1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

110 Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (KV Hà Nội 2 hnay) gđ 2005 - 2007 và …

78 821 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 702,5 KB

Nội dung

110 Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (KV Hà Nội 2 hnay) gđ 2005 - 2007 và …

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 2

DANH MỤC ĐỒ THỊ 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 7

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 7

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 7

1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực 8

1.2 Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 9

1.2.1 Đặc điểm sinh học 9

1.2.2 Đặc điểm về số lượng 10

1.2.3 Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực 10

1.3 Một số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực 12

1.3.1 Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực (thể chất, tinh thần) 12

1.3.2 Trình độ học vấn của nguồn nhân lực 12

1.3.3 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực 13

CHƯƠNG 2 – VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 15

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 15

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 15

2.1.1.1 Vị trí địa lý 15

2.1.1.2 Khí hậu 15

2.1.1.3 Tài nguyên đất và nguồn nước 15

2.1.1.4 Hệ thống giao thông 16

2.1.1.5 Về cảnh quan, di tích lịch sử 16

2.1.2 Điều kiện xã hội 17

2.1.2.1 Dân số, lao động 17

2.1.2.2 Một số nét cơ bản về làng nghề tỉnh Hà Tây (cũ) 17

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua 17

2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế 17

2.1.3.2 Tổng thu chi ngân sách 18

2.1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19

2.1.3.4. Tổng vốn đầu tư thực hiện 19

2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 – 2007 20

2.2.1 Những yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nhân lực 2.2.1.1 Phát triển dân số và lao động 20

2.2.1.2 Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực 24

Trang 2

2.2.1.3 Bảo vệ chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần

người lao động 24

2.2.1.4 Mức sống dân cư 25

2.2.1.5 Tăng trưởng kinh tế 27

2.2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh 28

2.2.2.1 Lực lượng lao động đang làm việc phân theo độ tuổi 28

2.2.2.2 Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế 29

2.2.2.3 Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động phân theo giới tính 30

2.2.2.4 Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế phân theo cấp quản l 31

2.2.2.5 Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trong các loại hình kinh tế 32

2.2.2.6 Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế phân theo ngành kinh tế 34

2.2.2.7 Chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề của tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 55

2.2.2.8 Về phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) 59

2.2.3 Một số tồn tại của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) qua nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực 62

2.2.3.1 Những hạn chế của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ 62

2.2.3.2 Nguyên nhân 63

2.2.4 Quan điểm của tỉnh về phát triển kinh tế đến năm 2020 64

2.2.4.1 Quan điểm 64

2.2.4.2 Các mục tiêu phát triển 65

2.2.4.3 Định hướng phát triển ngành kinh tế chủ yếu 65

CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ TRONG THỜI GIAN TỚI 68

3.1 Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao dân trí 68

3.1.1 Đối với giáo dục phổ thông 68

3.1.2 Phát triển hệ thống đào tạo nghề cho nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao 69

3.1.2.1 Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề 70

3.1.2.2 Phối hợp và liên kết tốt hơn giữa địa phương và các trường cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao 70

3.1.2.3 Có chính sách khuyến khích học tập, nghiên cứu khoa học; phát hiện đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích sử dụng nhân tài 71

3.2 Tiếp tục nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có nhất là nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và thợ lành nghề 71

Trang 3

3.2.1 Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho lực lượng lao động đã qua

đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi 71

3.2.2 Cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề 71

3.2.3 Thu hút và sử dụng lao động đã qua đào tạo đến vùng nông thôn, nhất là các vùng còn khó khăn 71

3.3 Nâng cao trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực (nâng cao thể lực) 72

3.3.1 Đối với tổ chức Nhà nước cần có chính sách điều kiện vĩ mô 72

3.3.2 Đối với cộng đồng và cá nhân, gia đình 72

3.4. Yếu tố phẩm chất, tâm lý xã hội của người lao động 72

3.5. Tổ chức thực hiện 73

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 78

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 2.1 Tăng trưởng GDP của các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểmBắc bộ năm 2007

Biểu 2.2 Cơ cấu thu chi ngân sách năm 2006 - 2007

Biểu 2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tây giai đoạn 2005 – 2007Biểu 2.4 Tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005 - 2007

Biểu 2.5 Quy mô dân số tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000 – 2007

Biểu 2.6 Dân số trung bình và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giai đoạn

2005 - 2007

Biểu 2.7 Biến động về cơ cấu dân số năm 2006, năm2007

Biểu 2.8 Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dânnăm 2005, năm 2007

Biểu 2.9 Thu nhập bình quân đầu người một tháng chia theo thành thị, nôngthôn giai đoạn 2002 – 2006

Biểu 2.10 Tỷ lệ chi cho y tế, giáo dục trong tổng chi cho đời sống giai đoạn

Biểu 2.16 Chất lượng lao động theo cấp quản lý năm 2007

Biểu 2.17 Chất lượng lực lượng lao động theo loại hình kinh tế năm 2007Biểu 2.18 Lực lượng lao động trong khu vực Hành chính sự nghiệp năm2007

Biểu 2.19 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2005, 2007Biểu 2.20 Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động công nghiệp xâydựng năm 2007

Biểu 2.16 Chất lượng lao động theo cấp quản lý năm 2007

Biểu 2.17 Chất lượng lực lượng lao động theo loại hình kinh tế năm 2007Biểu 2.18 Lực lượng lao động trong khu vực Hành chính sự nghiệp năm2007

Biểu 2.19 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2005, 2007Biểu 2.20 Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động công nghiệp xâydựng năm 2007

Biểu 2.21 Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lao động Công nghiệp,Xây dựng năm 2007

Trang 5

Biểu 2.22 Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động nhóm ngành Dịch vụnăm 2007

Biểu 2.23 Cơ cấu trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của nhóm ngành Dịch

vụ năm 2007

Biểu 2.24 Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động ngành Thương mại,khách sạn, nhà hàng; Ngành Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ; Ngành Bưuchính viễn thông; Ngành Tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản chiatheo nhóm tuổi năm 2007

Biểu 2.25 Lực lượng lao động của ngành Sự nghiệp chia theo nhóm tuổi năm2007

Biểu 2.26 Trình độ chuyên môn của lao động ngành Quản lý Nhà nước năm2007

Biểu 2.27 Cơ cấu trình độ chuyên môn lực lượng lao động thuộc các tổ chứcĐảng, Đoàn thể, Hiệp hội năm 2007

Biểu 2.28 Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động hoạt động sản xuấtcông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề tỉnh Hà Tây năm 2005,năm 2007

Trang 6

Đồ thị 2.5 Lực lượng lao động khu vực Hành chính, sự nghiệp năm 2007

Đồ thị 2.6 Cơ cấu ngành trong khu vực sự nghiệp năm 2007

Đồ thị 2.7 Cơ cấu lao động đang tham gia vào các tổ chức ngành Quản lýNhà nước năm 2007

Đồ thị 2.8 Số lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn Ngành Quản lýNhà nước năm 2007

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trởthành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay Đất nướcđang bước vào một thời kỳ phát triển mới, những cơ hội và thách thức chưatừng có Nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụngtốt nhất những cơ hội đang đến, thậm chí, có nguy cơ khó vượt qua nhữngthách thức, kéo dài sự tụt hậu

Đảng đã khẳng định: Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam

là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Sau 22 năm đổi mới, GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần, đờisống của nhân dân nhìn chung được nâng cao rõ rệt Giáo dục, đào tạo, vàkhoa học phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của đấtnước Trình độ giáo dục phổ cập và số lượng học sinh, lực lượng lao động cóđào tạo, số người tốt nghiệp các bậc học tăng nhanh so với nhiều nước, đặcbiệt trong vòng 10 năm 1993 -2002 tỷ lệ đói nghèo giảm còn một nửa (từ 57%xuống còn 28%).Trên đây là sự so sánh đất nước ta với 22 năm về trước còngiờ đây trong thời buổi khoa học công nghệ chúng ta phải làm 2 so sánh nữa:

Một là: chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động so với các

nước chung quanh, khoảng cách phát triển không thu hẹp được bao nhiêu; nếulấy chỉ số thu nhập tính theo đầu người làm thước đo chung nhất, khoảng cáchnày có xu hướng đang rộng thêm

Hai là: khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần,

nước ta đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựatrên lao động giá rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường sang tạo ra lợi thếcạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người Song nước tađang vấp phải 3 trở lực lớn: chất lượng còn thấp về nguồn nhân lực, sự bấtcập lớn của kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuât, năng lực quản lý hẫng hụt nhiềumặt

Tình hình chung nguồn nhân lực của nước ta hiện nay là: Sau 30năm công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước trong lĩnh vựcnông nghiệp; tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệudân, tỷ lệ số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệudân, tỷ lệ có học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả cácnước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan,nhưng chất lượng đang có nhiều vấn đề

Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình hình: trẻ (tính theo tuổi đờitrung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứngthứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và

Trang 8

có trình độ chuyên môn rất thấp so với một số nước trong nhóm ASEAN vàTrung Quốc; số cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân sốcũng như so với quy mô nền kinh tế

Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhânlực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát,song mất cân đối nghiêm trọng:

- Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốtnghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thếgiới là 4 và 10;

- Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đócủa thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dântính theo đầu người của TQ khoảng gấp đôi của nước ta…

Trước những thực trạng trên em đã quyết định chọn đề tài: “Vận

dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới”

Chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực

Chương 2: Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhânlực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trongthời gian tới

Qua chuyên đề này sẽ cho ta thấy một số khía cạnh về chất lượngnguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây và cả những hạn chế của nó Nếu giải quyếtđược những hạn chế đang tồn tại thì chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nóiriêng và của cả nước nói chung sẽ được nâng cao ngang tầm với các nướctrong khu vực và trên thế giới

Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo– PGS.TS Nguyễn Công Nhự - giảng viên khoa Thống kê trường Đại họcKinh Tế Quốc Dân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này

Trang 9

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vữngcủa mỗi tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung Vì vậy, cần phát huy có hiệuquả nguồn lực con người Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xãhội thì nguồn nhân lực là lực lượng dân số có khả năng tham gia vào quá trìnhsản xuất xã hội, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần của con người

có thể huy động vào quá trình lao động để tạo ra của cải xã hội Với cách hiểunày nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động

Có thể nói, trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tựnhiên, nguồn lực khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực có vai trò quyết địnhnhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì các nguồn lực khác chỉ có thểkhai thác có hiệu quả khi nguồn nhân lực người được phát huy Những nguồnlực khác ngày càng cạn kiệt trong khi đó nguồn lực con người ngày càng đadạng và phong phú Khi nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con ngườivới tư cách là chủ thể năng động và sáng tạo nhất tham gia cải tạo tự nhiên,làm biến đổi xã hội

Theo khái niệm của Liên hiệp quốc thì: nguồn nhân lực là tổng thểsức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tácđộng của con người vào việc cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội

Từ các khái niệm trên ta thấy nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu lànguồn lực con người là tổng thể các yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạođức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội….tạo nên năng lực của conngười, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước và trong các hoạt động xã hội

Nguồn nhân lực được xem xét, đánh giá trên giác độ số lượng vàchất lượng:

Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêuphản ánh quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển nguồn nhân lực Số lượng nguồnnhân lực được xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, giới tính và sựphân bố dân cư theo vùng, lãnh thổ, các ngành kinh tế, các lĩnh vực của đờisống xã hội

Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp bao gồmnhững nét đặc trưng về thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống,tinh thần thái độ của nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là trạng tháinhất định của nguồn nhân lực, nó thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố cấuthành nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ phản ánh trình

độ phát triển kinh tế mà còn phản ánh trình độ phát triển đời sống xã hội vì

Trang 10

khi chất lượng nguồn nhân lực cao tạo ra động lực mãnh mẽ, thể hiện sự vănminh của một xã hội nhất định.

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ vớinhau Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ làm chất lượng lao động bị hạnchế Chất

lượng nguồn nhân lực nâng cao sẽ góp phần làm giảm số người hoạt độngtrong một đơn vị sản xuất hay giảm số người hoạt động trong một tổ chức xãhội

Một số khái niệm nguồn nhân lực gắn với khả năng cung cấp laođộng xã hội hiểu theo nghĩa hẹp hơn như sức lao động, lực lượng lao động xãhội, dân số hoạt động kinh tế… chủ yếu là bộ phận dân số trong độ tuổi laođộng có khả năng tham gia vào quá trình sản xuất xã hội

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định dân số trong độtuổi lao động bao gồm những người có độ tuổi từ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối vớinam) và từ 15 tuổi đến 55 tuổi (đối với nữ)

Nguồn lao động (lực lượng lao động) xã hội hiện nay được tínhtoán, cân đối trong kinh tế là những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm

và những người có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm

1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực

1.1.2.1 Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển

Con người nói chung mà chủ yếu là nguồn nhân lực có vai trò quyếtđịnh đối với mọi quá trình kinh tế - xã hội Quá trình phát triển đó dựa trêncác nguồn lực: nguồn lực con người, nguồn lực vật chất, nguồn lực tàichính….Nhưng chỉ có nguồn lực con người (nguồn nhân lực) mới tạo ra độnglực cho sự phát triển, nó là chủ thể của quá trình hoạt động sản xuất Nguồnnhân lực là động lực của sự phát triển vì nguồn lực vật chất và các nguồn lựckhác muốn phát huy được tác dụng phải thông qua nguồn nhân lực

Trong thời đại hiện nay, với xu thế phát triển như vũ bão của khoahọc và công nghệ của toàn cầu hóa và đặc biệt sự nổi lên của kinh tế tri thứcthì nguồn nhân lực càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế -

xã hội của một vùng, một đất nước Nguồn nhân lực được xem là nội lực quantrọng chi phối quá trình phát triển của một quốc gia Đặc biệt với những nướcđang phát triển, dân số đông, lao động dồi dào như nước ta thì nguồn nhân lựcnhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố hàng đầu của sự phát triển.Trong điều kiện các nguồn nhân lực tài chính, vật chất còn hạn chế như nước

ta thì việc bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ tạo nên động lực lớncho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nghị quyết đại hội Đảng toànquốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồnlực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.2.2 Nguồn nhân lực là mục đích của phát triển kinh tế - xã hội

Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chỉ ra rằng động lực quantrọng nhất của sự tăng trưởng bền vững kinh tế chính là con người Suy cho

Trang 11

cùng mục đích phát triển kinh tế xã hội cũng vì con người Phát triển kinh tế

xã hội để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, trước hết là nhu cầuvật chất rồi đến nhu cầu văn hóa tinh thần

Xét về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng thì con người là lựclượng tiêu dùng của cải vật chất của xã hội và có tác động mạnh đến sản xuấtthông qua quan hệ cung cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Thông quaquan hệ cung cầu mà thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế

Qua các thời kỳ lịch sử đã cho thấy về người lao động: trong nềnvăn minh nông nghiệp thì dùng cơ bắp và gắn chặt với quá trình sản xuất còntrong nền văn minh công nghiệp đã điều khiển máy móc thay cơ bắp trongquá trình sản xuất; trong nền văn minh hậu công nghiệp là máy tự động vàdây truyền sản xuất tự động, con người điều khiển toàn bộ chu trình sản xuất.Trong thời đại công nghiệp hóa thì khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia thểhiện ở chất lượng các nguồn nhân lực, tri thức, khoa học và công nghệ được

áp dụng trong quá trình sản xuất Đây chính là lợi thế so sánh, lợi thế cạnhtranh mạnh mẽ của từng nước, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển tri thức trong những năm tới( Nghịquyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X) Theo tinh thần chỉ đạo của Đảng vàNhà nước, chúng ta cần nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để

đủ sức chuyển giao công nghệ đi thẳng vào công nghệ hiện đại

1.2 Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực

Trong các yếu tố: người lao động, tư liệu lao động, đối tượng laođộng thì người lao động là nhân tố năng động nhất, quan trọng nhất quyếtđịnh sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và là động lực thúc đẩy xã hộiphát triển Nguồn nhân lực có các đặc điểm cơ bản:

1.2.1 Đặc điểm sinh học

Con người vừa sống trong môi trường tự nhiên vừa sống trong môitrường xã hội Triết học Mác – Lênin khẳng định: hoạt động của con ngườichủ yếu là hoạt động sản xuất, cải tạo xã hội và thông qua đó cải tạo chínhmình Con người bằng hoạt động lao động sản xuất đã làm biến đổi tự nhiên

và biến đổi xã hội, chính những điều này làm biến đổi mặt sinh hóa của conngười

Trang 12

Yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất là nhân tố con người đặc biệt làsức lao động ( sức óc, sức thần kinh, sức bắp thịt ) Nói đến sức lao động lànói đến các yếu tố: thể lực, trí lực và yếu tố xã hội.

Yếu tố thể lực chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm sócsức khỏe và sự rèn luyện của con người Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyếtđịnh năng lực họat động của mỗi con người, có thể lực tốt con người mới cóđiều kiện phát triển trí tuệ và phát triển quan hệ của mình trong xã hội

Trí lực thể hiện tri thức của mỗi con người và tri thức khoa học,trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng tư duy của mỗi conngười Trí lực của mỗi con người được phát triển thông qua việc học hỏi, giáodục đào tạo

và lao động sản xuất Trí lực của con người ngày một phong phú bởi tri thứccủa nhân loại

Yếu tố xã hội bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, đạo đức, lốisống, tư tưởng…được phát triển cùng với quá trình phát triển xã hội, loàingười

và lịch sử của mỗi quốc gia

1.2.2 Đặc điểm về số lượng

Nói đến nguồn nhân lực trước hết là xác định số lượng, quy mônguồn nhân lực được thể hiện ở: quy mô dân số, cơ cấu giới tính, cơ cấu tuổicủa dân số…sự phân bố dân số theo khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ; quátrình phát triển quy mô và thay đổi kết cấu dân số… Các yếu tố trên phảnánh đặc trưng về lượng của nguồn nhân lực

Quá trình phát triển nguồn nhân lực là quá trình huy động tối đatoàn bộ tiềm năng về thể lực, trí lực của dân số vào hoạt động sản xuất

1.2.3 Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các đặctrưng về trạng thái về thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách, đạo đức lối sống

và tinh thần nguồn nhân lực

1.2.3.1 Yếu tố thể lực (sức khỏe)

Sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộcsống của nguồn nhân lực Sức khỏe được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụthể như: chiều cao, cân nặng, sự hoạt động đạt mức chuẩn bình thường củacác cơ quan trong con người (tim, phổi, tai, mắt…) Lao động là hoạt độngcủa con người tác động trực tiếp hay gián tiếp vào đối tượng lao động để tạo

ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống Lúc đầu, lao động vốn làhoạt động giản đơn với công cụ thô sơ, dần dần cùng với sự phát triển của conngười thì kỹ năng lao động và các kiến thức về khoa học kỹ thuật trở thànhvốn tri thức quý giá Ngày này, nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹthuật nên lao động của con người nhiều khâu đã được thay thế bằng máy móctiến dần đến tự động hóa Tuy nhiên dù sản xuất phát triển đến đâu thì hoạtđộng của con người cũng như sức khỏe của họ vẫn luôn giữ vai trò quyết địnhtrong cuộc sống cũng như trong lao động

Trang 13

Sức khỏe của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sự pháttriển của nền kinh tế, giống nòi của dân tộc, sự phát triển của cơ sở vật chất…Đặc biệt là cơ sở vật chất của ngành Y tế có đáp ứng được yêu cầu chăm sócsức khỏe của cộng đồng, kiến thức của người dân về vấn đề sinh đẻ…Nhữngnăm qua, Nhà nước đã đầu tư cho Y tế nhất là các chương trình Y tế Quốc gianhằm từng bước nâng cao sức khỏe của toàn dân và phòng chống các bệnhdịch Các chỉ tiêu như cân nặng, chiều cao trung bình, tuổi thọ bình quân…đãtừng bước được nâng cao nhưng vóc dáng của người Việt Nam so với cácnước Châu Âu, Châu Mỹ vẫn còn chênh lệch khá lớn.

Chương trình nâng cao sức khỏe, tầm vóc của người Việt nói chung

và lực lượng lao động nói chung đã trở thành chiến lược phát triển con ngườicủa Đảng và Nhà nước nhằm từng bước nâng cao thể lực phù hợp với yêu cầucủa thị trường lao động trong nước và Quốc tế

Sức khỏe con người là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc giatrên thế giới, dù đó là nước phát triển hay là nước kém phát triển “Có sứckhỏe là có tất cả” tức muốn nói sức khỏe là cái gốc của phát triển, vì vậy phảibiết quan tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người

1.2.3.2 Yếu tố trí lực (trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn – kỹ thuật)

Trí lực của con người chính là kiến thức của nhân loại được mỗingười tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo, có chọn lọc Đó chính

là kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp được họ tích lũy qua thời gian lao động.Trí lực được biểu hiện cụ thể thông qua bằng cấp hoặc chứng chỉ của cơ quan

có thẩm quyền cấp cho những người đã hoàn thành khóa đào tạo Trí lực cònthể hiện ở khả năng tư duy khác nhau của mỗi người trong việc vận dụng kiếnthức đã học và kinh nghiệm nghề nghiệp vào thực tế Như vậy, đánh giá trình

độ của một người cần phải kết hợp cả hai yếu tố bằng cấp và khả năng tácnghiệp cùng chiều sâu tư duy, sáng tạo của họ Bởi trong nhiều trường hợptuy có cùng trình độ đào tạo nhưng khi được giao cùng một công việc thì cóngười hoàn thành tốt, có người lại không thể hoàn thành công việc đó Cóđánh giá đúng khả năng và trình độ của họ mới xếp đúng việc, đúng người tạođiều kiện để họ phát huy được khả năng của mình trong công tác, nghiên cứu

và lao động

Trí tuệ là tài sản vô giá của con người nhưng sức khỏe lại chính làtiền đề cần thiết để tạo ra trí tuệ Sức khỏe là điều kiện đầu tiên để duy trì trítuệ, là phương tiện để truyền tải trí tuệ vào hoạt động hàng ngày của mỗingười

1.2.3.3 Yếu tố về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tác phong làm việc của người lao động

Một đất nước hay một dân tộc được coi là phát triển thì ngoài yếu tố

về kinh tế, xã hội phải có nền văn hóa trong sáng, lành mạnh, mọi người dânđều chấp hành tốt các luật lệ, các chính sách do Nhà nước đó đặt ra

Hiện nay, ngành Giáo dục - Đào tạo nơi đào tạo nguồn nhân lực cóchất lượng cao đã có những cam kết trong công tác Giáo dục – Đào tạo nhằm

Trang 14

hạn chế đến mức thấp nhất tiêu cực trong giảng dạy và thi cử Tuy nhiên, vẫncòn rất nhiều trường hợp mua, bán bằng cấp, tiêu cực trong thi cử Việc đánhgiá đúng khả năng và trình độ của mỗi người càng trở lên quan trọng vì qua

đó có thể chọn được những người đủ đức đủ tài Điều này chỉ có thể hiện thựcđược khi: phía người có vai trò chính trong đánh giá cán bộ và phía bản thânngười được đánh giá phải thực sự khách quan, có trách nhiệm Có nhiều cán

bộ không đủ năng lực nhưng vẫn muốn đảm nhiệm những vị trí quan trọng và

họ làm mọi cách để có được vị trí đó Họ đã gây thất thoát và thiệt hại nhiều

tỷ đồng của ngân sách Nhà nước mà nguyên nhân chính vẫn là ý đồ thamnhũng, mưu lợi cá nhân nhưng sâu xa của mọi vấn đề là việc đánh giá, sắpxếp cán bộ chưa hợp lý và đúng với năng lực của họ

Xét cho cùng một người phải tài đức vẹn toàn; có tài mà không cóđức thì dễ bị thui chột, tham nhũng và tha hóa; có đức mà không có tài thì khó

có thể phát triển đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay

Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản để so sánh, đánh giánguồn nhân lực giữa các vùng, lãnh thổ, quốc gia Các nước phát triển cónhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất cao của các quốc gia khác, vìvậy với các nước đang phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngàycàng khan hiếm

Qua các thời kỳ lịch sử chất lượng nguồn nhân lực ngày càng đượcnâng cao thể hiện ở việc: chuyển từ lao động bằng cơ bắp sang sử dụng máymóc tạo ra năng suất lao động cao hơn và sau đó là việc sử dụng máy tự động,dây chuyền sản xuất tự động, con người điều khiển toàn bộ chu trình sản xuất

1.3 Một số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực

1.3.1 Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực (thể chất, tinh thần)

Tình trạng sức khỏe của con người chịu tác động của yếu tố: tựnhiên, kinh tế - xã hội Người lao động có sức khỏe tốt có thể đem lại lợi íchkinh tế cao hơn nhờ huy động được sức mạnh, sự bền bỉ, dẻo dai và tập trungtrí tuệ cao trong khi làm việc Chỉ tiêu biểu hiện trình độ sức khỏe người laođộng là:

+ Chỉ tiêu tuổi thọ bình quân từ lúc sinh

+ Chỉ tiêu chỉ số cơ thể BMI

BMI = cân nặng (chiều cao)2

Trong đó: Cân nặng đơn vị là Kg

Chiều cao đơn vị là m

1.3.2 Trình độ học vấn của nguồn nhân lực

Là sự hiểu biết của người dân, người lao động với kiến thức phổthông về tự nhiên, xã hội Một đất nước muốn phát triển thì phải có nguồn laođộng hiểu biết, được đào tạo để có thể nắm bắt và hòa nhập với sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật trên thế giới Chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hóa củalực lượng lao động

Trang 15

1.3.2.1 Tỷ lệ biết chữ của nguồn lao động

Tỷ lệ biết chữ của người lao động là những người có thể đọc, viết

và hiểu được những câu đơn giản của tiếng Việt, tiếng dân tộc hay tiếng nướcngoài so với tổng số lao động

Tỷ lệ biết chữ của = Số người lao động biết chữ trong năm xác định x100

người lao động Tổng số lao động trong cùng năm

Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa ở mức tối thiểu của mộtquốc gia

1.3.2.2 Số năm học trung bình của người lao động

Số năm học trung bình của người lao động: là số năm trung bìnhmột người lao động dành cho học tập

N =  ni x ai

Trong đó: N là số năm đi học trung bình

ni là các hệ số được chọn theo hệ thống giáo dục của mỗi vùnghoặc

mỗi nước

ai là % trình độ văn hóa theo hệ thống giáo dục tương đương Các chỉ tiêu trên dùng đánh giá hiệu quả hệ thống giáo dục, nó ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực vì nguồn nhân lực được tạo nên từmột bộ phận dân cư

1.3.3 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Phản ánh sự am hiểu, trình độ và khả năng thực hành của người laođộng trong một số lĩnh vực: quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghềnghiệp

Nó thể hiện ở trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp,cao đẳng, đại học và sau đại học

Lao động chuyên môn kỹ thuật bao gồm những công nhân kỹ thuậtbậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng cấp) cho tới những người có trình độtrên Đại học Họ được đào tạo qua các trường lớp khác nhau, có bằng hoặckhông có bằng cấp nhưng do kinh nghiệm trong sản xuất họ có trình độ từ bậc

3 trở lên

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động là một trong

những nội dung quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật :

1.3.3.1 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc

Trang 16

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làmviệc là phần trăm lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làmviệc.

P =  L 1 x 100  L

Trong đó: P là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm

Việc (%)

L1 là số lao động đã qua đào tạo đang làm việc (người)

L là số lao động đang làm việc (người)

Chỉ tiêu trên dùng đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn kỹ thuật củaquốc gia, của các vùng

1.3.3.2 Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo ở từng vùng

Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo ở từng vùng là phần trăm số laođộng có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo bậc đào tạo so với tổng số laođộng đang làm việc

Pij =  L 1ij x 100  Lj

Trong đó: Pij là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo bậc i so với tổng số lao động

đang

làm việc ở vùng j (%)

i là chỉ số các cấp được đào tạo

j là chỉ số vùng

L1ij là số lao động đang làm việc đã đào tạo bậc i ở vùng j (người)

Lj là số lao động đang làm việc ở vùng j (người)

Các chỉ tiêu trên cho thấy những bất hợp lý trong việc đào tạo nguồn nhânlực, sự chênh lệch giữa lượng lao động được đào tạo so với nhu cầu thực tếcủa nền kinh tế

1.3.3.3 Đánh giá hiệu quả phân bố và sử dụng lao động đã qua đào tạo

+ Tỷ trọng lao động kỹ thuật đã qua đào tạo đang làm việc so với tổng

số lao động được đào tạo

P =  L 1 x 100  L

+ Tỷ lệ thất nghiệp của lao động kỹ thuật (T) là phần trăm lao động đãqua đào tạo bị thất nghiệp

T = 1 - P Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn thể hiện qua phẩm chấtngười lao động như đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc…

Ngày nay, người lao động đã được đào tạo bài bản hơn và được tiếp cận vớinhững công nghệ hiện đại trên thế giới Phần lớn người lao động có thể vậndụng những kiến thức đã học để tạo ra thu nhập cao cho bản thân và xã hội, từ

đó có thể giúp đất nước ngày càng phát triển sánh vai với các cường quốctrên thế giới Họ có đạo đức và lối sống lành mạnh, luôn biết gìn giữ những

Trang 17

giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu những cái mới một cách có chọnlọc

Bên cạnh đó còn có một số người lao động lười biếng, dựa vào chứcquyền, tha hóa về đạo đức và lối sống Đây là một bộ phận nhỏ nhưng chúng

ta cần phải lên án, có những biện pháp thích đáng để họ có thể rút kinhnghiệm và sửa chữa lỗi lầm Nếu làm được như vậy thì chất lượng nguồnnhân lực sẽ ngày càng nâng cao sẽ là động lực mạnh mẽ giúp cho đất nướcphát triển

Trang 18

CHƯƠNG 2 – VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU

VỰC HÀ NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 – 2007

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng có tọa độ địa lý :

20031’- 2107’ vĩ độ Bắc, 105017’- 1060 kinh Đông Phía Đông giáp thủ đô HàNội, phía Đông – Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phíaTây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc

Vị trí địa lý của tỉnh Hà Tây có lợi thế là vùng đất nối liền giữavùng đồi núi và trung du rộng lớn, phía Tây Bắc với vùng đồng bằng sôngHồng và là cửa ngõ vào thủ đô Hà Nội Là một vùng có địa hình đa dạng vừa

có cả xã, huyện vùng núi và bán sơn địa phía Bắc tỉnh vừa có vùng đồng bằngphì nhiêu phía Nam tỉnh, có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện côngnghiệp, du lịch dịch vụ, nông nghiệp

Tỉnh được phân thành hai vùng tự nhiên khá rõ rệt và được phâncách bởi dòng sông Đáy chạy dọc tỉnh ( từ Bắc tỉnh xuống phía Nam tỉnh).Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh chủ yếu là vùng bán sơn địa với diện tích 750 km2,chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh, có độ cao tuyệt đối từ 300m trở lên, cao nhất làđỉnh Ba Vì (1281m), có vườn quốc gia Ba Vì rộng 74 km2 Chạy dọc vùngTây Nam tỉnh là các núi đá vôi thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức với trữlượng đá vôi tương đối lớn và có nhiều hang động đẹp

2.1.1.2 Khí hậu

Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa Đông khô lạnh nhưng dođặc điểm địa hình đa dạng nên có các vùng tiểu khí hậu Vùng đồng bằng có

độ cao trung bình 5-7 m, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm, nhiệt

độ trung bình năm 23,80C, lượng mưa trung bình 1700-1800 mm Vùng đồi

gò có độ dốc cao trung bình từ 15-50 m, khí hậu lục địa, nhiệt độ trung bình23,50C, lượng mưa trung bình 2300-2400 mm Vùng núi Ba Vì có độ cao700m trở lên, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C, lượng mưa trungbình 2300 mm

2.1.1.3 Tài nguyên đất và nguồn nước

Theo tài liệu kiểm kê đất năm 2005, tổng diện tích đất 2196,2 km2

(219629,7 ha) Trong đó:

- Đất nông nghiệp 136786,47 ha chiếm 62,3%

- Đất phi nông nghiệp 75674.99 ha chiếm 34,4%

- Đất chưa sử dụng 7168,24 ha chiếm 3,3%

Đất nông nghiệp chủ yếu thuộc vùng đồng bằng phía Nam tỉnh có

độ phì cao gồm 68 nghìn ha thuận lợi cho phát triển cây lương thực, rau màu

và cây công nghiệp ngắn ngày Đất vùng đồi núi 31,4 nghìn ha chủ yếu đấtnâu vàng thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày Đấtlâm nghiệp tuy ít nhưng có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ chiếm 58%, có hệthực vật phong phú đa dạng Đất chuyên dùng chủ yếu là đất thủy lợi, mặt

Trang 19

nước chuyên dùng chiếm 38%, đất giao thông 26,8% và đất quốc phòng15,8%.

Về tài nguyên nước: Hà Tây có nguồn nước dồi dào ( cả nước mặt

và nước ngầm) Hệ thống sông suối khá dày và phân bố trải đều với các sônglớn như sông Đà, sông Hồng (chảy qua tỉnh 159km), sông Đáy ( chảy qua tỉnh103km), sông Tích, sông Bùi và hàng chục hồ, đầm lớn với trên 3500ha Khốilượng nước mặt khoảng 180-250 tỷ m3/năm Nước ngầm khá dồi dào và nông(độ sâu trên 10m) Theo đánh giá tổng quát về tài nguyên nước có thuận lợi,

đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội ở mức

Tổng chiều dài đường bộ 4557km ( trong đó đường ôtô 1049,4 km),mật độ đường ôtô khá cao 0,48 km/ km2 ( trong khi đó vùng đồng bằng sôngHồng 0,43 km/ km2, cả nước 0,4km/ km2 ) Bao gồm: quốc lộ dài 247,7km,tỉnh lộ dài 358km, huyện lộ dài 478,1km và đường liên xã dài 302 km; đườngthủy dài 355km; đường sắt đi qua tỉnh Hà Tây 42,5km Hệ thống giao thôngthuận lợi tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống dân cư ngày càng cảithiện

2.1.1.5 Về cảnh quan, di tích lịch sử

Đặc điểm địa hình và vùng sinh thái đa dạng, gắn liền với lịch sửphát triển của dân tộc hàng ngàn năm là các sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh,làng Việt cổ đường Lâm với đất 2 vua ( Phùng Hưng, Ngô Quyền), danh lamthắng cảnh chùa Hương với “Nam thiên đệ nhất động” Hà Tây có 1086 ditích được Nhà nước xếp hạng, nhiều cảnh quan kỳ thú thuộc vùng đồi núi Ba

Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Mỹ Đức ( Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Đồng

Mô, Đầm Long, Chùa Hương….) Hà Tây có nhiều đình, chùa nổi tiếng như:chùa Thầy, chùa Tây phương, chùa Đậu, chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùaMía, lăng Ngô Quyền, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Và … Tài nguyên cảnhquan, di tích lịch sử tạo ra tiềm năng, lợi thế du lịch rất lớn

Tóm lại, điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lý, địa hình, thủy văn, cảnhquan thiên nhiên và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời trên đất Hà Tây) làđiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện Diện tích đất nông nghiệplớn ( trên 12 vạn ha) là điều kiện để phát triển nông nghiệp đa dạng vùng ven

đô Có thị trường tiêu thụ hàng nông sản thực phẩm rộng lớn và gần gũi là thủ

đô Hà Nội Hà Tây có điều kiện phát triển gắn với phát triển vùng thủ đô HàNội về công nghiệp, xây dựng, phát triển thành phố…có lợi thế lớn về pháttriển các ngành dịch vụ thương mại( thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng),dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế Đặc biệt dịch vụ du lịch đa dạng:

Trang 20

du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề,

du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần

2.1.2 Điều kiện xã hội

2.1.2.1 Dân số, lao động

Hà Tây là một trong những tỉnh và thành phố có số dân đông so vớicác tỉnh thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước Năm 2007dân số Hà Tây là 2560 nghìn người đứng thứ 2 so với dân số của tỉnh, thànhphố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng ( sau thành phố Hà Nội), so với cảnước đứng thứ 5 sau thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa, thành phố HàNội và Nghệ An

Năm 2007 lực lượng lao động toàn tỉnh là 1367,702 nghìn người sovới năm 2003 tăng 103,1 nghìn người, với tốc độ tăng bình quân 2%/ năm.Như vậy lao động tiềm tàng bổ sung vào lực lượng lao động hàng năm khálớn là một động lực thúc đẩy kinh tế phát triển Mặt khác chính lực lượng laođộng tăng hàng năm này nếu chúng ta không có những giải pháp tạo việc làm

sẽ phát sinh những vấn đề khó khăn về việc làm và đời sống xã hội

2.1.2.2 Một số nét cơ bản về làng nghề tỉnh Hà Tây (cũ)

“Hà Tây là đất trăm nghề ” câu nói này đã phần nào cho ta thấyđược tỉnh có rất nhiều ngành nghề lâu đời và nổi tiếng Toàn tỉnh có trên 1180làng có nghề, trong đó có 240 làng được công nhận là làng nghề theo tiêu chílàng nghề của tỉnh Các ngành nghề của tỉnh đã tạo việc làm cho khoảng 20vạn lao động với mức thu nhập cao hơn nhiều so với làm nghề nông thuầntúy Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hà Tây cũng thuộc loại cao so với một sốtỉnh nông nghiệp khác Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho các ngành côngnghiệp – tiểu thủ công nghiệp Hà Tây nhanh chóng tiếp cận và đẩy mạnh ứngdụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất Có rất nhiều các ngành nghềtruyền thống sản xuất ra những sản phẩm nổi tiếng gắn liền với tên làng: NónChuông, Quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, lụa Vạn Phúc, Rèn Đa Sĩ, ThêuQuất Động, mây tre đan Phú Vinh, tạc tượng Sơn Đồng…

Làng nghề đã thu hút được nhiều lao động ở các vùng nông thôn,nông nghiệp giải quyết được việc làm cho người lao động, tăng thu nhập vàtạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động tăng cao trong lĩnh vực sản xuất côngnghiệp xây dựng dịch vụ Lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển sang khuvực thành thị đưa tốc độ đô thị hóa ngày càng cao

2.1.4 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua

2.1.4.1 Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế của tỉnh Hà Tây phát triển tương đối toàn diện, các ngànhkinh tế chủ yếu đều tăng trưởng khá: ngành Công nghiệp với sự phát triển củacác thành phần kinh tế nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, một số dự ánlớn bắt đầu phát huy tác dụng như công ty chế biến thức ăn gia súc, sản xuấtvật liệu xây dựng, lắp ráp ôtô, xe máy….Nhờ vậy mà giá trị sản xuất côngnghiệp tăng trên 24%/ năm Ngành Nông nghiệp tích cực ứng dụng khoa họccông nghệ cải tạo giống cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại tạo ratrồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn hơn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa Các

Trang 21

ngành dịch vụ thương mại, du lịch đều phát triển Những năm gần đây nhờquan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng thế mạnh các khu du lịchcủa tỉnh như: Sơn Tây, Ba Vì, Hương Sơn - Quan Sơn( Mỹ Đức), Hà Đông…Khu du lịch thắng cảnh Chùa Hương( Hương Sơn ) đã thu hút một lượng lớn

du khách trong và ngoài nước( khoảng 3,92 triệu lượt khách năm 2007)

Quy mô tổng sản phẩm (GDP) của Hà Tây đứng thứ 4 trong 8 tỉnhvùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Năm 2007 GDP tỉnh Hà Tây (cũ) đạt21,3595 nghìn tỷ đồng theo giá hiện hành

Biểu 2.1 Tăng trưởng GDP của các tỉnh, thành phố

vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ năm 2007

(giá so sánh năm 1994)

(tỷ đồng)

Tốc độ tăng 2007/2006 (%)

2.1.3.2 Tổng thu chi ngân sách

Tổng thu chi ngân sách nhà nước năm 2007 đạt 3120 tỷ đồng tăng40,8% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 14,6% GDP Tổng chi ngân sáchđịa phương năm 2007 đạt 4656,2 tỷ đồng, tăng 30,3% so với năm 2006

Biểu 2.2 Cơ cấu thu chi ngân sách năm 2006 - 2007

Năm 2006 (%)

Năm 2007 (%) Tổng thu ngân sách:

+ Thu nội địa

Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài Nhà nước

Đầu tư nước ngoài

+ Thu Hải quan

100,0

91,711,210,819,18,3

100,0

94,68,710,515,15,4

Tổng chi ngân sách:

+ Chi đầu tư phát triển

+ Chi thường xuyên

100,0

28,962,1

100,0

42,957,1

Trang 22

2.1.3.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngànhCông nghiệp, dịch vụ và giảm tương ứng các ngành Nông, Lâm, Thủy sản Tỷtrọng ngành Công nghiệp – Xây dựng trong GDP tăng từ 38,57% năm 2005lên 40,05% năm 2006 và tăng lên 42,01% năm 2007, tỷ trọng ngành Nông,Lâm, Thủy sản giảm từ năm 31,49% năm 2005 xuống 29,56% năm 2006 vàcòn 26,7% vào năm 2007

Biểu 2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tây

giai đoạn 2005 – 2007

Năm 2005 (%)

Năm 2006 (%)

Năm 2007 (%) Tổng sản phẩm (GDP)

- Nông, Lâm, Thủy

100,0029,5640,0530,39

100,0026,7042,01

31,29

2.1.3.6 Tổng vốn đầu tư thực hiện

Trong giai đoạn trước năm 2005 khả năng khai thác, thu hút đầu tưcòn nhiều hạn chế, chưa có nhiều dự án lớn để khai thác tiềm năng và lợi thếcủa tỉnh Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm tỷ trọng nhỏ Nhưngnăm 2006, 2007 do việc cải thiện môi trường đầu tư, đã thu hút một lượngvốn đầu tư đáng kể từ bên ngoài vào tỉnh Các dự án đầu tư nước ngoài thuhút mỗi năm khoảng 1 tỷ USD Nhiều nguồn lực đã được huy động để tăngcường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, làm tăng nhanh tổng vốn đầu

tư trên địa bàn tỉnh trên 30%/ năm và chiếm tỷ trọng trên 35% trong GDPhàng năm Vốn đầu tư tăng nhanh đòi hỏi một lực lượng lao động có chấtlượng và trình độ cao ngày càng nhiều để có thể sử dụng hiệu quả đồng vốnđầu tư làm tăng nhanh khối lượng tổng sản phẩm và tăng thu cho ngân sáchnhà nước, qua đó thu nhập của người dân không ngừng tăng lên Đời sống vậtchất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tiếp tục tác động tíchcực thúc đẩy sản xuất phát triển

Biểu 2.4 Tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005 - 2007

(theo giá hiện hành)

6136,3

1358,34623,6154,4

8060,0

1894,25685,8480,0

131,3

139,5122,9310,8

Trang 23

Qua trên ta thấy điều kiện tự nhiên, dân số, xã hội của tỉnh Hà Tây(cũ) rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế cònchưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Để có thể khai thác đượctiềm năng lợi thế của tỉnh thì công tác đào tạo, nâng cao bồi dưỡng chất lượngnguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc làmhết sức quan trọng và cần thiết.

2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 – 2007

2.2.1 Những yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nhân lực

2.2.1.1 Phát triển dân số và lao động

Năm 2007dân số của tỉnh Hà Tây là 2560 nghìn người, mật độ dân

số 1166 người/ km2, các huyện đều có mật độ dân số trên 1000 người/ km2

(trừ 2 huyện là Ba Vì và Mỹ Đức 614 – 764 người/ km2), một số huyện cómật độ dân số trên 1500 người / km2 như huyện Đan Phượng, Hoài Đức,Thường Tín Tỉnh Hà Tây có mật độ dân số cao trong vùng đồng bằng sôngHồng và so với cả nước (mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng khoảng820người/ km2 và cả nước là 240 người /km2) Quy mô dân số tỉnh Hà Tâyđứng thứ 5 trong cả nước (sau thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An), mật độ dân số gấp lần 5 lần so với mật độdân số cả nước và gấp 1,4 lần mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng Dân

số nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng dân số thành thị còn thấp, tốc

độ đô thị hóa còn chậm Tỷ trọng dân số thành thị năm 2000 là 7,94%, năm

2007 là 10,53% ( trong khi đó cả nước tỷ trọng dân số thành thị trên 23% và

tỷ trọng dân số thành thị vùng Đông Nam Á trên 42%)

Biểu 2.5 Quy mô dân số tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000 – 2007

Năm, thời kỳ

Dân số trung bình

Tốc độ đô thị hóa (%)

192263265270187,7227,8

7,9410,4110,4210,537,949,12

1,011,06

(Nguồn số liệu: theo niêm giám thống kê 2000 – 2007)

Quy mô và mật độ dân số lớn như trên là điều kiện để phát triểnkinh tế xã hội nhưng cũng đặt ra sức ép lớn về việc làm và giải quyết việclàm

Hà Tây có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và 2 thành phố trựcthuộc tỉnh, 322 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 295 xã và 27 phường, thị trấn)

Trang 24

Các huyện đều có quy mô dân số trên 13 vạn người, một số huyện có quy môdân số lớn trên 20 vạn người như huyện Chương Mỹ trên 28 vạn người,huyện Ba Vì trên 26 vạn người, huyện Thường Tín và huyện Ứng Hòa trên 20vạn người.

Biểu 2.6 Dân số trung bình và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số

Năm 2006

Năm 2007

252625432560

16,115,515,3

11,3010,7010,24

Biểu 2.7 Biến động về cơ cấu dân số năm 2006, năm2007

Nhóm

tuổi

Tổng dân số

(người)

Tỷ trọng

317943 412276 274115 221907

300043 420278 288410 308028

603651 835322 566848 554179

23,58 32,63 22,14 21,65

307545 417755 273944 238226

296106 417567 292904 315953

( Nguồn số liệu: Kết quả điều tra dân số)

Sự phát triển của con người cả về thể chất và tinh thần trong mộtthời gian nhất định phản ánh chất lượng dân số Hai khía cạnh phản ánh chấtlượng dân số là: chăm sóc sức khỏe trẻ em nhóm tuổi 0 đến 9 tuổi và tuổi thọtrung bình của dân số qua tỷ trọng dân số 70 tuổi trở lên Nếu nhóm tuổi củadân số từ 0 – 9 tuổi giảm xuống thì nhóm tuổi từ 60 tuổi và trên 70 tuổi khôngngừng tăng qua các năm Điều này cho thấy tuổi thọ của dân số Hà Tây (cũ)ngày càng nâng cao Tuổi thọ trung bình tăng lên tức chỉ số phát triển conngười được cải thiện, cho ta thấy chủ trương phát triển kinh tế gắn liền vớicông bằng xã hội đã được thực hiện ngày một tốt hơn tạo điều kiện cho mọingười cùng phát triển toàn diện Dân số tỉnh Hà Tây có cấu trúc dân số trẻ,tuổi thọ trung bình hiện nay trên 70 tuổi, tỷ lệ sinh đã gần đạt được tỷ lệ sinhthay thế và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số tương đối thấp so với mặt bằng chung cảnước Do quy mô dân số lớn lên mức tăng dân số hàng năm cũng lớn (khoảng2,5 vạn người /năm) đây cũng là thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm

và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trang 25

Lực lượng lao động: bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trởlên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và những người không cóviệc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.

Lao động trong độ tuổi là lực lượng lao động trong độ tuổi laođộng nam từ 15 – 60 tuổi, nữ từ 15 – 55 tuổi bao gồm toàn bộ những ngườitrong độ tuổi làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và những người trong

độ tuổi không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc

Hà Tây (cũ) có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi làtrên 1360 nghìn người chiếm trên 53% dân số Lao động từ 15 tuổi trở lênđang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2007 là 1367,702 nghìnngười chiếm trên 53,43% dân số Với đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ lao động đanglàm việc so với dân số có mức tương đối cao (53,43%) là áp lực trong việcđưa ra các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Về cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốcdân: năm 2005 trở về trước, lao động tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nôngnghiệp chiếm 54,69% lượng lao động xã hội Những năm gần đây do thựchiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, là tỉnh có thể phát triểnnhiều ngành nghề đa dạng và phong phú nên sự phân bố lại lao động cácngành có sự chuyển biến rõ rệt: năm 2005 lao động nông, lâm thủy sản chiếm54,69%, lao động công nghiệp xây dựng chiếm 31,43%, lao động các ngànhdịch vụ chiếm 13,88% đến năm 2007 lao động nông nghiệp giảm xuống còn49,21%, lao động công nghiệp, xây dựng và lao động các ngành dịch chiếm32,99% và 17,80%

Biểu 2.8 Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

quốc dân năm 2005, năm 2007

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Khu vực Nông, lâm,

54,69

31,4313,88

673100

451280243322

49,21

32,9917,80

Trang 26

Đồ thị 2.1 Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành

kinh tế quốc dân năm 2005, năm2007

 1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản

 2 Công nghiệp, xây dựng

 3 Dịch vụ

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các năm vừa qua được diễn

ra theo hướng tích cực và có nhịp độ chuyển dịch tương đối nhanh Một bộphận lớn lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp Từ

đó, lao động nông thôn cũng được phân công lại hợp lý hơn, tạo điều kiện giảiquyết việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội Thực tế cho thấy laođộng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao hơn nhiều so với ngành nôngnghiệp

Một số lớn lao động được giải quyết việc làm đạt 99,35%, trong đó

đủ việc làm chiếm trên 96,02% Số người có việc làm khu vực thành thịchiếm tỷ trọng thấp hơn 95,8%, hàng năm đã sắp xếp việc làm cho 27 nghìn

người Việc làm của người lao động tỉnh Hà Tây (cũ) năm 2007:

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn Hà Tây cũngkhá hơn khu vực Đồng bằng sông Hồng và cả nước Tỷ lệ sử dụng thời gianlao động trong năm:

Trang 27

Về chất lượng lao động: Hà Tây là đất trăm nghề, có nhiều nghềtruyền thống lâu đời là điều kiện để có đội ngũ lao động có tay nghề khá, laođộng có kỹ thuật Hà Tây lại có lợi thế là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội – trungtâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước nên lao động trẻ có điều kiện họctập phát triển nghề nghiệp Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hà Tây cũng quantâm nhiều đến đào tạo nghề cho người lao động Với đội ngũ lao động dồidào, ngành nghề đa dạng, người lao động có trình độ tay nghề, sử dụng thờigian lao động ở khu vực nông thôn khá cao so với các tỉnh thuộc vùng Đồngbằng sông Hồng và so với cả nước Nguồn nhân lực dồi dào là động lực đểthúc đẩy kinh tế phát triển.

2.2.1.2 Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lựcthúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (Nghị quyết Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ X) Đảng ta xuất phát từ quan điểm coi con người là tiềmnăng và sức mạnh trí tuệ, tinh thần và đạo đức là nhân tố quyết định sự pháttriển, là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường phát triển

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực sản xuất đặc biệt góp phần trực tiếptạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũngchỉ rõ: “ Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao” Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có khả năng tolớn khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, phát triển sức sáng tạo của con ngườiViệt Nam, tạo ra nguồn lực nôi sinh quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa –hiện đại hóa, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta khinguồn lực vật chất và tài chính còn nhiều hạn hẹp

Nhìn lại sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Tây trong 2 thập kỷqua đã có bước phát triển quan trọng góp phần tích cực nâng cao chất lượngnguồn nhân lực Qua số liệu điều tra lao động việc làm cho thấy tình trạngvăn hóa, trình độ chuyên môn tăng khá và đạt mức cao hơn trung bình toànquốc Kết quả điều tra cho thấy:

- Lớp học cao nhất bình quân cho người lao động đạt trên 8,3 lớp/12 lớp(toàn quốc 7,4 lớp/12 lớp)

- Số người lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 45% và tốtnghiệp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 26% trong nguồn nhân lực của tỉnh

và tăng lên khá so với thời kỳ trước năm 2000 (các tỷ lệ này của toàn quốc là30,4% và 18,4% thấp hơn Hà Tây)

- Số lao động chưa biết chữ chỉ chiếm tỷ lệ 1% tổng số lao động (tỷ lệ nàycủa toàn quốc gần 4%)

- Lao động được đào tạo nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngườilao động đạt khá

2.2.1.3 Bảo vệ chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần người lao động

Đây là nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao thể lực và nâng caogiá trị tinh thần của người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “ phát triển văn hóa –

Trang 28

nền tảng tinh thần của xã hội Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo vàquản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách của thanh niên,thiếu niên” (Văn kiện Đại hội X của Đảng) Đây cũng là yếu tố tạo nên nhâncách người lao động có kỷ luật, có kỹ thuật.

Bảo vệ chăm sóc sức khỏe người lao động cũng là yếu tố đặc biệtquan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nghị quyết Đại hội X củaĐảng cũng chỉ rõ: “ Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ chămsóc sức khỏe nhân dân đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển con người” Đối với Hà Tây, công tác y tế chăm sóc sức khỏe người lao động đã

có nhiều cố gắng đảm bảo người lao động có thể lực và tinh thần tốt Qua tàiliệu điều tra, khảo sát cho thấy tỷ lệ người bị ốm đau, tàn tật không tham gialao động chiếm tỷ lệ thấp so với cả nước Cụ thể tỷ lệ lao động trên 15 tuổi trởlên không tham gia lao động do ốm đau, tàn tật của Hà Tây dưới 2%, trongkhi toàn quốc 2,3%

2.2.1.4 Mức sống dân cư

a Thu nhập

Một yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp tới chất lượngnguồn nhân lực trong những năm qua đó là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tăngmức sống của hộ gia đình tạo điều kiện nâng cao thể chất, trí tuệ cho người lao động

Thu nhập bình quân đầu người/ tháng năm 2002 là 312,69 nghìnđồng, năm 2006 tăng lên 587 nghìn đồng bằng 187,73% so với năm 2002.Nếu xét mức tăng thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2006 so vớinăm 2002 tăng 87,73%, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng khu vực thànhthị năm 2006 là 1036,5 nghìn đồng so với năm 2002 là 407,71 nghìn đồngtăng 154,22%, khu vực nông thôn năm 2006 là 534,6 nghìn đồng tăng 75,55%

so với năm 2002 là 304,52 nghìn đồng Vậy thu nhập bình quân đầu người 1tháng cả thành thị và nông thôn năm 2006 đều tăng khá nhanh so với năm2002

Biểu 2.9 Thu nhập bình quân đầu người một tháng chia theo

thành thị, nông thôn giai đoạn 2002 – 2006

Đơn vị tính: nghìn đồng

Nguồn thu Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006

Năm 2006

so với năm 2002(%)

Thành thị

Nông thôn

407,71304,52

695,58391,95

1036,5534,6

254,22175,55

b Chi tiêu

Thu nhập biểu hiện trình độ phát triển của nền kinh tế cũng nhưmức sống dân cư thì chi tiêu và cơ cấu chi tiêu quyết định mức sống của cơcấu dân cư trong một thời kỳ nhất định Cùng với sự tăng lên về thu nhập củacác lớp dân cư từ năm 2002 đến năm 2006, chi tiêu của họ cũng tăng dầnphục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng cả về vật chất và tinh thần

Trang 29

Thu nhập tăng lên thì mức chi tiêu tuy vẫn tăng nhưng tỷ lệ chitiêu so với thu nhập có xu hướng giảm dần, tích lũy trong các hộ dân cư tănglên tạo điều kiện đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cũng như xây dựng muasắm tài sản cố định và đồ dùng lâu bền, điều đó khẳng định chất lượng cuộcsống ngày càng được nâng cao.

Theo kết quả tính toán thu nhập năm 2006 bình quân 1 người 1tháng là 587 nghìn đồng Mức chi tiêu cho đời sống bình quân năm 2006 đạt

394 nghìn đồng bằng 67,12% so với thu nhập Thu nhập bình quân và chi tiêucho đời sống của người dân Hà Tây liên tục tăng qua các năm, thu nhập bìnhquân tăng 14,5%/ năm; chi tiêu bình quân tăng 17,3%/ năm

Cơ cấu chi tiêu thay đổi theo hướng giảm chi lương thực thựcphẩm, tăng chi phi lương thực thực phẩm Trong cơ cấu chi cho phi lươngthực, thực phẩm thì tỷ lệ chi cho y tế ổn định (11%) còn tỷ lệ chi cho giáo dục

có xu hướng tăng lên

Biểu 2.10 Tỷ lệ chi cho y tế, giáo dục trong tổng chi cho đời sống

12,8317,3521,50

12,6711,9611,25

41,9055,3386,00

41,4038,1645,03

( Theo khảo sát mức sống dân cư định kỳ của tỉnh Hà Tây)

Đồ thị 2.2 Chi cho Y tế, Giáo dục trong tổng chi cho đời sống

giai đoạn 2002 - 2006

Kinh tế phát triển thu nhập, chi tiêu của các tầng lớp dân cư tăng lênnhưng chi cho lương thực thực phẩm có xu hướng giảm dần và chi cho nhucầu phi lương thực thực phẩm có xu hướng tăng lên Trong đó chi cho nhucầu y tế chăm sóc sức khỏe và nhu cầu học tập, đào tạo, nâng cao trình độ

Trang 30

ngày càng tăng lên Đây là xu hướng tốt cho việc nâng cao chất lượng nguồnnhân lực.

2.2.1.5 Tăng trưởng kinh tế

Năm 2007 là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội

2006 – 2010 của tỉnh Tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) năm 2007 (theo giá sosánh 1994) đạt 11739,1 tỷ đồng, tăng 13,29% so với năm 2006 cao hơn tốc độtăng năm 2006 (tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 12,79%)

Biểu 2.11 Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Hà Tây

và so sánh với cả nước giai đoạn 2005 – 2007

392996425088461135

111,97

112,79113,29

108,43108,17108,48

Về cơ cấu kinh tế: Năm 2007, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sảnchiếm 26,7%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 42%; khu vực dịch vụchiếm 31,3% Xét về mặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế, so với năm 2006 (nông,lâm nghiệp, thủy sản 29,56%; công nghiệp, xây dựng 40,04%; dịch vụ30,39%) các khu vực đều có sự tiến bộ rõ rệt

GDP bình quân đầu người: tăng khá từ 5,9983 triệu đồng năm 2005lên 8,3424 triệu đồng năm 2007, tăng bình quân 13%/ năm Tuy nhiên GDPbình quân đầu người còn thấp so với mức bình quân vùng đồng bằng sôngHồng và so với cả nước

Biểu 2.12 GDP bình quân đầu người của tỉnh Hà Tây (cũ)

giai đoạn 2005 – 2007

Năm

GDP bình quân đầu người

(nghìn đồng/năm)

Tốc độ phát triển (%)

GDP bình quân đầu người so với vùng đồng bằng sông Hồng (%)

GDP bình quân đầu người so với

cả nước (%)

2005

2006

2007

5998,37061,88342,4

119,3117,7118,1

61,6562,5074,11

59,6260,7071,55

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tây(cũ) diễn ra tương đối nhanh trong những năm gần đây do các cấp các ngànhtrong tỉnh đã đẩy nhanh cải cách hành chính, cải tạo môi trường đầu tư tạothuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển Tuy nhiên, để có thể phát triểnmột cách bền vững và tận dụng tốt các nguồn đầu tư từ bên ngoài tỉnh thì vấn

Trang 31

đề cấp bách hiện nay là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Do nguồn nhânlực của chúng ta chủ yếu là lao động nông nghiệp.

2.2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

Qua kết quả khảo sát lực lượng lao động đang tham gia hoạt độngkinh tế của toàn tỉnh năm 2007 là 1367,702 nghìn người chiếm 53,43% dân

số, lao động nữ chiếm 51,11% lực lượng lao động Để có cách nhìn tổng quan

và đánh giá một cách sâu sắc thì chất lượng nguồn nhân lực qua kết quả khảosát được nhìn nhận theo các khía cạnh khác nhau

2.2.2.1 Lực lượng lao động đang làm việc phân theo độ tuổi

Lực lượng lao động đang làm việc nếu phân theo độ tuổi thì nhóm

từ 15 – 55 tuổi chiếm 89,66%, từ 56 – 60 tuổi chiếm 3,88% và trên 60 tuổichiếm 6,46% Như vậy lực lượng lao động tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 15– 55 tuổi chiếm 45,4% dân số, đây là lực lượng chính tham gia vào sản xuấtvật chất và dịch vụ của tỉnh

Biểu 2.13 Lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế

phân theo độ tuổi giai đoạn 2005 - 2007

(%)

Số lượng

(người)

Cơ cấu

(%)

Số lượng

(người)

Cơ cấu

90,023,706,28

11681354898682250

89,93,776,33

12262825306788353

89,663,88

Trang 32

Từ biểu 2.13 ta thấy: cơ cấu số người trong độ tuổi từ 15 – 55 tuổitham gia hoạt động kinh tế có xu hướng giảm dần từ 90,02% năm 2005 xuốngcòn 89,66% năm 2007 Ngược lại, cơ cấu lực lượng lao động từ 56 tuổi trởlên tham gia hoạt động kinh tế có xu hướng tăng từ 6,28% năm 2005 lên6,46% năm 2007 Đây là xu hướng thể hiện chất lượng lao động được sửdụng ngày càng nâng cao Những người trong độ tuổi 56 trở lên thường cótrình độ cao và kinh nghiệm trong chuyên môn, Nhà nước cần sử dụng họnhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học khi chưa thể đào tạo ngay đượclực lượng thay thế.

2.2.2.2 Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế

Trong tổng số lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tếthì lao động có trình độ Tiến sĩ là 164 người chiếm 0,012% lực lượng laođộng; lao động có trình độ Thạc sĩ là 1149 người chiếm 0,084% lực lượng laođộng, lao động có trình độ Đại học là 38159 người chiếm 2,79% lực lượng laođộng; lao động có trình độ Cao đẳng là 22567 người chiếm 1,65% lực lượnglao động; lao động có trình độ Trung cấp (trung học chuyên nghiệp) là 44040người chiếm 3,22% lực lượng lao động; lao động có trình độ từ đào tạo dạynghề dài hạn (trên 1 năm) là 41359 chiếm 3,024% lực lượng lao động; sốlượng lao động chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo thông qua truyền nghề,dạy nghề ngắn hạn là 1220264 người chiếm 89,22% lực lượng lao động

Như vậy, số lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trongtoàn tỉnh đã qua đào tạo bài bản có hệ thống mới chiếm tỷ lệ 10,78%

Về lao động có trình độ cao: số lượng lao động có trình độ Tiến sĩ,Thạc sĩ là 1313 người chiếm 0,096% lực lượng lao động (hay 0,96 Tiến sĩ,Thạc sĩ/ 1000 lao động) Số lượng lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng là

60726 người chiếm 4,44% lực lượng lao động (hay 44,4 Đại học, Cao đẳng/

1000 lao động) Số lượng lao động có trình độ Trung cấp và dạy nghề dài hạn

là 85399 người chiếm 6,244% lực lượng lao động Số lượng lao động nữ đãqua đào tạo ở bậc cao từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới 52,16%trong tổng số lao động có trình độ Đại học trở lên

Như vậy, cứ 1000 lao động đang tham gia hoạt động sản xuất kinhdoanh trong các ngành kinh tế của tỉnh thì có 0,96 người có trình độ Tiến sĩhoặc Thạc sĩ, 44,4 người có trình độ Đại học hoặc Cao đẳng và 62,44 người

có trình độ Trung cấp hoặc dạy nghề dài hạn, còn lại chưa qua đào tạo hoặcđào tạo ngắn hạn là 892,2 người

Trang 33

Biểu 2.14 Trình độ chuyên môn của lao động đang tham gia hoạt động kinh tế năm 2005, năm 2007

Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

Đào tạo ngắn hạn và chưa

qua đào tạo

1611032336192054244892363591152395

0,0120,082,611,5933,4832,8289,402

164

1149381592256744040413591220264

0,0120,0842,7901,6503,2203,024

89,220

Đồ thị 2.4 Cơ cấu trình độ chuyên môn được đào tạo

của lực lượng lao động năm 2007

Qua biểu 2.14 ta nhận thấy tỷ trọng lao động qua đào tạo ngắn hạn

và chưa qua đào tạo đã giảm từ 89,402% năm 2005 xuống còn 89,22% năm

2007 Tỷ trọng lao động qua đào tạo từ dạy nghề dài hạn trở lên đã tăng từ10,598% năm 2005 lên 10,78% năm 2007 Tuy nhiên sự thay đổi này cònchậm vì vậy trình độ của lao động nhất là những lao động có kỹ thuật caochưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong địa bàn Hà Tâycũng như trong vùng

2.2.2.3 Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động phân theo giới tính

Trong lực lượng lao động xã hội đang tham gia hoạt động kinh tế thì

số lượng lao động nữ chiếm 51,11% trong tổng số Số lao động nữ đã qua đàotạo một cách cơ bản chiếm 45% trong tổng số lao động đã qua đào tạo, số laođộng nữ có trình độ từ Đại học trở lên chiếm 52,16% số lượng lao động có

Trang 34

trình độ Đại học trở lên Tuy nhiên số lao động nữ có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩchiếm tỷ lệ còn thấp 33,43% trong số lao động có trình độ Tíến sĩ, Thạc sĩ.

Biểu 2.15 Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động

phân theo giới tính năm 2007

2341620148139241964212201632641

14,2036,2052,8061,7044,6029,5051,84

sĩ chiếm 0,65% (địa phương là 0,005%), số lượng Thạc sĩ chiếm 3,48% (địaphương là 0,04%), số lượng Đại học chiếm 38,83% (địa phương là 2,73%)…

Biểu 2.16 Chất lượng lao động theo cấp quản lý

năm 2007

Trình độ chuyên môn

Cơ cấu chung (%)

Tỷ lệ (%) Cơ cấu (%) Trung

ương

Địa phương

Trung ương

Địa phương Chung

Trang 35

2.2.2.5 Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trong các loại hình kinh tế

a Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế toàn tỉnh phân theo các loại hình kinh tế

Lực lượng lao động khu vực cá thể (hộ gia đình) chiếm tỷ trọng caonhất 87,45% tiếp đến là khu vực Nhà nước chiếm 6,4% và khu vực kinh tế tưnhân chiếm 4,86%, lao động ở khu vực tập thể và khu vực có vốn đầu tưnước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ 0,73% và 0,56% Lượng lao động khu vực cáthể (hộ gia đình) tuy chiếm tỷ trọng lớn về số lượng lao động nhưng cơ cấutrình độ lao động được đào tạo có bài bản lại chiếm tỷ trọng thấp 3,6% Khuvực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn nước ngoài cơ cấu lao động qua đào tạochiếm 34,2% và 34,1% Hai khu vực kinh tế này đang là nơi thu hút và giảiquyết nhiều việc làm góp phần vào chuyển dịch lao động trong nông nghiệp,nông thôn hiện nay Tuy nhiên để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp thì việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là vấn

đề lớn đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay

Lao động đã qua đào tạo bài bản trong khu vực kinh tế Nhà nướcchiếm tỷ lệ khá cao 84,4%; trong đó số lượng lao động có trình độ tiến sĩchiếm 0,15%, trình độ Thạc sĩ chiếm 1,13%, Đại học chiếm 31,55%, trình độCao đẳng chiếm 18,7%, trình độ trung cấp chiếm 23,51%, dạy nghề dài hạnchiếm 9,29% tổng số lao động trong khu vực này Đây là kết quả của chínhsách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của các tổchức, đơn vị Nhà nước trong những năm qua Tuy nhiên dù được đào tạo mộtcách bài bản nhưng trên thực tế lực lượng này có phát huy được hết tác dụnghay không, đây là vấn đề lớn đặt ra đối với Nhà nước trong việc phải cónhững cơ chế chính sách thích hợp để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao độngnày

Trang 36

Biểu 2.17 Chất lượng lực lượng lao động theo loại hình kinh tế

năm 2007

Trình độ

chuyên môn

Năm 2007

Chia ra

Nhà nước

Tập thể

Tư nhân

Hộ gia đình và

cá thể

Nước ngoài, liên doanh với nước ngoài

Tổng số: (người)

Tỷ trọng (%)

Tỷ lệ: nữ (%)

1367702 100,0

51,11

87507 6,40

63,5

10025 0,73

40,7

66504 4,86

46,7

1196043 87,45

53,0

7623 0,56

0,000,000,31

b Lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp thuộc loại hình kinh tế Nhà nước của tỉnh

Lực lượng lao động đang tham gia trong khu vực Hành chính sựnghiệp của toàn tỉnh là 70907 người chiếm 81,03% lực lượng lao động khuvực Nhà nước Trong khu vực Hành chính sự nghiệp này bao gồm: Quản lýNhà nước chung, theo ngành, lĩnh vực chiếm 24,04%, các đơn vị sự nghiệpchiếm 75,96%; trong các đơn vị sự nghiệp thì sự nghiệp giáo dục là chủ yếuchiếm 82,83%, sự nghiệp y tế chiếm 11,47% lực lượng lao động của khu vực

sự nghiệp

Biểu 2.18 Lực lượng lao động trong khu vực Hành chính sự nghiệp

Năm 2007

Năm 2007

Chia ra Sự nghiệp chia ra Quản

lý Nhà nước

Sự nghiệp

Giáo dục Y tế

Văn hóa thể thao

Khác

Tổng số (người)

Tỷ lệ (%)

70907100,00

1704624,04

5386175,96

4461382,83

617811,47

10451,94

20253,76

Trang 37

Đồ thị 2.5 Lực lượng lao động khu vực Hành chính, sự nghiệp

a Chất lượng nguồn nhân lực thuộc ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp Hà Tây (cũ) tuy gặpnhiều khó khăn thách thức nhưng vẫn thu được thành tựu đáng kể với tốc độtăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt trên 2,3% / năm Nông thôn ngàymột được đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng đượccải thiện

82,83%

11,47% 1,94% 3,76%

Giáo dục Y tế Văn hóa thể thao Khác

Trang 38

Biểu 2.19 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản

44,5373,2

94,1

53,3 45,0

0,65,3

9781,4

4618,9 4984,1

57,8576,3

93,92

47,22 50,95

0,555,53

Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực tỷ trọng chănnuôi tăng nhanh và trở thành ngành sản xuất chính, các mô hình kinh tế đượcphát triển nhanh, những cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ ha canh tácđang dần khẳng định hướng đi đúng đắn của nông nghiệp Hà Tây Một vùngnông nghiệp ven đô được phát triển với hiệu quả kinh tế cao và bền vững,hướng vào các mục tiêu tăng khối lượng nông sản hàng hóa có khả năng cạnhtranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trườngsinh thái, tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích Đến thời điểm1/7/2006, Hà Tây có 271141 hộ Nông nghiệp chiếm 50,48% tổng số hộ nôngthôn và hộ nông, lâm, thủy sản thành thị (năm 2001 là 70,4%) Về cơ cấu hộtheo nguồn thu nhập chính cũng có sự chuyển dịch tích cực, nếu 2001 thunhập chính của các hộ từ nông, lâm, thủy sản là 66,18% thì đến thời điểmđiều tra đã giảm xuống còn 46,24% cho thấy sự tham gia của lao động trong

hộ nông nghiệp vào các ngành sản xuất khác ngày càng tăng, nhất là ở các địaphương có ngành nghề truyền thống cũng như những nơi đang phát triểnngành nghề kinh doanh, dịch vụ mới

Lực lượng lao động đang tham gia vào hoạt động thuộc các tổ chứcngành nông, lâm thủy sản năm 2007 là 673100 người chiếm 49,21% lựclượng lao động Trong đó lao động các đơn vị sự nghiệp là 1141 người chiếm0,17%, lao động trong các doanh nghiệp Nông, lâm, thủy sản là 5305 ngườichiếm 0,79%, lao động Nông, lâm, thủy sản của hộ Nông, lâm, thủy sảnchiếm 99%

Nếu theo độ tuổi thì lao động nông, lâm thủy sản từ 15 – 55 tuổichiếm 88,96% tổng số, số lao động trên 60 tuổi vẫn tham gia các công việc vềnông nghiệp chiếm 6,59% chủ yếu là ở trong các hộ nông, lâm nghiệp thủysản là chính

b Chất lượng nguồn nhân lực thuộc ngành Công nghiệp, xây dựng

Ngành công nghiệp đang dần trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong

cơ cấu kinh tế của tỉnh Năm 2000 ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP củatỉnh mới chiếm 32,36% thấp hơn ngành Nông, lâm, thủy sản (chiếm 38,02%)

Trang 39

thì đến 2005 tỷ trọng của công nghiệp đã chiếm 38,57% và năm 2007 là42,01% cao hơn so với ngành Nông, lâm, thủy sản.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 nămgiai đoạn 2001 – 2005 đạt 22,32% Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao này

là do khu vực kinh tế Nhà nước tăng trưởng bình quân 14,9%/ năm, đặc biệtdoanh nghiệp Nhà nước trung ương tăng bình quân 22,4%/ năm; khu vựcngoài Nhà nước đạt mức tăng 21,4%/ năm và khu vực có vốn đầu tư nướcngoài tăng 26,8%/ năm

Về cơ cấu các khu vực kinh tế trong công nghiệp thì kinh tế Nhànước có xu hướng giảm dần và kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài có xu hướng tăng nhanh Năm 2000 trong tổng giá trị sản xuất củangành công nghiệp: khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 14,2%, kinh tế ngoàiNhà nước chiếm 55,4% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30,4%.Đến năm 2005 kinh tế Nhà nước giảm xuống còn 7,97% và kinh tế ngoài Nhànước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 70,34% và 21,69% Năm 2007giá trị sản xuất công nghiệp đạt 20380,1 tỷ đồng tăng 25,59% so với năm2006; trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 1416 tỷ đồng chiếm6,95%, tăng 19,18% so với năm 2006; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt14369,1 tỷ đồng chiếm 70,50% tăng 26,29%; khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đạt 4595 tỷ đồng chiếm 22,55% tăng 25,55% Đây là kết quả của chínhsách khuyến khích và thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua Các ngànhkinh tế chính trong sản xuất công nghiệp của tỉnh đều đạt tốc độ tăng trưởngkhá cao như: sản xuất thực phẩm đồ uống tăng 20,5%, sản xuất gỗ, chế biếnlâm sản tăng 20,4%, sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng55,2% …

Năm 2007 toàn tỉnh có 79 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủcông nghiệp trong đó bao gồm: 30 cơ sở thuộc doanh nghiệp Nhà nước, 3công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 1 thành viên, 140 doanh nghiệp tưnhân, 481 công ty trách nhiệm hữu hạn, 144 công ty cổ phần, 30 cơ sở thuộcdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 64 hợp tác xã, 1180 làng có nghềtrong đó có 240 làng được ủy ban nhân dân của tỉnh công nhận Làng nghề

Do quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nên số cơ sở cũng như số laođộng của khu vực Nhà nước giảm dần qua các năm Nhưng đối với khu vựckinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài số cơ sởsản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng

Số cơ sở và lao động nằm chủ yếu ở một số ngành sau: ngành sảnxuất thực phẩm, đồ uống số cơ sở chiếm 18,3% và lao động chiếm 13,6%trong tổng số; ngành dệt số cơ sở chiếm 12,9% và lao động chiếm 10,24%;ngành sản xuất và chế biến gỗ số cơ sở chiếm 39,6% và số lao động chiếm31,94%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn ngế số cơ sở chiếm 11,7% và số laođộng chiếm 11,63%

Qua kết quả khảo sát chất lượng lực lượng lao động đang tham giahoạt động sản xuất trong khu vực công nghiệp, xây dựng cho thấy:

Ngày đăng: 06/04/2013, 17:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục Thống kê Hà Tây (2007), Niêm giám Thống kê Hà Tây, NXB Thống kê Khác
2. Cục Thống kê Hà Tây (2007), Báo cáo kết quả điều tra biến động dân số - nguồn lao động 1/4 hàng năm, Hà Tây Khác
3. Cục Thống kê Hà Tây (2006), Khảo sát mức sống dân cư (2002 – 2006) của tỉnh Hà Tây, Hà Tây Khác
4. Cục Thống kê Hà Tây (2007), Khảo sát chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây qua các năm, Hà Tây Khác
5. TS. Phan Công Nghĩa (2002), Giáo trình Thống kê kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
6. GS.TS. Đỗ Nguyên Phương (2005), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
7. PGS.TS. Trần Ngọc Phác – TS. Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 2.2. Chi cho Y tế, Giáo dục trong tổng chi cho đời sống  giai đoạn 2002 - 2006 - 110 Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (KV Hà Nội 2 hnay) gđ 2005 - 2007 và …
th ị 2.2. Chi cho Y tế, Giáo dục trong tổng chi cho đời sống giai đoạn 2002 - 2006 (Trang 29)
Đồ thị 2.4. Cơ cấu trình độ chuyên môn được đào tạo của lực lượng lao động năm 2007 - 110 Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (KV Hà Nội 2 hnay) gđ 2005 - 2007 và …
th ị 2.4. Cơ cấu trình độ chuyên môn được đào tạo của lực lượng lao động năm 2007 (Trang 33)
Đồ thị 2.5. Lực lượng lao động khu vực Hành chính, sự nghiệp - 110 Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (KV Hà Nội 2 hnay) gđ 2005 - 2007 và …
th ị 2.5. Lực lượng lao động khu vực Hành chính, sự nghiệp (Trang 36)
Đồ thị 2.7. Cơ cấu lao động đang tham gia vào các tổ chức ngành  Quản lý Nhà nước năm 2007 - 110 Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (KV Hà Nội 2 hnay) gđ 2005 - 2007 và …
th ị 2.7. Cơ cấu lao động đang tham gia vào các tổ chức ngành Quản lý Nhà nước năm 2007 (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w