Ta yêu một hàihát ru về "Công cha như núi Thái sơn...", ta suy ngẫm về một câu thơ Kiều: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", ta tự hào về tiếng nói của Nguyễn Trãitrong Bình Ngô đại cáo:
Trang 1MỘT SỐ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 9 Văn hóa đọc là nền tảng của học vấn Văn hào M Go-rơ-ki có nói:
“Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới” Hãy bình luận
M.Go-rơ-ki là nhà văn người Nga vĩ đại Tuổi thơ đầy bất hạnh: mồcôi bố mẹ, phải kiếm sống từ tuổi 13, làm đủ nghề lao động, trôi dạt, langthang Nhờ tự học mà trở thành một nhà văn vĩ đại của nước Nga, một vãnhào lừng danh thế giới Nhiều trang hổi kí của ông nói lên rất cảm động vềchuyện đọc sách của ông thời thơ ấu và thời lang thang kiếm sống, sách đãgắn bó với "những trường đại học "của ông M.Go-rơ-ki từng viết:
"Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới".Mỗi lần nhắc lại câu nói này, ta tưởng như ông đang tâm sự cùng ta, đangchỉ dẫn ta biết yêu sách và ham mê đọc sách
Loài người có ngôn ngữ và văn tự rồi mới có sách Sách gắn liền vớinhững chặng đường đi lên của nhân loại Có sách là tấm đá với những nétkhắc Có sách được ghi trên những thẻ tre, những mai rùa, trên hàng nghìntâm da cừu Văn minh nhân loại sáng chế ra giấy, mực về sau là máy in bằngchữ con chì, ngày nay là máy in hiện đại Sách là kho tàng trí tuệ nhân loại,
là giá trị tinh thần vô giá của loài người được tích lũy, chọn lọc, phân tích,tổng hợp và lưu trữ cho mai hậu Kinh Thánh, sách Phật, hộ sử thiRamayana dài hàng chục vạn câu thơ đã mây nghìn năm còn "mở rộng ra"trước mắt loài người Sách thể hiện tài náng của tác giả, cho thấy bộ mặt tinhthần, bản sắc nền văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Sách có sức sốngphi thường vượt mọi giới hạn về thời gian và không gian, làm cho các dântộc, các chủng tộc xích lại gần nhau Sách là sản phẩm kì diệu của con ngườitrên đường đi tới văn minh
Sách rất cần thiết đối với mỗi người, "sách mở rộng" tầm mắt chúng
ta "những chân trời mới lạ Sách giúp mọi người phát triển trí tuệ, nâng cao
Trang 2kiến thức, bồi dưỡng tâm hổn Có sách dạy ta biết đọc, biết viết, biết tínhtoán Có sách văn chương, có sách khoa học, có muôn nghìn thứ sách thểhiện trí tuệ con người Sách giúp ta hiểu biết nhiều mặt về con người và xãhội, về lịch sử và địa lý ở mọi thời gian và không gian Sách khoa học dạy ta
mở mang trí tuệ, nâng cao tầm "khôn", để lao động, sáng tạo và phát minh.Trên con đường hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, sách khoa học kĩthuật mở ra trước mắt thanh niên chúng ta những chân trời mới về toán học,tin học, sinh vật học, về y học, về những kĩ thuật hiện đại Sách vănchương nghệ thuật hướng thiện nhân tân, dạy cho ta biết yêu, biết ghét, đúngđạo lí, bồi đắp cái đẹp, cái cao cả nhân văn cho tâm hồn ta Ta yêu một hàihát ru về "Công cha như núi Thái sơn ", ta suy ngẫm về một câu thơ Kiều:
"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", ta tự hào về tiếng nói của Nguyễn Trãitrong Bình Ngô đại cáo:
Như nước Đại Việt ta từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Nếu không có sách thì con người sẽ sống trong tối tăm dốt nát, chỉ làphường giá áo túi cơm Nói rằng sách mà rộng ra trước mắt chúng ta nhữngchân trời mới - đó là chân trời ước mơ và hy vọng Con người đích thực làcon người biết hướng về tương lai bằng niềm tin và ước mơ Trong khángchiến gian lao, nhân dân ta tin tưởng ngày thắng trận, xây dựng lại đất nước
ta "mười lần đẹp hơn" Sách giúp ta tự khám phá mình, chiều sâu tâm hồnmình, để tự hoàn thiện nhân cách mình Sách là nguồn mạch cho nhân vãn,của mọi phát minh, tiến bộ khoa học Bác học cũng phải học và đọc sách làvậy Mọi phát minh khoa học đều mang tính kế thừa Công trình nối tiếpcông trình, phát minh nối tiếp phát minh Mọi nhà khoa học trở nên vĩ đại lànhờ "đứng trên vai những người khổng lồ" như Niu-tơn đã nói, nghĩa là nhờsách mà thành đạt Henry Fahre, nhà côn trùng học vĩ đại của nước Pháptrong thế kỷ XIX, trên con đường đến với toán học và khoa học đã nhờ đọc
Trang 3sách và tự học Ồng mê toán học như mê thơ, và cũng tìm thây trong đại số,hình học nhiều cái đẹp không kém thơ Ông bảo những con số có tài đức vạnnăng, là chìa khóa mở cửa vũ trụ, là những năng lực chỉ huy không gian vàthời gian, (dẫn theo Nguyễn Hiến Lê) Đọc truyện Bắt sấu rừng u Minh Hạcủa Sơn Nam, ta nhìn thấy, cảm thấy và yêu thêm Cà Mau - miền đất mũi,một thiên nhiên giàu tiềm năng, sông nhiều tôm cá, rừng tràm nhiều chimquý, cá sấu, rắn rùa, con người thì cần cù, dũng cảm, tài ba, trọng nghĩakhinh tài,
M.Go-rơ-ki còn nói lên tác dụng kì diệu của sách đôi với mình: "Mỗicuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khối con thú
để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất về sựthèm khát cuộc sống ấy" (Sách kể chuyện hay sách ca hát)
Nguyễn Trãi đã viết:
Gia hữu cầm thư nhi bối lạc;
Môn vô xu mũ cổ nhăn sơ
(Mạn thành - 2)
Nghĩa là: Nhà có đèn sách thì vui con cái, cửa không có xe ngựa thìbạn bè xa Đó là sự chiêm nghiệm về xây dựng một truyền thống học hànhtrong gia đình và thói đời phú quý Lênin cũng có nói: "Không có sách thìkhông có trí thức; không có trí thức thì không có chủ nghĩa cộng sản"
2 Sách quý như vậy, nhưng sách không tự đến với con người Chỉ khinào con người hiếu học, yêu sách, ham mê đọc sách và có phương pháp đọcsách thì sách mới thật sự trở thành người bạn, người thầy, người hướng dẫn,
và sách mở rộng ra trước mắt người đọc những chân trời mới Đọc sách đểhọc tập nhiều điều hay lẽ phải, để học lập những kiến thức đem vận dụngvào cuộc sống thì mới có ích Ngoài việc học thầy, học bạn, học trong thực
tế, ta còn phải học trong sách Câu nói của Go-rơ-ki đã hàm chứa điều tự
Trang 4học Phải biết chọn sách mà đọc Có hoa đẹp và hoa độc, có sách tốt và sáchxấu, có sách nhảm nhí, có loại dâm thư, Sách là món ăn tinh thần nên phảibiết chọn sách tốt, sách hay mà đọc Đọc sách để giải trí đã là quý; đọc sách
để tự học, tự nghiên cứu càng quý hơn Có người đọc sách là để khoekhoang lòe đời, theo lối "ăn sống nuốt đầu óc trở thành "hòm đựng sách" mà
vô dụng Viên Mai (đời Thanh) trong cuốn Tùy viên thi thoại có viết:
"Tằm ăn lá dâu nhưng nhả ra tơ chứ không phải nhả ra lá dâu Ong hút nhụyhoa mà gây thành mật chứ không phủi gây thành nhụy hoa Đọc sách như ăncơm vậy, kẻ "khéo ăn", tinh thần sẽ lớn lên, kẻ "không khéo ăn" sinh rađờm, bướu
Độc giả phải trở thành người đồng sáng tạo với tác giả Nghĩa là đọcsách với tinh thần chủ động, suy ngẫm nghiền ngẫm để chiếm lĩnh nhữngkiến thức, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, sâu sắc hàm chứa trong sách.Nói rằng, đọc sách là để hành động, để vươn tới ánh sáng là vậy.Các bậc vĩ nhân, danh nhân đã từng nêu cao những tâ’m gương về sống, làmviệc, đọc sách Vua Lê Thánh Tông, bậc minh quân đời Lê:Trống dời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chừa thôi chầu
Đó là đọc sách để lo việc nước Còn thi thánh Đỗ Phủ thì đọc sáchkhông biết mệt mỏi là để sáng tác nên những thần cú, những kiệt tác vănchương:
Độc thư phú vạn quyển
Hạ bút như hữu thần
Tóm lại, câu nói của M.Go-rđ-ki: "Sách mở rộng ra trước mắt tôinhững chân trời mới" là một lời khuyên chí tình đối với mỗi chúng ta Đấtnước ta đang đổi mới và hòa nhập Việc đọc sách phải gắn liền với việc họctập của thanh thiếu niên chúng ta ngày nay Đọc sách để học ngoại ngữ Đọc
Trang 5sách để trau dồi môn quốc văn Đọc sách để học tập khoa học kĩ thuật Họcgiỏi và đọc sách, say mê đọc sách và nghiên cứu để trở thành người lao động
có văn hóa, có kỹ thuật đổ đem tài náng góp phần xây dựng đất nước giàuđẹp, văn minh, hiện đại
Bình giảng một bài ca dao mà em yêu thích.
Trong bài thơ Bài ca quê hương, thi sĩ Tố Hữu thiết tha ân cần:
Ai đi qua đó miền Trung,
Xin mời ghé lại, vui cùng Huế tôi
(Tháng 5-1975)
Huế là cố đô vương triều Nguyễn Huế đẹp và thơ Núi sông diễm lệ.Câu hò giã gạo, giọng hò Mái Đẩy, Mái Nhì, khúc Nam ai, Nam bằng dịungọt từng làm say lòng người gần xa gần 400 năm nay Ai đã một lần ghéthăm Huế? Ai đã một lần được nghe cô gái Huế hát bài ca:
Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò
Núi Truồi và sông Hương là vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế NúiTruồi hùng vĩ và thiêng liêng đã để lại trong lòng người bao huyền tích,huyền thoại Núi ở về phía tây kinh thành Từ cửa biển Thuận An nhìn lên,núi Truồi xanh thẫm trong ánh tà dương Núi trầm mặc uy nghiêm tưởngnhư đang lắng nghe tiếng chuông diệu huyền của chùa Thiên Mụ SôngHương (có văn bản khác ghi là sông Dinh) sông nhẹ trôi uốn lượn như dảithắt lưng xanh của nàng tiên bỏ quên từ ngàn năm vắt ngang kinh thành xưa
Có một nhà thơ đã viết:
Nếu không có điệu Nam Ai
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi
Trang 6(Hà Thúc Quả)
Hai câu hỏi tu từ nối tiếp xuất hiện Hỏi núi "ai đắp mà cao?" Hỏisông "ai bới, ai đào mà sâu?" Câu hỏi của du khách hay của cô gái Huế?Hỏi để bày tỏ sự ngạc nhiên, trầm trồ, niềm tự hào xúc động khi ngắm nhìncảnh sắc thiên nhiên tráng lệ:
Núi Truồị ui đắp mù cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mù sâu ?
Ba chữ "ai" gợi lên bao nỗi niềm man mác bâng khuâng như dẫn hồnngười ngược thời gian năm tháng khi ngắm nhìn sông núi thân thương Consông Hương với Hàn Mặc Tử đã trở thành con sông trăng có bến mà bếnđợi:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Với Tô" Hữu, quên sao được màu xanh của dòng sông quê mẹ? Nó đãgợi thương gợi nhớ trong lòng đứa con li hương suốt đêm ngày trong nhữngnăm dài máu lửa, đất nước bị cắt chia:
Hương Giang ơi, dòng sông êm Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình.(Bài ca quê hương)
Hai câu đầu bài ca đã gieo vào lòng ta bao bồi hồi xao xuyến, bao liêntưởng đẹp về sông núi xứ Huế yêu thương Ai đó đã có lần hát: "Đã đôi lầnđến với Huế mận}’ mơ - Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt Phải chăng "tìnhyêu dịu ngọt" ấy trước hết hướng về núi Truồi, sông Hương và nhiều thắng
Đông Ba, Gia Hội hai cầu,
Ngó lên Diệu Để bốn lầu hai chuông
Trang 7Và tiếng hò Mái Nhì, Mái Đẩy trên sông Hương những đêm trăng nhưđưa hồn du khách vào giấc mộng thiên thai:
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình
Lờ đờ bóng ngả trăng thanh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non
2 Trở lại hai câu cuối bài ca dao, ta thoáng gặp hình bóng cô gái Huế:Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế mà đi không đành
"Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò" là câu hay nhất, đậm đà nhất, trongbài ca dao này "Đò xưa bến cũ" là sắc màu thời gian, là hình bóng quêhương yêu dấu Là hoài niệm chất chứa trong lòng mang nặng tình người đi
"Nhớ câu hẹn hò" là nhớ lời thề nguyền giữ trọn một tình yêu son sắt thủychung Một chữ "nhớ" thiết tha đinh ninh lời thề Dù xa cách, em vẫn nhớmong đợi chờ:
Thuyền ơi có nhớ bến chăng ?
Trang 8Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Câu tâm giao, câu hẹn hò thuở ấy của đôi lứa, của kẻ ở lại, người đi xa
có bao giờ phai nhạt trong lòng:
Trăm năm dù lỗi hẹn hò,
Cây đa, bến cũ, con đò vẫn xưa
Bi kịch tình yêu không phải là chuyện hiếm thấy xưa nay? Với cô gáiHuế vẫn đinh ninh "Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò" Cây đa, giống nước,sân đình, cũng như "đò xưa bến cũ" không chỉ là "hồn xưa đất nước" mà còn
là những chứng nhân cho bao mối tình đẹp thủy chung xưa nay.Bài ca dao từ âm điệu đến ngôn từ, hình tượng đều đẹp mượt mà như mộtbức tranh lụa tuyệt tác Gam màu sáng thanh tao Có màu xanh xanh của núi.Màu xanh trong của sông Màu vàng óng của lơ tằm Màu xanh non củanương dâu Màu thời gian của "đò xưa bến cũ" Và màu tím thủy chung củalời thề "nhớ câu hẹn hò
"Núi Truồi ai đắp mù cao" là bài ca dao trữ tình đặc sắc nói lên tìnhyêu quê hương và vẻ đẹp tâm hồn của cô gái Huế Bài ca dao đã để lại tronglâm hồn mỗi chúng ta một ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên và con người xứHuế
Thi sĩ Thu Bồn từ đất Quảng ra thăm Huế, trong bài thơ Tạm biệt có viết: Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực mù nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cô'đô
Cùng với bài ca dao, mấy vần thơ trên đây, gọi là một chút quà lưuniệm gửi tới những ai gần xa chưa một lần đến thăm Huế quê em
Câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề
Trang 9Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, tục ngữ ca dao, dân gian đã sử dụngbiểu tượng ẩn dụ một cách sâu sắc, ý vị, để gửi gắm một lời khuyên, để nêulên một bài học đạo lí, đúc kết một kinh nghiệm ứng xử giàu tính nhân văn.
Thật kì diệu, trước những hiện tượng tha hóa của một số người, ta lạinghe tiếng của ông bà cha mẹ khẽ nhắc: “Con ơi! Giấy rách phải giữ lấy lề”.Lời khuyên răn ấy thật là thấm thía
“Giấy rách” là ẩn dụ nói về một trang đời, một cảnh ngộ như “sông cókhúc, người có lúc” gặp khó khăn, nghèo đói, họan nạn, hoặc gặp vận rủi ro,vấp ngã trên con đường lập nghiệp, mưu sinh
“Lề" là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách,hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theochiều dọc Trước lúc viết phải biết kẻ lề Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệvừa phải, hợp lí với tờ giấy, trang sách vở hi là một khoảng trắng nghệ thuậtlàm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã Đặc biệt trên
lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọnlời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnhtrong học tập của học trò Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không
có lề là khiếm nhã Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lềhoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếunền nếp chu đáo
Hai chữ “phải giữ" nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữgìn một cách trọn vẹn Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản
dị và dễ hiểu Cuốn sách, quyển vỏ không thể không có lề Giấy có thể bịrách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lạitrong cuốn sách, quyển vở Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khókhăn, họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy giaphong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình
Trang 10Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề" đã nêu lên bài học đạo đứcsáng giá Qua câu tục ngữ, nhân dân nhắc nhở mọi người phải biết trau dồinhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà gia phong, giữ gìn và pháthuy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc Không được đánh rơinhân cách, không được làm những điều bất lương xằng bậy mà bị thiên hạmỉa mai là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hoặc chê cười là “nhà kiabạc phúc”.
Gia đình nào, dòng họ nào miền quê nào cũng có những mặt tốt đẹp,truyền thống tốt đẹp Có những “làng nghề", "đất học" nổi tiếng trong thiên
hạ xưa nay:
- "Xứ đông: Cổ An, xứ nam: Hành Thiện (đất học)
- - Nghệ: Yên Thành, Thanh hoá: Nông Cống (vựa lúa)
- - Trai Cầu Vồng, Yen Thế, gái Nội Duệ, Cầu Um (Traitài gái đảm)
- - v.v
Là con em, con cháu của những miền quê ấy, dòng học ấy, không chỉ
tự hào mà họ còn biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia tiênmình, quê hương mình
Trong ngôn ngữ dân gian còn có những câu tục ngữ thành ngữ, từngữ như “đất lề, quê thói”, “đất có lề, quê có thói”, "lề luật", "lề lối” Mộtchữ lề nhiều ý nghĩa Lề của phong tục, lề của tập quán, lề trong sinh họat đãđịnh hình trong tâm hồn Trong đời sống vật chất và tinh thần của một miềnquê Nó được thanh lọc trong dòng chảy thời gian, kết tinh thành truyềnthống tốt đẹp, thành thuần phong mĩ tục Vì thế, trước mọi biến cố, mọi thửthách, câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lệ” có tác dụng to lớn nâng đỡtinh thần mọi người, động viên nhau biết giữ lấy phẩm hạnh, nêu cao truyềnthống tốt đẹp của gia đình, quê hương với tất cả niềm tự hào
Trang 11Đầu thế kỉ XX, trong cái xã hội dở Tây dở ta, nén đạo đức bị bănghọai một cách ghê gớm, có biết bao hiện tượng đồi phong bại tục:
"Nhà kia lỗi đạo con khinh bố,
Mụ nó chanh chua, vợ chửi chồng"
("Đất Vị Hoàng" - Tú Xương)
Hiện thực đen tối ấy cho thấy không chỉ giấy đã rách mà lề cũng đãrách, đã nát! Tiếng thơ chứa đựng bao nỗi đau trước sự băng họai của thóiđời đen bạc!
“Giấy rách phải giữ lấy lề”, muốn làm được như thế phải được học,được giáo dục, ai cũng phải tu dưỡng đức hạnh và có lòng tự trọng Dù đóinghèo, khó khăn cũng luôn phải giữ gìn phẩm chất, nhân cách Những hiệntượng trộm cắp, càn quấy, nghiện ngập, bê tha hiện nay mà ta thấy đã nóilên rằng, đạo đức gia đình sa sút con cm một số gia đình không còn biết tựxấu hổ, không biết giữ lấy nếp nhà Và một phần lớn là do cha mẹ khôngdạy bảo con cái nên mới xảy ra nông nỗi ấy!
Phần cuối bài thơ “Tiếng chổi tre”, Tô' Hữu đã tâm tình nhắn gửi tuổithơ gần xa Hai chữ “lề” và “lối” nghe thật ý vị, thấm thía:
“Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Trang 12Đẹp lối
Em nghe"
Đường đời nhiều khó khăn trắc trở: "Người có lúc vinh lúc nhục, nước
có lúc đục lúc trong" (Tục ngữ) Câu “Giấy rách phải giữ lấy lề" không thểthiếu Irons hành trang của mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ thời cắp sách
Qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã nêu cao ý thứcgiữ gìn và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Bảo vệ, giữ gìnnếp nhà, gia phong, sự trong sáng của cốt cách và phẩm hạnh nòi giốngRồng Tiên là bài học sâu sắc mà ông bà tổ tiên luôn luôn nhắc nhở con cháu
“Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Đói cho sạch, rách cho thơm” là nhữngbài học làm người vô giá
Nghị luận Những con người không chịu thua số phận rước hết ta phải hiểu thế nào là “không chịu thua số phận” ?
Đó là những con người không chấp nhận mình mãi là người tànphế ,vô dụng ,không học tập, không đóng góp gì cho xã hội .Không mấy người Việt Nam không biết đến anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cảhai tay đã kiên trì luyện tập biến đôi chân thành đôi bàn tay kỳ diệu viếtnhững dòng chữ đẹp ,học tập trở thành nhà giáo ,nhà thơ Anh Trần VănThước bị tai nạn lao động liệt toàn thân.Không gục ngã trước số phận anhcan đảm tự học và đã trở thành nhà văn Không thể nói hết những giannan ,những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những ngày tự mình vượtqua bệnh tật để khẳng định giá trị của mình, để chứng tỏ bản thân tàn nhưngkhông phế Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng (xãNghi Diên ,huyện Nghi Lộc ,Nghệ An ).Từ khi sinh ra đã mắc chứng bại liệt Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt Vậy màanh đã không gục ngã Chàng trai 23 tuổi bại liệt,chân tay teo tóp, trọng
Trang 13lượng chỉ 12kg và gần như mất hoàn toàn khả năng vận động đã trở thànhmột chuyên gia tin học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm
2005 vì những đóng góp không vụ lợi của mình cho cộng đồng.Tháng 5
-2005 anh được trung tâm sách kỷ lụcViệt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lụcViệt Nam ”về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiên làm giám đốc cơ
sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo…
Điều gì khiến những con người tật nguyền ấy có thể vượt qua bệnh tật
và khẳng định được bản thân mình?Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vànkhó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì,nhẫn nại và quyết tâm chiếnthắng số phận của mình.Họ đã không mất đi niềm tin yêu vào cuộcsống,không gục ngã trước những đau đớn,họ dũng cảm,tự tin đứng lên đểsống bằng nghị lực,ý chí ,khát vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ củahọ.Song bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác.Đó chính là sự độngviên, khích lệ ,giúp đỡ của bạn bè,của người thân,là khát khao không muốnngười thân của mình đau khổ,thất vọng và còn nhờ dòng máu kiên cường vàtruyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam
Những con người vượt lên số phận đứng lên bằng nghị lực,khát vọng
và ý chí của mình khiến em vô cùng khâm phục.Chính những tấm gương về
họ đã xây đắp những ước mơ ,hoài bão trong em, dạy em phải biết vượt quanhững khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những khát khao của mình Những người không chịu thua số phận,những con người tàn mà không phếthực sự là những tấm gương cho lứa tuổi học sinh chúng em,khích lệ bảnthân mỗi người cố gắng phấn đấu học tập ,rèn luyện để trở thành những conngười có ích cho xã hội
Nghị luận uống nước nhớ nguồn
Trang 14rước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là như thế nào “Uống nước
”chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần ;“Nhớ nguồn
”là sự tri ân ,giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng Nhưvậy cả câu tục ngữ là lời khuyên,lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ chaanh và phát huy những thành quả của họ
Thật vậy ,thành quả không tự nhiên mà có Đất nước hoà bình màchúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngãxuống Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên ,nòi giống và những người
đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương Cha mẹ ,ông bà người thân đã sinh
ra ta ,nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người cóích cho xã hội…Tất cả đều là “nguồn”để ta phải nhớ,phải tri ân
Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người.Một xã hội chỉ thực sự tốtđẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý Trên khắp đất nướcViệt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền,miếu,chùa chiềnphụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước.Trong mỗi giađình,bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng.Nhiều năm nay, cả nước dấylên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh,liệt sĩ,bà mẹViệt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng…Đến bất kỳnơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo
lý “uống nước nhớ nguồn ”trên đất nước ta
Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn ,bảo vệ thành quả đã có màbản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quảmới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt.Có như vậy mớiphát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên , làm cho xã hội ngàymột phát triển Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực.Ở lứa tuổi học sinh,chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội , do đó hãy bày tỏlòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của
Trang 15mình:phấn đấu học tập,rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan,trò giỏi để trởthành những công dân có ích cho xã hội sau này
Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy ,nó còn là lời nhắc nhở sâusắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn,“khỏi vòng cong đuôi”,“qua cầu rútván”,“khỏi rên quên thầy”…Mạch nguồn trong trẻo của truyền thồng ânnghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thứctỉnh !
Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dântộc song nó không tự nhiên mà có Nó là kết quả của quá trình rèn luyện , tudưỡng lâu dài của con người.Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru thấmđượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa :
“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao…”