1. Kết luận: Rút ra bài học thực tiễn:
Qua kết quả khảo sát 10 trẻ ở lớp Chồi 1 em thấy trẻ phát âm được chuẩn, rõ ràng, tốt, to, rõ còn ít. Vẫn còn nhiều trẻ phát âm còn sai, chưa chuẩn, chưa mạch lạc, chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho giáo viên. Vì vậy giáo viên không ngừng luyện tập cho trẻ hàng ngày, kiên nhẫn và sửa sai cho trẻ mỗi khi trẻ nói sai hoặc trẻ nói chưa đúng, trẻ đang ở lứa tuổi học hỏi và giao tiếp. Nên nếu muốn khắc phục những khó khăn đó giáo viên cần phải:
+ Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của chính bản thân mình, coi ngôn ngữ là một phương tiện giáo dục chủ đạo.
+ Giáo viên phải thật sự yêu trẻ và nhẫn nại.
+ Sưu tầm tranh ảnh có nội dung phù hợp, trao đổi kiến thức tự học qua sách báo, internet, qua giáo viên đồng nghiệp.
+ Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên.
Quá trình nghiên cứu lí luận về khả năng phát âm của trẻ như thế nào, ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi thì cần cung cấp những từ gì để phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Xem trẻ có thích kể chuyện, đọc thơ, đồng dao không và giao tiếp bạn bè với nhau, với cô giáo có thân thiện hay không, trẻ thích giao tiếp nhiều hay ít, trẻ thụ động hay hiếu động.
Qua việc thực nghiệm trên 10 trẻ, em rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và có biện pháp giúp trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ tốt hơn:
+ Việc dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học không thể tách rời. Việc cho trẻ được nhìn thấy cô nói và phát âm của cô phải to rõ để cho trẻ lắng nghe và khi lên kể lại chuyện trẻ phát âm đúng và chuẩn của từng nhân vật.
+ Giáo viên cần đọc, kể chuyện diễn cảm và cần đọc kể nhiều lần cho trẻ nghe để trẻ nắm được từ và hiểu phát âm đúng.
+ Để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ tốt và chính xác giáo viên cần đọc thơ, kể chuyện, đồng dao phải chuẩn, to rõ để trẻ học hỏi theo cô và trẻ nắm được phát âm cho đúng và khi trẻ kể lại diễn đạt mạch lạc, rõ ý.
Phát triển vốn từ cho trẻ giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ - phương tiện phát triển tư duy và là công cụ hoạt động trí tuệ. Với tầm quan trọng đó nên giáo viên mầm non phải là người chủ động thường xuyên tiến hành việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Các biện pháp đã nêu trong đề tài đóng vai trò quan trọng đó nên giáo viên phải là người chủ đạo thường xuyên tiến hành việc phát triển vốn từ cho trẻ.
Trong các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trò chơi học tập cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bởi lẽ đặc điểm ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ “học mà chơi”. Song thực tế hiện nay trong chương trình giáo dục mầm non, trong các hoạt động chung nói chung và hoạt động chung cho trẻ “phát triển ngôn ngữ ở trẻ qua tác phẩm văn học” nói riêng chưa thật chú trọng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Qua thực nghiệm cho chúng ta thấy việc sử dụng trò chơi và áp dụng một số biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ là rất hiệu quả. Đã có tác dụng tích cực đến trẻ cả về khả năng sử dụng từ, khả năng ghép từ thành câu và câu đơn mở rộng (ở trẻ 4 – 5 tuổi) và khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé.
Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập để phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng đối với nhiệm vụ giáo dục lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 4 – 5 tuổi.