pháp 1980 quy định HĐBT gồm có:Chủ tịch,Phó chủ tịch HĐBT,các bộ trưởng và chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước .Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa VII đã thành lập 28 bộ và 8 Ủy ban nhà nước . Ủy ban nhân dân UBND theo Hiến pháp 1980 được thành lập ở 3 cấp :tỉnh ,huyện ,xã có sự thay đổi nhất định .Khác với Hiến pháp 1959 khu tự trị được bãi bỏ nhưng lập thêm đơn vị hành chính đặc khu tương đương tỉnh,đơn vị phường ở thành phố,thị xã tương đương với xã.Về tính chất Hiến pháp 1980 cũng giống với Hiến pháp 1959 quy định UBND là cơ quan hành chính của HĐND ,là cơ quan hành chính ở địa phương.Nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND về cơ bản giữa hai bản Hiến pháp là hoàn toàn giống nhau. 2.5.Hệ thống các cơ quan xét xử -Giống nhau :Hệ thống cơ quan Tòa án được phân thành 3 cấp Trung ương có Tòa án nhân dân tối cao,địa phương có Tòa án nhân dân cấp tỉnh ,huyện và tương đương và tòa án quân sự. -Khác nhau:Giữa 2 bản Hiến pháp 1959-1980 So sánh những quy định của Hiến pháp năm 1980 với những quy định của Hiến pháp năm 1959 về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân ,có thể thấy rằng về cơ bản là giống nhau ,hay nói cách khác là các quy định của Hiến pháp năm 1980 có sự kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1959,bên cạnh đó có sự cụ thể hóa hơn,phát triển hơn hay quy định một số nguyên tắc quan trọng . Điểm thứ nhất là ,Hiến pháp 1959 chỉ quy định “trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt “ thì chỉ có “Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt”(điều 97).Hiến pháp 1980 ngoài quy định này,còn quy định “Trong tình hình đặc biệt ” và quy định bổ sung “Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt”(điều 128).Bên cạnh đó Hiến pháp 1980 còn quy định một vấn đề quan trọng 8 liên quan đến hoạt động của Tòa án nhân dân:”Ở cơ sở,thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân,theo quy định của pháp luật”(điều 128). Điểm thứ hai là quy định một nguyên tắc trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân :”Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số”(điều 132). Điểm thứ ba là ghi nhận một chế định quan trọng :”Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”(điều 133),mà Hiến pháp năm 1959 không quy định. Điểm thứ tư ,nếu như trong Hiến pháp 1959 giao cho Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án đặc biệt ,thì Hiến pháp năm 1980 vẫn tiếp tục giao cho Tòa án nhân dân tối cao nhiệm vụ này ,nhưng “trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khác khi thành lập cá tòa án đó”(điều 135). Điểm thứ năm ,Hiến pháp năm 1980 đã khẳng định :”Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước ,các tổ chức xã hội và mọi công nhân tôn trọng ,những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”(điều 137). 2.6.Hệ thống cơ quan kiểm sát -Giống nhau: Hệ thống cơ quan tòa án được chia thành 3 cấp Trung ương ,địa phương,huyện. Theo hiến pháp năm 1959 : ”Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kiểm sát việc tuân theo của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ ,cơ quan Nhà nước địa phương .các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định.”(điều 105 Hiến pháp 1959) Theo Hiến pháp năm 1980 :“Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng,các cơ quan chính quyền địa phương,tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân ,các nhân viên Nhà nước và công nhân ,thực hành công tố ,bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật ,thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình”(điều 138 hiến pháp 1980). -Khác nhau:Theo Hiến pháp 1959 hệ thống cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới trong bộ máy nhà nước.Chức năng quan trọng nhất là công tác kiểm sát ,thành lập theo nguyên tắc như hệ thống cơ quan xét xử.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là do Quốc hội bầu ra và bãi miễn.Phó viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là do Ủy ban thường vụ Quốc hội cử .Còn Viện trưởng ,phó viện trưởng và kiểm sát viên của Viện kiểm sát địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm,miễn nhiệm,cách chức. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội,trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.Còn theo Hiến pháp 1980 thì quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 9 tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội,trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo hiến pháp 1959 là 5 năm còn theo Hiến pháp 1980 là theo nhiệm kỳ của Quốc hội(5 năm). Như vậy ta thấy hệ thống cơ quan kiểm sát theo Hiến pháp 1980 được quy định, đầy đủ và hoàn thiện hơn so với Hiến pháp năm 1959. 2.7.Điểm khác biệt trong bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1959-1980 về nguyên thủ Quốc gia. Theo Hiến pháp 1959 :Nguyên thủ Quốc gia vẫn được coi là Chủ tịch nước,Chủ tịch nước và Chính phủ là 2 thiết chế khác nhau ,lúc này Chủ tịch nước không còn là người đứng đầu chính phủ nữa mà chỉ là người thay mặt Nhà nước về đối nội đối ngoại.Tuy nhiên ,trong Hiến pháp 1959 quyền hạn của Chủ tịch nước vẫn rất lớn như: thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc,giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng quốc phòng(điều 65),Chủ tịch nước khi xét thấy có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ(điều 66),Chủ tịch nước xét thấy khi cần thì triệu tập và chủ tọa hội Nghị chính trị đặc biệt(điều 67).Tại điều 62 Hiến pháp 1959 quy định Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra ,có nhiệm kỳ của Quốc hội là 4 năm. Theo hiến pháp 1980 chế định nguyên thủ Quốc gia là cá nhân Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1959 đã trở thành nguyên thủ Quốc gia tập thể dưới hình thức hội đồng Nhà nước.Hội đồng Nhà nước là Chủ tịch nước tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đây là mô hình tổ chức nguyên thủ Quốc gia chung của các Nhà nước Xã hội chủ nghĩa,mà ở đó nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa được vận dụng đậm nét. Với cách tổ chức này thì các hoạt động của Nhà nước điều được trực tiếp thực hiện bằng cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân-cơ quan quyền lực cao nhất.Bản thân Chính phủ (Hội đồng bộ trưởng ) cũng được tổ chức gắn liền với Quốc hội (Hội đồng bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất).Đối với nước ta ,đến đây có thể coi là hoàn thành quá trình xây dựng Bộ máy Nhà nước theo mô hình Xã hội chủ nghĩa thuần túy.Tuy nhiên quá trình thực hiện thể chế Hội đồng Nhà nước đã bộc lộ nhiều hạn chế.Bên cạnh một số lợi ích như các vấn đề thuộc quyền hạn nguyên thủ Quốc gia đều được phối kết hợp giữa Quốc hội và Hội đồng Nhà nước ,được thảo luận tập thể ,quyết định theo đa số thường chắc chắn và tránh được những ngẫu nhiên:bộ máy gọn nhẹ hơn ,đơn giản các thủ tục làm việc thì cũng có những điểm khuyết như:mọi vấn đề phải bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số không phân định rõ hoạt động tập thể của cơ quan thường trực của Quốc hội và chức trách cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động đại diện Nhà nước. 3.Sự kế thừa và phát triển qua các bản Hiến pháp a.Hiến pháp 1959 Bắt đầu từ Hiến pháp 1959 ,Nhà nước ta đã chuyển sang mô hình Bắt đầu từ Hiến pháp 1959, Nhà nước ta đã chuyển sang mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết, áp dụng mạnh mẽ nguyên tắc tập quyền (tuy vẫn còn một vài yếu tố dân chủ nhân dân) nên thiết chế Chủ tịch nước được xây dựng lại để phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, quá trình xây dựng, phát triển 10 của bộ máy nhà nước nước ta là một quá trình thống nhất, nhất quán nên sự đổi mới đó vẫn dựa trên sự kế thừa những nguyên tắc và ưu điểm của các thiết chế giai đoạn trước. Do bộ máy nhà nước lúc này đã chuyển sang mô hình cộng hoà Xô viết, Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu Nhà nước và không còn đồng thời là người đứng đầu Chính phủ nữa. Chủ tịch nước phái sinh từ Quốc hội, cùng Quốc hội thực hiện các chức năng nguyên thủ; điều phối các cơ quan cấp cao trong bộ máy nhà nước. Chủ tịch nước thay mặt đất nước thực hiện các chức năng thuộc về đối nội, đối ngoại. Sự phân định chức năng nguyên thủ giữa Chủ tịch nước, Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển sang lối mới. Mọi quyền hạn quan trọng đều thuộc về Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước chủ yếu thực hiện các công việc có tính đại diện cá nhân và tham gia nhất định vào các hoạt động của Nhà nước như lập pháp, thành lập các cơ quan nhà nước, tặng thưởng huân chương, tuyên bố chiến tranh v.v, nhưng đều dựa trên quyết định của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu (chọn trong nhân dân) [7] với nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội (bốn năm) và khác với ở Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước lúc này phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Tất cả những điều trên cho thấy ở Hiến pháp 1959, vị trí của Chủ tịch nước gắn bó hơn với Quốc hội, và điều này phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là sự phát triển của chế định Chủ tịch nước phù hợp với điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự kế thừa của chế định này thể hiện ở chỗ: Theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan khác được Quốc hội lập ra, phân giao nhiệm vụ, quyền hạn và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội lẽ đương nhiên nắm cả quyền nguyên thủ. Song, khác với các nước dân chủ nhân dân Đông Âu khi chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa thì cũng đồng thời xoá thiết chế nguyên thủ quốc gia cá nhân, ở nước ta thiết chế Chủ tịch nước vẫn tiếp tục tồn tại nhưng được quy định lại cho phù hợp hơn. Chủ tịch nước vẫn còn có vai trò khá lớn đối với Hội đồng Chính phủ. Chủ tịch nước đề nghị Thủ tướng để Quốc hội quyết định; căn cứ vào quyết định của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mà bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; khi thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Có thể thấy, Chủ tịch nước lúc này đóng vai trò phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ, tuy vẫn còn nghiêng nhiều về phía Chính phủ. Đây là những điểm kế thừa (lưu giữ) vị trí của Chủ tịch nước đối với Chính phủ ở Hiến pháp trước. b.Hiến pháp 1980 Tại Hiến pháp 1980, thiết chế Chủ tịch nước cá nhân bị xoá bỏ, thay vào đó là thiết lập chế độ Chủ tịch nước tập thể dưới hình thức Hội đồng Nhà nước. “Hội đồng Nhà nước - cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 98 Hiến pháp 1980). Đây là mô hình tổ chức nguyên thủ quốc gia chung của các nhà nước xã hội chủ nghĩa mà ở đó nguyên tắc tập quyền được vận dụng triệt để. Với [...]... trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mặc dù ở mỗi Hiến pháp tổ chức Bộ máy Nhà nước có những ưu điểm và hạn chế nhất định,song nó đã đánh dấu sự phat triển của tổ chức bộ máy Nhà nước. Vấn đề hoàn thiện bộ máy Nhà nước là một vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong mỗi bản Hiến pháp của bất kỳ quốc gia nào ,vì vậy tổ chức bộ máy Nhà nước qua hai bản Hiến pháp chúng ta đang đề cập đã để lại những gía trị... hoạt động tập thể của cơ quan thường trực của Quốc hội và chức trách cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động đại diện nhà nước Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại chế định này và đã được sửa đổi tại Hiến pháp 1992 Kết luận Sự thay đổi về tổ chức bộ máy Nhà nước theo hai bản Hiến pháp 1959- 1980 là một tất yếu lịch sử,là yêu cầu đòi hỏi khách quan của hiện thực xã hội khi đất nước đang chuyển... hoạt động của nhà nước đều được trực tiếp thực hiện bởi cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội thì được thực hiện bởi Hội đồng Nhà nước Bản thân Hội đồng Bộ trưởng (tức Chính phủ) cũng được tổ chức gắn liền với Quốc hội với tính cách là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”... lực nhà nước cao nhất” (Điều 104 Hiến pháp 1980) Đối với nước ta, đến đây có thể coi là đã hoàn thành quá trình xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa thuần tuý (tức theo kiểu Xô viết) Đó là sự phát triển lôgích Về kế thừa thì đến đây những điểm kế thừa mô hình tổ chức chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 còn lưu giữ ít nhiều, trong khi Hiến pháp 1959 đã hầu như bị bãi bỏ Tuy vậy,... như bị bãi bỏ Tuy vậy, quá trình thực hiện thể chế Hội đồng Nhà nước đã nhanh chóng bộc lộ nhiều hạn chế Bên cạnh một số tiện lợi như các vấn đề thuộc quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia đều được phối kết hợp giữa Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thường chắc chắn và tránh được những ngẫu nhiên; bộ máy bớt được một số khâu và đơn giản các thủ tục làm việc,... ,vì vậy tổ chức bộ máy Nhà nước qua hai bản Hiến pháp chúng ta đang đề cập đã để lại những gía trị lý luận nhất định và những hạn nhân hợp lý và tiến bộ của nó sẽ được nghiên cứu và phát triển để hoàn thiện bộ máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới . 1 THẢO LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Nhóm 9: Đề bài:Sự khác biệt trong cơ cấu bộ máy cơ cấu nhà nước trong hiến pháp năm 195 9- 198 0 Họ và tên sinh viên 1.Nguyễn Bá Thành 2.Lê thị Thảo 3.Nguyễn. trong bộ máy Nhà nước theo hiến pháp 195 9- 198 0 trang 9 về nguyên thủ Quốc gia. 3.Sự kế thừa và phát triển qua các bản hiến pháp trang 10 a.Hiến pháp 195 9 b.Hiến pháp 198 0 MỞ ĐẦU Quá trình hình thành. hoạt động đại diện Nhà nước. 3.Sự kế thừa và phát triển qua các bản Hiến pháp a.Hiến pháp 195 9 Bắt đầu từ Hiến pháp 195 9 ,Nhà nước ta đã chuyển sang mô hình Bắt đầu từ Hiến pháp 195 9, Nhà nước

Ngày đăng: 13/05/2015, 18:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan