Nguyễn Minh MạnhĐỀ CƯƠNG Đề tài: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ VẤN ĐỀ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh Tế Quốc Tế Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Thường Lạng... Vậy đâu là nguyên nhân
Trang 1Nguyễn Minh Mạnh
ĐỀ CƯƠNG
Đề tài:
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ VẤN ĐỀ CỦA
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh Tế Quốc Tế
Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Thường Lạng
Trang 2BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Các chữ
viết tắt
Nghĩa đầy đủ
1 CDS Credit Default Swap Hợp đồng bảo hiểm khả năng
vỡ nợ
2 ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu
Âu
4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội
5 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc Tế
6 ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
7 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế
giới
Lời mở đầu
Trang 31 Tính tất yếu của đề tài
Nợ công, hay còn gọi là nợ Chính phủ, nợ Quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền
mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay, nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ công là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, nợ công ở các nền kinh tế phát triển đã tăng lên đáng kể Nổi bật nhất trong khoảng thời gian vừa qua là cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu Hy Lạp là nước đầu tiên đứng trước nguy cơ vỡ nợ
và cần phải viện đến sự trợ giúp của ECB và IMF Tây Ban Nha, Italia cũng đứng trước nguy cơ vỡ nợ, và nợ công đang có nguy cơ lan dần đến trung tâm của châu Âu,
kể cả các nước mạnh nhất trong khu vực đồng Erozone là Đức và Pháp Cuộc khủng hoảng này không chỉ có những ảnh hưởng to lớn đến khu vực Châu Âu mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và đe dọa đến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
Sau khi gia nhập WTO (2007), kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao Nếu cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng phát, kinh tế của Việt Nam sẽ chịu những ảnh hưởng nặng nề
Vậy đâu là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, tác động và giải pháp ra sao đang
là vấn đề quan tâm của rất nhiều người bởi cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã tạo ra một cái nhìn cho Việt Nam về vấn đề nợ công và mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta, và bài học mà Việt Nam nhận được là gì Xuất phát từ tình hình và yêu
cầu thực tế đó, đề tài “Khủng hoảng nợ công ở châu Âu và vấn đề của Việt Nam”
được chọn làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề án nhằm phân tích các vấn đề xoay quanh cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, bao gồm nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, diễn biến – tiến trình của cuộc khủng hoảng và tác động to lớn của nó tới nền kinh tế Thế giới Từ đó đánh giá vấn đề nợ công và mô hình / tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta, đồng thời
đề xuất các giải pháp – kiến nghị đối với Việt Nam thông qua bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng
Trang 43 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề án nghiên cứu về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và vấn đề của Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề án nghiên cứu cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, bắt đầu từ khủng hoảng
nợ công ở Hy Lạp xảy ra đầu năm 2010 và kéo dài cho đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê từ các bảng biểu, báo cáo thường niên của các bộ, cơ quan ban ngành và các
tổ chức quốc tế
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Đề án được trình bày theo 3 phần:
I Lý thuyết chung về nợ công (nợ Chính phủ)
1.1 Khái niệm và phân loại nợ công
1.2 Các hình thức vay nợ Chính phủ
1.3 Các vấn đề khi tính toán nợ Chính phủ
1.4 Tác động của nợ Chính phủ
II Khủng hoảng nợ công Châu Âu
2.1 Diễn biến của cuộc khủng hoảng
2.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng
2.3 Hậu quả của cuộc khủng hoảng
III Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp đối với Việt Nam
Trang 53.1 Tình trạng thu-chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010.
3.2 Những bài học kinh nghiệm
3.3 Một số giải pháp, kiến nghị
Trang 6NỘI DUNG
I Lý thuyết chung về nợ công (nợ Chính phủ)
1.1 Khái niệm và phân loại
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Phân loại:
- Nợ trong nước và nợ nước ngoài
- Nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn
1.2 Các hình thức vay nợ của chính phủ
- Phát hành trái phiếu chính phủ
- Vay trực tiếp
1.3 Các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ chính phủ
- Lạm phát
- Tài sản đầu tư
- Các khoản nợ tiềm tàng
1.4 Tác động của nợ chính phủ
- Về tính trung lập của nợ chính phủ
- Về hiệu suất của tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế
II Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu
2.1 Diễn biến khủng hoảng nợ công ở Châu Âu.
2.1.1 Hy Lạp, nơi hình thành khủng hoảng nợ công
- Năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công chủ yếu xảy ra ở Hy Lạp
Trang 7- Ngày 2/5/2010, các nước thành viên khu vực eurozone và IMF đã thông qua khoản vay 110 tỷ euro cho Hy Lạp Hơn một năm sau Hy Lạp vẫn tiếp tục ở trong nguy cơ vỡ nợ
- Cuộc tranh luận giữa các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn tiếp tục kéo dài vì các bên đều đang cố gắng lựa chọn một phương án có lợi cho mình
- Một số quan chức các chính phủ châu Âu xem xét tới khả năng lựa chọn các đề xuất cho phép Hy Lạp “vỡ nợ tạm thời”
2.1.2 Ý: điểm lây lan mới của khủng hoảng
- Sau Hy Lạp, Ý cũng trở thành mối quan tâm của thị trường tài chính cũng như báo chí
- Lãi suất trái phiếu chính phủ Ý tăng cao do nhà đầu tư lo ngại diễn biến phức tạp về nợ công có thể tạo ra một hiệu ứng biến Ý trở thành nạn nhân tiếp theo
- Thực tế không thể phủ nhận là Ý có mức nợ công cao, tăng trưởng chậm
và có một chính phủ bị xem là thiếu hiệu quả và không minh bạch
2.1.3 Nguy cơ vỡ nợ từ Hy Lạp lan sang Ireland rồi đến Bồ Đào Nha
- Ireland
+ Ireland đã trở thành quốc gia thứ hai sau Hy Lạp buộc phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ để đổi lấy khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF và EU, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ Bồ Đào Nha
- Bồ Đào Nha
+ Bồ Đào Nha nước này chính thức đề nghị sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài để vực dậy hệ thống tài chính và nền kinh tế
- Tây Ban Nha
+ Giới phân tích nhận định, Tây Ban nha có thể là nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công
Trang 82.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu
- Nguyên nhân chính là do những khoản nợ nước ngoài khổng lồ ngày càng gia tăng
- Đặc biệt, là do trong khủng hoảng, các khoản nợ tư có xu hướng chuyển thành
nợ công
- Một điều phức tạp hơn nữa là, một quốc gia có nợ nước ngoài cao, trong khi
cư dân của họ cũng nắm giữ một lượng tài sản lớn của nước ngoài
- Nguyên nhân khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp
- Tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công
- Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề
- Trong suốt thời gian dài Chính phủ Hy Lạp đã phải ngụy tạo các báo cáo về tình hình kinh tế trong nước, sắp xếp lại các giao dịch nhằm che dấu mức vay thực tế, nhằm phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của EU và có thể chi tiêu cao hơn
2.3 Hậu quả của cuộc khủng hoảng
- Các thị trường ngày càng mất tin tưởng nhau
- Khủng hoảng nợ công tại châu Âu ngày càng trầm trọng
- Tình hình trên các thị trường tài chính đã trở nên căng thẳng, khủng hoảng nợ công sẽ gây ra thiệt hại lớn cho các ngân hàng châu Âu và từ đó sẽ lan ra toàn cầu
- Đối với khu vực châu Á, vấn đề nợ công nghiêm trọng tại phương Tây giống như một hành tinh có quỹ đạo bay hướng thẳng về Trái Đất Hành tinh đó quá
to để có thể né tránh, cũng như quá khó để xác định chính xác mức độ thiệt hại sau cú va chạm
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được châm ngòi từ tín dụng bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ, hoành hành thế giới suốt 3 năm qua tưởng đã
Trang 9tạm yên thì bước sang năm 2011, lại được châm thêm mồi lửa từ khủng hoảng
nợ công
- Ngân hàng Việt Nam dễ bị khủng hoảng nợ châu Âu tấn công
III Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp đối với Việt Nam
3.1 Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2006-2010
3.1.1 Năm 2007:
- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 431.057 tỷ đồng
- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 469.606 tỷ đồng
- Mức bội chi ngân sách nhà nước là 64.567 tỷ đồng
- Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước:
+ Vay trong nước: 51.572 tỷ đồng + Vay ngoài nước: 12.995 tỷ đồng 3.1.2 Năm 2008:
- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 323.000 tỷ đồng
- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 398.980 tỷ đồng
- Mức bội chi ngân sách nhà nước là 66.900 tỷ đồng
- Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước:
+ Vay trong nước: 51.900 tỷ đồng + Vay ngoài nước: 15.000 tỷ đồng 3.1.3 Năm 2009:
- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 629.187 tỷ đồng
- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 715.216 tỷ đồng
- Mức bội chi ngân sách nhà nước là 114.442 tỷ đồng
Trang 10- Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước:
+ Vay trong nước: 78.150 tỷ đồng + Vay ngoài nước: 36.292 tỷ đồng 3.1.4 Năm 2010:
- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 461.500 tỷ đồng
- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 582,200 tỷ đồng
- Mức bội chi ngân sách nhà nước là 119,700 tỷ đồng
- Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước:
+ Vay trong nước: 98,700 tỷ đồng + Vay ngoài nước: 21,000 tỷ đồng
3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
3.2.1 Đánh giá về nợ công hiện tại của Việt Nam
- Nợ công vẫn đang trong giới hạn an toàn, phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất cố định và ưu đãi
- Phân bổ vốn vay còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, chưa được quản lý giám sát chặt chẽ
- Rủi ro tín dụng chưa được phản ánh trong phí cho vay lại và phí bảo lãnh của Chính phủ Cơ chế cảnh báo sớm còn hạn chế và quyền hạn quản lý của các cơ quan còn chồng chéo
- Các chỉ tiêu nợ trong tầm kiểm soát nhưng một số rủi ro thị trường cần được tính toán đo lường chính xác hơn, năng lực cán bộ cần được cải thiện 3.2.2 Bài học kinh nghiệm
- Bài học lớn nhất cho nước ta chính là Nhà nước cần có sự giám sát chặt chẽ và can thiệp kịp thời đối với hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp
Trang 11lớn vì những tổ chức này khi đổ vỡ sẽ tạo ra những tác hại vô cùng lớn cho nền kinh tế
3.3 Một số giải pháp, kiến nghị
- Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ
- Bảo đảm tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí Muốn
- Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh
- Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh
- Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công
KẾT LUẬN
Trang 12NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kinh tế vĩ mô - Gregory Mankiw, Nxb Thống kê và Đại học Kinh tế quốc dân xuất bản Kinh tế học - Paul A Samuelson, Wiliam D Nordhalls, NXB Tài chính
http://vneconomy.vn – Cổng thông tin Kinh doanh – Tài chính Việt Nam
http://www.vietnamplus.vn/ - Thông Tấn Xã Việt Nam
http://www.moodys.com – Moody’s Corporation – Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc Tế http://dvt.vn/ - Báo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu
http://vietstock.vn/ - Thông tin dữ liệu Chứng khoán Tài chính Kinh Tế Việt Nam – Lào
- Campuchia
http://diendandautu.com.vn – Báo điện tử diễn đàn đầu tư
http://www.vinacomin.vn – Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam
http://www.mof.gov.vn – Cổng thông tin Bộ Tài Chính Việt Nam
http://www.chinhphu.vn – Cổng thông tin điện tử Chính Phủ Việt Nam