Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
268,5 KB
Nội dung
GVHD: Phạm Thanh Thủy LỜI CẢM ƠN Thực tập sư phạm là một chuyến đi hết sức cần thiết, nó trang bị cho giáo sinh những kiến thức mà nếu chỉ ngồi trên ghế nhà trường thì khó mà tiếp thu được. Nó không chỉ là kiến thức lý thuyết thuần túy, mà còn là những kiến thức thực tế cho những thầy cô giáo tương lai. Để cho chúng em, những giáo viên tương lai, có được những thực tế đó thì ngoài những kiến thức đã học ở nhà trường, phải kể đến sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo. Trải qua ba tuần thực tập ngắn ngủi, nhưng những kiến thức mà nhóm giáo sinh thực tập, cũng như chính bản thân em đã chắt nhặt được là rất lớn. Để làm được điều đó, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến: - Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, Ban Giám Hiệu Trường Mẫu giáo Phường 3 đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em được thực tập tại trường Mẫu giáo Phường 3. - Cảm ơn giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm cô Phạm Thanh Thủy trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng. - Cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Thanh Thảo, cô Lưu Mộc Kim và giáo viên trong Hội đồng Sư phạm trường Mẫu giáo Phường 3 đã tận tình hướng dẫn em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được tiếp xúc với lớp trong thời gian thực tập. Điều đó đã giúp chúng em học hỏi và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực tập. - Cảm ơn các bạn sinh viên trong đoàn thực tập đã giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn với em trong suốt thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn và gửi đến tất cả thầy cô và các bạn lời chúc tốt đẹp nhất! Sóc Trăng, Ngày 3 tháng 5 năm 2010 Trang 2 GVHD: Phạm Thanh Thủy MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Vai trò của ngôn ngữ trong việc phát triển toàn diện cho trẻ: - Vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trí tuệ: + Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh: • Trẻ em luôn có nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dung….của chúng và học được từ tương ứng (ví dụ: Trẻ làm quen với xe đạp, trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng…của xe đạp và nói được từ “xe đạp”). • Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về vật. Ví dụ khi trẻ nhận xét về xe đạp: Trẻ nhìn thì biết được màu đỏ (xanh). Trẻ quay bàn đạp thì bánh xe quay. Trẻ sờ vào sườn xe thì biết nó láng, bóng. Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những biểu tượng đã hình thành ở trẻ. • Đối với trẻ lớn, trẻ không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi, mà còn tìm hiểu những sự vật hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự vật xảy ra trong quá khứ, tương lai. Như vậy ngôn ngữ không chỉ giúp cho trẻ củng cố kiến thức mà còn mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. • Ngôn ngữ phát triển trẻ hiểu được những lời giải thích của người lớn, nên hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động trí tuệ. + Ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu nhận thức: • Khi trẻ đã nhận thức được thế giới khách quan, trẻ tiến hành các hành động với nó và trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả sự vật hiện tượng. Trang 3 Trang GVHD: Phạm Thanh Thủy • Trong giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh trẻ sử dụng lời nói để trình bày ý nghĩ, tình cảm hiểu biết…của mình với mọi người xung quanh. Cho nên việc tạo cho trẻ được nghe hiểu và được nói là hết sức cần thiết trong giáo dục ngôn ngữ. - Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức. + Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và việc làm của trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày thông qua chuyển kể, ca dao, đồng dao,…trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống, giáo viên đưa đến và giảng dạy cho trẻ những hành vi đẹp. + Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên, qua đó rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức: ngoan – hư, tốt – xấu, thật thà – không thật thà…. - Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ. + Trong giao tiếp với người lớn, trẻ nhận thức được cái đẹp trong thế giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng thêm phong phú, đồng thời trẻ càng thêm yêu quý cái đẹp, trân trọng và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp. + Thông qua ngôn ngữ văn học trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi trong cuộc sống. Từ đó giáo dục trẻ có ý thức trân trọng những sản phẩm văn hóa của dân tộc mình. - Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực: + Trong các buổi tập luyện thể lực, giáo viên dùng lời diễn đạt để hướng dẫn, giải thích động tác tư thế…trẻ nghe và điều chỉnh động tác theo mệnh lệnh của giáo viên. + Hàng ngày giáo viên hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân, cách sử dụng thực phẩm, đồng thời giáo viên dùng các từ ngữ để động viên trẻ ăn ngon miệng và hợp vệ sinh. Vậy trong giáo dục thể lực cho trẻ, ngôn ngữ đóng vai trò điều khiển, hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ. Trang 4 GVHD: Phạm Thanh Thủy Vậy ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Sự phát triển chậm trễ về ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện cho trẻ. Cho nên việc phát triển lời mói cho trẻ đúng lúc và phù hợp với từng lứa tuổi là cần thiết. 1.2. Mối quan hệ giữa sự phát triển tâm lí và phát triển lời nói của trẻ: Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức để phản ánh hiện thực khách quan xung quanh mình và thực hiện của bản thân mình. Kết quả hoạt động thực tiễn của con người ở mức độ nào là tùy thuộc vào trình độ nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. - Nhận thức cảm tính: + Phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng. Cấp độ này gồm hai quá trình tâm lí: Cảm giác và tri giác. Cảm giác, tri giác các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống và thế giới khách quan xung quanh trẻ là nguồn gốc đầu tiên cũng là nội dung chủ yếu của vốn tri thức ban đầu của trẻ. + Cảm giác, tri giác các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống cùng với việc nghe và hiểu lới nói giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới. Trẻ có thể phân biệt và nói tên các màu sắc, hình thành các biểu tượng về sắc thái của chúng. Lĩnh hội các khái niệm về không gian, định hướng về thời gian; nhạy cảm về âm thanh, kỹ năng lắng nghe và phân biệt các âm thanh trong hoàn cảnh xung quanh, phân biệt bằng cảm giác vật chất của các vật thể và diễn đạt bằng lời nói các cảm giác đó (như nhẵn nhụi, mềm mại, cứng - mềm, lạnh - ấm…).v.v Trên cơ sở đó dễ hình thành được những biểu tượng, khái niệm đúng đắn về về sự vật, hiện tượng. - Nhận thức lí tính: + Nhận thức lí tính là cấp độ nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất (bên trong) và những mối liên hệ, quan hệ có tính chất quy luật của hiện thực mà trước đó ta chưa biết. Cấp độ này bao gồm các quy trình trí nhớ, tưởng tượng và tư duy. Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng, những mối quan hệ có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng. Còn ngôn ngữ là công cụ của tư duy. K.Mác viết “Ngôn ngữ là hiện tượng trực tiếp của tư duy” – Tư duy được hiện thực hóa và biểu hiện ra ngoài nhờ có ngôn ngữ. Ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với tư duy, chúng luôn luôn dựa vào nhau mà tồn tại. Trang 5 GVHD: Phạm Thanh Thủy + Ở tuổi nhà trẻ hầu hết các trẻ em đều rất tích cực trong hoạt động với đồ vật, nhờ đó mà tư duy phát triển mạnh (tư duy trực quan- hành động). Đến tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong (tư duy trực quan- hình tượng) nhưng vẫn gắn liền với hành động vật chất bên ngoài. Việc phát triển tư duy không thể tách rời việc trau dồi ngôn ngữ bởi vì ngôn ngữ là phương tiện, là hình thức biểu đạt của tư duy. Trong sự diễn biến của quá trình tư duy, nhờ ngôn ngữ, mà ta tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh,… sản phẩm của tư duy là những khái niệm, phán đoán, suy lí được biểu đạt trong từ ngữ, câu v.v (Tuy nhiên, việc phát triển tư duy không thể thay thế việc rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, quan sát, trí nhớ. Vì nếu không có những tri thức cần thiết, không thu nhập được sự kiện, tài liệu thì không có gì để tư duy, tư duy không thể tiến hành bên ngoài những tri thức cụ thể được). 1.3. Phát triển ngôn ngữ trong chương trình GDMN mới vừa được Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện từ năm học 2009-2010 được chia làm 5 lĩnh vực: - Phát triển thể chất: + Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. + Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, dúng tư thế. + Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. + Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. + Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của viêc ăn uống đối với sức khỏe. + Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân. - Phát triển nhận thức: + Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh. + Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định. + Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau. Trang 6 GVHD: Phạm Thanh Thủy + Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói,…) với ngôn ngữ là chủ yếu. + Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán. - Phát triển ngôn ngữ: + Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày. + Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…). + Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày. + Có khả năng nghe và kể lại các sự việc, kể lại truyện. + Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. + Có một số kĩ năng ban đầu về đọc và viết. - Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội: + Có ý thức về bản thân. + Có một số phẩm chất cá nhân: Mạnh dạn, tự tin, tự lực. + Có một số kĩ năng sống: Tôn trọng, quan tâm, chia sẻ, hợp tác, thân thiện. + Thực hiện một số qui tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi. - Phát triển thẩm mĩ: + Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. + Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình. + Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật. 1.4. Vai trò của tác phẩm văn học trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Ngôn ngữ của truyện rất phức tạp, đa dạng, bao gồm ngôn ngữ bên trong của các nhân vật (độc thoại), ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ của người kể chuyện… lời kể Trang 7 GVHD: Phạm Thanh Thủy và cách kể có nghệ thuật sẽ có tác dụng lớn đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của truyện. - Thông qua tác phẩm văn học (truyện: “Ba ngọn Đèn”, “Kiến con đi ôtô”, “Qua đường”, thơ: “Trên đường”, “Chiếc cầu mới”, “Gấu qua cầu”…) trẻ biết được cái tốt, cái xấu, cái gì nên và không nên, từ đó tác phẩm văn học tác động đến hành vi, việc làm của trẻ. Trong quá trình học, trẻ sẽ được đóng vai làm nhân vật trong truyện, đóng vai nào trẻ sẽ làm đúng, giọng nói phù hợp với vai đó, đồng thời trẻ sẽ sáng tạo ra lời nói khác nhưng phải phù hợp với nội dung và hoàn cảnh của câu chuyện. Còn thơ thì trẻ được đọc nhiều lần, đọc cho chuẩn, và có thể đặt tên cho bài thơ. Từ đó kích thích trẻ nói, nếu sai thì sửa cho trẻ, nên ngôn ngữ của trẻ được phát triển hơn. - Ngoài ra có thể cho trẻ kể theo tranh, trẻ sử dụng từ theo ý mình, cứ thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với văn học thì ngôn ngữ của trẻ sẽ diễn đạt mạch lạc, Lôgic và phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi,… Vì vậy tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, cho trẻ tự tin để diễn đạt những gì mà trẻ thấy và cảm nhận qua tác phẩm văn học đó. 1.5. Lý do chọn đề tài: - Trẻ còn nói ngọng, nói đớt, phát âm chưa chuẩn, âm khó. - Thường phát âm sai về thanh điệu do thanh quản phát triển chưa hoàn thiện và do đặc điểm của từng vùng. Sai những âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối. - Trẻ nói câu cụt, thiếu thành phần. Vì vậy, nên ta phải nghiên cứu một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo cho trẻ Chồi 1 qua viêc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo chồi 1 tại trường Mẫu giáo Phường 3. - Rút ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Chồi 1qua việc tổ chức ho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu khả năng ngôn ngữ của trẻ nhóm từ 4-5 tuổi. - Nghiên cứu trên 10 trẻ tại trường thực tập Mẫu giáo Phường 3 lớp Chồi 1. Trang 8 GVHD: Phạm Thanh Thủy 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu chương trình GDMN mới và lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong chương trình. - Điều tra khảo sát khả năng ngôn ngữ của trẻ tại trường Mẫu giáo Phường 3. - Đưa ra một số giải pháp để rèn luyện khả năng phát âm, phát triển vốn từ và khả năng diễn đạt của trẻ thông qua hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứ tham khảo tài liệu, giáo trình về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. - Phương pháp khảo sát điều tra thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm. - Tổng kết kinh nghiệm. 6. Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian thực hiện các nội dung từ 5/4/2010 đến 24/4/2010 và hoàn thành đề tài nghiên cứu 3/5/2010. Trang 9 GVHD: Phạm Thanh Thủy PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ nhóm tuổi từ 4-5 tuổi. 1.1. Đặc điểm phát âm: - Nhìn chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ. - Trẻ vẫn còn sai những âm, thanh khó hoặc những từ có 2, 3 âm vị, sai những âm tiết có nhiều âm vị. Tuy nhiên, các lỗi sai đã ít hơn. - Đã xuất hiện ở lời nói của trẻ những khái quát, kết luận đơn giản một cách mạch lạc. - Đến 5 tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo, các loại âm của tiếng mẹ đẻ hoặc của một thứ tiếng nước ngoài nào đó mà trẻ được tiếp xúc. Kết luận: Qua thực tế tìm hiểu đặc điểm phát âm của trẻ ta thấy rằng: - Lỗi phát âm của trẻ được giảm dần theo lứa tuổi và các thành phần âm tiết mà trẻ mắc lỗi được xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều như sau: + Thanh điệu. + Âm chính. + Phụ âm đầu. + Phụ âm cuối. + Âm đệm. 1.2. Đặc điểm vốn từ: - Vốn từ trẻ tăng nhanh khoảng 1300 – 2000 từ. Danh từ và động từ chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn. - Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao, thấp, dài, ngắn; các từ chỉ tốc độ như: Nhanh, chậm; Màu: Đỏ, vàng, trắng, đen… Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: Hôm nay, hôm qua, ngày mai, trẻ vẫn dùng chưa chính xác… - Một số còn biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím; 100% trẻ biết dùng các từ cao, thấp, rộng, hẹp; có 86,2% số trẻ đếm được từ 1-10; 41,5% số trẻ đếm được từ 10 trở lên. Trang 10 GVHD: Phạm Thanh Thủy Kết luận: - Số lượng từ của trẻ tăng nhanh theo lứa tuổi. - Trong số lượng từ của trẻ thì danh từ và động từ chiếm ưu thế. Các từ chỉ tính chất, đặc điểm… chiếm số ít và tăng chậm. - Trẻ dùng từ chưa chính xác vì kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, chưa hiểu đầy đủ nghĩa của từ. - Số lượng từ của trẻ trong từng độ tuổi cũng rất khác nhau. - Vốn từ của trẻ không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về cả chất lượng. Cuối tuổi mẫu giáo trẻ biết sử dụng cả những từ có tính chất khái quát, trừu tượng, gợi cảm. 1.3. Đặc điểm ngữ pháp và khả năng nói mạch lạc của trẻ lớp Chồi 1 - Trẻ dùng câu dài hơn. Ví dụ: Ở nhà con có áo đầm nhiều lắm: màu xanh, màu đỏ, màu vàng. - Trẻ ít sử dụng câu ghép, ít sử dụng câu cụt hơn. - Trẻ đã có khả năng kể lại chuyện, kể theo tranh và kể theo trình tự trước sau. Tuy nhiên trẻ dùng từ chưa chính xác. Ví dụ: “Con thưa bầy cô” - Một số trẻ nói mạch lạc và đọc được những bài đồng dao, thơ. Tuy nhiên còn một số trẻ khó nhớ và nói còn ngọng, đớt, nói chưa lưu loát. 1.4. Lý luận chung về khả năng ngôn ngữ và biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ: - Vị trí tiếng mẹ đẻ trong hệ thống giáo dục Mầm non “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ, là kho tàng của mọi tri thức”. Chính vì vậy, giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, khi các em còn bé và phải thực hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ phát triển sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển cá tính và ngược lại mọi khía cạnh của sự phát triển cá tính đều có tác dụng đến sự phát triển của ngôn ngữ. Do đó, tiếng mẹ đẻ có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục mầm non. - Đối tượng nghiên cứu của môn Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ. Trang 11 [...]... tiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Mối liên hệ giữa môn Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ với các ngành khoa học khác: • Triết học • Với Tâm lí học • Với Giáo dục học • Với giải phẫu sinh lí • Với Ngôn ngữ học • Với các ngành khoa học ứng dụng khác Tóm lại, phương pháp phát triển ngôn ngữ là một môn khoa học ứng dụng Nó được thực hiện và phát triển trên cơ sở các ngành khoa học khác và liên quan... cho trẻ Trang 29 GVHD: Phạm Thanh Thủy PHẦN 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phương pháp dạy trẻ học nói thế nào – Tác giả: Kha-Hai-N - ich _ NXBGD 1990 2 Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4- 5 tuổi 3 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bộ môn làm quen văn học 4 Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em: www.mamnon.com 5 Tâm lí học trẻ em 6 Kĩ năng nuôi dạy trẻ Trang 30 ... tác dụng tích cực đến trẻ cả về khả năng sử dụng từ, khả năng ghép từ thành câu và câu đơn mở rộng (ở trẻ 4 – 5 tuổi) và khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập để phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng đối với nhiệm vụ giáo dục lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 4 – 5 tuổi 2 Ý kiến đề xuất... lời nói cho trẻ trước tuổi đi học + Nhiệm vụ môn học: • Cung cấp cho giáo sinh sư phạm những tri thức cần thiết về phương pháp phát triển lời nói cho trẻ một cách hệ thống và khoa học • Rèn luyện cho giáo sinh kỹ năng tổ chức, hướng dẫn hoạt động vui chơi, học tập, lao động và các hoạt động khác nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ • Giáo dục cho giáo sinh có ý thức hoàn thiện ngôn ngữ của chính... huy, sáng tạo các nội dung để phát triển ngôn ngữ của trẻ - Có tài liệu hướng dẫn và tập huấn cho giáo viên một cách cụ thể về nội dung và biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi - Trong trào lưu đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Đại học, chúng ta cần phát huy năng lực học tập, tập làm nghiên cứu khoa học thông qua những báo cáo khoa học của sinh viên Các sinh viên cần được... nói cho trẻ mầm non là một bộ phận khoa học ứng dụng Nó nghiên cứu cơ sở lí luận, hệ thống khái niệm cơ bản của môn học, nghiên cứu mục đích, nhiệm vụ, nội dung phương pháp và hình thức cũng như phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong từng lứa tuổi Vậy: Đối tượng nghiên cứu của bộ môn phương pháp phát triển lời nói cho trẻ là các qui luật hoạt động sư phạm nhằm hình thành và phát triển lời nói cho. .. đạp - che đạp • Xe máy- che máy • Trân – Chăng • Rồng- Gồng • Khỉ - hỉ • Vòng - dòng • Về - dề Trang 13 GVHD: Phạm Thanh Thủy • Qua – va • Hoa lựu - hoa lụ - Phát âm sai âm đệm: • Thuyền - thiền • Tuyến - tiến - Phát âm sai âm chính: • Hươu - hu • Mặn - mận • Thủy - thị - Phát âm sai âm cuối: • Máy bay- mái bai • Tàu - tào • Nhau - nhao • Thông tin - thông tinh • Lạnh - lặng Trong 10 trẻ chỉ có 3 trẻ. .. đặc điểm ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ học mà chơi” Song thực tế hiện nay trong chương trình giáo dục mầm non, trong các hoạt động chung nói chung và hoạt động chung cho trẻ “phát triển ngôn ngữ ở trẻ qua tác phẩm văn học nói riêng chưa thật chú trọng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Qua thực nghiệm cho chúng ta thấy việc sử dụng trò chơi và áp dụng một số biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ là rất... làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng + Chơi đóng kịch: Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa chọn lọc Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ. .. Ngọc Nhi 4 Dương Anh Tuấn 5 Lê Vinh Khả năng ngôn ngữ 1.Phát âm Số lượng trẻ Lỗi Tốt Khá nhiều 3 4 3 Tỉ lệ % Tốt 30% Khá 40 % Lỗi nhiều 30% Ghi chú Trang 25 GVHD: Phạm Thanh Thủy 2.Dùng từ diễn đạt 3.Khả năng hiểu từ 4. Khả năng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc 5. Diễn đạt biểu cảm 3 4 2 6 5 30% 40 % 20% 60% 50 % 2 2 6 20% 20% 60% 1 1 8 10% 10% 80% Nhận xét kết quả chung về khả năng ngôn ngữ của trẻ: - Qua thực . trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu khả năng ngôn ngữ của trẻ nhóm từ 4- 5 tuổi. - Nghiên cứu trên 10 trẻ tại trường thực tập Mẫu giáo Phường 3 lớp Chồi 1. Trang. đích nghiên cứu: - Tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo chồi 1 tại trường Mẫu giáo Phường 3. - Rút ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Chồi 1qua việc tổ chức ho trẻ. Thủy 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu chương trình GDMN mới và lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong chương trình. - Điều tra khảo sát khả năng ngôn ngữ của trẻ tại trường Mẫu giáo Phường