Từ khi trên quả đất có sự sống, Thượng Đế đã sinh ra vạn loại, trong đó có loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban cho loài người chúng ta một thứ quý báu, đó chính là “tình cảm”. Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, nó là sợi dây gắn kết giữa con người và con người với nhau trong các mối quan hệ xã hội. Tình thương yêu, sự chân thành, nỗi xót xa hay sự cảm thông, tha thứ. Tất cả đều xuất phát từ cái “tình” mà ra. Do đó, có thể nói cái hạnh phúc lớn nhất của con người khi còn tồn tại trong cái thế giới này, đó chính là được sống, được tắm mình trong cái biển cả đầy tình yêu thương của mọi người Xã hội nước ta, từ khi bắt đầu thực hiện “đổi mới” vào năm 1986, đã có những biến chuyển liên tục và thay đổi một cách rõ rệt so với trước đây. Sự thay đổi này mang lại cho xã hội ta những tích cực rất đáng ghi nhận. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được cải thiện một cách đáng kể. Nhưng đồng thời, sự thay đổi này cũng mang lại cho xã hội ta không ít những tiêu cực, những mặt trái của cuộc sống, của nền kinh tế thị trường. Trong đó, có sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó là một sự kiện trọng đại của đất nước hay là những câu chuyện bình thường, gần gũi diễn ra xung quanh họ. Đứng trước cái xấu xa, cái đê hèn, mà không cảm thấy đau xót, phẫn nộ; không cảm thấy nhức nhối trái tim. Đứng trước điều tốt đẹp, những nhân cách cao thượng mà không cảm thấy ngưỡng mộ, cảm phục; không cảm thấy rung động tâm can. Và gần đây nhất là bạo lực học đường - hiện tượng vô cảm trong giới học sinh - sinh viên đã gây ra nhiều tranh cãi trong ngành giáo dục nước ta. Bên cạnh đó còn là sự vô tâm trước một môi trường đang cần sự trợ giúp của giới trẻ hay một hành động đẹp khi thấy người bị tai nạn khi tham gia giao thông. Có thể nói, truyền thống yêu nước, tương thân, tương ái và tinh thần đoàn kết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống quí báu và tự hào của dân tộc ta. Trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hóa, đang trên đà phát triển. Chúng ta có quyền tự hào bởi ta là người Việt Nam, được sinh ra trên mảnh đất anh hùng, luôn tồn tại những con người kiên cường, bất khuất, đầy trí tuệ, thông minh và sáng tạo. Thanh niên Việt Nam, những người trẻ tuổi, với sự năng nổ và đầy nhiệt huyết, là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Song hiện nay, giới trẻ Việt Nam với sự tác động quá nhiều của môi trường đã khiến họ ngày càng buông thả, tự đánh mất mình trong cuộc sống. Hơn nữa, từ nhận thức lệch lạc về cuộc sống khiến họ có những suy nghĩ, hành động đi ngược lại với đạo lí làm người, với truyền thống cao đẹp của dân tộc. Vấn đề đặt ra là làm sao để giới trẻ ngày nay nhận ra, trong cuộc sống tấp nập chạy đua để kiếm sống, tình nhân ái vẫn là nhân cách đáng quý nhất của mỗi người. Và vô cảm là gì? Những yếu tố nào dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay? Phải chăng, không có giải pháp nào để thay đổi nhận thức trong giới trẻ? Với những lí do trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Yếu tố tâm lý - xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay và một số kiến nghị.” làm đề tài nghiên cứu của mình
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay 5
1.1 Nhận thức chung về hiện tượng vô cảm 5
1.1.1 Khái niệm về vô cảm 5
1.1.2 Những biểu hiện của hiện tượng vô cảm 7
1.1.3 Tác hại của hiện tượng vô cảm đối với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân 9
1.2 Khái quát thực trạng về hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay 11
1.2.1 Vài nét về lối sống của giới trẻ hiện nay 11
1.2.2 Những biểu hiện cụ thể của hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay 12
Chương 2: Những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay và một số kiến nghị 15
2.1 Những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay 15
2.1.1 Nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội của giới trẻ còn kém 15
2.1.2 Sự chênh lệch về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần 17
2.1.3 Môi trường giáo dục ngày càng trở nên bất ổn 20
2.2 Một số kiến nghị 24
2.2.1 Đẩy mạnh vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách sống của giới trẻ hiện nay 25
2.2.2 Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong trường học 27
2.2.3 Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địa phương 29
KẾT LUẬN 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi trên quả đất có sự sống, Thượng Đế đã sinh ra vạn loại, trong
đó có loài người Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban cho loài người
chúng ta một thứ quý báu, đó chính là “tình cảm” Tình cảm cũng giống như
một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, nó là sợi dâygắn kết giữa con người và con người với nhau trong các mối quan hệ xã hội Tình thương yêu, sự chân thành, nỗi xót xa hay sự cảm thông, tha thứ
Tất cả đều xuất phát từ cái “tình” mà ra Do đó, có thể nói cái hạnh phúc lớn
nhất của con người khi còn tồn tại trong cái thế giới này, đó chính là đượcsống, được tắm mình trong cái biển cả đầy tình yêu thương của mọi người
Xã hội nước ta, từ khi bắt đầu thực hiện “đổi mới” vào năm 1986, đã
có những biến chuyển liên tục và thay đổi một cách rõ rệt so với trước đây
Sự thay đổi này mang lại cho xã hội ta những tích cực rất đáng ghi nhận Đó
là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, đời sống tinh thần và vật chất củanhân dân được cải thiện một cách đáng kể Nhưng đồng thời, sự thay đổi nàycũng mang lại cho xã hội ta không ít những tiêu cực, những mặt trái của cuộcsống, của nền kinh tế thị trường Trong đó, có sự suy đồi về đạo đức, nhânphẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độthờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó làmột sự kiện trọng đại của đất nước hay là những câu chuyện bình thường, gầngũi diễn ra xung quanh họ
Đứng trước cái xấu xa, cái đê hèn, mà không cảm thấy đau xót, phẫnnộ; không cảm thấy nhức nhối trái tim Đứng trước điều tốt đẹp, những nhâncách cao thượng mà không cảm thấy ngưỡng mộ, cảm phục; không cảm thấyrung động tâm can Và gần đây nhất là bạo lực học đường - hiện tượng vôcảm trong giới học sinh - sinh viên đã gây ra nhiều tranh cãi trong ngành giáodục nước ta Bên cạnh đó còn là sự vô tâm trước một môi trường đang cần sựtrợ giúp của giới trẻ hay một hành động đẹp khi thấy người bị tai nạn khitham gia giao thông
Trang 3Có thể nói, truyền thống yêu nước, tương thân, tương ái và tinh thầnđoàn kết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống quí báu và tự hào của dântộc ta Trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nướccông nghiệp hóa, đang trên đà phát triển Chúng ta có quyền tự hào bởi ta làngười Việt Nam, được sinh ra trên mảnh đất anh hùng, luôn tồn tại những conngười kiên cường, bất khuất, đầy trí tuệ, thông minh và sáng tạo Thanh niênViệt Nam, những người trẻ tuổi, với sự năng nổ và đầy nhiệt huyết, là mộttrong những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước Song hiệnnay, giới trẻ Việt Nam với sự tác động quá nhiều của môi trường đã khiến họngày càng buông thả, tự đánh mất mình trong cuộc sống Hơn nữa, từ nhậnthức lệch lạc về cuộc sống khiến họ có những suy nghĩ, hành động đi ngượclại với đạo lí làm người, với truyền thống cao đẹp của dân tộc Vấn đề đặt ra
là làm sao để giới trẻ ngày nay nhận ra, trong cuộc sống tấp nập chạy đua đểkiếm sống, tình nhân ái vẫn là nhân cách đáng quý nhất của mỗi người Và vôcảm là gì? Những yếu tố nào dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiệnnay? Phải chăng, không có giải pháp nào để thay đổi nhận thức trong giới trẻ?
Với những lí do trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Yếu tố tâm lý - xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay và một số kiến nghị.”
làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Đối tượng nghiên cứu
- Yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay.
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong
giới trẻ hiện nay
- Tìm ra những biện pháp ngăn ngừa hiện tượng vô cảm và xây dựng lốisống cao đẹp, đầy tình người trong giới trẻ Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những yếu tố tâm lý - xã hội dẫn đến tượng vô
cảm trong giới trẻ hiện nay (vô cảm trong bạo lực học đường, vô cảm trướcmôi trường đang bị đe dọa hay khi tham gia giao thông)
- Về không gian: Trên phạm vi cả nước
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 4- Chuyên đề nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và các phương pháp cụ thể sau: phương pháp phân tích –tổng hợp, phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp thu thập thông tin(giáo trình, báo chí, internet…)…
6 Bố cục chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề bao gồm haichương:
Chương 1: Hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay
Chương 2: Những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay và một số kiến nghị
Trang 5CHƯƠNG 1 HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY
1.1 Nhận thức chung về hiện tượng vô cảm
1.1.1 Khái niệm về vô cảm
Từ xa xưa, lý trí được xem là thành tựu cao nhất của con người, ngượclại tình cảm lại bị coi rẻ như là ngu ngốc và không tin cậy được Tình cảmtrong văn hóa phương Tây không được đánh giá cao Từ Platon quaAristoteles cho đến những người của thời kỳ sau này, lý trí luôn được xem làvượt trội - ngược lại, tình cảm bị coi là sơ đẳng, ngu ngốc, thú vật, không thểtin cậy được và nguy hiểm Trong vòng 20 năm vừa qua, sự đánh giá tìnhcảm này đã trải qua một biến đổi sâu sắc Các nhà thần kinh học hiện đã kếtluận rằng tình cảm không phải ngu ngốc và sơ đẳng mà có trí tuệ dưới hìnhthức riêng của nó Chúng ta sẽ không hoàn hảo nếu như không có chúng Haynói ngắn gọn hơn: không có cảm xúc thì con người không phải là con người Như J.Piagiê (1896 - 1980), nhà tâm lí học Thụy Sĩ cho rằng: “ mỗiứng xử bao hàm hai mặt: mặt năng lượng và mặt nhận thức hay cấu trúc Mặtnăng lượng là do cảm xúc tạo ra, còn cấu trúc hay nhận thức là kết quả của trítuệ Một hành động trí tuệ bao hàm sự điều tiết năng lượng liên quan tới cảmxúc Cảm xúc và nhận thức không thể tách rời nhau” Vưgôtxki (1896 –1934), nhà tâm lí học người Nga cho rằng: “việc phân tích một ý nghĩ nào đó
chỉ đúng khi phát hiện ra được bình diện động cơ, cảm xúc bên trong” Do đó,
cảm xúc đảm nhận một chức năng quan trọng sống còn, đã từ lâu người takhông còn hoài nghi về điều này nữa - nhưng như thế nào thì vẫn còn là câu
đố Các nhà khoa học chỉ biết rõ là không có một trung tâm nhất định chocảm xúc, tình cảm của chúng ta được tạo nên bởi nhiều mạng lưới tế bào thầnkinh phức tạp
Để đánh giá cảm xúc, hiện nay đã xuất hiện một khái niệm mới được
nhiều người quan tâm, đó là trí tuệ cảm xúc Trí tuệ xúc cảm (emotional
intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc(emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân Chỉ số này mô tả khảnăng, năng lực, kỹ năng (trong trường hợp của mô hình tính cách về trí tuệ
Trang 6xúc cảm) hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảmxúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc Trí tuệ xúccảm là nhánh nghiên cứu tương đối mới của ngành tâm lý học Do đó, địnhnghĩa về trí tuệ xúc cảm không ngừng thay đổi.
Các chuyên gia tâm lý học Mỹ đã nghiên cứu và đúc kết năm yếu tố
nhận diện trí tuệ cảm xúc, trong đó có yếu tố thấu cảm Đây cũng là một trong
nhân tố quan trọng của trí tuệ cảm xúc Thấu cảm là khả năng nhận ra và hiểuđược những gì mà những người xung quanh bạn muốn gì, cần gì và nhữngquan điểm của họ Người có khả năng thấu hiểu tốt sẽ cảm nhận được cảmxúc của người khác, ngay cả khi cảm giác đó không được rõ ràng Kết quả
là, người có khả năng thấu cảm thường quản lý rất tốt mối quan hệ, biết lắngnghe hiểu được những mối quan hệ liên quan Họ tránh sự khuôn mẫu vàphán đoán quá nhanh và sống cuộc sống của họ một cách rất mở và trungthực
Song, nếu chỉ số này ở người nào đó quá thấp thì có thể khẳng địnhkhả năng nhận thức và ứng xử, điều chỉnh hành vi trước một sự việc, hiệntượng nào đó của người này kém Hay nói theo cách hiểu khác, người đó vô
cảm Tuy nhiên, khái niệm vô cảm thì có nhiều cách hiểu Theo từ điển tâm lí
học của GS.TS Vũ Dũng thì “vô cảm (chứng) là trạng thái được đặc trưng
bởi sự thụ động của cảm xúc, sự thờ ơ, sự đơn giản hóa tình cảm, sự bàngquang đối với các sự kiện diễn ra xung quanh và sự suy yếu động cơ, hứngthú Chứng vô cảm diễn ra trên nền tảng giảm sút tính tích cực vận động vàtích cực tâm lí Chứng vô cảm có thể dài hạn hay ngắn hạn Chứng vô cảmđược hình thành do rối nhiễu tâm lí kéo dài, đôi khi xuất hiện trong các tổnthương não thực thể, trong chậm phát triển trí tuệ hoặc trong các bệnh thựcthể kéo dài, mãn tính” Khái niệm này xét vô cảm vừa ở mức độ trạng thái,nhận thức, vừa xem nó như là một chứng bệnh
Ta có thể hiểu vô cảm là một trạng thái không có cảm xúc, hay nóiđúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở vào thời điểm đó, con ngườikhông có cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật,
sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là không đụng chạm trựctiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được
Trang 7Vô cảm không chỉ dừng lại ở trạng thái không có cảm xúc, khôngbuồn, không vui, không giận hờn, yêu ghét, mà trái tim của người vô cảmkhông còn biết rung động trước bất kì điều gì Những người sống vô cảm, họluôn luôn không quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiệntrong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước.
Họ sống tách biệt bản thân với xã hội
1.1.2 Những biểu hiện của hiện tượng vô cảm
Ngày qua ngày, dòng người tấp nập trong cuộc sống với bao bộn bề,
và hiện tượng vô cảm dường như xảy ra quanh ta, hiển hiện ngay trước mắt
ta Dân gian có câu “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” Những người bị mù
mắt thật đáng thương, nhưng vẫn không đáng sợ bằng những kẻ mắt sáng màtim mù
Vô cảm trước cái tốt, bắt nguồn từ sự thờ ơ với xã hội, thờ ơ với cộngđồng Những người vô cảm chỉ biết vuông vén cho bản thân và gia đình, còn
tình làng nghĩa xóm, “thương người như thể thương thân” với họ dường như
trở nên quá xa lạ Nhà hàng xóm bị mất trộm hay có người thân vừa qua đời,
họ dửng dưng, thờ ơ như không có chuyện gì, nếu có cũng chỉ là những hànhđộng mang tính gượng ép mà không xuất phát từ lòng chân thành Ngoài xãhội, người vô cảm đem đến những luồng gió lạnh cho cuộc sống Họ dườngnhư không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, họ thờ ơ với tất cả những gì diễn
ra xung quanh mà đối với họ là không liên quan, không ảnh hưởng đến Thờigian gần đây, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt tạm giam
vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra vềhành vi hành hạ cháu Nguyễn Thị Bình suốt hơn 10 năm qua Cháu phải chịucảnh bị tra tấn, đối xử dã man ở giữa một thành phố lớn và giữa một khu dân
cư mà căn nhà đó có nhiều người đến ăn phở, đưa hàng chứng kiến Ở mộtđơn vị hành chính, chúng ta có UBND phường, công an phường, có cảnh sátkhu vực, có đội thanh niên xung kích, có tổ dân phố, có chi bộ, có hội cựuchiến binh, có đoàn thanh niên, phụ nữ Vậy mà một số phận con người đàyđoạ như vậy nhưng họ không thấy, không biết Cơ quan chức năng thì khôngbiết với lý do là không được cháu Bình tố cáo Ngay cả cơ quan chức năng
Trang 8(được giao quyền, được trang bị nhân lực, phương tiện bảo vệ con người) khiđứng trước vụ người khác bị làm nhục thì lại nói rằng: “chỉ khởi tố vụ án,khởi tố bị can khi nạn nhân tố cáo” Trong vụ việc cháu Nguyễn Thị Bình, rấtmay mắn là có một người đàn bà giàu lòng thương và sự can đảm - bà Hà ThịBình, bán hàng ở chợ đã giải thoát cho cháu Người đàn bà đó có phẩm chất
và sức nặng hơn rất nhiều số đông với cả hệ thống những cơ quan chínhquyền, đoàn thể ở phường, ở quận
Những biểu hiện của hiện tượng vô cảm vẫn diễn ra hàng ngày, hànggiờ trong xã hội Chuyện người ta không sẵn lòng giúp đỡ những người gặpkhó khăn trong khi có đủ điều kiện là điều không hiếm Thậm chí có kẻ cònnhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn Như trường hợp của mộtngười đàn ông bị cướp vào chiều 16/6/2011 tại ngã năm An Dương Vương(đoạn giao nhau của các đường An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnhthuộc phường 8 và 9, quận 5, TPHCM) Nhờ sự nhanh trí, người đàn ông nàygiữ chặt giỏ xách của mình nên hai tên cướp không giật được phải đành tẩuthoát Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên giỏ xách của người đàn ông bị ráchtoạc và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường Lợi dụng tình cảnh lúng túng củangười đàn ông, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trongkhu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượm mất số tiền bị rơi ra trướcánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn Chỉ trong vòng chưa tới
hai phút, số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào túi của những người “hôi của” quá vô tâm và đi mất Không biết những người lượm tiền có biết đó là
tiền của người đàn ông đó hay không, hay là nghĩ đó là tiền từ trên trời rơixuống
Hơn thế nữa, hiện tượng vô cảm còn đáng sợ ở những con người đượcgiao trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả hoặc có địa vị xã hội Ví như một bệnhviện dù được trang bị tối tân hiện đại, có một đội ngũ thầy thuốc có trình độcao, thế nhưng chỉ một số ít thầy thuốc có thái độ vô cảm với bệnh nhân cũng
đủ gây tai họa cho người bệnh Điều này xuất phát từ sự thiếu nhiệt tình củađội ngũ y bác sĩ Họ không có niềm đam mê trong công việc, không muốngần gũi người bệnh, khám chữa bệnh qua loa chiếu lệ, không thật lòng thươngyêu người bệnh Lương y như từ mẫu nhưng khi vị từ mẫu ấy vô cảm thì cái
Trang 9chết của bệnh nhân là điều dễ hiểu Đó là trường hợp của em Dương Thị ThuHiền ở huyện Năm Căn, Cà Mau sau khi bị cưỡng hiếp và bị chấn thương sọnão được đưa vào bệnh viên Năm Căn nhưng sự thờ ơ không kiểm tra bệnhtình của bệnh nhân khiến em đã phải ra đi trong sự tức tưởi của người thân vànhững người chứng kiến Hay việc những người có chức trách trong xã hộikhông quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình
bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết Vụ Công ty CP Dịch vụ Sonadezi Long Thành (Sonadezi) xả nước thải chưa qua xử lý ra sông
Đồng Nai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống, sinh hoạtcủa hàng trăm hộ dân ở huyện Long Thành (Đồng Nai) mà báo chí đăng tảithời gian qua, đang gây bức xúc dư luận về một kiểu kiếm lợi bất chính, bất
chấp lợi ích cộng đồng Có thể gọi vụ vi phạm này là “Vedan 2”, bởi tính
chất, mức độ và sự thiệt hại về sức khỏe của người dân và lợi ích của cá nhân,
tổ chức trong cộng đồng là không thua kém Nhiều hộ dân bỗng chốc trắngtay, từ cuộc sống khá giả, đủ đầy trở thành lao động làm thuê, nợ nần chồngchất vì hậu quả ô nhiễm môi trường Càng bức xúc hơn khi biết được nhiềunăm qua hàng chục hộ dân đã nhiều lần viết đơn kêu cứu gửi đến nhiều cơquan có thẩm quyền, nhưng không đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm nào trảlời cho họ Tất cả những nơi mà họ gửi đơn tới đều vô cảm trước những thiệthại mà họ phải gánh chịu nhiều năm qua Thậm chí, có những cán bộ giảiquyết chính sách đã thu bớt của công của những thương binh, những gia đìnhchính sách, của những người tàn tật, những gia đình hộ nghèo như báo chí đãtừng nêu lên Trận lũ kinh hoàng tháng 8/2007, hàng ngàn ngôi nhà ở Hà Tĩnh
bị trôi, hàng ngàn hộ dân phải sống nhờ vào hàng cứu trợ Như người dân ởthôn Kinh Nhuận, xã Cảnh Hóa huyện Quảng Trạch được huyện, tỉnh hỗ trợmỗi hộ 10 triệu đồng, tuy nhiên các hộ dân này bị ép nộp lại 7 triệu cho tậpthể cán bộ thôn Kinh Nhuận để chia chác nếu không sẽ không được nhận tiềncứu trợ
1.1.3 Tác hại của hiện tượng vô cảm đối với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân
Trang 10Mặc dù đã trưởng thành, nhưng mỗi lần quay ngược thời gian vềnhững kí ức tuổi thơ đã qua, mỗi người không khó khăn để nhận ra rằng, khicòn nhỏ, tâm hồn chúng ta đều nhạy cảm Có thể nói, trẻ thơ dễ xúc độngtrước những niềm vui, nỗi buồn dù rất nhỏ Nhiều em xuýt xoa, thậm chí oàkhóc khi con mèo bị đau hoặc vui sướng đến nhảy cẫng lên khi được ai tặngmấy cái kẹo Nhưng rồi, cùng với thời gian và sự trải nghiệm cuộc đời, cónhững trái tim đã trở nên chai sạn Điều đáng sợ của hiện tượng này là nókhiến con người trở nên ích kỷ, độc ác và tàn nhẫn hơn Họ chỉ biết nghĩ đếncái lợi của bản thân mình mà quên lợi ích chung, dẫn đến những lời nói, hànhđộng, thái độ vô tâm, vô tình, nguy hiểm hơn nữa là sự vô nhân tính, mấtnhân đạo Ví như việc nhìn thấy một người bị tai nạn giao thông, mặc dù biếtmình có điều kiện để có thể đưa người ta tới bệnh viện, nhưng có thể vì tính
cá nhân quá lớn, họ thờ ơ bỏ đi, mặc nạn nhân sống chết ra sao Một trongnhững điển hình ấy được thể hiện trong buổi chiều 13/8/2011, từ vụ tai nạn xemáy của một thanh niên tại quận 3, TPHCM Người thanh niên bị nạn do vaquệt xe máy nằm bất tỉnh dưới đường, nhưng những hành khách ngồi trênchiếc xe buýt dừng ngay trước nạn nhân vẫn ung dung ngồi xem Nhiều ngườikhác sẵn sàng vi phạm luật giao thông khi phóng như bay để vượt qua đèn đỏ,
với “mục tiêu” duy nhất là tiết kiệm được vài giây, song họ lại sẵn sàng đứng
lì trên phố, “ngắm” người bị nạn nằm bất động dưới lòng đường Nếu như
sau đó không có ba thanh niên trong đội phản ứng nhanh của Thành đoànTPHCM đứng ra chặn đường, yêu cầu các xe ô tô trợ giúp chở người bị nạn
đi cấp cứu thì không biết hậu quả sẽ ra sao
Hay hình ảnh hàng chục tấn rác bị đổ tràn lan xuống lòng sông, cây
cầu vốn nhỏ hẹp cũng bị rác “ngoạm” dần Hai bên đầu cầu, rác chất thành
“núi”, môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, dòng chảy bị thu hẹp lại Đây là tình trạng “bức tử” của sông Đáy tại khu vực cầu 72 II (thuộc địa bàn
xã Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội) Theo người dân khu vực cho biết, cầu 72IIbắc qua sông Đáy, là đầu mối giao thông nối huyện Quốc Oai với huyện HoàiĐức Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, cây cầu này bị biến thành bãi đổrác của người dân thuộc địa phận các xã Cộng Hòa (Quốc Oai) và Vân Côn(Hoài Đức) Bà Nguyễn Thị Mai (60 tuổi) người dân xã Vân Côn phản ánh:
Trang 11"Cách đây vài năm, chỉ có một số cá nhân, hộ gia đình sinh sống ở gần bờsông mang rác ra đổ Thế nhưng, người nọ nhìn thấy người kia đổ thì cứkhuôn rác ra đổ theo” Có thể thấy hiện tượng vô cảm đã thực sự ăn sâu vàongười dân xã Vân Côn, mặc kệ người khác đổ rác, mặc kệ môi trường bị ônhiễm Họ vẫn tiếp tay cho hành động xấu trên và trở thành người trực tiếpphá hoại môi trường sống của nhiều người.
Có thể nói vòng tròn tình yêu mỗi ngày một nhỏ hẹp, họ chỉ quan tâmđến gia đình mình mà không cần để ý đến môi trường xung quanh và điều đókhiến nhiều người trở nên hẹp hòi, mất hẳn động cơ làm người tốt, rồi họ trởnên vô cảm lúc nào mà không hề hay biết Tiến sĩ Trương Văn Vỹ, nhànghiên cứu xã hội học tội phạm (ĐHKHXH&NV TPHCM) đã đưa ra một kếtluận rùng mình rằng: “Tất cả mầm mống tội ác đều phải được nuôi dưỡng từtrước Và cái nôi của nó chính là sự vô cảm” Vì thế một xã hội chứa đựngnhiều vô cảm chính là câu trả lời vì sao mà ngày nay cái xấu, cái ác lại có thể
1.2 Khái quát về hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay
1.2.1 Vài nét về lối sống của giới trẻ hiện nay
Thế kỉ XXI đã bước qua thập kỉ thứ nhất với sự tiến bộ của đất nướctrong nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Và bây giờ
là lúc các giá trị cá nhân được tôn trọng hơn xưa nhiều Dường như tất cả xãhội đang hướng tới để khẳng định cho giá trị bản thân của mỗi con người.Nhưng có lẽ, ý thức về cá nhân phát triển mạnh mẽ hơn cả trong thế hệ trẻViệt Nam hiện nay
Trong thời đại ngày nay, điều đáng ghi nhận nhiều nhất là sự tự giác
nỗ lực hăng say tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo của không ít giới trẻ Họ xứng
Trang 12đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước Trong số đó, vẫn có không ítbạn trẻ sinh ra ở những vùng quê nhỏ bé, điều kiện kinh tế còn khó khăn.Nhưng với ý chí đổi đời và ước vọng giúp ích họ đã tạo động lực giúp họvươn lên cố gắng vượt qua những khó khăn của cuộc sống để thực hiện ước
mơ Và rồi với nghị lực và ý chí kiên cường ấy, họ vượt lên làm chủ cuộcsống, đồng thời cống hiến sức mình cho xã hội
Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực đó, lối sống của giới trẻ hiệnnay lại được xã hội quan tâm và chú ý nhiều hơn bởi chúng có quá nhiều quanniệm lệch lạc và không lành mạnh Giới trẻ ngày nay đang chạy theo lối sốnghưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu Họ bỏ qua những giá trị đạođức, là nền tảng cốt yếu của con người và chà đạp lên những gì gọi là thiêngliêng nhất của cội nguồn Bên cạnh đó còn là sự xuống dốc về đạo đức củamột số người lớn Đây chính là kết quả của sự mở cửa về văn hóa quá nhanh.Không biết từ khi nào xã hội Việt Nam chúng ta lại đánh giá chúng ta theotiêu chuẩn phương Tây Lối đánh giá đó đi vào đời sống người Việt, từ công
sở cho đến bên ngoài xã hội Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáodục cũng như những người có trách nhiệm
“Giới trẻ là tương lai của toàn nhân loại” Đó là câu khẳng định
nhiều người đã biết Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng chotương lai ấy Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tếhiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theonhững giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần
1.2.2 Những biểu hiện của hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay
Vô cảm trong giới trẻ bắt nguồn từ chính sự nhận thức về giá trị cộng
đồng quá kém Tâm lý sống "chỉ biết mình" khá phổ biến trong giới trẻ ngày
nay Thêm vào đó, tính ích kỉ chỉ lo cho bản thân mình nên họ thờ ơ vớinhững khó khăn cần đến sự giúp đỡ của họ Đi xe buýt thấy người già, trẻ emnhưng lại không nhường chỗ, cứ dửng dưng như không có chuyện gì Trên
trang baomoi.com vào ngày 13/06/2011có bài đăng “ Bác ấy già nhưng còn khỏe nên không cần nhường ghế” của một bạn đọc trẻ khi bức xúc về một
thanh niên không chịu nhường ghế cho người lớn tuổi Trong bài viết có đoạn
Trang 13“Tôi cảm thấy quá bất bình khi phải chứng kiến một nam thanh niên khỏemạnh, cãi nhau với người thu vé chỉ vì cậu thanh niên không chịu nhường chỗcho người già với lý do: người tuy già nhưng trông vẫn còn khỏe mạnh.Người thu vé nhẹ nhàng đề nghị: “ thanh niên khỏe mạnh ơi! Em nhường ghếcho bác lớn tuổi ngồi được không?” “Bác ấy già bạc đầu nhưng trông cònkhỏe lắm, có khi còn khỏe hơn em ấy chứ, đâu cần phải nhường ghế làm gì!”
- người thanh niên đáp lại Tôi thấy buồn cho ý nghĩ nông cạn của một thanhniên trông vẻ ngoài rất hào nhoáng này, tôi nói với bạn ấy rằng: “Giả sử, báchôm nay đứng đây là mẹ bạn thì bạn có thấy chạnh lòng suy nghĩ haykhông?” Cậu ta ấm ức không trả lời ném về phía tôi và bác phụ xe một cáinhìn hằn học.” Qua đây có thể thấy rằng tấm lòng tương thân tương ái củamột bộ phận giới trẻ hiện nay quá kém Hay chính bản thân họ là nhữngngười gây ra tai nạn, nhưng dường như tính cá nhân quá lớn nên đã gây ranhiều cái chết thảm thương Như vụ tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh mới đây, bathanh niên Nguyễn Trọng Trường (học sinh lớp 11 tại Trung tâm Giáo dụcthường xuyên Cẩm Xuyên), Nguyễn Trọng Thiều (sinh năm 1991, sinh viênĐại học Kỹ thuật Vinh) và Trần Đắc An (sinh năm 1989) cùng đèo trên mộtchiếc xe máy Khi đến địa phận xã Cẩm Hưng, do trời mưa, lại phóng nhanhnên chiếc xe đã mất lái và đâm thẳng vào ông Mại (ở xã kế bên) đang đi bộven đường Sau cú đâm mạnh, ông Mại bị hất xuống mương nằm bất tỉnh.Mặc dù thấy nạn nhân bị thương nặng nhưng cả ba đối tượng vẫn phóng lên
xe máy bỏ trốn dẫn đến cái chết thương tâm của ông Mại vì không được đưatới bệnh viện
Đất nước ngày một đi lên, nhiều gia đình đã thoát khỏi cảnh đói nghèonhờ sự nỗ lực vươn lên không ngừng Bên mặt tích cực đạt được đó, đã xuấthiện những hiện tượng tiêu cực gây đau lòng Chính vì chạy theo những giá
trị vật chất mà họ đã bỏ quên những giá trị tinh thần, đạo lí “thương người như thể thương thân” của cha ông ta Cuộc sống bôn chen của đa số giới trẻ
hiện nay đã khiến họ đánh mất đi tình thương người trong họ Theo kết quảđiều tra tại một đề tài nghiên cứu khoa học do Trường ĐHSP Hà Nội thực
hiện mang tên "Thực trạng biểu hiện của một số xúc cảm và kỹ năng đương đầu với xúc cảm tiêu cực ở thiếu niên", 28% học sinh được hỏi sẽ làm gì khi
Trang 14thấy bạn gặp khó khăn đã chọn cách “lảng tránh” với những câu trả lời như
"tham gia vào thêm rắc rối", "em sẽ phớt lờ" Hay trường hợp của bà Hương,chủ một cửa hàng bán tạp hóa tại thị trấn Liễu Đề (Nam Định) kể lại rằng vàingày trước, bà thấy một bé gái đạp xe đi học đến đoạn trước cửa nhà mình thì
bị ngã, chảy máu đầu gối "Khi con bé còn đang loay hoay chưa ra được khỏi
xe thì có mấy đứa con gái đạp xe đi qua, thấy vậy chửi: mày đi gọn vào, nằmlăn ra đường đợi mẹ mày đến đỡ à!" Bà nhớ lại: "ngày xưa tầm tuổi chúng tôi
mà thấy thế thì thể nào cũng dừng lại hỏi han xem em bé có bị đau không,bọn trẻ bây giờ vô tình vô nghĩa quá” - bà lắc đầu buồn bã nói
Song song với việc nhận thức là việc học theo của đa số giới trẻ từ xãhội thông qua các phương tiện truyền thông internet Trong đoạn clip quaycảnh nữ sinh trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) đánh bạn ở vườn hoa
Lý Thái Tổ gần đây, ngoài cảnh một nữ sinh mặc áo kẻ sẫm màu liên tục túmtóc, kéo lê, dùng chân đi giày đá vào mặt một bạn gái mặc áo phông trắng,chúng ta còn dễ dàng nhìn thấy ở ghế đá cạnh đó, một số học sinh đeo cặpsách thản nhiên ngồi xem, một số khác còn xông vào đánh hội đồng, xúm lạighi hình Trong hành động tưởng như vô tư ấy là sự vô tâm đến mức vô cảm
Sự vô cảm có sức lan truyền, lây nhiễm mạnh mẽ giữa đám đông Ít ai có thểngờ, những gương mặt ngây thơ còn khoác áo trắng đồng phục trên mình lại
có thể thờ ơ đến vậy trước đau đớn của bạn bè và đồng loại “Thật khó hiểukhi những cô bé, cậu bé tuổi teen, ngày ngày cắp sách đến trường học baođiều tốt đẹp lại có thể dửng dưng trước những hành động độc ác như thế.Mình khá bất ngờ vì không một ai trong các em tỏ ra phẫn nộ, xông vào can
ngăn hay gọi người lớn can thiệp Có lẽ giới trẻ đang bị vô cảm hóa” - bạn
Nguyễn Thị Bích - sinh viên HVBCTT nhận xét
Trang 15CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1 Những yếu tố tâm lý – xã hội dẫn đến hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay
2.1.1 Nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội của giới trẻ còn kém
Cá nhân là một khái niệm chỉ những con người cụ thể như một chỉnhthể đơn nhất, bao gồm một hệ thống những đặc điểm cụ thể, khác biệt vớinhững cá nhân khác về cơ chất, tâm lý, trình độ hiểu biết và nhân cách Kháiniệm cá nhân khác khái niệm con người Con người là khái niệm dùng để chỉtính phổ biến trong bản chất người của tất cả các cá nhân Nguyên tắc cơ bảncủa việc xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể cũng như mối quan hệgiữa cá nhân và các cộng đồng xã hội nói chung chính là mối quan hệ giữa lợiích cá nhân và lợi ích cộng đồng Đó cũng là mối quan hệ vừa có sự thốngnhất vừa có mâu thuẫn
Mỗi cá nhân với tư cách là một con người, không bao giờ có thể táchrời khỏi những cộng đồng xã hội nhất định, đồng thời mối quan hệ giữa cánhân và xã hội là hiện tượng có tính lịch sử Là một hiện tượng lịch sử, quan
hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, trong đó, sựthay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội nàybằng hình thái kinh tế - xã hội khác Trong giai đoạn cộng sản nguyên thuỷ,không có sự đối kháng giữa cá nhân và xã hội Lợi ích cá nhân và lợi ích xãhội căn bản là thống nhất Khi xã hội phân chia giai cấp, quan hệ cá nhân và
xã hội vừa có thống nhất vừa có mâu thuẫn và mâu thuẫn đối kháng Trongchủ nghĩa xã hội, những điều kiện của xã hội mới tạo tiền đề cho cá nhân, đểmỗi cá nhân phát huy năng lực và bản sắc riêng của mình, phù hợp với lợi ích
và mục tiêu của xã hội mới Vì vậy, xã hội xã hội chủ nghĩa và cá nhân làthống nhất biện chứng, là tiền đề và điều kiện của nhau
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, xã hội giữ vai trò quyếtđịnh đối với cá nhân Bởi vậy, thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết
Trang 16quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vàomọi quá trình kinh tế, xã hội, cho sự phát triển được thực hiện Xã hội càngphát triển thì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều nhữnggiá trị vật chất và tinh thần Mặt khác, mỗi cá nhân trong xã hội càng pháttriển thì càng có điều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên Vì vậy, thỏa mãn ngàycàng tốt hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân là mục tiêu và độnglực thúc đẩy sự phát triển xã hội Bất cứ vấn đề gì, dù là phạm vi nhân loạihay cá nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp, nếu lợi ích cá nhân và xã hội là thốngnhất thì chính ở đó bắt gặp động lực của sự nỗ lực chung vì một tương lai tốtđẹp.
Tuy nhiên trong xã hội Việt Nam hiện nay, mối quan hệ giữa cá nhânvới cộng đồng xã hội lại có những biểu hiện rời rạc đáng kể Bên cạnh nhữngtấm gương người tốt việc tốt vẫn được đăng tải thường xuyên trên báo đài lànhững con người với chủ nghĩa cá nhân quá lớn, họ thờ ơ trước hoạn nạn, khókhăn của người khác Với giới trẻ ngày nay, cuộc chạy đua để mưu sinh trongcuộc sống khiến họ không muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái cóthể mang lại cho họ, tính cá nhân trong họ dường như quá lớn
Anh Nguyễn Văn Phong (ngụ huyện Hóc Môn – TPHCM) kể lạichuyện đau xót khi chính sự vô tâm của những người đi cùng đã khiến em traianh mất mạng Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 12/12/2010, khi đang lưu thôngtrên đoạn Quốc lộ 1A (huyện Hóc Môn), đến gần cầu Bình Phú Tây, anhN.V.T (sinh năm 1990) va chạm với người đi bộ băng đường Vụ va chạmkhiến anh T ngã xuống đường và bị chấn thương đầu Anh T liền được 2người bạn đi cùng chở đi cấp cứu Thế nhưng, đi được 200m, thấy anh T yếusức, hai người bạn sợ liên lụy nên đặt anh xuống lề đường và bỏ đi Nhữngngười có mặt lúc đó cho biết do không được đưa đi cấp cứu kịp thời nên nửagiờ sau, anh T tử vong “Giá như có ai đó đưa em tôi đi cấp cứu, giá như mọingười đừng tò mò, chỉ đứng nhìn thì em tôi không chết”, anh Phong ngậmngùi nói
Hay sự kiện vào đầu xuân, các công ty, các cửa hàng đua nhau khuyếnmại và phát tờ rơi quảng cáo để hút khách Do vậy, nghề phát tờ rơi với các
cô cậu học sinh-sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập gặp thời hơn bao giờ hết
Trang 17Tại các ngã tư như lớn như ở Ngã Tư Sở, hay đường Phạm Văn Đồng, khuThái Hà, Chùa Bộc (thủ đô Hà Nội)…, mỗi lần đứng chờ hết đèn đỏ có thểbạn sẽ bị dúi vào tay tờ rơi quảng cáo một cách rất bất lịch sự Mỗi lần tín
hiệu giao thông chuyển màu xanh, một "bãi chiến trường" rác lại hiện ra.
Tương tự, tại cổng một số trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội,Đại học Sư phạm, Đại học Luật, Đại học Bách Khoa Hà Nội… vào giờ tan
tầm vẫn có những cô cậu phát tờ rơi đợi sẵn để “hành nghề” Chỉ với một tệp
tờ rơi quảng cáo thôi, nhưng họ cũng đã gây phiền toái cho không ít người khi
trong chỉ nửa tiếng "trao quà" tích cực, cổng trường bị tờ rơi bủa vây Mặc dù
thấy người đi đường cầm tờ rơi chưa đọc gì hết đã vo tròn và ném xuống lòngđường, những người phát tờ rơi vẫn mặc nhiên làm tiếp công việc của mình
bởi theo họ “có làm mới có tiền”, công việc của họ là phát tờ rơi còn người ta
có đọc hay không, người ta làm gì với tờ rơi đó, họ mặc nhiên không quantâm
Có thể nói sự nhận thức của giới trẻ về mối quan hệ giữa cá nhân vàcộng đồng còn quá kém Dường như mọi người chỉ còn làm việc theo tráchnhiệm và làm vừa đủ, vừa đúng thậm chí chưa hoàn thành công việc củamình Sẽ có người bảo: "Người ta vẫn biết cười, biết khóc, biết lắng nghe, biếtđọc, biết nhìn… Tại sao lại bảo là vô cảm?" Xin trả lời rằng, cảm xúc của họchỉ tồn tại trong chính bản thân họ mà không hề được san sẻ cùng cộng đồng.Cảm xúc của họ không làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn mà ngược lại,làm cho nó ngày càng giảm dần giá trị nhân văn, và kéo nó đi xuống
“Con người là động vật có tinh thần”, và cái tinh thần đó thể hiện ở
tính cộng đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con người Sự thờ ơ, lạnh
lùng của giới trẻ hiện nay phải chăng đã khiến cho tính “người” trong họ đã dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần “con” Bởi con vật thì
làm gì có tình thương với đồng loại, thậm chí chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để
có thể sinh tồn
2.1.2 Sự chênh lệch về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần
Trong đời sống xã hội, nhu cầu được hiểu đơn giản là những đòi hỏicần được thỏa mãn của người, sinh vật để tồn tại và phát triển (cây cối có nhu