Từ những bức thiết đó về lí luận cũng như thực tiễn và cũng nhằm khai thác tiềm năng lao động sư phạm này của sinh viên đã thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài : “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo các nhà thống kê, sự phát triển của xã hội loài người vào nửa cuối thế kỉ 20 đã bằng tổng sự phát triển của xã hội loài người trước đó Sự nghiên cứu đó cho thấy tri thức đã là một trong những động lực quan trọng mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội Xã hội hiện tại đã dần dần hình thành bộ mặt đặc trưng của nó : xã hội "dựa vào tri thức" [19], [24], [27], [28] Điều đó làm cho việc nghiên cứu khoa học, tập dượt nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong hoạt động đào tạo của các trường đại học và cao đẳng ngày càng trở nên bức thiết
Nghị quyết Trung ương hai, khóa 8 có nêu : “ tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, nhằm giải đáp những vấn đề về lí luận và thực tiễn giáo dục” (tr.46) Về mặt lí thuyết, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng [1], [4], [5], [8], [10], [11], [12], [14], [15], [20], [21], [22], [33] Những công trình nghiên cứu này đã được trình bày một cách logic, đầy đủ, có thể giúp người đọc am hiểu và vận dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn Với các công trình nghiên cứu có được, các tác giả nước ta đã vạch ra được mục đích, yêu cầu, nội dung của việc nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng Trong các nhà trường đại học và cao đẳng, nghiên cứu khoa học của sinh viên đã trở thành một nội dung dạy học được quan tâm Tuy nhiên, trong ứng dụng và nghiên cứu khoa học vào thực tiễn thì những đúc kết, những công trình
Trang 2nghiên cứu về vấn đề này không nhiều Chúng ta có thể kể ra như : “Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trong giai đoạn 1990 – 1995 và việc đổi mới công tác nghiên cứu khoa học sinh viên để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo” (Đại học Kinh tế quốc dân); “Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo” (Học viện kĩ thuật quân sự); “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Ngoại thương” (Trường Đại học Ngoại thương)
Mục tiêu, kế hoạch, chương trình cao đẳng đào tạo giáo viên tiểu học (ban hành theo quyết định số 2493/GD-ĐT ngày 25/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ) đã xác định: “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” là một học phần trong chương trình đào tạo Nhằm cụ thể và nhấn mạnh, công văn số 578/GV kí ngày 25/01/1999 của Vụ Giáo viên đã chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm tiểu học vào năm cuối trước khi ra trường Trường Đại học An Giang - trước đó là trường Cao đẳng sư phạm An Giang – đã được phép đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm từ năm học 1996 – 1997 liên tục đến nay đã có bốn khóa ra trường Trong bốn khóa học đã đào tạo, Trường Đại học An Giang đã thực hiện công tác này dưới hình thức cho sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục (BT.NCKHGD) vào năm cuối trong thời gian cho sinh viên
đi thực tập sư phạm vào các năm học 1998 – 1999, 1999 – 2000, 2000 – 2001, và 2001-2002 Trong những năm đó, Trường Đại học An Giang đã có nhiều đầu
tư kể cả về kinh phí cho sinh viên thực hiện công tác này Hoạt động này cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là trong kết quả thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Tóm lại nghiên cứu khoa học giáo dục đã trở thành một nội dung dạy học trong quá trình đào tạo của sinh viên thuộc hệ
Trang 3cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học Trường Đại học An Giang Tuy nhiên so với yêu cầu, cũng còn nhiều bất cập : một số sinh viên thực hiện chiếu lệ; chưa nắm chắc phương pháp nghiên cứu khoa học; lúng túng khi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tiễn; hình thức và biện pháp cùng một số qui định chưa xác thực đã không khích lệ, thúc đẩy sinh viên hứng thú, dồn hết công sức để thực hiện công tác này Điều đó làm cho sinh viên sau khi ra trường, thiếu sự vận dụng tri thức và các kĩ năng nghiên cứu khoa học cần thiết vào thực tiễn nhà trường tiểu học
Từ những bức thiết đó về lí luận cũng như thực tiễn và cũng nhằm khai thác tiềm năng lao động sư phạm này của sinh viên đã thúc đẩy chúng tôi thực
hiện đề tài : “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG” qua đó góp phần cải
biến hiện trạng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên và góp phần nâng
cao hiệu quả đào tạo Đây cũng là công trình được nghiên cứu đầu tiên ở Trường Đại học An Giang
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp về tổ chức quản lí của nhà trường và biện pháp thực hiện qui trình nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm nâng cao chất lượng BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học An Giang
3 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU :
Trang 4Quá trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học An Giang
4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học với tư cách là hình thức thực hành của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :
Thực hiện biện pháp về tổ chức quản lí của nhà trường và biện pháp thực hiện qui trình làm BT.NCKHGD là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học Trường Đại học An Giang
6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
1.Hệ thống hoá cơ sở lí luận về nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa
học giáo dục nói chung và nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên hệ đào tạo cao đẳng sư phạm
2.Mô tả và phân tích thực trạng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học
giáo dục qua hình thức làm BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học An Giang
3.Đề xuất biện pháp về tổ chức quản lí của nhà trường và biện pháp thực
hiện qui trình BT.NCKHGD để hình thành một số kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục cần thiết nhằm nâng cao chất lượng BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học An Giang
Trang 54 Tiến hành thực nghiệm để xác định tính khoa học, khả thi của biện
pháp đề ra
7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Nội dung: Nghiên cứu việc tổ chức thực hiện BT.NCKHGD của sinh
viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học Trường Đại học An Giang
- Thời gian :
+ 4 năm học : 1998 - 1999, 1999 - 2000, 2000 - 2001, 2001 - 2002 + Tập trung vào 2 năm học 2000 - 2001 và 2001 - 2002
8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
8.1 Phương pháp luận :
8.1.1 Quan điểm triết học duy vật biện chứng :
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa phép duy vật và phép biện chứng trong nhìn nhận thế giới Phép biện chứng duy vật là sự kết tinh của các thành tựu khoa học và các tư tưởng triết học nhân loại Phép duy vật là sự khẳng định vật chất là cái có trước quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người Phép biện chứng trình bày một cách hệ thống tính biện chứng của thế giới bằng các phạm trù và những qui luật chung của thế giới tự nhiên và rút ra những quan điểm, những qui tắc chỉ đạo hoạt động của con người
Phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lí, những phạm cặp phạm trù và những qui luật cơ bản, chúng vừa là cơ sở lí luận vừa là phương pháp nhận thức thế giới [20, 66]
Với đề tài ”Biện pháp nâng cao chất lượng bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên hệ đào tạo cao đẳng sư phạm tiểu học trường Đại học An
Trang 6Giang” chúng tôi sử dụng phép biện chứng duy vật nhằm xem xét, nhận thức vấn đề trong mối quan hệ biện chứng, phát triển, toàn diện lịch sử, cụ thể Trên
cơ sở đó mà tiến hành nghiên cứu việc làm BT.NCKHGD của sinh viên trong mối quan hệ với việc đào tạo nghiên cứu khoa học nói riêng và đào tạo các mặt nói chung Chúng tôi cũng xem xét vấn đề nghiên cứu trên phương diện đào tạo nhận thức lí luận và hiệu quả đạt được trong thực hành, hoạt động thực tiễn trong thời gian thực tập sư phạm Từ đó có hướng đánh giá, đề xuất hợp lí, có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn
8.1.2 Quan điểm tiếp cận hệ thống – cấu trúc
Quan điểm tiếp cận hệ thống – cấu trúc là một luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và qui luật vận động của đối tượng
Quan điểm này chỉ dẫn quá trình nghiên cứu các đối tượng phức tạp bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc, phát hiện ra tính hệ thống theo qui luật của cái toàn thể [20, 69]
Thực hiện phương pháp này, chúng tôi một mặt nhằm xác định hệ thống bao trùm vấn đề nghiên cứu như hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học của sinh viên trên lớp, hoạt động thực tiễn của sinh viên về nghiên cứu khoa học giáo dục trong thời gian thực tập sư phạm; mặt khác, chúng tôi xác định các thành phần cần có trong việc tổ chức thực hiện BT.NCKHGD cho sinh viên Trên cơ sở đó mà xác lập mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các hệ thống với nhau
Trang 78.1.3 Quan điểm thực tiễn :
Quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu nghiên cứu khoa học phải bám sát sự phát triển của thực tế sinh động Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính xã hội – lịch sử của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội Diễn biến của hiện thực là diễn biến khách quan, với những sự kiện đa dạng, phức tạp, phát triển nhiều khuynh hướng, có những thực tiễn tiên tiến, có những thực tiễn yếu kém và có những mâu thuẫn, những xu hướng chống đối nhau cần giải quyết khắc phục Như vậy, thực tiễn vừa là nguồn gốc, vừa là động lực, vừa là mục tiêu, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học [20, 72]
Với quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, chúng tôi dùng lí luận có được của vấn đề nghiên cứu như kim chỉ nam, định hướng cho việc xem xét, đánh giá thực tiễn đồng thời dùng thực tiễn làm thước đo để kiểm nghiệm, đánh giá lí luận Thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm : Hoạt động học tập nghiên cứu khoa học trên lớp của sinh viên, hoạt động thực hành lí thuyết đã học, hoạt động nghiên cứu khoa học trong thời gian thực tập sư phạm, hoạt động viết BT.NCKHGD
8.2 Các phương pháp nghiên cứu văn bản, tư liệu, lưu trữ :
- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu và hệ thống các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài
8.3 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
8.3.1 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục :
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu BT.NCKHGD của sinh viên các năm
1999, 2000, 2001, 2002; các báo cáo về công tác nghiên cứu khoa học giáo dục các năm 1999, 2000, 2001, 2002 của Trường Đại học An Giang; các báo cáo
Trang 8Tổng kết thực tập sư phạm nhằm tìm hiểu thực trạng tổ chức thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên
8.3.2 Phương pháp quan sát :
Sử dụng phương pháp quan sát tự nhiên để quan sát hoạt động học tập trên lớp của sinh viên khi học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (dự giờ 05 lớp, mỗi lớp 04 tiết gồm 02 tiết lí thuyết và 02 tiết thực hành của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục) ; quan sát hoạt động thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên khi đi thực tập sư phạm
8.3.3 Phương pháp điều tra :
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành điều tra khảo sát 180 sinh viên, 10 giảng viên và 57 giáo viên phổ thông (hướng dẫn 57 nhóm sinh viên của 05 lớp trong thời gian thực tập sư phạm) nhằm đánh giá thực trạng về nhận thức, thái độ và việc thực hiện BT.NCKHGD
8.3.4 Phương pháp trò chuyện :
Chọn mẫu theo phương pháp xác xuất ngẫu nhiên đơn giản trong các đối tượng tiếp xúc có được Các đối tượng tiếp xúc bao gồm : sinh viên và giảng viên tâm lí giáo dục Trường Đại học An Giang; giáo viên hướng dẫn phổ thông và giáo viên hướng dẫn trưởng đoàn thực tập sư phạm; các cán bộ phụ trách thư viện các trường thực tập sư phạm và cán bộ thư viện của Trường Đại học An Giang; cán bộ phòng Đào tạo Trường Đại học An Giang nhằm góp phần tìm hiểu và phân tích thực trạng, tham khảo đề xuất các biện pháp
8.3.5 Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về việc giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên và việc thực hiện
Trang 9BT.NCKHGD của sinh viên nhằm nắm chắc thêm thực tiễn về công tác này và qua đó có hướng đề xuất xác hợp
8.3.6 Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng để phân tích thông tin, số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu cụ thể, nhất là từ hai phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp điều tra
8.3.7 Phương pháp chuyên gia :
Chúng tôi vận dụng phương pháp này để lấy ý kiến của 10 giảng viên Tổ Tâm lí - Giáo dục của trường về các vấn đề phân tích thực tiễn và những biện pháp đã đề xuất
Kết quả : Xem phụ lục 15
8.3.8 Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
Để kiểm nghiệm tính khoa học, khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm về qui trình thực hiện BT.NCKHGD trên nhóm thực nghiệm gồm 90 sinh viên theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (1, 3, 5 ) Nhóm đối chứng cũng gồm 90 sinh viên cùng khoá
Trong các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nói trên, các phương pháp nghiên cứu chủ lực là : điều tra và thực nghiệm
9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN :
Cấu trúc của luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 10NỘI DUNG Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN – THỰC TIỄN
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN :
1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên lĩnh vực nghiên cúu khoa học và quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung, đã dược nhà nước quan tâm qua việc ban hành một số văn bản pháp qui như sau :
- Luật (dự thảo 8/1995) khoa học và công nghệ : những qui định về hoạt động khoa học công nghệ và quản lí hoạt động khoa học - công nghệ
- Nghị định 35/HĐBT ngày 28/9/92 về công tác quản lí hoạt động khoa học - công nghệ
- Thông tư liên Bộ 195/TTLB ngày 13.11.92 hướng dẫn đăng kí hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học
- Quyết định số 324/CT ngày 11/9/92 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ chức lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Quyết định số 419/TTg ngày 21.7.95 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lí các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Quyết định số 362/TTg ngày 30.5.96 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động khoa học - công nghệ giai đoạn 5 năm 1996 – 2000
Trang 11- Quyết định 363/TTg ngày 30.5.96 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các chương trình khoa học - công nghệ và các nhiệm vụ khoa học - công nghệ trọng điểm giai đoạn 5 năm 1996 – 2000
- Thông tư liên Bộ số 1678/TTLB ngày 7.10.93 của Bộ KHCN và MT và Uûy ban KHNN về kế hoạch hóa đầu tư xây dựng cơ bản ngành khoa học
Ngành Giáo dục cũng đã ban hành Quyết định số 1686/GD-ĐT ngày 16.5.95 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc thay đổi điều 22 trong bản qui định về công tác NCKH – LĐSX trong các trường đại học Vụ Giáo viên cũng đã ban hành công văn số 578/GV kí ngày 25/01/1999 nhằm chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm tiểu học vào năm cuối trước khi ra trường
Về mặt lí thuyết, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng [1], [4], [5], [8], [10], [11], [12], [14], [15], [20], [21], [22], [33] Những công trình nghiên cứu này khá phong phú và đã được trình bày một cách logic, đầy đủ, có thể giúp người đọc am hiểu và vận dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn Với các công trình nghiên cứu có được, các tác giả nước ta đã vạch ra được mục đích, yêu cầu, nội dung của việc nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng
Trong ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, công tác nghiên cứu khoa học và quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, cao đẳng cũng được Bộ giáo dục tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm (1975 – 1985) tại Hà Nội, 8.1985 Hội nghị đã đề cập đến tình hình và đặc điểm hoạt động nghiên
Trang 12cứu khoa học, những thành tích và tồn tại, đề ra một số chủ trương và biện pháp lớn về công tác nghiên cứu khoa học của ngành giáo dục trong 1986 – 1990
Ngoài ra một số trường đại học, Trung tâm, Viện cũng có những báo cáo kinh nghiệm về công tác nghiên cứu khoa học và quản lí nghiên cứu khoa học
- Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh : Những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lí khoa học công nghệ của phòng Quản lí khoa học
- Đại học Mỏ – Địa chất : Một số đặc điểm tình hình hoạt động khoa học công nghệ 91 – 95 và kinh nghiệm trong việc quản lí đề tài khoa học các cấp của trường
- Trung tâm đào tạo Quốc tế về Khoa học vật liệu : Tổng kết hoạt động khoa học công nghệ 5 năm 1991 –1995 và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí khoa học công nghệ
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội : chú ý đến nghiên cứu khoa học – công nghệ phục vụ sự nghiệp đào tạo với chất lượng cao
- Đại học Bách khoa Hà Nội : Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme
- Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội : Nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ nông nghiệp, thực trạng, giải pháp và những kiến nghị đối với hoạt động khoa học công nghệ của trường
- Đại học Nông lâm Huế : về công tác quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Đại học Tây Nguyên : đề cập đến việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên
- Viện Khoa học Giáo dục : Vai trò của việc quản lí công tác nghiên cứu nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả nghiên cứu
Trang 13- Đại học Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh : Những đánh giá và kinh nghiệm về hoạt động khoa học công nghệ, công tác quản lí hoạt động này tại trường
Những báo cáo kinh nghiệm, những công trình nghiên cứu nói trên đã nói lên sự quan tâm, nhận thức được về vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu khoa học trong góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Đặc biệt hai công trình nghiên cứu của :
- Đại học Kinh tế quốc dân : Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trong giai đoạn 1990 – 1995 và việc đổi mới công tác nghiên cứu khoa học sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
- Học viện Kĩ thuật quân sự : Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo
Gần đây Trường Đại học Ngoại thương với “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Ngoại thương” cho thấy nghiên cứu đã có xu hướngï tiếp cận hơn trong phát huy tiềm năng nội tại của sinh viên về nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hơn là những tác động nghiên cứu khoa học từ bên ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên Tuy nhiên, việc nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa được các công trình này xem xét mang tính chỉnh thể như là một nội dung dạy học thuộc quá trình dạy học ở bậc đại học Chúng tôi cho rằng chỉ đứng trên quan điểm đó thì mới hình thành cho sinh viên những kĩ năng nghiên cứu khoa học cần thiết, cơ bản Từ đóù góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo
Trong nhà trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, nghiên cứu khoa học giáo dục đã trở thành một nội dung dạy học được
Trang 14khẳng định trong mục tiêu đào tạo ban hành bởi Quyết định số 2493/GD-ĐT ngày 25.7.1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việc tổ chức thực hiện nội dung dạy học này nếu được đầu tư, sẽ phát huy tiềm năng nghiên cứu khoa học và tiềm năng lao động sư phạm của sinh viên Đề tài “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG” lần đầu tiên được nghiên cứu tại trường Đại học An Giang cũng nhằm mục đích đó
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Khoa học
Lịch sử phát triển khoa học từ xưa đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về khoa học :
- Aristote cho rằng : “Chỉ có cái tổng quát mới đáng gọi là khoa học”
- Furie : “Khoa học phải hướng tới cái chân lí tổng quát hoặc hơn nữa là cái tất yếu về cùng một đối tượng”
- Cuvrie :”Khoa học là hệ thống những nhận thức và nghiên cứu có phương pháp nhằm mục đích khám phá ra những qui luật tổng quát về các hiện tượng” [17 , 40]
- “Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết” [17, 41]
- “Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, tư duy” (Pierre
Trang 15Auger : Tendences actuelles de la recherche scientifique, UNESCO, Paris,
1961, tr 17-19) [5, 13]
- “Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về những qui luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội” [12, 12]
Từ những quan niệm trên về ‘khoa học’, chúng tôi hoàn toàn thống nhất với quan niệm của các tác giả :
- Nguyễn Sinh Huy - Trần Trọng Thủy : “Khoa học là toàn bộ hệ thống kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được về những qui luật trong sự phát triển của thiên nhiên, của xã hội và tư duy, về những biện pháp tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh đến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đó nhằm phục vụ lợi ích cho con người” [10, 2]
- Từ điển tiếng Việt : “Khoa học là một hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh qui luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” [37, 526]
Chúng tôi cũng thống nhất với tác giả Phạm Viết Vượng về nội dung của khoa học bao gồm :
- Những tài liệu về thế giới do quan sát, điều tra, thí nghiệm mà có
- Những nguyên lí được rút ra dựa trên những sự kiện đã được thực nghiệm chứng minh
- Những qui luật, những học thuyết được khái quát bằng tư duy lí luận
- Những phương pháp nhận thức sáng tạo khoa học
Trang 16- Những qui trình vận dụng lí thuyết khoa học vào sản xuất và đời sống xã hội
1.2.2 Nghiên cứu khoa học
Theo Vũ Cao Đàm : “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới” [5, 20]
Theo Phương Kì Sơn : “Nghiên cứu khoa học là hoạt động nhận thức thế giới khách quan, là quá trình phát hiện chân lí và vận dụng chúng vào cuộc sống” [15, 50]
Theo Phạm Viết Vượng : “Bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị dể sử dụng vào cải tạo thế giới” [20, 41]
Chúng tôi thống nhất với các tác giả trên trong quan niệm về ‘nghiên cứu khoa học’, và từ khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học, theo chúng tôi việc nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học trong nhà trường sư phạm là chuẩn bị và giúp cho sinh viên có khả năng thực hiện lao động sư phạm của mình đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nhà trường tiểu học một cách sáng tạo sau này
1.2.3 Bài tập nghiên cứu khoa học
Hiện nay có bốn hình thức nghiên cứu khoa học được xác định trong các trường lớp đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước ta Đó là :
- Luận án (Tiến sĩ)
- Luận văn (Thạc sĩ và Đại học)
- Khóa luận tốt nghiệp (Đại học)
Trang 17- Bài tập nghiên cứu khoa học
Những hình thức trên được trình bày từ cao đến thấp, từ khó đến dễ Có thể hiểu một cách đại lược ba hình thức đầu làm cơ sở để phân biệt với hình thức làm bài tập nghiên cứu khoa học :
“Luận án tiến sĩ phải là công trình độc lập Trên cơ sở nghiên cứu, nó phải nêu tên và lập luận cho những luận điểm khoa học tạo nên hướng mới có triển vọng trong lĩnh vực khoa học tương ứng Hoặc nó thể hiện được sự tổng kết về lí thuyết và giải quyết vấn đề khoa học lớn lao có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội” [1, 39]
“Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học của học sinh được tiến hành vào năm cuối cùng của khóa học, có giá trị thay thế tất cả các môn chuyên môn phải thi tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp phải được tác giả trình bày và bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp thường dài từ 40-70 trang” [1, 38]
“Luận văn tốt nghiệp sau đại học có yêu cầu cao hơn luận văn tốt nghiệp đại học, thường đòi hỏi phải tiến hành thực nghiệm, phải có khối lượng lớn hơn, thường dài từ 50-100 trang” [1, 39]
”Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học của học sinh đại học ở năm tốt nghiệp có giá trị thay thế một môn thi tốt nghiệp Yêu cầu đối với khóa luận tốt nghiệp cao hơn nhiều so với bài tập nghiên cứu và nhất thiết phải được bảo vệ trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp thường dài từ 30-60 trang” [1, 38]
Về hình thức làm bài tập nghiên cứu khoa học, tác giả Lê Khánh Bằng, Vũ Cao Đàm đã phân làm hai loại và xác định yêu cầu như sau :
Trang 18“Bài tập nghiên cứu là những bài làm, những công trình nghiên cứu chủ yếu mang tính chất thực hành, tính tập dượt nghiên cứu bước đầu của học sinh đại học và cao đẳng Nó gồm một hệ thống bài tập từ lớn đến nhỏ, từ đơn giản đến phức tạp, từ năm thứ nhất đến năm thứ ba hoặc thứ tư Có thể có hai loại bài tập nghiên cứu :
- Các bài tập nghiên cứu sau một bài hoặc một chương nhằm đào sâu, mở rộng tri thức, hoặc làm căn cứ bước đầu để học một chủ đề nào đó hoặc làm phong phú thêm bài giảng bằng những tài liệu trong sách báo hay trong thực tế qua điều tra, tiến hành thử nghiệm " [1, 37]
Trong quá trình làm các bài tập nghiên cứu này, học sinh bước đầu được bồi dưỡng về cách thức thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học theo từng bước của nó Đối với những loại bài tập nghiên cứu này, không yêu cầu học sinh phải có một sự sáng tạo đặc biệt Thông thường, hệ thống đề tài của loại bài tập nghiên cứu này do bộ môn hoặc do giáo viên nêu ra và học sinh được tự chọn một trong số đề tài đó Cũng có trường hợp, học sinh được chỉ định làm theo những đề tài nhất định Về khối lượng, loại bài tập nghiên cứu này thường dài từ
8 – 15 trang
- Một loại bài tập nghiên cứu nữa là bài tập nghiên cứu được thực hiện sau một giáo trình (thường được gọi là bài tập lớn hoặc khóa luận) Yêu cầu đối với loại bài tập nghiên cứu này cao hơn :
+ Học sinh có thể lựa chọn hoặc cụ thể hóa những đề tài mà khoa hay tổ bộ môn giao cho
+ Học sinh phải tự lực lập đề cương nghiên cứu trước khi nhận sự hướng dẫn của giáo viên
Trang 19+ Học sinh phải biết vận dụng tổng hợp toàn bộ những tri thức trong cả giáo trình và các phương pháp nghiên cứu khoa học đã học vào việc nghiên cứu, xử lí tài liệu và trình bày
+ Học sinh phải trình bày bài tập nghiên cứu theo đúng hình thức qui định, lời văn phải đúng ngữ pháp, luận văn rõ ràng đảm bảo logic Khối lượng thường là 20-40 trang
Loại bài tập nghiên cứu này thường được tiến hành ở các năm thứ hai và
ba, thường do giáo viên chấm, nhưng cũng có thể tổ chức cho bảo vệ” [1, 38]
Trong hình thức bài tập nghiên cứu, áp dụng trong khi học tập từng học phần, có tác giả gọi là Bài tập niên luận [17, 50]
Từ những hình thức nghiên cứu khoa học đã trình bày nhất là nhất là hình thức làm bài tập nghiên cứu khoa học của tác giả Lê Khánh Bằng và Vũ Cao Đàm, chúng ta có thể hiểu làm BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học là một hình thức nghiên cứu khoa học thấp với mục đích “Giúp các giáo sinh bước đầu tập vận dụng những hiểu biết về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục vào việc nghiên cứu một vấn đề giáo dục cụ thể nào đó trong thực tế nhà trường tiểu học hiện nay” [26, 1] (xem thêm mục 1.3.4 và1.3.5 chương 1)
1.2.4 Chất lượng
Theo tác giả Đại từ điển tiếng Việt, chất lượng là :
“1 Cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật
2 Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” [39, 331]
Trang 20Theo “Le Petit Larousse” chất lượng (qualité) được định nghĩa như sau : Qualité : “Ce qui fait le mérite de quelqu’un” [42, 841] (cái làm nên phẩm chất giá trị của một con người.) Đồng ý với định nghĩa của “Le Petit Larousse” có các tác giả sau :
Tác giả Từ điển tiếng Việt cho rằng chất lượng là “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [38, 200]
Theo tác giả Đào Duy Anh đó là :“Cái phân lượng của thực chất trong vật thể” [39,156]
Cũng cùng quan điểm này, tác giả Đại từ điển tiếng Việt, ngoài cái cho chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật, tác giả còn bổ sung thêm chất lượng là :
“Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [40,331]
Trên tinh thần đó, chúng tôi thống nhất với cách định nghĩa khá đầy đủ, trên góc độ triết học của tác giả Từ điển Bách khoa Việt Nam như sau :
Chất lượng là “ Phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là đặc tính của sự vật Chất lượng biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính qui định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính qui định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng” [41, 419]
Trang 21Qua đó chúng tôi thấy, chất lượng có những thuộc tính sau :
1 Chất lượng là thuộc tính cơ bản của sự vật
2 Chất lượng là cái được dùng để phân biệt về chất giữa sự vật này và sự vật khác
3 Chất lượng quan hệ chặt chẽ với số lượng (một thuộc tính khác của sự vật)
4 Chất lượng vận động sẽ dẫn đến sự thay đổi sự vật về căn bản
Theo đó, nâng cao chất lượng của một sự vật nào đó là làm cho sự vật đó phát triển theo chiều hướng tích cực về chất lượng cũng như về số lượng Như vậy, nâng cao chất lượng BT.NCKHGD của sinh viên có nghĩa là đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao về số lượng, về chất lượng BT.NCKHGD của sinh viên theo yêu cầu của mục tiêu đào tạo Điều đó đòi hỏi :
1.Trước hết, cần phải xác định được về chất của BT.NCKHGD của sinh viên
2 Thứ đến, trên cơ sở xác định về chất mà có sự qui định về lượng
3 Trên cơ sở xác định về chất lượng và số lượng mà hình thành chuẩn đánh giá
Từ đó mà có những biện pháp tác động hữu hiệu để thúc đẩy BT.NCKHGD của sinh viên phát triển theo chiều hướng thuận lợi, tích cực, đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo
1.3 BT NCKHGD là hình thức thực hành của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - một nội dung dạy học trong thực hiện mục tiêu giáo dục
Trang 221.3.1 Mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm
Theo Luật Giáo dục ban hành năm 1998 : “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [29, 8]
Cũng theo luật Giáo dục :“Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo” [29, 25]
Trên cơ sở mục tiêu giáo dục chung đã được trình bày, theo quyết định số 2493/GD&ĐT ngày 25.7.1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm được xác định như sau :
“Hệ Cao đẳng đào tạo giáo viên tiểu học tuyển những thanh niên, học sinh đã tốt nghiệp PTTH và đào tạo trong 3 năm để trở thành giáo viên tiểu học trình độ CĐSP, có tư tưởng và phẩm chất đạo đức của người giáo viên mới, có đủ sức khỏe và năng lực giáo dục và dạy học các môn học, các hoạt động giáo dục ở bậc tiểu học, có một số kĩ năng NCKHGD, đồng thời được trang bị kiến thức và kĩ năng sâu hơn về một, hoặc hai môn chuyên chọn, để sau này trở thành giáo viên nòng cốt về các môn học này ở trường tiểu học” [30, 1]
Trang 231.3.2 Vị trí của việc nghiên cứu khoa học giáo dục
Vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu khoa học được Đảng và nhà nước xem trọng và được khẳng định trong điều 15 Luật Giáo dục ban hành năm 1998 :
1 Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ xã hội, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc cả nước
2 Trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất có trách nhiệm phối hợp trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội
3 Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, phù hợp với thực tiễn Việt Nam” [29, 13-14]
1.3.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học giáo dục
Nghiên cứu khoa học giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong đào tạo sinh viên các trường Đại học, Cao dẳng Tài liệu biên soạn theo chương trình chi tiết, đã được vụ Đại học thông qua [22] đã nhấn mạnh :
1 “ Khoa học giáo dục là một bộ phận của các khoa học về con người Nghiên cứu khoa học giáo dục là nghiên cứu bản chất, qui luật của giáo dục nhằm phát triển, bồi dưỡng tiềm năng trí tuệ của con người Kết quả nghiên cứu giáo dục trực tiếp quyết định thành bại sự nghiệp giáo dục của một đất nước” [22, 10]
2 “Nghiên cứu khoa học nói chung, trong đó có khoa học giáo dục, đều nhắm tới việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào giải quyết những vấn đề
Trang 24của thực tiễn Nghiên cứu và ứng dụng là hai khâu của một chu trình khép kín Nghiên cứu để ứng dụng và ứng dụng kết quả khoa học sẽ làm cho khoa học phát triển và thực tiễn được cải tạo Nghiên cứu khoa học giáo dục cũng nhằm tới mục đích tối cao là giải quyết các hiện thực giáo dục, làm cho sự nghiệp giáo dục của nước ta phát triển tốt hơn, chất lượng giáo dục được nâng cao hơn để góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội” [22 12]
1.3.4 Mục đích yêu cầu của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Theo chương trình cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học, mục đích yêu cầu của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục là :
1 Giúp giáo sinh nắm được các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, biết cách thiết kế, tổ chức và thực thi một đề tài nghiên cứu khoa học về giáo dục
2 Giúp các giáo sinh bước đầu tập vận dụng những hiểu biết về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục vào việc nghiên cứu một vấn đề giáo dục cụ thể nào đó trong thực tế nhà trường tiểu học hiện nay
3 Trên cơ sở đó, giúp các giáo sinh bước đầu hình thành các kĩ năng thiết kế, tổ chức và thực thi một đề tài nghiên cứu nhỏ về khoa học giáo dục [26, 1]
1.3.5 Nội dung chương trình học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Quyết định số 2493/GD&ĐT ngày 25.7.1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho hệ cao đẳng đào tạo giáo viên tiểu học xác định :
I.Mục đích yêu cầu : (xem 1.3.4 chương 1)
Trang 25II Kế hoạch thời gian : 2 đơn vị học trình : 01 lí thuyết và 01 thực hành III Nội dung chương trình :
A.Phần lí thuyết : (15 tiết)
1 Việc chọn đề tài nghiên cứu về khoa học giáo dục :
- Các loại đề tài
- Cách chọn đề tài
2 Việc vạch đề cương nghiên cứu :
- Lí do chọn đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu
- Dàn ý nội dung nghiên cứu
- Kế hoạch thời gian nghiên cứu
3 Việc vận dụng phương pháp nghiên cứu : (Phần này đi sâu về mặt kĩ thuật thực hiện các phương pháp)
- Quan sát khách quan
- Tổng kết kinh nghiệm tiên tiến
- Thực nghiệm khoa học
+ Thực nghiệm thăm dò, + Thực nghiệm xét nghiệm
+ Thực nghiệm định tính và định lượng
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Trang 26- Trắc nghiệm giáo dục
4 Việc xử lí tài liệu đã thu được
- Ghi nhật kí khoa học, hệ thống hóa cách ghi chép
- Sàng lọc tài liệu
- Sắp xếp và phân tích tài liệu
- Xử lí các số liệu nghiên cứu
- Đề xuất, kết luận, kiến nghị, giải pháp
5 Việc viết kết quả nghiên cứu
- Viết bản nháp :
+ Lời nói đầu và phần mở đầu
+ Trình bày các đề mục
+ Các loại mục lục
B Phần thực hành : (01 đơn vị học trình)
Hướng dẫn giáo sinh vận dụng những tri thức lí luận trên vào việc tập nghiên cứu những đề tài cụ thể, vừa sức và thiết thực như :
- Tìm hiểu một học sinh chưa ngoan hay học kém
- Phân tích một kinh nghiệm dạy học hay giáo dục tốt
- Tìm hiểu một tập thể học sinh
- Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của các xung đột trong học sinh
Trang 27- Tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu học tập của học sinh
- Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh
- Tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh
- Tìm hiểu tình trạng lưu ban, bỏ học của học sinh
- v.v
IV Cách tiến hành :
Tiến hành theo giờ chính khóa, có trong thời khóa biểu học tập của giáo sinh phối hợp việc rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên” [26, 1-2]
Từ kết quả nghiên cứu thu được ở trên cho thấy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục được thiết kế thành hai đơn vị học trình, một đơn
vị học trình lí thuyết và một đơn vị học trình thực hành Việc thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên không diễn ra trong thời gian thực hiện 15 tiết của đơn vị học trình thực hành mà được thực hiện với tư cách là một nội dung trong thời gian tổ chức cho sinh viên đi thực tập sư phạm Như vậy, BT.NCKHGD của sinh viên là một hình thức thực hành của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục thuộc nội dung đào tạo của hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học Qua đó, nghiên cứu việc thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên cũng là nghiên cứu kết quả thực hiện việc dạy và học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, một nội dung của quá trình đào tạo hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học
Trang 282 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN
2.1 Một số đặc điểm cơ sở nghiên cứu :
Trường Đại học An Giang được thành lập vào tháng 12 năm1999 trên cơ sở Trường Cao đẳng sư phạm An Giang trước đây Hiện nay trường có bốn khoa : khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, khoa Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, khoa Kĩ thuật công nghệ và môi trường và khoa Sư phạm Việc đào tạo giáo viên tiểu học thuộc về khoa Sư phạm (Trường không có khoa Giáo dục tiểu học) Tổ Tâm lí - Giáo dục trực thuộc khoa Sư phạm và việc giảng dạy học phần nghiên cứu khoa học giáo dục được giao cho tổ Tâm lí - Giáo dục thực hiện Do trường mới thành lập, một số hoạt động còn ở những bước đầu, trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa được đi vào chiều sâu Trường được phép đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm từ năm học 1996 – 1997 Đến nay việc đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm phát triển như sau :
2.1.1 Về sinh viên :
- Số liệu đào tạo giáo viên tiểu học Bảng 1
TT Khóa học Số lớp Số
lượng Ghi chú
Chỉ thống kê các khóa đã ra
Trang 293 1998 – 2001 04 128
trường và sắp ra trường
- Số liệu tốt nghiệp Bảng 2
2.1.2 Về giảng viên :
Việc giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục được giao cho Tổ Tâm lí - Giáo dục (thuộc khoa Sư phạm) Qua khảo sát thực trạng đội ngũ, chúng tôi thấy :
Thống kê trình độ đào tạo của giảng viên Bảng 3
Trang 3005 50% 05 50% 10 giáo viên
Thống kê tuổi đời của giảng viên Bảng 4
Tuổi 35-40 41-45 46 trở lên Ghi chú
Nhận xét : Qua các bảng 3 và 4 :
- Do đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm nên chất lượng đội ngũ có tính ngang tầm nhiệm vụ được giao
- Có 02 giáo viên trẻ trong đó có 01 đang học cao học có điều kiện học thêm để nâng cao trình độ Số còn lại do tuổi đời khá cao nên khó có điều kiện học tập để nâng cao trình độ
- Qua đánh giá xếp loại của khoa Sư phạm, về năng lực giảng dạy của giáo viên tổ Tâm lí - Giáo dục được đánh giá như sau : 01 giáo viên giảng dạy thuộc loại trung bình, còn lại đạt từ khá đến khá tốt
2.2 Thực trạng về nhận thức, thái độ :
2.2.1 Nhận thức của nhà trường :
Nhà trường Đại học An Giang (trước đây là trường Cao đẳng Sư phạm An Giang) rất quan tâm đến công tác này Nghị quyết tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ 7 có nêu : ” Đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học An Giang trở thành trung tâm về nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của tỉnh.” [23 ,101] Thực hiện nghị quyết của tỉnh Đảng bộ
Trang 31An Giang cũng là thực hiện một trong những nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đó là tổ chức và thực hiện nghiên cứu khoa học nói chung và tổ chức và thực hiện nghiên cứu khoa học trong sinh viên nói riêng Điều đó được thể hiện trong các kế hoạch năm học, kế hoạch nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên và kế hoạch thực tập sư phạm hàng năm Những chủ trương, biện pháp chỉ đạo về công tác này được thể hiện ở các biện pháp tổ chức thực hiện cũng như qua các hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên (xem phụ lục 11,
12 và mục 2.3.2 chương 1)
2.2.2 Đối với sinh viên :
Qua 180 phiếu điều tra, khảo sát về sự nhận thức và quan tâm của sinh viên đối với công tác này ở toàn bộ sinh viên khoá 1999 - 2002, cho thấy (phụ lục 10) :
Bảng 5
1 Cần thiết vì là dịp để áp dụng kiến thức
2 Cần thiết vì biết thêm kiến thức và kinh
nghiệm NCKH để đáp ứng yêu cầu của
nhà trường tiểu học sau này
133 74%
3 Cần thiết vì các lí do khác 9 5%
Nhận xét :
- Sinh viên cho rằng việc thực hiện BT.NCKHGD là cần thiết vì nó phục vụ cho việc củng cố và phát triển kiến thức là 84%
Trang 32- Nhận thức hoàn toàn sai lệch mục đích yêu cầu môn học (5%) kể cả cho rằng việc thực hiện BT.NCKHGD là không cần thiết là 5%
- Như vậy, nhận thức đúng mục yêu cầu của môn học là 74%
Qua 57 phiếu khảo sát đối với giáo viên hướng dẫn phổ thông về tinh thần thái độ đối với việc thực hiện BT.NCKHGD trong đợt thực tập sư phạm cho thấy (phụ lục 8) :
Bảng 6 Mức độ Số lượng Tỉ lệ Ghi chú
Bảng 7 Mức độ Số lượng Tỉ lệ Ghi chú
Trên 1/2 tổng thời gian 08/57 14%
Từ 1/4 đến 1/2 thời gian 49/57 86%
Dưới 1/4 tổng thời gian - -
Từ những nhận thức như trên đã ảnh hưởng nhất định đến xu hướng và chất lượng của việc thực hiện BT.NCKHGD sau này của sinh viên
2.2.3 Đối với giáo viên :
Trang 33Giáo viên tổ Tâm lí - Giáo dục được nhà trường giao cho việc giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên (bố trí vào học kì I và học kì II của năm thứ hai, trước thời gian kiến tập sư phạm) Qua khảo sát, trò chuyện, toàn bộ giáo viên đều thống nhất về vị trí, vai trò, mục tiêu của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Điều đó được thể hiện qua việc giảng dạy, thực hành cũng như tổ chức hướng dẫn cho sinh viên thực hiện BT.NCKHGD
Trên cơ sở qui định về đánh giá tiết dạy của nhà trường, chúng tôi tiến hành dự giờ mỗi lớp 04 tiết (02 tiết lí thuyết và 02 tiết thực hành) với tổng số 20 tiết cho 05 giáo viên giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục của 05 lớp Kết quả như sau :
Thống kê các tiết dự giờ Bảng 8
2.3 Thực trạng thực hiện Bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên
2.3.1 Tổ chức quản lí của nhà trường :
Trang 342.3.1.1 Công tác tổ chức chỉ đạo :
Qua nghiên cứu các sản phẩm của nhà trường, trong kế hoạch năm học đều có đề cập đến công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên và hàng năm công tác tổ chức thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên đều có kế hoạch riêng, cụ thể Công tác này được giao cho phòng Đào tạo của Trường và có cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp Hàng năm nhà trường đều thành lập hội đồng để chấm chọn các BT.NCKHGD do sinh viên làm ra Để cho việc thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên đạt chất lượng cao, trong kế hoạch tổ chức thực hiện bài tập nghiên cứu khoa học của sinh viên, nhà trường đã giao việc hướng dẫn viết BT.NCKHGD cho giáo viên trong tổ Tâm lí - Giáo dục, và việc này được tổ chức trong thời gian sinh viên đi thực tập sư phạm ở các trường tiểu học (học kì II năm thứ ba) Trong kế hoạch thực tập sư phạm, công tác thực hiện BT.NCKHGD cũng được nêu thành một nhiệm vụ bắt buộc trong công tác thực tập sư phạm Điểm BT.NCKHGD của sinh viên là một trong những điểm cấu thành điểm thực tập sư phạm, và điểm thực tập sư phạm là một trong những con điểm mang tính điều kiện bắt buộc trong xét tốt nghiệp Như vậy, trong thực hiện học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, với tư cách là một môn học, sinh viên chịu sự qui định của hai con điểm : điểm học tập trên lớp của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và điểm thực hiện BT.NCKHGD
2.3.1.2 Công tác phối hợp với đơn vị thực tập sư phạm :
Khảo sát về sự tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ sinh viên thực hiện BT.NCKHGD ở đơn vị thực tập sư phạm , sinh viên cho biết (phụ lục 10) :
- 77% đơn vị thực tập sư phạm đã quan tâm giúp đỡ
Trang 35- 23% đơn vị thực tập sư phạm thiếu nhiệt tình giúp đỡ sinh viên trong cung cấp thông tin, dữ liệu để thực hiện BT.NCKHGD
Sự nhận thức chưa đúng đắn ở đơn vị thực tập sư phạm (ngại cung cấp thông tin, nhất là những khuyết điểm trong công tác, ) đã làm hạn chế nhất định đến chất lượng BT.NCKHGD của sinh viên
2.3.1.3 Các điều kiện hỗ trợ :
Qua điều tra, khảo sát đồng chí phụ trách thư viện của trường Đại học
An Giang (phụ lục 7), chúng tôi thấy :
- Sách phục vụ cho sinh viên đào tạo giáo viên tiểu học đạt tỉ lệ là 50%
- Sách tham khảo, nghiên cứu có 20.073 tên sách với 157.494 bản
Về phương diện này, 56% sinh viên cho biết sách ở thư viện chưa đáp ứng yêu cầu trong nghiên cứu khoa học (phụ lục 10) Đối với thư viện ở các trường tiểu học (đơn vị thực tập sư phạm), sinh viên cho biết phần lớn là sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy (phụ lục 10)
Từ đó cho thấy có hạn chế nhất định về sách, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên
Với những tác động như vậy, công tác nghiên cứu khoa học giáo dục của
sinh viên nhìn chung đã đi đúng định hướng chỉ đạo của nhà trường
2.3.2 Giảng dạy - học tập :
Việc giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên được tiến hành đúng qui định trong kế hoạch giảng dạy gồm 2 đơn vị học trình, 01 đơn vị học trình lí thuyết và 01 đơn vị học trình thực hành Giáo trình chính sử dụng cho việc giảng dạy là giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học dành cho các trường Đại học và Cao đẳng của Phạm Viết Vượng do
Trang 36nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản Giáo trình này nói chung đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu môn học và sự phân bố trong kế hoạch dạy học từ việc trình bày các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể đến việc tiến hành làm đề cương và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục Nhưng nhìn chung có tính khái quát cao hơn so với trình độ của sinh viên cao đẳng tiểu học (một phần do trình độ đầu vào của sinh viên) và ít thí dụ cụ thể cũng như minh hoạ thực tiễn Cho nên khi tham khảo giáo trình này sinh viên có hạn chế nhất định về sự lĩnh hội Nhà trường cũng có tài liệu giảng dạy của giảng viên Đỗ Văn Thông [16] có nhiều thí dụ cụ thể cho sinh viên tham khảo nhưng tính khoa học chưa cao (dù có 85% sinh viên cho rằng tài liệu giảng dạy được trình bày dễ hiểu) Do vậy, trong giảng dạy giáo viên đã kết hợp hai tài liệu này với mục đích hình thành cho sinh viên những kĩ năng nghiên cứu khoa học nhất định
Qua điều tra, khảo sát sinh viên đã có nhận định về việc giảng dạy của giáo viên nhận được (phụ lục 10):
- Giảng dạy khó hiểu, chung chung : 04%
Khi tiến hành dự giờ mỗi lớp 04 tiết (02 tiết lí thuyết và 02 tiết thực hành) với tổng số 20 tiết cho 05 giáo viên giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục của 05 lớp Chúng tôi thu được kết quả như sau :
Thống kê các tiết dự giờ Bảng 8
Trình độ
Đại học 2 17% 6 50% 4 33% 03 GV
Trang 37Cộng : 7 35% 9 45% 4 20%
Nhận xét :
- Kết quả này cho thấy tương đối phù hợp với sự nhận định của sinh viên
- Chất lượng các tiết giảng dạy ở khối có trình độ đào tạo đại học thấp hơn khối có trình độ đào tạo thạc sĩ
- Ở những tiết trung bình và một vài tiết khá, việc giảng dạy các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục do thiếu minh hoạ thực tế thực hiện các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nên sinh viên khó hình dung, khó lĩnh hội, bài giảng mang tính trừu tượng Ngoài ra, sự phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu cũng chưa có tính rạch ròi; nhiệm vụ của từng phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cũng như việc phối hợp, vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong thực hiện nhiệm vụ của đề tài cũng chưa được làm rõ Qua trao đổi, đa số giáo viên cho biết : sự phân bố 15 tiết cho phần lí thuyết là không đủ và vì thế có sử dụng thêm một số tiết của phần thực hành Từ đó dẫn đến trong thực hành, việc hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên có những hạn chế nhất định Những điều này sẽ thấy rõ và được trình bày thêm ở phần thực trạng thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên
- Việc 96% sinh viên cho rằng giảng viên giảng dạy dễ hiểu cho thấy : từ việc hiểu bài học đến chiếm lĩnh và vận dụng được kiến thức đã học là một khoảng cách
Khảo sát về việc tiếp thu lí thuyết, sinh viên cho biết (phụ lục 10):
Bảng 9 Mức độ Số lượng Tỉ lệ Ghi chú
Trang 3870%
26%
Khảo sát về việc vận dụng thực hành lí thuyết đã tiếp thu, sinh viên cho
biết chưa nắm chắc được những vấn đề sau (phụ lục 10) :
Bảng 10
1 Những điều cần phải làm khi
nghiên cứu một đề tài cụ thể
09/180 5%
2 Cách trình bày một bài tập 04/180 2%
3 Cách viết lí do chọn đề tài 09/180 5%
4 Cách viết phần kết luận 09/180 5%
5 Lúng túng trong khảo sát thực
trạng và đề ra biện pháp
16/180 9%
6 Viết lịch sử vấn đề nghiên cứu 131/180 73%
Nhận xét : Qua bảng 9 và bảng 10 :
- Có 5% sinh viên lúng túng, không hình dung được công việc cần làm khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục
- Có 9% sinh viên lúng túng trong khảo sát thực trạng và đề ra biện pháp
- Kết quả tiếp thu lí thuyết của sinh viên nhìn chung là tốt Những hạn chế về lí thuyết là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về thực hành
- Có một khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành
Trang 39- Sinh viên có hạn chế nhiều hơn ở khâu vận dụng thực hành (điều này thể hiện rõ trong việc lập đề cương cũng như viết BT.NCKHGD)
2.3.2.1 Kết quả học tập học phần :
Bảng thống kê kết quả điểm môn học Bảng 11
Biểu đồ 1 :Thống kê điểm học phần 2 năm học 2000-2001 và
Trang 402001-2.3.2.2 Kết quả thực hiện bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục :
Qua nghiên cứu BT.NCKHGD của sinh viên, qua điều tra khảo sát với đối tượng là giáo viên hướng dẫn đề tài, qua các bảng nhận xét, đánh giá cho điểm, cho thấy việc thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên đã bộc lộ nhiều nhược điểm sau đây (phụ lục 9):
Bảng 12
1 Sai sót trong chính xác hoá tên đề tài 20%
2 Chưa biết cách lập đề cương 30%
3 Không xác định đúng đối tượng nghiên cứu 15%
4 Lầm lẫn đối tượng ng/ cứu và khách thể ng/cứu 12%
5 Lầm lẫn đối tượng ng/ cứu và nhiệm vụ ng/ cứu 3%
6 Hạn chế trong vận dụng PPNC để khảo sát thực
trạng
20%
7 Sử dụng PPNC không phù hợp nhiệm vụ đề tài 20%
8 B/pháp đề ra không xuất phát từ k/quả ngh/cứu 30%
9 Biện pháp đề ra không mang tính thuyết phục 20%
10 Viết phần kết luận không đạt yêu cầu 10%
Nhận xét :
- Những hạn chế này phân bố không đều trên sinh viên, nghĩa là có sinh viên vấp phải hạn chế này, có sinh viên vấp phải hạn chế kia Nhưng nhìn