MỤC LỤC
Đào tạo trong công việc là việc thực hiện công tác đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, theo đó những người lao động lành nghề trong doanh nghiệp sẽ hướng dẫn các kĩ năng làm việc các kiến thức thực tế trong công việc và việc thực hiện công việc cho người lao động mới vào làm hoặc những người lao động có tay nghề còn non. Hiện nay thường thì nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo thường lấy từ quỹ đầu tư và phát triển của doanh nghiệp, cũng có thể từ những nguồn tài trợ khác, kinh phí để phục vụ cho công tác đào tạo cần phải được dự tính hợp lý, không nên eo hẹp quá mà cũng không nên lãng phí quá, dự tính chi phí đào tạo sao cho hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp có được kết quả đào tạo tốt hơn.
Khi nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì hội nhập nền kinh tế quốc tế, với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trên thế giới cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ Ngân hàng hiện đại, đòi hỏi Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội nói riêng đang cần phải tự chuyển mình để đáp ứng được sự thay đổi đó. Do môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng cao nên Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội cần phải thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong chi nhánh, vì chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra cho Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội một lợi thế cạnh tranh lớn so với các Ngân hàng khác trong nước, trên khu vực và trên thế giới.
Những năm 1986 – 1987, khi mà nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có rất nhiều thách thức với nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng, để theo kịp xu thế của nền kinh tế và của ngành Ngân hàng, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã nhanh chóng thay đổi để thích nghi với môi trường phát triển mới. Dựa trên nền tảng các sản phẩm Ngân hàng truyền thống như tiết kiệm, cho vay, thanh toán trong nước, trên cơ sở nền tảng công nghệ mới, hiện đại, Ngân hàng Ngoại thương đã không ngừng thiết kế và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng cao của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, tạo những bước đi vững chắc trong tiến trình hội nhập.
Độ tuổi bình quân 31.5 29.4 Tuổi bình quân chung : 30.2 Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Tổng số lao động trong toàn chi nhánh là 292 người trong đó lao động có trình độ đại học chiếm chủ yếu, lên tới 273 người (chiếm 93.5%), trên đại học có 13 người chứng tỏ đội ngũ nhân lực trong chi nhánh có chất lượng rất cao, điều này đã tạo ra thế mạnh cho Ngân hàng trong việc phát huy sức cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước, một phần giúp Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nâng cao được vị trí và vị thế của mình. Với đội ngũ nhân lực có chất lượng cao như trên chứng tỏ công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội thực hiện một cách nghiêm túc, đã tuyển được đúng người đúng việc, thực hiện đúng chuyên môn, điều này đã có tác dụng to lớn tới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh, đó là không phải bỏ chi phí ra để thực hiện việc đào tạo lại cho nhân viên trái chuyên ngành. Nghiên cứu cụ thể các hoạt động của các ngân hàng khác để tìm hiểu tâm lý và thị hiếu của khách hàng, khảo sát thực tế tại các địa bàn khác nhau để xây dựng cơ chế chính sách khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội theo từng giai đoạn phát triển kinh tế và chính sách tiền tệ của nước ta.
Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ hoạt động kinh doanh và cơ chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và ngân hàng và quy định của ngân hàng Nhà nước, điều lệ tổ chức và các quy định nội bộ của Ngân hàng Ngoại. Phát huy thế mạnh về uy tín, thương hiệu gần 45 năm của Vietcombank với các phương pháp huy động vốn hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa ra các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tổng nguồn vốn của chi nhánh tính đến 31/12/2007. Sự tăng về lợi nhuận trong năm 2007 nhờ vào các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của chi nhánh và đồng thời cũng nhờ có công tác quản lý nhân lực trong đó có việc đào tạo hàng năm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã cung cấp cho Ngân hàng một số lượng lớn nguồn lao động có trình độ cao, nhờ đó đã tạo ra bước tiến mới trong thời gian tới.
Nhưng năm 2007 số lượt người đi đào tạo đã giảm đi so với năm trước, cụ thể là giảm 5 người so với năm 2006, chứng tỏ hoạt động đào tạo từ năm 2006 đã nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên trong chi nhánh, sự giảm bớt của số lượt người đi đào tạo thường xuyên cũng giảm đi đáng kể lượng kinh phí đào tạo cho Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Với những đối tượng là cán bộ nhân viên của Ngân hàng có nhu cầu đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ của mình, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội luôn khuyến khích họ nâng cao trình độ của mình để về phục vụ Ngân hàng, điều này thể hiện qua những chính sách hỗ trợ của Ngân hàng cho họ, được thể hiện ở những quyền lợi của cán bộ đi đào tạo được quy định chi tiết cụ thể ở mục 2. Việc định hướng kế hoạch kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội nói riêng đã giúp cho Ngân hàng có những tổng kết để rút kinh nghiệm của năm cũ và vạch ra những hướng mới cần thực hiện trong năm tới, không chỉ trong hoạt động kinh doanh mà trong cả hoạt động Quản trị nhân lực, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong Ngân hàng.
Sau khi tập hợp được nhu cầu đào tạo, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng như các chi nhánh khác, gửi danh sách đào tạo lên Hội sở chính, Phòng Nhân sự của hội sở chính có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu đào tạo của các chi nhánh, sau đó làm việc với Trung tâm đào tạo tại Hội sở chính quyết đinh hình thức đào tạo là tập trung hay phi tập trung, phương pháp cụ thể như thế nào. Chính vì vậy, mặc dù việc xác định nhu cầu đào tạo của Hội sở chính được thực hiện một cách nghiêm túc theo từng bước như trên nhưng không vì thế mà Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội áp dụng theo từng bước trên một cách máy móc mà nên thực hiện một cách linh hoạt, gắn với nhu cầu đào tạo thực tế tại chi nhánh, gắn với thực tế tình hình cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Do chưa có một quy trình đào tạo riêng của Chi nhánh mình nên Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội đã áp dụng hoàn toàn theo quy chế đào tạo tại Hội sở chính, do đó Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội cần xây dựng cho mình một quy chế đào tạo riêng trong ngắn hạn để linh hoạt hơn trong việc đào tạo cho chi nhánh một đội ngũ nhân viên giỏi.
Cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh đang cùng nhau nỗ lực hết mình cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoàn thiện công tác đào tạo nói riêng sao cho đạt được chuẩn mực cao nhất, họ đang phấn đấu hết mình cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của mình, đồng thời cũng là cho sự phát triển chung của cả hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, góp phần trong việc đưa Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam luôn luôn là lá cờ đầu, đi tiên phong trong lĩnh vực Ngân hàng, và trở thành một tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong thời gian tới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không thể tránh khỏi những hạn chế cần phải được hoàn thiện như: hoàn toàn quy trình đào tạo và phương pháp đào tạo còn áp dụng nguyên như của Hội sở chính Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam do đó còn thiếu tính chủ động sáng tạo trong công tác đào tạo tại Chi nhánh.