Khái quát lại, bệnh vô cảm chính là sự dửng dưng, không rung động, không xúc cảm; là sự vô tâm, vô tình; là chủ nghĩa cá nhân không lo chuyện đời, chuyện người và chỉ nghĩ đến mình.. Tro
Trang 1ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
BỆNH VÔ CẢM TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Nhóm: Biệt đội BQ – K50 - Khối 6 Kinh tế
Thành viên:
1 Nguyễn Quốc Cường
2 Nguyễn Mạnh Dũng
3 Lê Thúy Nga
4 Nguyễn Phượng Anh
5 Nguyễn Minh Yến
6 Lê Thùy Dung
7 Nguyễn Ngọc Hùng
8 Phan Tuấn Vũ
9 Đào Ngọc Huyền
10 Nguyễn Văn Lộc
Trang 2CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1 Đặt vấn đề
Nhân loại đã bước vào kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên với rất nhiều thuận lợi giúp cho con người, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện học hỏi, trau dồi và tiếp cận với nhiều phương tiện hiện đại Tiếc thay, giá trị đạo đức lại bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến “bệnh vô cảm” Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xã hội xảy ra trước mắt Con người hầu như trở nên vô tình trước cuộc sống của người khác, để “Mạnh ai nấy sống”,
“Phải ai tai nấy” Lời cha ông ta đã dạy: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay
“Thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành đạo lý của con người Việt Nam Truyền thống tốt đẹp ấy luôn được đồng bào ta giữ gìn và phát huy Thế nhưng ngày nay, bên cạnh những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân Đối với những người mắc “bệnh vô cảm” này, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cổ nhân:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là thách thức đối với các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của “bệnh vô cảm”, chúng ta sẽ thấy tác hại ghê gớm của nó và tìm ra phương cách để chống lại căn bệnh quái ác này
2 Định nghĩa:
Trang 3Trong y khoa không có bệnh vô cảm mà chỉ có trạng thái thờ ơ với ngoại cảnh hay còn gọi là bệnh lãnh cảm (thường chỉ về tình dục).Với nghĩa chúng ta dùng hiện nay, thì tên gọi đúng phải là thói vô cảm, nhưng khi nó trở nên quá phổ biến thì lối sống, thói quen ấy dần dần chuyển hóa thành một “bệnh”
Khái quát lại, bệnh vô cảm chính là sự dửng dưng, không rung động, không
xúc cảm; là sự vô tâm, vô tình; là chủ nghĩa cá nhân không lo chuyện đời, chuyện người và chỉ nghĩ đến mình.
3 Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Đã có nhiều nghiên cứu về căn bệnh vô cảm suốt thời gian qua Trong đó không thể không kể đến các công trình nghiên cứu của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh hay tiến sĩ Tô Văn Trường - thành viên Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học - Công nghệ, tiến sĩ Trịnh Trung Hòa, … Các nghiên cứu này đã cho chúng ta một cái nhìn tương đối toàn diện về căn bệnh vô cảm cũng như cũng ảnh hưởng của nó đến toàn xã hội
Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định mối quan hệ giữa sự
vô cảm với độ tuổi hay văn hóa vùng miền Các nhà nghiên cứu xã hội học cho rằng, những hành động mang tính nhân văn này thường gắn liền với kinh nghiệm sống, kỹ năng xử lý tình huống cùng với sự từng trải và đồng cảm
Với mong muốn có một cái nhìn và cách tiếp cận mới về đề tài này: Căn bệnh
vô cảm trong giới trẻ hiện nay từ góc nhìn của chính những người trẻ, đồng thời nhằm mục đích có thể tìm hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân cũng như hậu quả của căn bệnh vô cảm, đặc biệt là để có thể tìm ra biện pháp chữa trị căn bệnh này cho giới trẻ hiện nay, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Bệnh vô cảm trong giới trẻ hiện nay”.
Trang 4Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra, thu thập thông tin và tiến hành các cuộc khảo sát với các bạn trẻ trong độ tuổi từ 17-20 về vấn đề bệnh
vô cảm Cùng với đó , chúng tôi sẽ sử dụng các kết quả thu được từ các nghiên cứu của tác giả đã kể trên và kết hợp với nhận định, đánh giá riêng của mình để có thể rút ra được kết luận cuối cùng
Trong quá trình thực hiện đề tài này, không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhận xét, đóng góp ý kiến từ cô giáo và các bạn cùng lớp Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BỆNH VÔ CẢM TRONG GIỚI TRẺ
1 Thực trạng căn bệnh vô cảm
a Có xu hướng ngày càng tăng
Trong nhiều năm trở lại đây, căn bệnh vô cảm đang lây lan với một tốc độ khá cao trong cuộc sống, xã hội Việt Nam Nếu như ngày xưa, cuộc sống khó khăn gắn kết những con người cùng khổ, thì ngày nay, khi mọi thứ đã trở nên tiện nghi và hiện đại, chúng ta – đặc biệt là giới trẻ, lại có xu hướng khép mình với thế giới bên ngoài
Ngược dòng thời gian, trở về những ngày cuộc sống người dân còn nhiều lam
lũ, mọi người sống với nhau trong sự sẻ chia và đùm bọc “tối lửa tắt đèn có nhau” Vậy mà giờ đây, giữa dòng chảy xô bồ của cuộc sống, đã bao lần ta tự hỏi chính mình trót lãng quên những mảnh đời bất hạnh?
Thật đáng buồn khi tìm kiếm từ khóa "vô cảm trong xã hội" trên mạng Google, chỉ trong vòng 0,23 giây bạn sẽ nhận lại đến gần 35 triệu kết quả, gồm những bài nghiên cứu, bình luận trên web, blog, facebook, diễn đàn… lên án căn bệnh vô cảm xoay những vụ việc nổi cộm Điển hình phải kể đến những vụ án vô nhân tính: sinh viên trường Đại học Ngoại thương chặt đầu người yêu phi tang, Chủ tịch huyện ém nhẹm tiền hỗ trợ nạn nhân bão lụt, tài xế gây tai nạn cố tình cán chết người
b Diễn biến ngày một phức tạp
Theo một khảo sát hồi tháng 3 vừa qua của VnExpress.net trên hơn 17.000 bạn
đọc, khi được hỏi "bạn sẽ làm gì khi chứng kiến học sinh đánh nhau", hơn 40% cho biết họ sẽ chỉ đứng nhìn, hoặc bỏ đi, coi như không biết Chỉ có gần 25% tuyên bố
sẽ can ngăn những vụ bạo lực này
Trang 6Có đến gần một nửa số người được hỏi quyết định sẽ không làm gì cả
Nhìn nhận vấn đề này, ông Vũ Toản, Thạc sĩ xã hội học, giảng viên trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn TP HCM cho rằng, sự vô cảm một phần là sản phẩm của quá trình đô thị hóa Nó trở nên phổ biến và không thể cưỡng lại trong thời kỳ đầu bước vào giai đoạn công nghiệp hóa như Việt Nam Khi phải bon chen tìm kế mưu sinh, ai cũng lo bảo vệ lợi ích của cá nhân thì sự vô cảm với mọi người xung quanh, với xã hội, thậm chí là chính mình sẽ nảy sinh Biểu hiện ban đầu là không quan tâm đến người khác, rồi dần dần sẵn sàng sát hại đồng loại vì lòng tham
Các nhà nghiên cứu xã hội học còn nhìn nhận: con người đô thị thường mang tính duy lý Họ duy trì các mối quan hệ với nhau không vì tình cảm mà chủ yếu vì lợi ích Chẳng hạn người bán hàng cố gắng chiều lòng "thượng đế" để đôi bên cùng
có lợi, hoặc một nhân viên quan tâm thăm hỏi sức khỏe của sếp bởi đấy là người có quyền sa thải hay thăng chức cho mình
Để tự bảo vệ lợi ích bản thân, người ta có thể từ chối một số mối quan hệ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của họ hay gây ra những rắc rối không mong đợi Điều này lý giải hiện tượng khi thấy tai nạn giao thông, nhiều người có xu hướng tránh không dây vào, họ đắn đo về sự có mặt của mình chưa chắc đã làm
Trang 7cho sự việc tốt đẹp hơn "Bên cạnh đó giúp người còn khiến không ít người mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc và đảo lộn nhịp sống hàng ngày của mình”, ông Toản khẳng định
2 Nguyên nhân của bệnh vô cảm
Vô cảm được nhìn nhận ở góc độ từ rộng đến hẹp: vô cảm trong xã hội, vô cảm ở mỗi con người Nó không chỉ là một căn bệnh của một bộ phận người mà
là bệnh của toàn xã hội
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, nhưng có 2 nguyên nhân cơ bản:
a Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể đến đó là sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cuộc sống Khoa học hiện đại với các phương thức giao tiếp, liên lạc ngày một tiện lợi bên cạnh những khía cạnh tích cực của nó thì cũng đang khiến cho con người mất dần nhu cầu được giao lưu gắn kết thông qua tiếp xúc trực tiếp với mọi người xung quanh Việc mất đi cảm xúc do giao tiếp với máy móc, công nghệ quá nhiều là điều hoàn toàn dễ hiểu
Điện thoại di động, Internet với Facebook và các mạng xã hội khác là những minh chứng rất rõ nét cho luận điểm trên Bản báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 được hãng nghiên cứu thị trường Cimigo thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11-12/2010 với hơn 6.200 cuộc phỏng vấn qua điện thoại ở 12 thành phố tại Việt Nam
Bản báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 chỉ ra rằng, năm 2010, 70% số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là thành viên của Facebook, tăng mạnh so với năm 2009 chỉ có khoảng 47% Trong khi đó, mạng xã hội
Trang 8Zing Me đã tăng gấp 3 lần trong vòng 1 năm và leo lên đứng thứ 2, chiếm gần 20% số lượng người sử dụng mạng xã hội Yahoo 360 Plus đứng ở vị trí số 3, thu hút được khoảng 12% người sử dụng mạng xã hội
Qua những con số thống kê đáng kinh ngạc trên ta có thể dễ dàng nhận ra thế giới ảo đang vô hình chung lại xây nên một bức tường ngăn cách giữa bản thân người dùng với xã hội thực Thực tế có những điều trong cuộc sống ta phải trực tiếp cảm nhận mới thấy hết mọi góc độ của nó Chính vì vậy, giới trẻ dường như đang mất dần khái niệm nhìn nhận thế giới qua đôi mắt của chính mình Nói cách khác, họ đã một phần nào đó đánh mất con người thực của mình trong thế giới ảo
Nhịp sống nhanh, gấp gáp cũng là một nguyên nhân thứ hai cần được nhắc tới Ngày nay với xu hướng sống mải mê kiếm tiền, lo cuộc sống giữa một môi trường cạnh tranh khốc liệt, con người ta thậm chí không còn thời gian để chăm sóc bản thân chứ đừng nói gì đến quan tâm tới người khác Giới trẻ, những người hứng chịu nhiều nhất áp lực từ công việc và xã hội, là những người dễ trở nên nép mình nhất, ít quan tâm tới người khác và dần dần hình thành thái độ thờ ơ, bàng quan
Bên cạnh những mối lo về học hành, công việc, việc thiếu kinh nghiệm trong chuyện tình cảm và các mối quan hệ cũng khiến cho giới trẻ chịu nhiều áp lực, từ đó hình thành tâm lý buông xuôi, chán nản Một ví dụ thật đơn giản là nhiều bạn trẻ sau khi có xích mích với bố mẹ, không tìm thấy phương pháp giải quyết cho mình đã chọn cách trở nên thờ ờ, lạnh lùng, lãnh cảm; nhiều bạn khác thì sau khi gặp vấn đề trong chuyện tình cảm lại đóng cửa cảm xúc, để cho trái tim chết dần…
Điều kiện gia đình khá giả, không phải lo nghĩ khiến một bộ phận giới trẻ sa đà, trượt dốc, lầm đường lạc lối với các suy nghĩ lệch lạc Không ngoại trừ điều đó, các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn có
Trang 9được tương lai tươi sáng cũng dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, không kiểm soát được hành vi của mình Một số bạn lại do gia đình gặp những trục trặc nên cha
mẹ thiếu sự quan tâm, chăm sóc, đôi khi lại khiến con trẻ đối mặt quá sớm với các vấn đề bạo lực, bạo hành nên dẫn đến các hành vi tiêu cực
Đơn cử Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng, trong phiên tòa xét xử không hề tỏ thái độ hối hận mà rất lãnh đạm, Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu mà kể lại câu chuyện từng chi tiết mà không hề thấy bối rối hay ghê rợn, giống như đang tường thuật lại một bộ phim mình đã xem – phải chăng giới trẻ đang dần dần chai lì về cảm xúc cũng chính một phần từ sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội?
Sự giao lưu văn hóa, ảnh hưởng toàn cầu hóa khiến cho lối sống đề cao chủ nghĩa cá nhân du nhập Việt Nam cũng như các quốc gia phương Đông khác vốn mang một nền văn hóa đậm đà tính cộng đồng, song từ khi
mở cửa và hội nhập sâu rộng với thế giới, tính đoàn thể và tính cộng đồng
ấy đã phần nào bị mai một Phương châm sống “Lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” trong không ít trường hợp đã bị nhiều người, mà trong đó có không ít bạn trẻ, làm ngơ Trong cuộc sống cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, và khi lối sống tư bản phương Tây du nhập, việc đề cao chủ nghĩa cá nhân lại càng trở nên phổ biến
Bên cạnh đó, đôi khi văn hóa bầy đàn cũng khiến cho con người ta ngại không thể hiện sự quan tâm đến xung quanh Một người biết quan tâm nếu phải sống lâu trong một môi trường toàn những người vị kỉ, hờ hững tới cuộc sống xung quanh cũng dễ lây tính vô cảm Hoặc đơn giản, trong một trường hợp cụ thể, khi bạn muốn giúp đỡ một ai đó đang trong cơn hoạn nạn, song tất cả những người xung quanh đều từ chối làm điều đó, thì liệu bạn có vượt qua được tâm lý đám đông để thực hiện lòng tốt của mình hay không? Câu trả lời vẫn là một dấu hỏi lớn với phần đông mọi người Tâm lý
Trang 10sợ “làm ơn mắc oán” cũng góp phần khiến cho vô cảm trở thành một vấn đề không nhỏ của xã hội
b Nguyên nhân chủ quan:
Vô cảm có nhiều nguyên do, nhưng tất nhiên không thể hoàn toàn đổ lỗi cho những lý do ngoại cảnh Căn bệnh này phổ biến như vậy trong xã hội hiện nay một phần chính là do bản thân con người, đặc biệt là những người trẻ
Giới trẻ ngày nay được sống trong đầy đủ nên thường có khuynh hướng nghĩ đến bản thân nhiều hơn và quên mất những giá trị cốt lõi của cuộc sống: tình yêu thương giữa người với người, sự đoàn kết, sẻ chia trong cuộc sống… Đặc biệt là lối sống coi trọng đồng tiền ăn sâu vào tiềm thức, thế nên nhiều khi từ vô tâm, vô cảm mà người trẻ dễ sa ngã
Cá nhân con người tự tôn và vị kỉ Ích kỉ dường như là bản năng của con người trong mọi thời đại và mọi xã hội, và trong xã hội ngày nay thì có
vẻ như nó đang được tạo điều kiện để nhân rộng Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi không sẵn sàng mở lòng để cho đi một cái gì, để hi sinh một cái gì
Sự vô cảm với mọi người xung quanh còn bắt nguồn từ việc vô cảm với chính bản thân của một bộ phận ngưởi trẻ hiện nay Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh nhiều bạn trẻ ngủ gục trong các quán game online, để mặc bản thân tiều tụy, quên ăn quên ngủ vì cuộc sống ảo mà các bạn đang đắm chìm Giới trẻ còn mất cảm giác với tình yêu của chính mình, lao theo cảm xúc mà không có lí trí để rồi đánh mất bản thân lúc nào không biết: yêu quá nhiều, quá vội vàng, sống thử, thiếu suy nghĩ, đến khi thật sự cần một mái ấm gia đình thì bản thân không cảm nhận được đâu là tình yêu đích thực nữa
Trang 113 Hậu quả của bệnh vô cảm
Không còn nghi ngờ gì nữa sự hiện hữu rõ ràng của căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại ngày ngay ở nhiều người, mà nhất là giới trẻ Và một khi
đã trở thành căn bệnh thì nó chắc chắn phải gây ra nhiều tác hại Nhóm chúng tôi xin được phân tích hậu quả của căn bệnh vô cảm trên phương diện cá nhân
và phương diện xã hội
a Với cá nhân:
Bệnh vô cảm khiến cho những người trẻ mất đi khả năng cảm thụ cuộc sống, mất đi tình yêu với cuộc sống và những người xung quanh Vô cảm tức là không còn khả năng xúc cảm Nếu con người trở nên vô cảm thì cuộc sống của chúng ta có khác gì những cỗ máy? Vô cảm, con người đánh mất một thứ vô cùng quan trọng tạo nên sự khác biệt của họ với những sinh vật sống khác
Bệnh vô cảm khiến cho những người trẻ dễ có những cảm xúc cực đoan, bất mãn, dễ bị sa vào cám dỗ, dễ có những hành vi hay bất tác vi để lại hậu quả nghiêm trọng Thực tế đã cho thấy, vì sự hững hờ, vô cảm vô tâm của con người mà chính đồng loại của họ phải chịu kết cục đau lòng
Cá nhân con người còn có thể rời xa cộng đồng, rời xa cuộc sống thực và dễ bị mắc những căn bệnh khác về mặt tâm lý
b Với xã hội:
Những cá nhân vô cảm sẽ tạo nên một xã hội vô cảm, và điều đó
là vô cùng nguy hại Căn bệnh vô cảm, một cách ngấm ngầm, sẽ làm ung nhọt nhân cách và phẩm chất đạo đức của những chủ nhân tương lai của đất nước