Các tỷ số lợi nhuận

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tài công ty xây dựng số 8 Thăng Long (Trang 25)

Để so sánh, đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của các DN, người ta căn cứ vào mức LN tuyệt đối và mức LN tương đối mà DN đạt được trong kỳ.

Mức LN tuyệt đối gồm:

• LN trước thuế thu nhập DN và lãi vay • LN trước thuế thu nhập DN

• LN sau thuế thu nhập DN (hay còn gọi là LN ròng)

Tuy nhiên, khi so sánh chất lượng hoạt động SXKD của các DN chỉ tiêu LN tuyệt đối ít được sử dụng, mà nhà quản trị tài chính thường quan tâm hơn tới chỉ tiêu về mức LN tương đối (chính là TSLN)

Vì TSLN (còn gọi là mức DL) phản ánh kết quả của một loạt chính sách và quyết định của DN. TSLN là chỉ tiêu trả lời cho câu hỏi cuối cùng DN hoạt động có hiệu quả như thế nào, là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động SXKD của DN trong một thời kỳ nhất định. TSLN là đáp số sau cùng của hiệu quả KD và là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra quyết định tài chính trong tương lai. TSLN (mức DL) có nhiều dạng:

1.5.1.TSLN trên DT (DL tiêu thụ) ROS

Chỉ tiêu này được tính bằng cách chia LN cho DT tiêu thụ sản phẩm. Về LN có hai chỉ tiêu mà nhà quản trị tài chính rất quan tâm là LN trước thuế và LN sau thuế (LN thuần tuý sau khi đã nộp các khoản cho ngân sách nhà nước). Do vậy tương ứng cũng sẽ có hai chỉ tiêu TSLN trên DT, công thức xác định như sau:

TS LN trước thuế trên DT = LN trước thuế x 100/ DT thuần TSLN sau thuế trên DT = LN sau thuế x 100/ DT thuần

Chỉ tiêu TSLN trên DT phản ánh bình quân trong một đồng DT mà DN thực hiện trong kỳ có mấy đồng LN.

1.5.2.TSLN trên tổng TS (DL tài sản) ROA

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia LN trước thuế và lãi vay (EBIT) cho giá trị TS bình quân theo công thức

TS LN trên TS = LN trước thuế và lãi vay x 100 / TS bình quân TS LN trên TS = EBIT x 100/ TS bình quân

Chỉ tiêu TSLN trên TS phản ánh một đồng giá trị TS mà DN đã huy động vào SXKD tạo ra mấy đồng LN trước thuế và lãi vay.

1.5.3.TSLN vốn chủ sở hữu (DL vốn tự có) ROE

Mục tiêu hoạt động của DN là tạo ra LN ròng cho các chủ nhân, những người chủ sở hữu DN đó. DL vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. TSLN vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia LN sau thuế cho vốn chủ sở hữu bình quân. Công thức xác định như sau:

TSLN vốn chủ sở hữu = LN sau thuế x 100 / Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu TSLN vốn chủ sở hữu có ý nghĩa là một đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ vào SXKD trong kỳ mang lại mấy đồng LN sau thuế. Nếu DN có TSLN vốn chủ sở hữu > TSLN sau thuế trên tổng vốn KD, điều đó chứng tỏ việc DN sử dụng vốn vay rất có hiệu quả.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của daonh nghiệp

Với vai trò rất lớn của mình, LN tác động tới mọi hoạt động của DN, LN là nguồn tích luỹ cơ bản để tái SX mở rộng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không thể coi LN là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của DN và cũng không thể chỉ dùng LN để so sánh chất lượng hoạt động SXKD của các DN khác nhau, bởi vì bản thân LN chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đó là:

1.6.1. Quy mô sản xuất

Các DN cùng loại, nếu quy mô SX khác nhau thì LN thu được cũng khác nhau. Ở những DN lớn hơn nếu công tác quản lý kém nhưng LN thu được vẫn có thể lớn hơn những DN có quy mô nhỏ và công tác quản lý tốt hơn. Bởi DN lớn có rất nhiều ưu thế ngay cả khi tất cả các ngành kinh tế đã sử dụng nhiều đơn vị lớn có thiết bị và kiến thức chuyên môn hoá. Trước hết, DN có quy mô lớn sẽ có ưu thế về mặt tài chính, do đó phần dự trữ của DN cho những rủi ro không cần phải tăng tỷ lệ với DT, vì với một số dự án đầu tư SX tăng, có nhiều khả năng giảm bớt thiệt hại. Một khía cạnh khác của việc giảm bớt rủi ro kèm theo tăng quy mô SX là các DN lớn có đủ sức đương đầu với những rủi ro lớn hơn do đó khả năng đạt được LN cao hơn. Hơn nữa nếu DN muốn có nguồn tài chính lớn thì quy mô của nó cho phép việc thâm nhập trực tiếp vào thị trường vốn và với quy mô lớn nhà đầu tư sẽ tin tưởng khi họ quyết định đầu tư vào công ty.

Một nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động của Công ty là với quy mô lớn công ty có thể tiếp nhận được các lợi thế theo quy mô về kỹ thuật và quản lý trong một số thị trường như: kho tàng bến bãi, đường xá, bởi vậy cho phép công ty có các ưu thế lớn về khả năng tạo dựng một tiền đồ sự nghiệp tốt cho các nhà quản lý. Còn về công tác mua nguyên vật liệu đầu vào thì nhờ quy mô lớn cho phép công ty có lợi thế trong thương lượng không chỉ về giá cả nguyên vật liệu mà còn về thời hạn và dịch vụ thanh toán, giao hàng.

Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô SX của DN. Ở hầu hết các DN SX thuộc mọi thành phần kinh tế, DN đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm, đổi mới TSCĐ bằng các nguồn vốn như nguồn vốn pháp định, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, liên kết, và các nguồn vốn tín dụng khác. Nếu DN có quy mô lớn thì có thể dễ dàng trong việc huy động nguồn vốn lớn để mua sắm, hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ SX… nhằm góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của DN.

1.6.2. Điều kiện SXKD

Sự tiến bộ của Khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc áp dụng mau lẹ những thành tựu về khoa học công nghệ vào SXKD là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép các DN hạ giá thành sản phẩm, nâng cao LN và thành công trong KD. Nhất là trong điều kiện hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, các máy móc thiết bị được dùng vào SX hết sức hiện đại thay thế nhiều lao động nặng nhọc của con người và điều đáng chú ý là ngày nay thế giới đang đi vào cuộc cách mạng công nghệ mới (như vi điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới) hầu như làm thay đổi nhiều điều kiện cơ bản của SX như: việc tiêu tốn nguyên vật liệu để SX ra sản phẩm ngày càng ít, nhiều loại vật liệu mới ra đời, lượng lao động dùng vào SX cũng giảm bớt do áp dụng tự động hoá và công nghệ mới. Do vậy, trong SXKD vấn đề đặt ra cho các DN là tuỳ theo

điều kiện cụ thể mà đón bắt thời cơ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào SX để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành góp phần nâng cao LN cho DN. Bên cạnh việc áp dụng thành tựu khoa học vào SX thì nhà quản lý cần phải luôn quan tâm tới công tác tổ chức lao động và sử dụng con người. Bởi đây cũng là một nhân tố rất quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả SXKD của DN nhất là các DN sử dụng nhiều lao động trong SX. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố SX một cách hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, có tác dụng lớn thúc đẩy việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhưng điều quan trọng hơn và có ý nghĩa hơn trong việc tổ chức quản lý lao động của một DN là ở chỗ biết sử dụng yếu tố “con người”, biết khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người, chủ DN phải biết bồi dưỡng trình độ cho cán bộ công nhân viên, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc của mỗi người trong DN.

1.6.3. Tình hình tài chính của DN

1.6.3.1. Khái niệm chung về phân tích tài chính

Phân tích hoạt động tài chính DN, mà đặt trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính, giúp người sử dụng thông tin đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, vừa xem xét chi tiết các hoạt động tài chính DN, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.

Các tỷ số tài chính thường được chia làm 4 loại:

• Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của DN. • Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà DN dùng nợ vay để sinh lời

• Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng TS, hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của DN.

• Các tỷ số về DL: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của DN, hay phản ánh hiệu năng quản trị của DN.

Những chỉ tiêu trung bình của ngành là những tiêu chuẩn được đánh giá là khá tốt cho những DN cùng loại. Nghĩa là một DN có các tỷ số tài chính phù hợp với mức trung bình của ngành là những DN đang sử dụng các chính sách tài chính thông thường và phổ thông, cho thấy tình hình tài chính được đánh giá tốt. Trong điều kiện của nước ta, khi các tỷ số tài chính trung bình của ngành chưa được thống kê, thì khi phân tích tài chính các nhà phân tích có thể đưa ra những tỷ số tài chính mẫu, mà được đánh giá là tốt để so sánh, hoặc là chọn một DN cùng loại được đánh giá là hoạt động KD có hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, để từ đó chọn các tỷ số tài chính của DN này là thước đo, là tiêu chuẩn để so sánh. Tuy nhiên trong những chừng mực nhất định các tỷ số tài chính riêng lẻ cũng cho thấy một mức độ nào đó khi đánh giá về tài chính.

1.6.3.2. Các tỷ số về khả năng thanh toán

Thông thường các nhà phân tích tài chính nghiên cứu các tỷ số tài chính nhất định của các báo cáo tài chính để định hướng. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là liệu DN có khả năng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không bởi vì tình hình tài chính có được đánh giá là lành mạnh hay không thể hiện ở khả năng chi trả cao hay thấp.

Hệ số khả năng thanh toán = Khả năng thanh toán / Nhu cầu thanh toán

1.6.3.3. Các tỷ số về cơ cấu tài chính

Cơ cấu tài chính được khái niệm như là việc điều hành thông qua các khoản nợ vay để khuếch đại LN cho DN. Cơ cấu tài chính được coi như là một chính sách tài chính của

DN, có vai trò và vị trí quan trọng, vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể ở các phần sau. Trong phân tích tài chính, cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu DN so với số nợ vay, và có tầm quan trọng như sau:

• Chủ nợ nhìn vào số vốn mà DN góp vào để tin tưởng có một sự bảo đảm cho các món nợ vay. Nếu chủ sở hữu DN chỉ góp vào một phần nhỏ trên tổng số vốn. Thì sự rủi ro trong KD chủ yếu sẽ do các chủ nợ gánh chịu.

• Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ sở hữu DN được lợi rõ rệt, đó là nắm quyền điều khiển DN với một số vốn đóng góp rất ít.

• Khi DN tạo ra LN trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần LN dành cho các chủ sở hữu gia tăng rất nhanh.

Tóm lại: Việc sử dụng cơ cấu tài chính của các DN cần phải chú trọng đến môi trường kinh tế - tài chính và thực trạng KD của DN để quyết định một cơ cấu tài chính hợp lý vì:

- Các DN có cơ cấu tài chính thấp sẽ ít bị lỗ trong thời kỳ kinh tế suy thoái nhưng cũng sẽ có mức LN gia tăng chậm hơn trong thời kỳ kinh tế phát triển.

- Các DN có cơ cấu tài chính cao sẽ có nhiều rủi ro lỗ thật nặng hay ngược lại sẽ có nhiều may mắn mang lại LN rất cao. Khả năng gia tăng LN cao là điều mong ước của các nhà đầu tư nhưng ngược lại, họ lại không thích rủi ro. Vì vậy, thông thường các quyết định tài chính phải dựa vào sự cân bằng của hai yếu tố LN và rủi ro.

1.6.3.4. Các tỷ số về hoạt động

Các tỷ số này được dùng để đo lường khả năng tổ chức và điều hành DN, đồng thời nó còn cho thấy tình hình sử dụng TS của DN tốt hay xấu. Chỉ tiêu DT sẽ được sử dụng chủ yếu trong các tỷ số này để đo lường khả năng hoạt động của DN.

1.6.3.5. Các tỷ số về doanh lợi

Chỉ tiêu DL là chỉ tiêu về TSLN phản ánh kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của DN. Các tỷ số tài chính đã được đề cập ở trên cho thấy phương thức mà DN được điều hành, thì các tỷ số về DL sẽ là đáp số cuối cùng về hiệu năng quản trị DN. Trước khi đầu tư vào một DN, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về DL và chỉ tiêu này thay đổi như thế nào qua quá trình hoạt động KD bởi vì mức lợi tức sau thuế thu được có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư.

1.6.4. Những nhân tố khách quan và chủ quan

Ta có công thức xác định LN từ hoạt động SXKD như sau: - LN = D – G – C trong đó

- LN: LN thuần từ hoạt động SXKD - D: DT tiêu thụ sản phẩm

- G: giá vốn hàng xuất bán

- C: CP bán hàng, CP quản lý DN

Nếu quan niệm DT tuỳ thuộc vào sản lượng hàng hoá bán ra và giá bán bình quân của từng loại sản phẩm, giá vốn hàng xuất bán phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và giá vốn bình quân của từng loại sản phẩm tiêu thụ, CP bán hàng, CP quản lý DN cũng phụ thuộc vào sản lượng hàng hoá bán ra và CP bán hàng CP quản lý doanh nhgiệp trên một đơn vị sản phẩm, thì LN ròng từ hoạt động SXKD phụ thuộc vào năm nhân tố sau.

1.6.4.1. Nhân tố sản lượng tiêu thụ

Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi bao nhiêu lần thì LN cũng tăng lên giảm đi bấy nhiêu lần. Việc tăng giảm khối

lượng sản phẩm tiêu thụ phản ánh kết quả của SXKD cả về khối lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm, và thời hạn cũng như phản ánh kết quả công tác bán hàng của DN. Như vậy, tác động của nhân tố này chủ yếu phản ánh yếu tố chủ quan trong công tác quản lý SXKD của DN.

1.6.4.2. Nhân tố kết cấu tiêu thụ

Kết cấu tiêu thụ thay đổi có thể làm tăng hoặc giảm tổng số LN. Trong thực tế nếu tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức LN cao và giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức LN thấp hơn thì mặc dù LN cá biệt của từng mặt hàng hoá không thay đổi nhưng tổng số LN của DN sẽ tăng hoặc ngược lại nếu giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức LN cao và tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức LN thấp thì tổng số LN mà DN thu được sẽ bị giảm. Việc thay đổi kết cấu tiêu thụ trước hết là do tác động của nhu cầu thị trường, tức là tác động của nhân tố khách quan. Mặt khác, để đáp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tài công ty xây dựng số 8 Thăng Long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w