Đánh giá về nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tài công ty xây dựng số 8 Thăng Long (Trang 56 - 57)

Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động từ bên ngoài (hay nợ phải trả), để hiểu rõ về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty, chúng ta phân tích bảng tài sản và nguồn vốn của công ty phần nguồn vốn. Dựa vào bảng trên ta thấy được:

So với năm 2008, năm 2009 khoản nợ phải trả giảm 8,294%, nợ ngắn hạn giảm 12,238%, nợ dài hạn tăng 25,298%. Tuy nhiên trong năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung một cách đáng kể, với lượng tăng 99,765%. Cụ thể nguồn vốn tăng từ 6.805 triệu đồng năm 2008 tăng lên 13.594 triệu đồng năm 2009.

Năm 2010 so với năm 2009, ta thây rõ khoản nợ phải trả giảm 14,799%, nợ ngắn hạn giảm 18,920%, khoản nợ dài hạn vẫn còn cao hơn so với năm 2009 vơi tỷ lệ tăng 9,778%. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2009 tăng không đáng kể với mức tăng 0,743%( vốn chủ sở hữu tăng từ 13.594 triệu đồng lên 13.695 triệu đồng)

Để tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp không chỉ cần có một cơ cấu tài sản tối ưu mà còn cần có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý.

Nhận xét: trong 3 năm qua tình hình biến động về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty có chiều hướng tích cực. các khoản nợ phải trả có xu hướng giảm còn nguồn vốn chủ sở hữu ngày một tăng. Tuy nhiên,trong năm 2010 trong khoản nợ phải trả của công ty là 52.372 triệu đồng thì khoản nợ ngắn hạn đã chiếm tới 81,50%. Như vậy trong năm 2010 công ty sẽ phải gánh một khoản nợ rất lớn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động SXKD của công ty. Như đã phân tích ở chương I, tác

động của việc sử dụng đòn bẩy tài chính như một con dao hai lưỡi, nếu việc sử dụng nợ vay đạt hiệu quả cao thì sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho chủ sở hữu Công ty, nhưng nếu việc kinh doanh không như mong muốn, kết quả kinh doanh không bù đắp được số lãi phải trả của khoản tiền vay khi đến hạn thì tình hình tài chính của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn, một vài Công ty có thể bị phá sản. Tuy nhiên, trường hợp của công ty chưa nghiêm trọng như vậy, bởi trong tổng các khoản nợ ngắn hạn mà Công ty sử dụng thì có tới phân lớn là khoản vốn chiếm dụng của khách hàng, của Nhà nước, khoản phải trả công nhân viên…

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tài công ty xây dựng số 8 Thăng Long (Trang 56 - 57)