330 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài. Nguồn nhân lực là nguồn vốn hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, là một trong những nguồn lực chủ yếu để doanh nghiệp dành được ưu thế cạnh tranh. Khi nền kinh tế càng phát triển thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, cho nên ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng gắn chặt với nhân tố con người. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp không chỉ tạo ra ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn góp phần làm tăng năng suất lao động, là yếu tố quyết định làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển mạnh từ đó đã góp phần làm tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà. Trước những thay đổi hàng ngày của khoa học kĩ thuật trên thế giới nếu chỉ duy trì đội ngũ lao động như cũ, tức là không đào tạo và phát triển họ thì họ sẽ làm họ bị tụt hậu về nhận thức dẫn tới tụt hậu về sản phẩm và dịch vụ, và do đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng trong tổ chức cần phải được chú trọng đầu tư và phát triển. Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Trong thời gian tới Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thực hiện việc cổ phần hóa, và áp dụng cho tất cả các chi nhánh trên cả nước, do đó vấn đề nguồn nhân lực cần phải được ưu tiên quan tâm, đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân Hàng, sao cho phù hợp với những biến đổi đó. Với quy mô rộng, và số lượng nhân lực tương đối đông nên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được tiến hành thường xuyên nhưng đôi khi không tránh khỏi những thiếu sót nên cần được hoàn thiện dần dần từng bước trong quá trình thực hiện công tác đào tạo. Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Do đó em hi vọng đề tài “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội” sẽ phản ánh được phần nào thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng và đưa ra những kiến nghị nhằm đóng góp một phần vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội. 2. Mục đích của đề tài: Đề tài đưa ra cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ đó phân tích thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh. 3. Phương pháp Nghiên cứu của đề tài: Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh kết hợp với sử dụng phương pháp khảo sát thực tế thông qua hệ thống bảng hỏi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Ngoại Thương trong việc thực hiện công tác đào tạo và phát triển qua 3 năm qua. Kết cấu của đề tài như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG MỘT DOANH NGHIỆP. 1. Các khái niệm cơ bản. 1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực. Có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về nguồn nhân lực, nhưng theo nghĩa chung nhất thì “Nguồn nhân lực là tiềm năng về lực lượng lao động trong một thời kì xác định của một quốc gia”. Tùy theo giới hạn yêu cầu và mục đích nghiên cứu mà nguồn nhân lực cũng có thể xác định trong một địa phương, một ngành, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức. Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để thực hiện phát triển kinh tế xã hội. Xét theo nghĩa rộng, tức là xét trong toàn xã hội thì Nguồn nhân lực được thể hiện bởi số lượng và chất lượng dân số trong độ tuổi quy định và có khả năng lao động, đang tham gia hoạt động kinh tế. Số lượng Nguồn nhân lực được xác định bằng số người tham gia độ tuổi lao động theo quy định của từng quốc gia. Ở Việt Nam thì Bộ luật lao động quy định độ tuổi lao động là: Từ 15 đến 60 tuổi đối với Nam, từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ. Về chất lượng của Nguồn nhân lực đó là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và sức khỏe của người lao động. Xét trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức thì Nguồn nhân lực là toàn bộ những người tham gia hoạt động lao động trong tổ chức đó, về số lượng và chất lượng lao động trong tổ chức và hoạt động vì mục tiêu và lợi ích của tổ chức đó. Để sử dụng nguồn Nhân lực trong tổ chức thì đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Theo giáo trình Quản trị nhân lực do ThS Nguyễn Vân Điềm và TS Nguyễn Ngọc Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Quân chủ biên thì quản trị nhân lực trong doanh nghiệp được định nghĩa như sau: “Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt động để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng”. Và như vậy thì bản chất của hoạt động quản trị nhân lực là toàn bộ công tác quản lý con người trong phạm vi một tổ chức, đó là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. 1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Trong một doanh nghiệp nguồn lực để phát triển nhân lực đó là vốn, công nghệ, thông tin, nhân lực. Trong đó yếu tố nhân lực là quan trọng nhất vì yếu tố này quyết định và gắn kết các yếu tố còn lại và tạo ra sự thành công trong doanh nghiệp. Để thực hiện được việc gắn kết các yếu tố lại với nhau thì đòi hỏi công tác quản trị nhân lực phải được chú trọng trong đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải được quan tâm một cách đúng mức để phát huy hết yếu tố con người trong tổ chức. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ các hoạt động của tổ chức nhằm tìm cách duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong tổ chức đó. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức đó đã cung cấp cho các thành viên trong tổ chức đó các kiến thức, các kĩ năng, nâng cao được hiểu biết, nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình sử lý công việc. Thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tức là doanh nghiệp đã thực hiện ba hoạt động là : Đào tạo (training), Giáo dục (education), phát triển (development). Hoạt động đào tạo bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kĩ năng của một cá nhân đối với công việc hiện tại của tổ chức. Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo dục bao gồm các hoạt động nhằm cải tiến, nâng cao sự thuần thục, sự khéo léo của một cá nhân theo một hướng nhất định nào đó mà vượt ra ngoài công việc hiện tại, hoặc giúp họ học được một nghề mới để có thể chuyển sang làm nghề mới đó trong tương lai. Phát triển là toàn bộ các hoạt động học tập , nhằm chuẩn bị cho nhân viên những kiến thức, kĩ năng về một công việc mới, đáp ứng được nhu cầu thay đổi và phát triển của tổ chức, tức là những công việc có thể diễn ra trong tương lai của tổ chức. 2. Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 2.1. Mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp thì mục tiêu sản xuất kinh doanh chi phối cả vận mệnh của toàn doanh nghiệp đó. Do đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng chịu tác động bởi mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển của mình thì doanh nghiệp đều có những mục tiêu sản xuất kinh doanh riêng làm cho công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp cũng thay đổi theo từng giai đoạn do đó mà công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng luôn thay đổi tùy theo xu thế phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể là khi mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những thay đổi thì công tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi để phù hợp với mô hình mới đó. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu và chiến lược của riêng mình, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra từ đầu. Ví dụ đối với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, để chiếm được thị phần lớn trên cả nước hay trên một vùng lãnh thổ nào đó về sản phẩm bánh kẹo của mình thì doanh nhiệp đó phải có mục tiêu phát triển sản Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phẩm cho năm hoạt động như thế nào về tất cả các mặt, từ khâu sản xuất đến khâu marketing sản phẩm bánh kẹo trên thị trường và từ đó có những chiến lược thực hiện như thế nào cho từng khâu. Và để mỗi khâu, mỗi giai đoạn thực hiện được một cách hoàn chỉnh và đạt được chất lượng cao nhất thì đòi hỏi trước hết là có một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, lúc này công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lại quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là việc đạo tạo cho nhân viên những công nghệ mới về chất lượng sản phẩm, như về cách đóng gói, mẫu mã bao bì của sản phẩm, ngoài ra còn đào tạo cả khâu phân phối sản phẩm đó trên thị trường như thế nào để đảm bảo được tốt nhất sản phẩm bánh kẹo của công ty đạt thị phần lớn nhất có thể. Tuy nhiên không chỉ đối với sản phẩm bánh kẹo, mà tất cả những sản phẩm khác trên thị trường nếu doanh nghiệp không có mục tiêu và chiến lược thực hiện ngay từ đầu thì sản phẩm đó khó mà thành công trong thị trường được. Và để thực hiện được mục tiêu chiến lược đó thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nỗ lực thực hiện trên tất cả các mặt trong đó có việc đào tạo cho tốt hơn đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. 2.2. Quan điểm và chính sách của doanh nghiệp về công tác đào tạo và phát triển. Quan điểm của doanh nghiệp về công tác đào tạo và phát triển phụ thuộc vào triết lý kinh doanh của doanh nhiệp, tức là quean điểm của người lãnh đạo tổ chức. Nếu lãnh đạo một doanh nghiệp quan tâm nhiều tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì họ quan tâm nhiều hơn tới sự thay đổi của công nghệ, thông tin mới về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, về tính năng mới của sản phẩm, và từ đó họ quan tâm tới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được sự thay đổi đó. Định hướng đào tạo sẽ do phòng tổ chức soạn thảo và trình lãnh đạo duyệt, do đó mà ý kiến của lãnh Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đạo thực sự sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình Đi đôi với công tác đào tạo, doanh nghiệp sử dụng các chính sách khuyến khích sau đào tạo sẽ thu hút được đông đảo người lao động tham gia và hưởng ứng như: chính sách tạo cơ hội thăng tiến, chính sách về lương, thưởng, chính sách thuyên chuyển cán bộ . Các chính sách đó có ảnh hưởng sâu rộng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể là nếu sau đào tạo, một số lao động sẽ được đề bạt lên những chức vụ cao hơn, như thế người lao động sẽ tham gia một cách nhiệt tình, không chỉ vì quyền lợi của họ mà còn vì lợi ích cho công ty. Ngoài ra chính sách tài chính trong và sau đào tạo sau đào tạo cũng làm nguồn động viên cổ vũ khích lệ người lao động tham gia vào cùng thực hiện công tác đào tạo tốt hơn, ví dụ sau đào tạo người lao động được bố trí thực hiện công việc phức tạp hơn và được hưởng mức lương cao hơn như thế sẽ tạo ra một động lực lớn để họ đi học và ủng hộ nhiệt tình vào công tác đào tạo của doanh nghiệp mình. 2.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp đều có một ngành nghề kinh doanh khác nhau, mỗi ngành nghề kinh doanh đều có trình độ công nghệ khác nhau nên đòi hỏi mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp cần phải có những phương pháp đào tạo riêng. Ví dụ đối với các ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu đó là các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ ., ứng với mỗi loại hình hoạt động thì mỗi ngân hàng đều có những công nghệ riêng, và các ngân hàng đã thường xuyên cập nhật những kiến thức Ngân hàng mới trên thế giới, mỗi khi cập nhật như thế thì cần phải phổ biến rộng tới từng đối tượng nhân viên, chính vì thế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn luôn được chú trọng một cách thường xuyên và liên tục. Và không chỉ Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đối với hoạt động Ngân hàng mà còn có rất nhiều hoạt động kinh doanh khác, đòi hỏi công tác đào tạo và phát triển thường xuyên được thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, phục vụ ngày càng tốt hơn mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra quy mô của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Cụ thể là nếu quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì số lượng đào tạo cũng càng lớn, và đồng thời chi phí cho công tác đào tạo cũng phải lớn và đòi hỏi công tác tổ chức đào tạo cũng cần phải chặt chẽ để đảm bảo được số lượng đông nhân viên trong công ty đều được hưởng các chế độ đào tạo của công ty. Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì công tác đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực mặc dù ít hơn nhưng đòi hỏi cũng phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh, có như thế mới có thể phát triển được chất lượng nguồn nhân lực, từ đó phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp phát triển đi lên từ quy mô hoạt động nhỏ đến quy mô lớn hơn, chiếm được vị trí và vị thế trên thị trường không chỉ trong nước mà còn trên khu vực và trên thế giới. 2.4. Đặc điểm nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp. Đối tượng của hoạt động đào tạo chính là nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp. Do đó nguồn nhân lực có chất lượng như thế nào ảnh hưởng lớn tới công tác đào tạo. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động có chất lượng cao rồi thì nhu cầu đi đào tạo để nâng cao trình độ đối với nhân viên trong doanh nghiệp không nhiều, ngược lại nếu doanh nghiệp có đông lao động có trình độ thấp thì họ có nhu cầu đi đào tạo cao, do đó công ty sẽ tốn nhiều hơn chi phí cho đào tạo. Nếu nhân viên tự đi đào tạo được thì cũng giảm được chi phí cho doanh nghiệp. Nhưng cũng phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp vì đôi khi những người tự đi đào tạo họ có khả năng rời bỏ doanh nghiệp cao sau khi trình độ của họ cao hơn nếu doanh nghiệp không có chính sách giữ chân họ. Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Việc phân tích nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, phân tích nguồn nhân lực trong từng phòng ban cho cán bộ phụ trách đào tạo biết được người nào có năng lực và trình độ chuyên môn cao, người nào có năng lực và trình độ chuyên môn thấp, thông qua chất lượng thực hiện công việc của họ. Nắm được danh sách nhân viên từng phòng ban theo trình độ để xác định được ai cần được cử đi đào tạo, cần phải đào tạo cho họ những gì và thực hiện ưu tiên đào tạo cho những người có trình độ và năng lực thấp. Như vậy với việc phân tích nguồn nhân lực như trên thì đã thực hiện được một cách triệt để một bước trong quy trình đạo tạo nguồn nhân lực, đó là bước xác định nhu cầu đào tạo. 2.5. Nguồn kinh phí phục vụ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có những cách chi tiêu cho hoạt động đào tạo là khác nhau, nhưng thường thì kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo được lấy từ quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp, nguồn chi phí hoạt động kinh doanh, các nguồn tài trợ khác. Quy mô của hoạt động đào tạo phụ thuộc lớn vào chi phí đào tạo. Chi phí đào tạo quá hạn chế sẽ gây khó khăn cho công tác đào tạo. Và ngược lại nếu chi phí cho công tác đào tạo mà nhiều thì một mặt sẽ giúp cho tổ chức thực hiện tốt hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, nhưng một mặt cũng gây lãng phí về tài chính cho doanh nghiệp. Do đó cần phải có những biện pháp thích hợp để tiết kiệm được tối đa chi phí cho doanh nghiệp trong việc sử dụng cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 2.6. Môi trường pháp lý và văn hóa của doanh nghiệp. Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Môi trường pháp lý của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các chính sách của doanh nghiệp như chính sách về lương, thưởng, phúc lợi, chính sách tài chính của doanh nghiệp . Cụ thể là nếu sau đào tạo doanh nghiệp sẽ có các chính sách tăng lương hay có thưởng đối với mỗi cán bộ sau mỗi khóa học thì sẽ có động lực kích thích tự đi đào tạo của mỗi cá nhân. Văn hóa tổ chức là một hệ thống những giá trị, những niềm tin những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và sự hướng dẫn thi hành các hành vi đó của người lao động trong tổ chức. Văn hóa của doanh nghiệp thể hiện ở môi trường bên trong doanh nghiệp, nếu môi trường trong doanh nghiệp tạo cho người lao động sự hứng thú trong làm việc thì sẽ khuyến khích động viên được người lao động đi đào tạo nhiều hơn . 2.7. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế luôn tồn tại đối thủ cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp đó cần phải biết được làm cách nào đó để tăng được sức cạnh tranh của mình trên thị trường, làm thế nào đó để doanh nghiệp đạt được thị phần cao nhất trong khu vực. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những yếu tố thúc đẩy cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một đội ngũ nhân lực đông đảo nhưng đồng thời đội ngũ nhân lực đó phải nắm vững được đầy đủ các kiến thức chuyên môn, nắm được các kĩ năng, kĩ sảo để thực hiện công việc, mới có thể nâng cao năng sất lao động của doanh nghiệp đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh trong doanh nghiệp. Làm thế nào để doanh nghiệp thực hiện được điều này? Đây là câu hỏi đặt ra không chỉ đối với toàn doanh nghiệp mà còn đối với từng bộ phận nhân viên trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Do đó Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 10 [...]... trong toàn chi nhánh liên tục diễn ra Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nói riêng thường xuyên thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng 2 Một số đặc điểm cơ bản của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 2.1 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng ngoại thương Hà Nội 2.1.1 Chức năng của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội... bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh Sinh viên: Trần Thị Phương Thúy Lớp: QTNL 46B 25 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI I CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 1.1 Đôi nét về Ngân hàng Ngoại thương. .. cho toàn bộ nhân viên trong chi nhánh 2.2 Đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều Ngân hàng được thành lập mới, đây là một điểm gây bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Một số Ngân hàng thương mại được thành lập như: Techcombank Ngân hàng cổ phần quân đội, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng đầu tư và phát triển với một... công tác đào tạo và phát triền nguồn nhân lực đó nên mỗi doanh nghiệp cần thiết phải quan tâm nhiều hơn tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4.3 Sự cần thiết của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Khi nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì hội nhập nền kinh tế quốc tế, với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trên thế giới cùng với sự phát triển. .. Ngoại Thương Hà Nội Thành lập ngày 01/03/1985 Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội được thành lập theo quyết định số 177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội là chi nhánh cấp I, chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Tên đầy đủ của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội là Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội Tên giao dịch quốc tế là: Bank for Foreign... chỉ Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam mà Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội cũng cần phải có một đội ngũ nhân viên tài ba, hơn hẳn và vượt trội những Ngân hàng khác đang là đối thủ cạnh tranh lớn đối với Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Và do đó hoạt động Quản trị nhân lực đặc biệt là hoạt động Đào tạo và phát triển tại Ngân hàng đang ngày càng được quan tâm một cách thường xuyên hơn 2.3 Đặc điểm nguồn nhân lực. .. phát triển nguồn nhân lực đang được quan tâm và chú trọng nhiều nhất tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, điều này được thể hiện ở việc thực hiện một cách rất nghiêm túc công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng 1.3 Các loại sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh kinh doanh đối ngoại, thanh toán... công nghệ Ngân hàng hiện đại, đòi hỏi Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội nói riêng đang cần phải tự chuyển mình để đáp ứng được sự thay đổi đó Do môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng cao nên Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội cần phải thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong chi nhánh, vì... tiếp tới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, mỗi yếu tố có sự ảnh hưởng riêng đòi hỏi cán bộ đào tạo cần có những biện pháp riêng nhằm phát huy tối đa từng yếu tố để nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 3 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực diễn ra thường xuyên và có tính chất liên... trong hoạt động ngân hàng Trải qua 45 năm hoạt động và phát triển Ngân hàng Ngoại thương đã có một vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn, Ngân hàng Ngoại Thương đã xây dựng thành công nền tảng phân bố rộng rãi và đa dạng đã tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ các sản . tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội” sẽ phản ánh được phần nào thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển. đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển