Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
33,51 KB
Nội dung
MỤC LỤC MỤC LỤC………………………………………………………… 0 MỞ ĐẦU …………………………………………………………….1 NỘI DUNG ………………………………………………………….1 1. Khái quát về Bộ máy nhà nước và vị trí tính chất của bộ máy nhà nước 1 1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước…………………………………………… 1 1.2 Cấu thành bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa…………………………. 1 1.3 Vai trò của bộ máy nhà nước …………………………………………….2 2. So sánh Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1980 ……2 2.1. Về phân cấp hành chính và số lượng các cơ quan …………………… 2 a. Về tổ chức, phân cấp hành chính ………………………………………….2 b. Về số lượng các cơ quan ……………………………………………………2 2.2 Hệ thống cơ quan đai diện ……………………………………………… 3 2.3 Hệ thống cơ quan hành chính……………………………………………. 5 2.4. Chủ tịch nước …………………………………………………………… 6 2.5. Hệ thống cơ quan xét xử ………………………………………………….8 2.6. Hệ thống cơ quan kiểm sát ……………………………………………….8 3. Đánh giá điểm kế thừa và thay đổi của Hiến pháp 1980………………… 9 4. Nguyên nhân của sự thay đổi về bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và hiến pháp 1980 ……………………………………………………………10 4.1 Nguyên nhân về mặt lịch sử - kinh tế và xã hội.………………………. 10 4.2 Nguyên nhân về mặt tư tưởng. ………………………………………….11 KẾT LUẬN………………………………………………………………… 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………12 MỞ ĐẦU Quá trình hình thành và phát triển của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 1 quá trình liên tục, gắn liền với từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam trong các thời kì luôn quan tâm và chú trọng việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước thừ trung ương đến địa phương.Tuy nhiên , thông qua việc xây dựng ngày càng đầy đủ , hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là hiến pháp đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức vận hành bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các mặt đời sống xã hội, lãnh đạo động viên nhân dân thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.Trong khuân khổ bài viết này nhóm em lựa chọn đề tài “Sự khác bệt của bộ máy cơ cấu nhà nước trong hiến pháp 1946-1980” để tháy sự phát triển ngày càng đầy đủ và hoàn thiện của bộ máy nhà nước trong thời kì đầu xây dựng chính quyền nhân dân. NỘI DUNG 1. Khái quát về Bộ máy nhà nước và vị trí tính chất của bộ máy nhà nước. 1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo trình tự, thủ tục nhất định do Hiến pháp và pháp luật quy định. Có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau, có chức năng, thẩm quyền riêng theo quy định của Hiến pháp, pháp luật nhằm tham gia vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước. 1.2 Cấu thành bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Về cơ bản trong thực tế cho thấy bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa bao gồm : nguyên thủ quốc gia: chủ tịch nước , do quốc hội bầu là cơ quan đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nhà nước về đối nội đối ngoại. Cơ quan quyển lực nhà nước( cơ quan đại biểu nhân dân,cơ quan dân cử) bao gồm quốc hội và hội đồng nhân dân. Các cơ quan hành chính nhà nước(cơ quan quản lí bao gồm chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp). Các cơ quan xét xử bao gồm toà án nhân dân tối cao ,toà án nhân dân địa phương và toà án quân sự các cấp. Các cơ quan kiểm soát bao gồm kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm soát quân sự các cấp. Các cơ quan quốc phòng an ninh, 1.3 Vai trò của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là cơ quan đại diện bảo vệ lợi ích cho công nhân , giai cấp nông dân ,tầng lớp trí thức và nhân dân lao động. Nó vừa là bộ máy hành chính cưỡng chế vừa là bộ máy kinh tế văn hoá xã hội , là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ mình.Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có vai trò quản lí mọi mặt của đời sống xã hội và làm cho xã hội ngày càng phát triển hoàn thiện. 2.Sự khác biệt của bộ máy cơ cấu nhà nước trong hiến pháp 1946- 1980. 2.1 Về cơ cấu hành chính và số lượng các cơ quan. a. Về tổ chức, phân cấp hành chính -Theo hiến pháp 1946 bộ máy nhà nước được phân thành 5 cấp quản lý hành chính: cấp trung ương, cấp bộ (bắc bộ, trung bộ, nam bộ), cấp tỉnh và thành phố trực trung ương, cấp huyện, cấp xã và cấp tương đương. -Hiến pháp 1980 thực hiện tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng chia nhỏ các bộ, ngành cho phù hợp với chủ trương hoạt động chuyên sâu của các cơ quan quản lý. Ở cấp địa phương, hiến pháp 1980 lại tổ chức theo hướng sáp nhập các đơn vị hành chính lại để củng cố với quy mô lớn hơn( nhập tỉnh)(Bắc Thái, Nam Hà, Hà Bắc…).Bên cạnh đó ở ở Hiến pháp 1980 còn bãi bỏ các khu tự trị; đổi tên gọi ủy ban hành chính bằng ủy ban nhân dân. b. Về số lượng các cơ quan So với hiến pháp năm 1946 thì tổ chức bộ máy nhà nước . theo hiến pháp năm 1980 có sự thay đổi theo hướng luật định . như cơ cấu chính phủ bao gồm có chủ tịch nước việt nam dân chủ cộng hòa , phó chủ tịch và nội các, trong nội các có thủ tướng , các bộ trưởng ,thủ trưởng .được quyết định thành lập, giải thể , sáp lập theo đề nghị của chủ tịch nước theo hiến pháp 1946. hiến pháp năm 1980 thì cơ cấu bộ máy chính phủ bao gồm các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan của chính phủ do quốc hộ quyết định thành lập , giải thể , sáp nhập theo đề nghị của thủ tướng chính phủ. Như vậy bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1980 có sự thay đổi theo hướng gọn nhẹ hơn và đề cao trách nhiệm cá nhan hơn trên tinh thần tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt đoạng cơ quan . số lương bộ , sở , phòng , ban giảm tăng cũng như nhiều chức vụ được thay đổi.Tronghội đồng bộ trưởng có 1 chủ tịch và 17 phó chủ tịch hội đồng bọ trưởng và có tới 80 thành viên của chính phủ khác, ở mỗi bộ ngành lại có nhiều bộ trưởng thay phiên nhau giữ chức . 2.2Hệ thống cơ quan đại diện. theo hiến pháp 1946 gồm: nghị viện nhân dân và hội đồng nhân dân 2 cấp(cấp tỉnh và cấp xã) hiến pháp 1980 gồm : Quốc hôi, hội đồng nhà nước. hội đồng nhân dân các cấp *Quốc hội: - Hiến pháp 1980 quy định đầy đủ về vị trí , tính chất , nhiệm vụ, quyền hạn của quốc hội nói riêng và cơ quan dân cử nói chung -Hiến pháp 1946 : nghị viện nhân dân là cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất Nhận xét: ở 2 bản hiến pháp đều quy định quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất có quyền lực lập ra pháp luật, vai trò của bản hiến pháp sau này càng khẳng định so với bản hiến pháp trước *Hội đồng nhân dân : - Vị trí tính chất pháp lí : Hiến pháp năm 1946 k quy định rõ Hiến pháp 1980: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (quy định tại điều 114, hiến pháp 1980). -Các cấp HĐND: Hiến pháp 1946 -HĐND cấp tỉnh- HĐND cấp xã- Cấp Bộ và Huyện KHÔNG có HĐND Hiến pháp 1980: HĐND cấp tỉnh, huyện, xã -Cách thức thành lập: Hiến pháp 1946 Do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra (được quy định tại điều 58, Hiiến pháp năm 1946). Hiến pháp 1980 Do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên (quy định tại điều 114, hiến pháp năm 1980). - Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐND: Hiến pháp 1946 Quyết nghị những vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của cấp trên (quy định tại điều 59, hiến pháp 1946). Hiến pháp 1980 Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc HĐND cấp dưới trực tiếp.Giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp khi HĐND này làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân.Giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp, và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phương.Bầu và bãi miễn các thành viên của Uỷ ban nhân dân và toà án nhân dân cùng cấp.Nhiệm vụ:Bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phương và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.Bảo đảm việc xây dựng quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phươngBảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản XHCN… (nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tai điều 115, Hiến pháp năm 1980). 2.3Hệ thống cơ quan hành chính. Hiến pháp năm 1946 Hiến pháp năm 1980 Chính Khái quát Được ra đời sau khi nhân Sau chiến dịch Hồ Chí Minh phủ sự ra đời và phát triển của nước CHXHCN Việt Nam dân ta đập tan bộ máy thực dân phong kiến giành chính quyền nhà nước trong cuộc cách mạnh tháng tám năm 1945. Ngay kì họp đầu tiên chính phủ lâm thời đã quyết định nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước là bảo tồn nền độc lập và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Trên tinh thần này các văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới. Bộ máy nhà nước theo hiến pháp anwm 1946 chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. năm 1975, nước nhà thống nhất, tình hình mọi mặt của đời sống xã hội có nhiều biến đổi, đứng trước yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý của Bộ máy nhà nước trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày 4/7/28981 đã khẳng định: Hội đồng bộ trưởng là cơ quan chấp hành chính của Quốc hội- quy định này chi phối đến việc xác định vị tra, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn , trật tự hình thành và chế độ chịu trách nhiệm của Hội đồng bộ trưởng tron bộ máy nhà nước. Vị trí, tính chất và chức năng nhiệm vụ quyền hạn Hiến pháp năm năm 1946 quy định chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất nước Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Bảo đảm hiệu lực Bộ máy Nhà nước từ trung ương tới cơ sở Theo Hiến phá năm 1980 và Luật tổ chức hội đồng bộ trưởng năm 1981:”Hôi đồng bộ trưởng chính phủ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước. Diều có sự khác biệt so với quy định về chính phủ trong hiến pháp năm 1946 và 1959. Thành viên của hội đồng bộ trưởng đều do quốc hội bầu, bãi nhiệm và miễn nhiệm. Hội đồng hộ trưởng không chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc hội mà trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhà nước. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Hiến pháp năm 1946 quy định nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước. Theo quy định là người đứng đầu quốc Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng bộ trưởng gồm có: Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng và chủ hội và có quyền hạn rất lớn nhiệm ủy ban nhà nước. tại kì họp thứ nhất quôc hội khóa VII đã thành lập 28 bộ và 8 ủy ban nhà nước Ủy ban nhân dân Theo hiến pháp năm 1946 thỳ bộ máy nhà nước được phân thành 5 cấp quản lý hành chính: cấp trung ương, cấp bộ, cấp tỉnh và thành phố trực thuộc chung ương, cấp huyện, cấp xã và cấp tương đương. Bộ máy nhà nước theo hiến pháp năm 1980 bao gồm 4 cấp hành chính và 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện,xã và 4 hệ thống . 2.4 chủ tịch nước. Trong cơ chế Nhà nước ta, chế định Nguyên thủ quốc gia luôn luôn tồn tại và được tổ chức theo các hình thức khác nhau qua các Hiến pháp. Ở Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 là hình thức Chủ tịch nước, Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng Nhà nước .Trong từng Hiến pháp có sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc căn bản của tổ chức Bộ máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa nói chung và chế định Nguyên thủ quốc gia nói riêng .Song, ở nước ta chức vụ Chủ tịch nước hay thể chế Hội đồng Nhà nước với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tích chất và vai trò có lẽ không giống với Nguyên thủ quốc gia nào. Ở nước ta, Nghị viện theo Hiến pháp năm 1946 hay Quốc hội Hiến pháp tiếp sau luôn luôn là cơ quan quyền lực cao nhất và Chủ tịch nước là cơ quan đứng đầu Nhà nước. Quyền lực Nhà nước luôn luôn thống nhất, tập trung vào Quốc hội, có phân công , trách nhiệm theo bốn chức năng lậ pháp, hành pháp, xét xử và kiểm sát. Quốc hội trực tiếp thực hiện chức năng lập pháp và phân công chức năng hành pháp cho Chính phủ, chức năng xét xử cho Tòa án Nhân dân tối cao, chức năng kiểm sát cho Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Quốc hội bàu những người đứng đầu các cơ quan này, giám sát hoạt động của họ và khi cần thì miễm nhiệm bãi nhiệm họ. Hiến pháp năm 1946 đã xây dựng mô hình Bộ máy Nhà nước có nhiều điểm mới so vói tình hình của xã hội lúc đó. Đó là viêc thành lập Nghị viện nhân dân, Chính phủ với thành phàn Chủ tịch nước và Nội các. Đặc biệt vị trí Chủ tịch nước được thiết kế độc đáo. Tất cả xuất phát từ yêu cầu xây dựng một Bộ máy Nhà nước, thể hiện tình đoàn kết rộng rãi, đồng thời thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân .Chế định chủ tịch nước hiến pháp năm 1946 chủ tịch nước thay mặt cả nước ,nắm quyền tổng chỉ huy quân đội cả nước.là người đai biểu ngoại giao của cả nước ,quyết định tuyên chiến hay đình chiến ,có quyền bổ nhiệm(dưới hình thức sắc lệnh của chủ tịch nước) .vi trí đứng đầunhà nước này cũng giống như các nhà nước dân chủ khác có sự phân công, phối hợp thực hiện các chức năng”nguyên thủ” giữa nghị viện,ban thường vụ nghị viện .chế định chủ tịch nước theo hiến pháp 1980.chủ tịch nước cá nhân được thay thế bằng chế định chủ tịch nước tập thể dưới hình thức “hội đồng nhà nước-cơ quan hoặt động thường xuyên của quốc hội là chủ tịch nước tập thể nước cộng hòa xã hội chủ nghĩ việt nam “(điều 98 –hiến pháp 1980).đây là mô hình chung nguyên thủ quốc qia của các nước xã hội chủ nghĩa mà ở đó nguyên tắc tập quyền được tận dụng triêt để. Với cách tổ chức này thì các hoặt động của nhà nước đều trực tiếp thực hiện bởi các cơ quan đai diện quyền lực nhà nước cao nhất của người dân, cơ quan quyền lực cao nhất. Bản thân hội đồng bộ trưởng cùng tổ chức gắn liền với quốc hội . đối với ta, đến đâu chỉ coi thê coi là đã hình thành quá trình xây dựng bộ máy nha nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa thuần thúy. Đó là sự phát triển logic. 2.5 So sánh cơ quan xét xử Tiêu chí so sánh Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1980 1.Hệ thống cơ quan tòa án - Tòa án nhân dân tối cao,tòa án phúc thẩm,tòa đệ nhị cấp,tòa sơ cấp - Gồm tòa hình sự và tòa dân sự 2.Chế độ bầu cử thẩm phán - Chính phủ bổ nhiệm - Bầu 3.Tiêu chuẩn của thẩm phán - Đòi hỏi phải cao hơn 4.Công tác thi hành án dân sự - Hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước khác - Chuyển giao cho hội đồng Bộ trưởng ( Bộ tư pháp ) Nói chung bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1946 và hiến pháp 1980 khác nhau và hiến pháp 1980 mới mẻ hơn . Trong đó các cơ quan đại diện của nhân dân được tăng cường về quyền lực, về tổ chức cũng được củng cố lại theo hướng mở rộng dân chủ và đi sâu vào hoạt động quản lý theo chuyên ngành. Các cơ quan tư pháp trong tổ chức hoạt động không còn lệ thuộc vào các cơ quan hành Pháp 2.6. Hệ thống cơ quan kiểm sát - Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 có ba hệ thống: Hệ thống các cơ quan đại diện, hệ thống các cơ quan chấp hành và hệ thống các cơ quan tư pháp, vẫn chưa có sự xuất hiện của hệ thống cơ quan kiểm sát. Hệ thống cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới trong bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1959. -Trong bản Hiến pháp hệ thống cơ quan kiểm sát năm 1980 được thành lập ở 3 cấp: VKSND tối cao, VKSND tỉnh, VKSND huyện với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các viện kiểm sát là:” Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.Các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình” (Điều 138 Hiến pháp 1980) 3. Đánh giá điểm kế thừa và thay đổi của Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1980 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chan hoà khí thế lạc quan của cuộc đại thắng mùa Xuân 1975; tưtưởng chủ quan, duy ý chí, nóng vội đã xuất hiện; không kịp thời khắc phục cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong thời chiến. Hiến pháp 1980 đã không tránh khỏi những nhược điểm nhất định. Đại hội lần thứ V của Đảng đã nêu ra và vạch rõ phương hướng khắc phục những sai lầm và nhược điểm đó. Đường lối kinh tế coi công nghiệp hoá là trung tâm của thời kỳ quá độ (Điều 16) về cơ bản là đúng. Nhưng do tư tưởng nóng vội, xuất phát từ tưtưởng muốn đi nhanh, không tính đến khả năng thực tế, nên chủ trương "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng"; bởi vậy, trong thực tế, chúng ta thiên về xây dựng những công trình công nghiệp nặng và với quy mô lớn. Không coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Không tập trung sức giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Nhiều quy định vượt quá điều kiện kinh tế xã hội cho phép như"Học không phải trả học phí" (Điều 60) "Khám bệnh không phải mất tiền" (Điều 61). Do chịu ảnh hưởng của Hiến pháp Liên Xô 1977 và quan niệm giáo điều về nền tảng kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tưliệu sản xuất nên Hiến pháp 1980 quy định về cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tưliệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động (Điều 18). Một số quy định của Hiến pháp đã cản trở sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước như"Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài" (Điều 21), "Những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tưsản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường" (Điều 25). Trong thực tế, quan niệm coi việc giải quyết xong vấn đề sở hữu thì coi nhưcăn bản hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa là một sai lầm, phải trả giá. Bởi vậy, Đại hội VI và các đại hội sau này đều coi cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ lâu dài suốt cả thời kỳ quá độ, phải trải qua những bước đi, những hình thức trung gian thích hợp. Một thực tế nữa là: Khi chủ trương làm cho kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế, không có nghĩa là phải nhanh chóng xoá bỏ tất cả thành phần kinh tế khác. Trong khi chúng ta tích cực xây dựng các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, làm cho chúng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thì các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhưkinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tưbản tưnhân vẫn tồn tại có mức độ và có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một tồn tại khách quan. Về tổ chức bộ máy Nhà nước, sau một thời gian kiểm nghiệm bằng thực tế nhiều thiết chế Nhà nước tỏ ra kém hiệu quả, chế độ thẩm phán bầu không đảm bảo được tính ổn định và phẩm chất nghề nghiệp của thẩm phán. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước chưa được phân định rõ ràng. Vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - người đứng đầu Chính phủ, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất chưa được nổi bật vì có rất ít thẩm quyền. Chế định Chủ tịch tập thể làm cho các quyết định của cơ quan này chậm chạp, không nhanh nhạy với những thay đổi của đời sống xã hội và khó khăn trong việc ngoại giao. Tóm lại, sau một thời gian có hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. 4.Nguyên nhân của sự thay đổi về bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và hiến pháp 1980. 4.1.Nguyên nhân về mặt lịch sử - kinh tế và xã hội: Cơ chế thị trường đã đòi hỏi tang cường vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế xã hội để phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế đó. Nhưng ở đây vai trò điều tiết vĩ mô đã tỏ ra yếu kém, công tác kế hoạch hóa, sử dụng phát luật kinh tế,hoạt động của hệ thống tài chính, [...]... bộ máy nhà nước theo hai bản hiến pháp 1946- 1980 là 1 tất yếu lịch sử , là yêu cầu đòi hỏi khách quan của hiện thực xã hội khi đất nước đang chuyển mình khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Mặc dù ở mỗi hiến pháp tổ chức bộ máy nhà nước có những ưu điểm và hạn chế nhất định xong nó đã đánh dấu sự phát triển của bộ máy tổ chức nhà nước. Vấn đề hoàn thiện bộ máy nhà nước là... bộ máy nhà nước cho phù hợp với nhu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến đổi mau lẹ Vì vậy quan niệm về tổ chức bộ máy nhà nước mới theo hướng đề cao vai trò và trách nhiệm cá nhân nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của mỗi cá nhân là phù hợp Đó là cơ sở lý luận quan trọng trong thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước qua hai bản Hiến pháp KẾT LUẬN Sự thay đổi về tổ chức bộ máy. .. hoàn thiện bộ máy nhà nước là một vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong mỗi bản hiến pháp của bất kì quốc gia nào vì vậy bộ máy tổ chức bộ máy nhà nước qua hai bản hiến pháp chúng ta đã để lại những giá trị lí luận nhất định và những hạt nhân hợp lí và tiến bộ của nó sẽ được nghiên cứu và phát triển để hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM... một mô hình nhà nước mới để đảm bảo việc thực hiện vai trò quản lý đời sống kinh tế xã hội của kinh tế đổi mới Sự thay đổi trong quan niệm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khi nghiên cứu đã chỉ ra rằng bất kỳ bộ máy nhà nước nào đều không ngừng hoàn thiện và biến đổi phù hợp với một hạ tầng kinh tế xã hội nhất định Chính vì vậy mà việc thay đổi bộ máy nhà nước là một điều tất yếu của thời đại,... vốn nhà nước Về chính trị xã hội và dân chủ xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở những thành tựu về kinh tế, đảng và nhà nước ta chủ trương từng bước đổi mới hệ thống chính trị khẳng định hơn nữa quyền lực nhân dân Tuy nhiên, trong quá trình tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy. .. hoạt động của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập 4.2 Nguyên nhân về mặt tư tưởng: Chính sự thay đổi về lịch sử và kinh tế xã hội đã tạo những tiền đề cho sự thay đổi về tư tưởng trong việc tổ chức bộ máy nhà nước Quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội cũng như yêu cầu mới trong cơ chế thực hiện quyền lực của nước ta theo hướng tăng cường tính độc lập về nhiệm vụ quyền hạn của các hệ thống cơ quan đã làm cho... tư pháp 2006 2.Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Khoa Luật đại học quốc gia 3.Hội thảo khoa học “ Vấn đề hoàn thiện bộ máy tổ chức nhà nước trong thời kì hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước -Trường đại học Luật 2008 4.Từ điển tiếng Việt ,NXB khoa học xã hội- trung tâm từ điển học 5.Hỏi đáp về Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,NXB chính trị quốc gia 2005 6 .Hiến pháp Việt Nam năm 1946, năm... 5.Hỏi đáp về Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,NXB chính trị quốc gia 2005 6 .Hiến pháp Việt Nam năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992; năm 1992( sửa đồi, bổ sung năm 2001) 7.Bùi Xuân Đức , Đổi mới ,hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay ,NXB tư pháp Hà Nội 2004 8 Website www.na.gov.vn; www.dangcongsan.vn ; www.sinhvienluat.vn . LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Luật xã hội Việt Nam, trường đại học luật Hà Nội, NXB tư pháp 2006. 2.Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Khoa Luật đại học quốc gia. 3.Hội thảo khoa học “ Vấn đề hoàn. thủ tục nhất định do Hiến pháp và pháp luật quy định. Có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau, có chức năng, thẩm quyền riêng theo quy định của Hiến pháp, pháp luật nhằm tham gia vào việc. thức khác nhau qua các Hiến pháp. Ở Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 là hình thức Chủ tịch nước, Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng Nhà nước .Trong từng Hiến pháp có sự kế thừa và phát triển