1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tài công ty xây dựng số 8 Thăng Long

105 512 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 850,5 KB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Qua việc chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tạiCông ty xây dựng số 8 Thăng Long” giúp em có thể đưa ra được mục tiêu nghiên cứ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nói đến sản xuất kinh doanh không ai có thể không nói đến vấn đề hiệu quả Năngsuất – chất lượng – hiệu quả là mục tiêu phấn đấu, là thước đo trình độ phát triển vềmọi mặt của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị cơ sở

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vậtchất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội tạo tiền đề phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuậncủa doanh nghiệp

Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất, là chỉ tiêu phản ánh trình độ quả lý

sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, trình độ tổ chức sản xuất sản phẩm Lợi nhuận tácđộng đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại hay phásản của doanh nghiệp Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọngđảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc

Lợi nhuận – vấn đề được đặt lên hàng đầu và quan trọng nhất cho bất kỳ cho một chủthể có mặt tham gia vào thị trường sản xuất hàng hóa trong xã hội Lợi nhuận thể hiệnchỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh đầy đủ cả về lượng và chất, thể hiện tính hiệu quảcủa quá trình sản xuất kinh doanh qua sản phẩm hàng hóa làm ra

Lợi nhuận là nhân tó quyết định trong việc tích lũy, mở rộng quy mô sản xuất củachủ thể, là sự tồn tại và lớn mạnh của chủ thể theo định hướng đầu tư kinh doanh đãđược quyết định

Cơ chế thị trường đòi hỏi vừa nâng cao năng suất, vừa tạo điều kiện cho việc nâng

cao năng suất vì lợi ích sống còn của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội của

cả nước Doanh nghiệp dựa trên chiến lược chung của cả nước để xây dựng chiến lượcriêng của mình nói đúng hơn là dựa trên tín hiệu của thị trường mà xây dựng chiếnlược theo nguyên tắc: phải bán những thứ mà thị trường cần chứ không phải bán những

gì mình có Trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh và khát vọng lợi nhuận đã thực sựtrở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị côngnghệ, đầu tư vào những ngành nghề mới… với mục đích cuối cùng là đạt được chỉ tiêu

Trang 2

lợi nhuận ngày càng lớn Hiện nay, có rất nhiều người còn chưa hiểu rõ về lợi nhuận vàhiệu quả kinh tế, họ thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này Vậy lợi nhuận là gì và cóvai trò như thế nào đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp?

Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển củamỗi daonh nghiệp Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng số 8 Thăng Long,được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô trong bộ môn cùng với sựhướng dẫn giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán của công ty, em đã nghiên cứu

và hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tài công ty xây dựng số 8 Thăng Long”.

2 Mục tiêu của đề tài

Qua việc chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tạiCông ty xây dựng số 8 Thăng Long” giúp em có thể đưa ra được mục tiêu nghiên cứu:Qua việca phân tích về lợi nhuận cũng như việc gia tăng lợi nhuận của daonh nghiệp sẽ giúpCông ty đánh giá được về tình hình hoạt động SXKD của mình đồng thời cũng đưa ra đượccác chỉ tiêu về tổng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận (TSLN) cũng như các nhân tố ảnh hưởng tớilợi nhuận của Công ty để từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp khắc phục.Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp Công ty phần nào đưa ra những giải pháp và chiến lược đểthúc đẩy quá trình gia tăng lợi nhuận, TSLN tại Công ty mình

3 Đối tượng và phạm vi của đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài, vì thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sótnhất định vì thế đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này chưa được rộng nên đốitượng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu em chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động

Trang 3

SXKD của Công ty từ năm 2008– 2010 cũng như giải pháp và chiến lược thúc đẩy quá trìnhgia tăng lợi nhuận, TSLN của Công ty trong các năm sau đó.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã học trên giảng đường, những kiến thức thực tế và tài liệu hiện tạicủa Công ty và phòng Tài chính – Kế toán của Công ty xây dựng số 8 Thăng Long nơi emthực tập và dựa vào những phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng,duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp và phân tích….Các phương pháp nghiên cứu đề tài

đó đựơc tập trung ở những điểm sau:

- Nghiên cứu qua sự vận dụng lý thuyết về lợi nhuận vào tình hình hoạt động SXKD ởcác doanh nghiệp qua lý thuyết được học trong nhà trường

- Dựa trên các báo cáo thực tế về tình hình SXKD tại phòng Tài chính – Kế toán cũngnhư các phòng ban khác của Công ty

- Các tài liệu hướng dẫn, tham khảo của nhà trường

- Sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Đỗ Thị Ngọc Điệp cùngcác anh, các chị tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long

- Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện phápnhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bênngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp vàchi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính DN Phương pháp phân tích được sử dụngchủ yếu là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ

Phương pháp so sánh

- So sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính, để thấyđược tình hình tài chính được cải thiện hoặc xấu đi như thế nào để có biện pháp kịpthời

Trang 4

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của DN.

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với mức trung bình của ngành nghĩa là sosánh với những doanh nghiệp cùng loại để thấy tình hình tài chính của doanhnghiệp đang ở hiện trạng tốt hơn hay xấu hơn, được hay chưa được

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, sosánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy sự biến đổi cả về số lượng tương đối vàtuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

Phương pháp phân tích tỷ lệ

- Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các định mức đểnhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ củadaonh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu

- Trong phân tích tài chính daonh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành cácnhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt độngcủa doanh nghiệp

 Bố cục của đồ án bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Chương 2: Phân tích tình hình lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty xây dựng

số 8 Thăng Long

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợinhuận của công ty xây dựng số 8 Thăng Long

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ Trang

Mục lục……… 5

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu ……….…10

Danh mục các sơ đồ đồ thị……… 10

Danh mục các bảng biểu……….… 11

Lời nói đầu………1

Chương 1 – lý luận chung về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận………….………… 12

1.1 Khái niệm về lợi nhuận……… …14

1.2 Vai trò của lợi nhuận……… 14

1.2.1 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp……… …14

1.2.2 Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội……… …14

1.3 Nội dung của lợi nhuận……… …15

1.4 Phương pháp xác định lợi nhuận……… ….16

1.4.1 Phương pháp trực tiếp……… ….16

1.4.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh………

… 17

1.4.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính………

… 19

1.4.1.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác……… 20

1.4.2 Phương pháp gián tiếp………21

1.4.3 Phân tích điểm hòa vốn……… 23

1.4.3.1 Khái niệm điểm hòa vốn……….23

1.4.3.2 Phương pháp xác định………23

Trang 6

1.5 Các tỷ số lợi nhuận……….25

1.5.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS)………26

1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tông tài sản ( ROA)……….26

1.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE)……… 26

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp……… 27

1.6.1 Quy mô sản xuất……… …27

1.6.2 Điều kiện sản xuất kinh doanh……… … 28

1.6.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp……… …… 29

1.6.3.1 Khái niệm chung về phân tích tài chính……… …

29 1.6.3.2 Các tỷ số về khả năng thanh toán………

….30 1.6.3.3 Các tỷ số về cơ cấu tài chính………

30 1.6.3.4 Các tỷ số về hoạt động……….31

1.6.3.5 Các tỷ số về doanh lợi………

….32 1.6.4 Những nhân tố khách quan và chủ quan……… 32

1.6.4.1 Nhân tố sản lượng tiêu thụ………

…… 32

1.6.4.2 Nhân tố kết cấu tiêu thụ………

…… 33

1.6.4.3 Nhân tố giá bán………

33 1.6.4.4 Nhân tố giá vốn hàng xuất bán………

34

Trang 7

1.6.4.5 Tác động của nhân tố chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh ngh.i.ệp

….34 1.7 Đòn bẩy kinh doanh……… 35

Chương 2 – Thực trạng tình hình lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty xây dựng số 8 Thăng Long……… … 36

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty……….…36

2.1.1 Quá trình hình thành……….….36

2.1.2 Giai đoạn phát triển……… 36

2.2 Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty………37

2.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức của bộ máy quản lý kinh doanh tại công ty………38

2.3.1 Môi trường hoạt động của công ty……….…38

2.3.1.1 Vị thế của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh……… 38

2.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh……… 39

2.3.1.3 Tình hình khách hàng thị trường……… ….40

2.3.1.4 Tình hình nhà cung cấp………40

2.3.1.5 Tình hình đường sá……… 41

2.3.2 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh……… 41

2.3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh……… 41

2.3.4 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban……… …43

2.3.5 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty……… … 46

2.4 Năng lực của công ty……… … 47

2.4.1 Năng lực cán bộ công nhân viên ……… 47

2.4.2 Năng lực máy móc thiết bị………47

2.5 Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của quản lý, SXKD xây lắp trong công ty…47 2.5.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp của công ty……… 47

2.5.2 Đặc điểm công tác tổ chức sản xuất xây lắp trong công ty……… 48

Trang 8

2.5.3 Đặc điểm công tác quản lý SXKD xây lắp của công ty………50

2.6 Đánh giá chung về thực trạng tài chính của công ty………52

2.6.1 Đánh giá về tài sản của công ty……….54

2.6.2 Đánh giá về nguồn vốn của công ty……….56

2.6.3 Phân tích tỷ số nợ của công ty……… 57

2.6.4 Phân tích các tỷ số về hoạt động……… 59

2.6.5 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán……… 61

2.7 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty xây dựng số 8 Thăng Long……… 62

2.7.1 Phân tích cơ cấu lợi nhuận của công ty ……… 62

2.7.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh……… …62

2.7.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính……… 65

2.7.1.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác………66

2.7.2 Phân tích các tỷ số về doanh lợi……….…… 69

2.7.2.1 Doanh lợi tiêu thụ ( ROS )……….……… 69

2.7.2.2 Doanh lợi tài sản ( ROA )……….70

2.7.2.3 Doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE )……… 71

2.7.3 Phân tích chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh………72

Chương 3 – Giải pháp, kiến nghị nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tại công ty xây dựng số 8 Thăng Long……… … 73

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp……….…73

3.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành tiêu thụ sản phẩm ……….…73

3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 74

3.1.3 Nhóm nhân tố về kỹ thuật công nghệ và tổ chức quản lý sử dụng vốn…… 75

3.2 Nhiệm vụ, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới………… 75

3.3 Giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận tại công ty………77

3.3.1 Xem xét về mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận……… 77

3.3.1.1 Khái niệm về mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận…………77 3.3.1.2 Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc ra

Trang 9

quyết định……… 78

3.3.2 Giải pháp cụ thể……… 78

3.3.2.1 Phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm……… …78

3.3.2.2 Chú trọng đầu tư đổi mới tài sản cố định, nâng cao năng lực cạnh tranh…83 3.2.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động và đẩy mạnh công tác đầu tư tìm kiếm thị trường, tăng khối lượng công trình nhận thầu……….…85

3.3.2.4 Lựa chọn khai thác nguồn vốn hợp lý đáp ứng yêu cầu kinh doanh………86

3.3.2.5 Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ phải thu………87

3.3.2.6 Tổ chức tốt công tác sản xuất, đầy nhanh tiến độ công trình hoàn thành bàn giao nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh……….… 88

3.3.2.7 Tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực……… 88

3.4 Kiến nghị nhằm tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty 89

3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ……… 89

3.4.2 Kiến nghị đối với Tổng công ty xây dựng Thăng ……… 92

KẾT LUẬN ……….….95

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….…96

PHỤ LỤC……… …97

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Trang 11

TSCĐ Tài sản cố định

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.01: Bảng kê năng lực cán bộ kỹ thuật (phụ lục 1) 97Bảng 2.02: Bảng kê năng lực công nhân kỹ thuật (phụ lục 2) 98

Bảng 2.04: Năng lực thiết bị của công ty (phụ lục 4) 100

Bảng 2.07: Bảng phân tích các tỷ số nợ của công ty 57Bảng 2.08: Bảng phân tích các tỷ số hoạt động của công ty 59Bảng 2.09: Bảng các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty 60Bảng 2.10: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 63Bảng 2.11: Bảng cơ cấu lợi nhuận của công ty 67Bảng 2.12: Bảng các tỷ số về doanh lợi của công ty 69Bảng 2.13: Bảng chỉ tiêu độ lớn đòn bẩy kinh doanh 72

Trang 12

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN

VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN

1.1 Khái niệm về lợi nhuận:

Mục tiêu truyền thống và quan trọng của một chủ công ty theo lý thuyết là đạt tối đa lợinhuận và giả thuyết này rất vững chắc Nó vẫn tạo nên cơ sở của rất nhiều lý thuyết củakinh tế vi mô Về lịch sử mà nói những nhà kinh tế trong các phân tích của họ về công

ty đều lấy lợi nhuận tối đa làm mục đích cuối cùng, tuy nhiên có rất nhiều quan điểmkhác nhau về lợi nhuận:

 Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển trước Marx “cái phần trội lênnằm trong giá bán so với chi phí (CP) SX là LN”

 Karl Marx cho rằng: “giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trịcủa hàng hoá trong đó lao động thặng dư chính là lao động không được trả côngcủa công nhân đã được vật hoá thì gọi là LN”

 Nhà kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus thì định nghĩa rằng:

“LN là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi”

Trang 13

hoặc cụ thể hơn là “ LN được định nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thunhập của một công ty và tổng CP”.

 Từ các quan điểm trên chúng ta thấy rằng nhờ có lý luận vô giá về giá trị hànghoá sức lao động, Marx là người đầu tiên đã phân tích nguồn gốc LN một cáchkhoa học, sâu sắc và có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị Theo ông, LN là hìnhthái chuyển hoá của giá trị thặng dư, LN và giá trị thặng dư có sự giống nhau vềlượng và khác nhau về chất

- Về lượng, nếu giá cả hàng hoá bằng giá trị của nó thì lượng LN bằng lượnggiá trị thặng dư, nếu giá cả hàng hoá không nhất trí với giá trị của nó thì mỗi tưbản cá biệt có thể thu được lượng LN lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thặng dư,nhưng trong toàn xã hội thì tổng số LN luôn bằng tổng số giá trị thặng dư

- Về chất, giá trị thặng dư là nội dung bên trong được tạo ra trong lĩnh vực SX,

là khoản dôi ra ngoài giá trị tư bản khả biến và do sức lao động được mua từ tưbản khả biến tạo ra Còn LN là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng

dư thông qua trao đổi, phạm trù LN đã xuyên tạc, che đậy được nguồn gốc quan

hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa

Kế thừa được những gì tinh tế nhất của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, kết hợp vớiquá trình nghiên cứu sâu sắc nền SX tư bản chủ nghĩa, Karl Marx đã chỉ rõ được nguồngốc sâu xa của LN và quan điểm về LN của ông là hoàn toàn đúng đắn, do đó ngày naykhi nghiên cứu về LN chúng ta đều nghiên cứu dựa trên quan điểm của Karl Marx

Ở nước ta theo Điều 3 Luật DN ghi nhận: “DN là tổ chức KD có tên riêng, tài sản (TS),trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký KD theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchthực hiện các hoạt động KD” Mà KD là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình đầu tư từ SX, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị

Trang 14

trường nhằm mục đích sinh lợi Điều đó chứng tỏ rằng LN đã được pháp luật thừa nhậnnhư là mục tiêu chủ yếu và là động cơ SXKD của DN Vậy LN là gì?

LN là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD, là chỉ tiêu chất lượng đánhgiá hiệu quả kinh tế các hoạt động của DN Từ góc độ của nhà quản trị tài chính DN cóthể thấy rằng: LN của DN là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập (income) và CP(expenses) mà DN bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động của DN đưa lại

1.2 Vai trò của lợi nhuận.

1.2.1 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp.

 LN giữ vị trí quan trọng trong hoạt động SXKD của DN vì trong điều kiện hạchtoán KD độc lập theo cơ chế thị trường, DN có tồn tại và phát triển hay khôngthì điều quyết định là DN có tạo ra được LN hay không? Chuỗi LN của DNtrong tương lai sẽ phát sinh và diễn biến như thế nào? Vì thế, LN được coi làmột trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bảnđánh giá hiệu quả SXKD LN tác động đến tất cả các mặt hoạt động của DN,ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của DN, việc thực hiện chỉ tiêu LN

là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của DN được ổn định,vững chắc

 LN là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt độngSXKD của DN Nếu DN phấn đấu cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt độngSXKD làm cho giá thành sản phẩm hạ thì LN sẽ tăng lên một cách trực tiếp.Ngược lại, nếu giá thành sản phẩm tăng lên thì LN sẽ giảm đi Bởi vậy là chỉtiêu quan trọng nhất tác động đến mọi vấn đề của DN, quyết định sự tồn tại và

Trang 15

phát triển của DN, đồng thời LN ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của

DN, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của DN

1.2.2 Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội

Ngoài vai trò đối với DN, LN còn là nguồn tích luỹ cơ bản, là nguồn để mở rộng tái SX

xã hội Sau mỗi chu kỳ SXKD, các DN phải hạch toán LN (hoặc lỗ) rồi từ đó nộp mộtkhoản tiền vào ngân sách nhà nước Sự tham gia đóng góp này của các DN được phảnánh ở số thuế thu nhập mà DN đã nộp Thuế thu nhập DN là một sự điều tiết của nhànước đối với LN thu được của các đơn vị SXKD, để góp phần thúc đẩy SX phát triển

và động viên một phần LN của cơ sở KD cho ngân sách nhà nước, bảo đảm sự đónggóp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của nhànước và lợi ích của người lao động

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, để khuyến khích, nâng cao chất lượng SX, thuế thunhập DN sẽ miễn thu cho phần LN dùng để tái đầu tư vào SXKD và miễn giảm thuếthu nhập DN đối với các DN hoạt động KD ở vùng sâu, vùng xa Đối với các DN quốcdoanh, hợp tác xã, các DN SX điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, phân bón,thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến lâm sản, thuỷ hải sản, xây dựng,vận tải, nộp thuế thu nhập DN theo thuế suất 28%, các ngành công nghiệp nhẹ, côngnghiệp thực phẩm và ngành SX khác nộp thuế thu nhập DN theo thuế suất lớn hơn.Khoản thuế thu nhập mà các DN nộp vào ngân sách nhà nước sẽ dùng để đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng mở rộng tái SX xã hội

Trang 16

1.3 Nội dung của lợi nhuận.

Để tồn tại và phát triển SXKD của DN phải có lợi nhuận Tuy nhiên, do hoạt độngSXKD của DN rất đa dạng và phong phú, hiệu quả KD có thể đạt được từ nhiều hoạtđộng khác nhau Bởi vậy LN của DN cũng bao gồm nhiều loại, trong đó chủ yếu là:

 LN từ hoạt động SXKD, là khoản chênh lệch giữa doanh thu (DT) tiêu thụ sảnphẩm và CP đã bỏ ra của khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, lao vụ của cáchoạt động SXKD chính và phụ của DN

 LN thu được từ các hoạt động tài chính mang lại, đó là khoản chênh lệch giữacác khoản thu và chi có tính chất nghiệp vụ tài chính trong quá trình DN thựchiện việc KD Các hoạt động nghiệp vụ tài chính gồm : hoạt động cho thuê tàichính, hoạt động mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngânhàng thuộc vốn KD của DN, lãi cho vay vốn, lợi tức cổ phần và hoàn nhập số

dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán và LN thu được từ việc phânchia kết quả hoạt động liên doanh, liên kết của DN với đơn vị khác

 LN thu được từ các hoạt động khác (hoạt động bất thường) là khoản chênh lệchgiữa thu nhập và CP của các hoạt động khác ngoài các hoạt động nêu trên Nhưvậy, LN thu được từ các hoạt động khác bao gồm: khoản phải trả nhưng khôngtrả được do phía chủ nợ, khoản nợ khó đòi đã duyệt bỏ nay thu hồi được, LN từquyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (TS) Khoản thu vật tư TS thừa sau khi đã

bù trừ hao hụt, mất mát, khoản chênh lệch giữa thu nhập và CP của hoạt độngthanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TSCĐ) LN các năm trước phát hiện nămnay, hoàn nhập số dư các khoản dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợphải thu khó đòi, tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa sau khi hết hạn bảohành

Trang 17

1.4 Phương pháp xác định lợi nhuận.

LN được tính toán bởi việc sắp xếp của bất kỳ DT nào được DN tạo ra (không kể tới cóphải khách hàng hay không đã trả tiền cho DT này) và trừ đi tổng số tiền chi tiêu của

DN Một trong số chi tiêu này là sự khấu hao, nó là phần tổn thất trong giá trị củaTSCĐ như: xe hơi, máy tính…gây ra do các TS này được sử dụng vào việc SXKD.Theo chế độ hiện hành ở nước ta có 3 cách chủ yếu xác định LN sau:

1.4.1 Phương pháp trực tiếp

Theo phương pháp này LN của DN được xác định trực tiếp từ hoạt động SXKD, hoạtđộng tài chính, hoạt động khác

1.4.1.1 LN từ hoạt động SXKD

Đây là bộ phận LN chủ yếu mà DN thu được từ các hoạt động SX, cung ứng SX dịch

vụ trong kỳ được xác định theo công thức:

LN thuần trước thuế của hoạt động SXKD = DT thuần – Giá vốn hàng bán (GVHB)

-CP bán hàng - -CP quản lý DN

trong đó:

Trang 18

 LN thuần trước thuế của hoạt động SXKD là số LN thuần trước thuế thu nhậpDN.

 DT thuần = DT tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trong kỳ - Các khoản giảmtrừ DT

Các khoản giảm trừ DT gồm:

- Chiết khấu hàng bán: là số tiền người bán giảm trừ cho người mua đối với số tiềnphải trả cho người mua thanh toán tiền mua sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của DNtrước thời hạn thanh toán và đã được ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh

tế

- Giảm giá hàng bán: là số tiền người bán giảm trừ cho người mua ( khách hàng)trên giá bán đã thoả thuận do hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, thời hạnthanh toán đã được ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc giảm giá cho khách hàng khi họmua một khối lượng hàng hoá lớn

- Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị tính theo giá thanh toán của số sản phẩmhàng hoá, dịch vụ mà DN đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm các hợpđồng kinh tế đã ký kết

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu tính trên một số loại hàng hoá, dịch

vụ đặc biệt mà nhà nước không khuyến khích tiêu dùng

- Thuế xuất nhập khẩu: là loại thuế gián thu tính trên sản phẩm hàng hoá của các

tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất khẩu qua biên giới Việt Nam

 GVHB phản ánh trị giá gốc sản phẩm hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả một sốkhoản thuế theo quy định như thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng) đã được xácđịnh là tiêu thụ Khi xác định được DT thì đồng thời giá trị sản phẩm hàng hoá

Trang 19

xuất khẩu cũng được phản ánh vào giá vốn để xác định kết quả Do vậy việc xácđịnh đúng GVHB có ý nghĩa rất quan trọng.

o Đối với DN SX

- GVHB = Giá thành SX + Chênh lệch thành phẩm tồn kho

Chênh lệch thành phẩm tồn kho = Thành phẩm tồn kho đầu kỳ Thành phẩm tồn kho cuối kỳ (Tính theo giá thành SX)

Giá thành SX = CP SX + Chênh lệch sản phẩm dở dang

- CP SX = CP vật tư + Lương nhân công trực tiếp + CP SX chung

- Chênh lệch sản phẩm dở dang = Sản phẩm dở dang đầu kỳ - Sảnphẩm dở dang cuối kỳ

o Đối với DN thương nghiệp

- GVHB = Giá vốn hàng mua + Chênh lệch hàng hóa tồn kho

- GVHB = Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng hoá mua vàotrong kỳ – Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ

 CP bán hàng là một bộ phận của CP lưu thông phát sinh dưới hình thái tiền tệ đểthực hiện các nghiệp vụ bán hàng hóa KD trong kỳ báo cáo CP bán hàng được bùđắp bằng khối lượng DT thuần được thực hiện, xét về nội dung kinh tế của cáckhoản mục CP bán hàng ta có: CP nhân viên bán hàng, CP vật liệu bao bì, CP khấuhao TSCĐ của các khâu bán hàng, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác…

 CP quản lý DN là một loại CP thời kỳ được tính đến khi hạch toán lợi tức thuần tuýcủa kỳ báo cáo, CP quản lý DN là những khoản CP có liên quan đến việc tổ chứcquản lý điều hành hoạt động SXKD Nội dung CP quản lý cũng bao gồm các yếu tố

CP như CP bán hàng, tuy vậy công dụng CP của các yếu tố đó có sự khác biệt CPquản lý DN phản ánh các khoản chi chung cho quản lý văn phòng và các khoản chi

KD không gắn được với các địa chỉ cụ thể trong cơ cấu tổ chức SXKD của DN

Trang 20

1.4.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính là những hoạt động có liên quan tới việc huy động, quản lý và sửdụng vốn trong KD

LN từ hoạt động tài chính được xác định theo công thức:

LN hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – Thuế gián thu (nếu có) – CP hoạt động tài chính

Trong đó:

- Thu nhập tài chính gồm: lãi tiền gửi ngân hàng, bán trả góp, lãi KD chứngkhoán, lãi góp vốn liên doanh, lãi đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác, chiết khấu thanhtoán khi mua hàng được hưởng, thu tiền do cho thuê TS và bán bất động sản, chênhlệch tỷ giá, hoàn nhập khoản dự phòng

- CP hoạt động tài chính gồm: lỗ do KD chứng khoán và các hoạt động đầu tưkhác, CP do đem góp vốn liên doanh, CP liên quan đến việc thuê TS, chênh lệch

tỷ giá, lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

1.4.1.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác

Hoạt động khác (hoạt động bất thường) là những hoạt động diễn ra không thườngxuyên mà DN không dự tính trước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thựchiện như các hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TSCĐ), xử lý nợ khóđòi…

LN từ hoạt động khác được xác định theo công thức sau:

Trang 21

LN hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác – Thuế gián thu (nếu có) – CP hoạt động khác

Trong đó:

- Thu nhập hoạt động khác là những khoản thu về tiền phạt do khách hàng viphạm hợp đồng, tiền thu được từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu cáckhoản nợ khó đòi, thu các khoản miễn thuế, giảm thuế, tiền thu về giá trị TS thuđược do vắng chủ, hoàn nhập dự phòng, giảm giá dự trữ và phải thu nợ khó đòi,trích trước sửa chữa lớn TSCĐ, bảo hành sản phẩm nhưng không dùng hết vào cuốinăm

- CP hoạt động khác là những khoản chi như: chi phạt thuế, tiền phạt do DN viphạm hợp đồng, chi cho thanh lý, nhượng bán TS, giá trị TS bị tổn thất do quỹ

dự phòng tài chính không đủ bù đắp CP KD

Sau khi đã xác định LN của các hoạt động KD, chúng ta tiến hành tổng hợp lại, kết quả

sẽ thu được LN trước thuế thu nhập DN như sau:

LN trước thuế thu nhập DN = LN hoạt động SXKD + LN hoạt động tài chính + LN hoạt động khác

Sau đó ta sẽ xác định LN sau thuế thu nhập DN (LN ròng) của DN trong kỳ theo côngthức:

LN ròng = LN trước thuế thu nhập DN – Thuế thu nhập DN

Hoặc

LN ròng = LN trước thuế thu nhập DN * (1 – thuế suất thuế thu nhập DN)

Trang 22

Nhận xét: Cách xác định LN theo phương pháp trực tiếp rất đơn giản, dễ tính toán, do

đó phương pháp này được áp dụng phổ biến và rộng rãi trong các DN SX ít loại sảnphẩm Còn đối với những DN lớn, SX nhiều loại sản phẩm thì phương pháp này khôngthích hợp bởi khối lượng công việc tính toán sẽ rất lớn, tốn nhiều thời gian và côngsức

1.4.2 Phương pháp gián tiếp ( xác định LN qua các bước trung gian)

Ngoài phương pháp xác định LN như đã trình bày ở trên, chúng ta còn có thể xác định

LN trong kỳ của DN bằng cách tiến hành tính dần LN của DN qua từng khâu trunggian Cách xác định như vậy gọi là phương pháp xác định LN qua các bước trung gian

Để xác định được kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD đó là LN ròng của DNchúng ta cần tính lần lượt các chỉ tiêu sau:

Trang 23

15 LN trước thuế thu nhập DN (= 8 + 11 + 14)

16 Thuế thu nhập DN (=15 x thuế suất thuế thu nhập DN )

17 LN ròng( =15 – 16)

Nhận xét: Cách tính này cho phép người quản lý nắm được quá trình hình thành LN và

tác động của từng khâu hoạt động đến kết quả hoạt động SXKD cuối cùng của DN, đó

là LN sau thuế thu nhập DN (LN ròng) Phương pháp này giúp chúng ta có thể lập Báocáo kết quả KD của DN thông qua các chỉ tiêu trên, nhờ đó chúng ta dễ dàng phân tích

và so sánh được kết quả SXKD của DN kỳ trước so với kỳ này Mặt khác chúng ta cóthể thấy được sự tác động của từng khâu hoạt động tới sự tăng giảm LN của DN, từ đó

sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp góp phần nâng cao LN,nâng cao hiệu quả SXKD của DN

1.4.3 Phân tích điểm hoà vốn

1.4.3.1 Khái niệm điểm hoà vốn

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó DT bán hàng đủ trang trải mọi CP bỏ ra và DN không

lỗ, không lãi, là một điểm mà tại đó LN của DN bằng không Như vậy trên điểm hoà

Trang 24

vốn sẽ có lãi và dưới điểm hoà vốn sẽ bị lỗ Xác định điểm hoà vốn trong KD là điểmkhởi đầu để quyết định quy mô SX, tiêu thụ, quy mô vốn đầu tư cho SXKD để đạt mứclãi mong muốn phù hợp với điều kiện hiện hành cũng như đầu tư mới hoặc đầu tư bổsung.

1.4.3.2 Phương pháp xác định

 Xác định sản lượng hoà vốn

Về mặt toán học, điểm hoà vốn là điểm giao nhau của đường biểu diễn DT với đườngbiểu diễn CP Do đó sản lượng hoà vốn chính là ẩn số của hai phương trình biểu diễnhai đường thẳng đó:

Trang 25

- DT hoà vốn = gQ = g * F/ (g – V) = F/ (1 – V/g )

- Tỉ lệ (1 – V/ g ) được gọi là tỉ lệ lãi trên biến phí

- Q được coi là sản lượng hoà vốn

 Xác định thời gian đạt điểm hoà vốn

Nếu gọi thời gian đạt điểm hoà vốn là n thì n được xác định theo công thức sau:

n = 12 tháng x Q/ s

với Q: sản lượng hoà vốn của DN

s: sản lượng đạt được khi huy động 100% công suất

Điều này có nghĩa là DN phải dành một khoảng thời gian là n tháng trong năm mới SX

đủ sản lượng hoà vốn

Kết luận: Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính xem xét KDtrong mối quan hệ của nhiều yếu tố tác động tới LN, cho phép xác định rõ ràng vàothời điểm nào trong kỳ KD hoặc ở mức SX, tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì DN không

bị lỗ, từ đó có các quyết định chủ động và tích cực trong hoạt động SXKD

1.5 Các tỷ số lợi nhuận

Để so sánh, đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của các DN, người ta căn cứ vàomức LN tuyệt đối và mức LN tương đối mà DN đạt được trong kỳ

Mức LN tuyệt đối gồm:

 LN trước thuế thu nhập DN và lãi vay

 LN trước thuế thu nhập DN

 LN sau thuế thu nhập DN (hay còn gọi là LN ròng)

Trang 26

Tuy nhiên, khi so sánh chất lượng hoạt động SXKD của các DN chỉ tiêu LN tuyệtđối ít được sử dụng, mà nhà quản trị tài chính thường quan tâm hơn tới chỉ tiêu về mức

LN tương đối (chính là TSLN)

Vì TSLN (còn gọi là mức DL) phản ánh kết quả của một loạt chính sách và quyết địnhcủa DN TSLN là chỉ tiêu trả lời cho câu hỏi cuối cùng DN hoạt động có hiệu quả nhưthế nào, là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động SXKD của DN trong mộtthời kỳ nhất định TSLN là đáp số sau cùng của hiệu quả KD và là một luận cứ quantrọng để các nhà hoạch định đưa ra quyết định tài chính trong tương lai TSLN (mứcDL) có nhiều dạng:

1.5.1.TSLN trên DT (DL tiêu thụ) ROS

Chỉ tiêu này được tính bằng cách chia LN cho DT tiêu thụ sản phẩm Về LN có hai chỉtiêu mà nhà quản trị tài chính rất quan tâm là LN trước thuế và LN sau thuế (LN thuầntuý sau khi đã nộp các khoản cho ngân sách nhà nước) Do vậy tương ứng cũng sẽ cóhai chỉ tiêu TSLN trên DT, công thức xác định như sau:

TS LN trước thuế trên DT = LN trước thuế x 100/ DT thuần

TSLN sau thuế trên DT = LN sau thuế x 100/ DT thuần

Chỉ tiêu TSLN trên DT phản ánh bình quân trong một đồng DT mà DN thực hiệntrong kỳ có mấy đồng LN

1.5.2.TSLN trên tổng TS (DL tài sản) ROA

Trang 27

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia LN trước thuế và lãi vay (EBIT) cho giá trị

TS bình quân theo công thức

TS LN trên TS = LN trước thuế và lãi vay x 100 / TS bình quân

TS LN trên TS = EBIT x 100/ TS bình quân

Chỉ tiêu TSLN trên TS phản ánh một đồng giá trị TS mà DN đã huy động vào SXKDtạo ra mấy đồng LN trước thuế và lãi vay

1.5.3.TSLN vốn chủ sở hữu (DL vốn tự có) ROE

Mục tiêu hoạt động của DN là tạo ra LN ròng cho các chủ nhân, những người chủ sởhữu DN đó DL vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêunày TSLN vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia LN sau thuế cho vốn chủ sở hữubình quân Công thức xác định như sau:

TSLN vốn chủ sở hữu = LN sau thuế x 100 / Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu TSLN vốn chủ sở hữu có ý nghĩa là một đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ vàoSXKD trong kỳ mang lại mấy đồng LN sau thuế Nếu DN có TSLN vốn chủ sở hữu >TSLN sau thuế trên tổng vốn KD, điều đó chứng tỏ việc DN sử dụng vốn vay rất cóhiệu quả

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của daonh nghiệp

Với vai trò rất lớn của mình, LN tác động tới mọi hoạt động của DN, LN là nguồn tíchluỹ cơ bản để tái SX mở rộng Tuy nhiên cần lưu ý rằng không thể coi LN là chỉ tiêuduy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của DN và cũng không thể chỉ dùng

LN để so sánh chất lượng hoạt động SXKD của các DN khác nhau, bởi vì bản thân LNchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đó là:

Trang 28

1.6.1 Quy mô sản xuất

Các DN cùng loại, nếu quy mô SX khác nhau thì LN thu được cũng khác nhau Ởnhững DN lớn hơn nếu công tác quản lý kém nhưng LN thu được vẫn có thể lớn hơnnhững DN có quy mô nhỏ và công tác quản lý tốt hơn Bởi DN lớn có rất nhiều ưu thếngay cả khi tất cả các ngành kinh tế đã sử dụng nhiều đơn vị lớn có thiết bị và kiếnthức chuyên môn hoá Trước hết, DN có quy mô lớn sẽ có ưu thế về mặt tài chính, do

đó phần dự trữ của DN cho những rủi ro không cần phải tăng tỷ lệ với DT, vì với một

số dự án đầu tư SX tăng, có nhiều khả năng giảm bớt thiệt hại Một khía cạnh khác củaviệc giảm bớt rủi ro kèm theo tăng quy mô SX là các DN lớn có đủ sức đương đầu vớinhững rủi ro lớn hơn do đó khả năng đạt được LN cao hơn Hơn nữa nếu DN muốn cónguồn tài chính lớn thì quy mô của nó cho phép việc thâm nhập trực tiếp vào thịtrường vốn và với quy mô lớn nhà đầu tư sẽ tin tưởng khi họ quyết định đầu tư vàocông ty

Một nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động của Công ty là với quy môlớn công ty có thể tiếp nhận được các lợi thế theo quy mô về kỹ thuật và quản lý trongmột số thị trường như: kho tàng bến bãi, đường xá, bởi vậy cho phép công ty có các ưuthế lớn về khả năng tạo dựng một tiền đồ sự nghiệp tốt cho các nhà quản lý Còn vềcông tác mua nguyên vật liệu đầu vào thì nhờ quy mô lớn cho phép công ty có lợi thếtrong thương lượng không chỉ về giá cả nguyên vật liệu mà còn về thời hạn và dịch vụthanh toán, giao hàng

Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô SX của DN Ở hầuhết các DN SX thuộc mọi thành phần kinh tế, DN đều có quyền tự chủ trong việc muasắm, đổi mới TSCĐ bằng các nguồn vốn như nguồn vốn pháp định, nguồn vốn tự bổsung, nguồn vốn liên doanh, liên kết, và các nguồn vốn tín dụng khác Nếu DN có quy

mô lớn thì có thể dễ dàng trong việc huy động nguồn vốn lớn để mua sắm, hiện đại hoá

Trang 29

trang thiết bị, công nghệ SX… nhằm góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệuquả hoạt động SXKD của DN.

1.6.2 Điều kiện SXKD

Sự tiến bộ của Khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc áp dụng mau lẹ những thành tựu

về khoa học công nghệ vào SXKD là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép các DN hạgiá thành sản phẩm, nâng cao LN và thành công trong KD Nhất là trong điều kiện hiệnnay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, các máy móc thiết

bị được dùng vào SX hết sức hiện đại thay thế nhiều lao động nặng nhọc của con người

và điều đáng chú ý là ngày nay thế giới đang đi vào cuộc cách mạng công nghệ mới(như vi điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới) hầu như làm thay đổi nhiều điều kiện cơbản của SX như: việc tiêu tốn nguyên vật liệu để SX ra sản phẩm ngày càng ít, nhiềuloại vật liệu mới ra đời, lượng lao động dùng vào SX cũng giảm bớt do áp dụng tựđộng hoá và công nghệ mới Do vậy, trong SXKD vấn đề đặt ra cho các DN là tuỳ theođiều kiện cụ thể mà đón bắt thời cơ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào

SX để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành góp phần nâng cao LN cho DN

Bên cạnh việc áp dụng thành tựu khoa học vào SX thì nhà quản lý cần phải luôn quantâm tới công tác tổ chức lao động và sử dụng con người Bởi đây cũng là một nhân tốrất quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả SXKD của DN nhất làcác DN sử dụng nhiều lao động trong SX Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sựkết hợp các yếu tố SX một cách hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãngphí giờ máy, có tác dụng lớn thúc đẩy việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.Nhưng điều quan trọng hơn và có ý nghĩa hơn trong việc tổ chức quản lý lao động củamột DN là ở chỗ biết sử dụng yếu tố “con người”, biết khơi dậy tiềm năng trong mỗicon người, chủ DN phải biết bồi dưỡng trình độ cho cán bộ công nhân viên, quan tâmđến đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc của mỗi người trong DN

Trang 30

1.6.3 Tình hình tài chính của DN

1.6.3.1 Khái niệm chung về phân tích tài chính

Phân tích hoạt động tài chính DN, mà đặt trọng tâm là phân tích các báo cáo tài

chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính, giúp người sử dụng thông tin đánh giá toàndiện, vừa tổng hợp khái quát, vừa xem xét chi tiết các hoạt động tài chính DN, để nhậnbiết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phùhợp

Các tỷ số tài chính thường được chia làm 4 loại:

 Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của DN

 Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà DN dùng nợ vay để sinh lờihay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của DN

 Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng TS, hay phản ánh công tác

tổ chức điều hành và hoạt động của DN

 Các tỷ số về DL: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của DN, hay phảnánh hiệu năng quản trị của DN

Những chỉ tiêu trung bình của ngành là những tiêu chuẩn được đánh giá là khá tốt chonhững DN cùng loại Nghĩa là một DN có các tỷ số tài chính phù hợp với mức trungbình của ngành là những DN đang sử dụng các chính sách tài chính thông thường vàphổ thông, cho thấy tình hình tài chính được đánh giá tốt Trong điều kiện của nước ta,khi các tỷ số tài chính trung bình của ngành chưa được thống kê, thì khi phân tích tàichính các nhà phân tích có thể đưa ra những tỷ số tài chính mẫu, mà được đánh giá làtốt để so sánh, hoặc là chọn một DN cùng loại được đánh giá là hoạt động KD có hiệuquả và tình hình tài chính lành mạnh, để từ đó chọn các tỷ số tài chính của DN này là

Trang 31

thước đo, là tiêu chuẩn để so sánh Tuy nhiên trong những chừng mực nhất định các tỷ

số tài chính riêng lẻ cũng cho thấy một mức độ nào đó khi đánh giá về tài chính

1.6.3.2 Các tỷ số về khả năng thanh toán

Thông thường các nhà phân tích tài chính nghiên cứu các tỷ số tài chính nhất địnhcủa các báo cáo tài chính để định hướng Một trong những mối quan tâm hàng đầu củacác nhà đầu tư là liệu DN có khả năng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn hay khôngbởi vì tình hình tài chính có được đánh giá là lành mạnh hay không thể hiện ở khả năngchi trả cao hay thấp

Hệ số khả năng thanh toán = Khả năng thanh toán / Nhu cầu thanh toán

1.6.3.3 Các tỷ số về cơ cấu tài chính

Cơ cấu tài chính được khái niệm như là việc điều hành thông qua các khoản nợ vay đểkhuếch đại LN cho DN Cơ cấu tài chính được coi như là một chính sách tài chính của

DN, có vai trò và vị trí quan trọng, vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể ở các phần sau.Trong phân tích tài chính, cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sởhữu DN so với số nợ vay, và có tầm quan trọng như sau:

 Chủ nợ nhìn vào số vốn mà DN góp vào để tin tưởng có một sự bảo đảm chocác món nợ vay Nếu chủ sở hữu DN chỉ góp vào một phần nhỏ trên tổng sốvốn Thì sự rủi ro trong KD chủ yếu sẽ do các chủ nợ gánh chịu

 Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ sở hữu DN được lợi rõ rệt, đó là nắmquyền điều khiển DN với một số vốn đóng góp rất ít

 Khi DN tạo ra LN trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần LNdành cho các chủ sở hữu gia tăng rất nhanh

Trang 32

Tóm lại: Việc sử dụng cơ cấu tài chính của các DN cần phải chú trọng đến môi trường

kinh tế - tài chính và thực trạng KD của DN để quyết định một cơ cấu tài chính hợp lývì:

- Các DN có cơ cấu tài chính thấp sẽ ít bị lỗ trong thời kỳ kinh tế suy thoái nhưngcũng sẽ có mức LN gia tăng chậm hơn trong thời kỳ kinh tế phát triển

- Các DN có cơ cấu tài chính cao sẽ có nhiều rủi ro lỗ thật nặng hay ngược lại sẽ cónhiều may mắn mang lại LN rất cao Khả năng gia tăng LN cao là điều mong ướccủa các nhà đầu tư nhưng ngược lại, họ lại không thích rủi ro Vì vậy, thông thườngcác quyết định tài chính phải dựa vào sự cân bằng của hai yếu tố LN và rủi ro

1.6.3.4 Các tỷ số về hoạt động

Các tỷ số này được dùng để đo lường khả năng tổ chức và điều hành DN, đồng thời

nó còn cho thấy tình hình sử dụng TS của DN tốt hay xấu Chỉ tiêu DT sẽ được sửdụng chủ yếu trong các tỷ số này để đo lường khả năng hoạt động của DN

1.6.3.5 Các tỷ số về doanh lợi

Chỉ tiêu DL là chỉ tiêu về TSLN phản ánh kết quả của hàng loạt chính sách và quyếtđịnh của DN Các tỷ số tài chính đã được đề cập ở trên cho thấy phương thức mà DNđược điều hành, thì các tỷ số về DL sẽ là đáp số cuối cùng về hiệu năng quản trị DN.Trước khi đầu tư vào một DN, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về DL vàchỉ tiêu này thay đổi như thế nào qua quá trình hoạt động KD bởi vì mức lợi tức sauthuế thu được có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư

1.6.4 Những nhân tố khách quan và chủ quan

Ta có công thức xác định LN từ hoạt động SXKD như sau:

Trang 33

1.6.4.1 Nhân tố sản lượng tiêu thụ

Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặcgiảm đi bao nhiêu lần thì LN cũng tăng lên giảm đi bấy nhiêu lần Việc tăng giảm khốilượng sản phẩm tiêu thụ phản ánh kết quả của SXKD cả về khối lượng, chất lượng,chủng loại sản phẩm, và thời hạn cũng như phản ánh kết quả công tác bán hàng của

DN Như vậy, tác động của nhân tố này chủ yếu phản ánh yếu tố chủ quan trong côngtác quản lý SXKD của DN

1.6.4.2 Nhân tố kết cấu tiêu thụ

Kết cấu tiêu thụ thay đổi có thể làm tăng hoặc giảm tổng số LN Trong thực tế nếu tăng

tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức LN cao và giảm tỷ trọng bán ra những mặthàng có mức LN thấp hơn thì mặc dù LN cá biệt của từng mặt hàng hoá không thay đổinhưng tổng số LN của DN sẽ tăng hoặc ngược lại nếu giảm tỷ trọng bán ra những mặthàng có mức LN cao và tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức LN thấp thì tổng

Trang 34

số LN mà DN thu được sẽ bị giảm Việc thay đổi kết cấu tiêu thụ trước hết là do tácđộng của nhu cầu thị trường, tức là tác động của nhân tố khách quan Mặt khác, để đápứng cho nhu cầu thị trường thường xuyên biến động, bản thân mỗi DN phải tìm cách tựđiều chỉnh từ khâu SX cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm và khi đó tác động này lại là tácđộng mang yếu tố chủ quan trong công tác quản lý của DN.

1.6.4.3 Nhân tố giá bán

Giá bán sản phẩm thay đổi ảnh hưởng thuận chiều đến LN, trường hợp giá cả hàng hoácủa một số mặt hàng còn do nhà nước quyết định và trong điều kiện cạnh tranh ngàycàng trở nên quyết liệt, giá cả hàng hoá tăng hay giảm là do tác động của những nhân

tố khách quan như: nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng Còn do phẩm cấp chất lượnghàng hoá không đạt tiêu chuẩn làm cho giá bán bình quân thay đổi thì đó lại là do tácđộng của nhân tố chủ quan

1.6.4.4 Nhân tố giá vốn hàng xuất bán

Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của giá thành sản phẩm tiêu thụ và

nó tác động nghịch chiều đến LN Như người ta biết, giá thành sản phẩm cao hay thấp,tăng hay giảm là tuỳ thuộc vào kết quả của việc quản lý tài chính và sử dụng lao động,vật tư trong quá trình SX của DN Nếu tổ chức quản lý tốt SX và tài chính thì đây sẽ lànhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩn, tăng LN cho DN Trước hết,

tổ chức quản lý SX đạt trình độ cao có thể giúp DN xác định được mức SX tối ưu,phương án SX tối ưu làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống Nhờ vào việc bố trí cáckhâu SX hợp lý có thể hạn chế sự lãng phí phí nguyên vật liệu, giảm thấp tỷ lệ phếphẩm, những CP về ngừng SX… Bên cạnh đó thì công tác tổ chức sử dụng vốn hợp lý,

Trang 35

đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư tránh được những tổn thấtcho SX khi máy móc phải ngừng làm việc do thiếu vật tư Đồng thời thông qua việc tổchức sử dụng vốn, kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm, từ đó pháthiện ngăn ngừa kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát hao hụt vật tư, sản phẩm… Việcđẩy mạnh chu chuyển vốn có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn khiến cho DN giảm bớt CP

về trả lãi tiền vay, tất cả những sự tác động trên đều là tác động của nhân tố chủ quantrong công tác quản lý của DN Nếu tổ chức tốt công tác này sẽ làm giảm bớt CP SXgóp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm nâng cao LN cho DN

1.6.4.5 Tác động của nhân tố CP bán hàng, CP quản lý DN

Tính chất ảnh hưởng của nhân tố này giống với ảnh hưởng cấu nhân tố giá bán, xét cả

về mức độ cũng như tính chất ảnh hưởng

1.7 Đòn bẩy trong kinh doanh

Đối với nhà KD, đòn bẩy, nếu gọi một cách đầy đủ là đòn bẩy KD, là cách mà nhàquản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về LN với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về DThoặc mức tiêu thụ sản phẩm

Đòn bẩy KD là một chỉ tiêu phản ảnh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức DN Dovậy đòn bẩy KD sẽ lớn ở các DN có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng CP, vànhỏ ở các DN có tỷ lệ biến phí cao hơn định phí trong tổng CP

Trang 36

Điều này cũng có nghĩa là DN có đòn bẩy KD lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng CP lớnhơn biến phí, do đó LN của DN sẽ rất nhạy cảm khi DT biến động, bất kỳ với sự biếnđộng nhỏ nào của DT cũng gây ra biến động lớn về LN.

Độ lớn của đòn bẩy KD ở một mức DT nhất định của DN được xác định theo côngthức sau:

Độ lớn của

đòn bẩy KD =

Tổng số dưđảm phí

=

Tổng số dư đảm phíThu nhập thuần

Tổng số dư đảm phí - Định phí

Độ lớn của đòn bẩy KD đặt trọng tâm vào định phí và tỷ lệ thuận với định phí

Độ lớn của đòn bẩy KD là một công cụ đo lường ở mức DT nhất định, khi có 1% thayđổi về DT thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến LN Hay nói cách khác, khi DT thay đổi1% thì LN thay đổi bao nhiêu?

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

- Tên Công ty: Công ty xây dựng số 8 Thăng Long( Thuộc Tổng Công ty xây dựng ThăngLong)

- Địa chỉ: Xuân Đỉnh- Từ Liêm- Hà Nội

- Điện thoại: (04 )38 362 665 Fax: (04 )38 387 711

- Giám đốc Công ty: Ông Vũ Duy Mạnh

2.1.1 Quá trình hình thành

Trang 37

Công ty xây dựng số 8 Thăng Long, tiền thân là " Xí nghiệp lặn Thăng Long" được thànhlập ngày 29/ 6/ 1991 theo Quyết định số 238/ TCCB- LĐ của Tổng Công ty xây dựng cầuThăng Long Khi mới thành lập chỉ có 2 tổ thợ lặn, sau quá trình củng cố và phát triển, xínghiệp lặn đã trở thành 1 đơn vị vững mạnh của Tổng Công ty xây dựng cầu Thăng Long.

Từ ngày thành lập sau 1 năm hoạt động, xuÊt phát từ nhiệm vụ sản xuất, ngày 18/ 6/ 1992

xí nghiệp đổi tên thành " Công ty lặn và xây dựng công trình ngầm Thăng Long"

Tháng 8/ 1998, đổi tên thành " Công ty lặn và xây dựng Thăng Long" theo Quyết định số2052/ 1998/ QĐ- BGTVT ngày 15/ 8/ 1998

Tháng 3/ 2001, Công ty đổi tên thành " Công ty xây dựng và trục vớt Thăng Long" theoQuyết định số 889/ QĐ- BGTVT ngày 29/ 3/ 2001 Để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinhdoanh, Công ty đổi tên thành " Công ty xây dựng số 8 Thăng Long" theo Quyết định số4228/ QĐ- BGTVT ngày 11/ 12/ 2001

2.1.2 Giai đoạn phát triển:

Từ 1991- 1994: Trong khoảng 5 năm, đội ngũ thợ lặn của xí nghiệp đã lặn hàng vạn giờ

để xây dựng các công trình cầu cảng, hải đảo, đã tham gia xây dựng hàng trăm km đê kèsông Hồng, nạo vét, san lấp hàng vạn m3 đất của cảng Cái Lân để đua tàu 10 000 tấn vàocảng an toàn

Từ 1994 - 2001: Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, căn cứ vào định hướng củaCông ty, Công ty đã thi công và xây dựng móng trục của các công trình: Cốc Líu, Mẹt,Yên Bái, Việt Trì

Từ 2001 đến nay: Đây là thời kỳ đất nước phát triển, là thời kỳ xây dựng cơ sở hạ tầng,giao thông vận tải đến năm 2010 Trong giai đoạn này, Công ty đã góp phần không nhỏvào quá trình xây dựng đất nước với các công trình lớn như: tuyến đường Bắc Ninh- NộiBài, đường Hồ Chí Minh, đường hầm xuyên qua núi, các công trình đương hầm giao thôngtrong thành phố, lặn phục vụ thi công cầu sông Gianh và nhiều công trình khác.Hiện naycông ty xây dựng số 8 Thăng Long đặt trụ sở tại Xuân Đỉnh- Từ Liêm- Hà Nội Công ty có

Trang 38

đầy đủ tư cách pháp nhân, có tiền gửi tài khoản ngân hàng nên Công ty chủ động ký kếthợp đồng kinh tế với khách hàng.Công ty xây dựng số 8 Thăng Long hoạt động dưới sựlãnh đạo của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, thực hiện chế độ tự chủ kinh doanhtrong phạm vi pháp luật quy định Công ty hiện tại có tổng số cán bộ công nhân viên là

335 người, trong đó nhân viên quản lý là 35 người Cùng với sự đi lên và phát triển của đấtnước, ra đời trong thời kỳ đổi mới, Công ty luôn nhạy bén nắm bắt và có những thay đổikịp thời để không ngừng đẩy mạnh lao động sản xuất đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàngđặt ra Do đó, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và đã thu đượcnhững kết quả đáng khích lệ

2.2 Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty:

Công ty chủ yếu kinh doanh những ngành nghề như: Lặn trục vớt thanh thải chướng ngại vật,phá đá nổ mìn, xây dựng các công trình ngầm, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng

và giao thông cụ thể như sau:

- Xây dựng các công trình theo kế hoạch được Tổng công ty xây dựng Thăng Long giao

- Dự thầu và nhận thầu thi công, xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình đã trúng thầu hoặcđược cấp trên trực thuộc trực tiếp chỉ định thi công trên địa bàn toàn quốc

- Xét duyệt các luận chứng kinh tế và thẩm kế

- Tổ chức sản xuất và gia công các cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ yêu cầu công tác xây lắpphù hợp với yêu cầu chuyên ngành

- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình giao thông đường bộ công trình thuỷlợi

- Lập và quản lý các dự án đầu tư xây dưng cơ bản để phát triển khu đô thị, khu phố mới

- Liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có tư cách pháp nhân đểđấu thầu các công trình xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư

2.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức của bộ máy quản lý kinh doanh tại công ty:

Trang 39

2.3.1 Môi trường hoạt động của Công ty

2.3.1.1 Vị thế của DN trong môi trường cạnh tranh

Công ty xây dựng số 8 Thăng Long là công ty có năng lực cạnh tranh khá mạnh trongđịa bàn Dù trong địa bàn cạnh tranh quyết liệt công ty vẫn giữ được vị thế của mình.Trong nền kinh tế thị trường có nhiều chuyển biến mới, sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì mọi công ty đều phải cố gắng khai thácphát huy hết khả năng của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ Các công ty xâydựng dân dụng công nghiệp nói riêng và các công ty xây dựng nói chung hiện nay đangbước vào một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, có rất nhiều cơ hộicũng như thách thức cần phải vượt qua Công ty đã chứng tỏ được bản lĩnh, sức mạnhcủa mình trong hoàn cảnh mới của đất nước

Sau gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, với thế mạnh của mình là lặn trục vớt thanhthải chướng ngại vật, phá đá nổ mìn, xây dựng các công trình ngầm, xây dựng các côngtrình công nghiệp, dân dụng và giao thông, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã trởthành một trong những DN hàng đầu của ngành Xây dựng Công ty luôn khẳng địnhđược vị thế của mình, được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượngsản phẩm

Trong tương lai, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long tiếp tục kiên định mục tiêu pháttriển công ty thành nhà thầu thi công các công trình dân dụng và công nghiệp hàng đầutrong cả nước Để làm được điều này, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long sẽ khôngngừng đầu tư xe máy, thiết bị, công nghệ mới, hiện đại, đủ sức thi công các công trìnhđặc biệt, các khu đô thị mới hiện đại và phát triển đa dạng các sản phẩm xay dựng( baogồm sản phẩm xây lắp, sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà ở, kinhdoanh tài chính…) Trong đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng

Trang 40

nhất, bởi chỉ có một đội ngũ quản lý, tư vấn, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề,chuyên nghiệp mới có thể đủ sức mạnh, đủ trí tuệ thực hiện các công trình xây dựngngày càng một to hơn, hiện đại hơn trên khắp mọi miền đất nước.

2.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, có rất nhiều các công ty lớn có tên tuổi, thương hiệu và có năng lực cạnhtranh trực tiếp với Công ty xây dựng số 8 Thăng Long trong việc cung cấp các sảnphẩm xây dựng Trong đó kể đến các tên tuổi lớn như sau:

- Tổng công ty xây dựng VINACONEX

- Tổng công ty xây dựng Sông Đà

- Tổng công ty xây dựng Sông Hồng

- Tổng Contrexim

- Cùng các công ty đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long

Không chỉ cạnh tranh giữa các DN trong ngành xây dựng nói trên, Công ty xây dựng

số 8 Thăng Long còn luôn phải cạnh tranh với các công ty, các đơn vị trực thuộc khácvới Tổng công ty xây dựng Thăng Long

Trong môi trường cạnh tranh khá gay gắt như vậy, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long

đã và đang gặp phải những khó khăn, những sức ép nhất định, tuy nhiên đây cũng làđiều kiện để Công ty xây dựng số 8 Thăng Long ngày càng hoàn thiện khả năng cungcấp các sản phẩm tốt nhất về mọi mặt, cũng như nâng cao và khẳng định vị thế củaCông ty xây dựng số 8 Thăng Long trong ngành xây dựng

2.3.1.3 Tình hình khách hàng và thị trường

Ngày đăng: 12/05/2015, 08:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w