1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TUAN 28,29 (CKT)

16 417 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 185 KB

Nội dung

Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 Tuần 28- Tiết131, 132 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG Ngày soạn : 9/3/2011 Ngày dạy: 11/3/2011 I/Mục tiêu : Qua bài học hôm nay,giúp HS: -Kiến thức :Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhập của nội dung , hệ thống hóa được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS. -Kĩ năng :Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cậnvăn bản nhật dụng . -Thái độ:Nắm được ý nghĩa các văn bản nhật dụng. Bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh cuộc sống. II/Chuẩn bị của GV-HS: -GV: Chân dung tác giả, bảng phụ, phiếu học tập… -HS: Tìm hiểu các yêu cầu của bài trước ở nhà. III/Phương pháp: -Đọc diễn cảm, thuyết trình, gợi mở, giải thích, nêu vấn đề, so sánh. -Vận dụng KTDH: KT động não, KT “khăn phủ bàn.”, KT “ Trình bày một phút”. IV/Các bước lên lớp: 1.Ổn định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: 3. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT Câu1: Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ “ Mây và sóng- Tago”? Câu2: Tóm tắt bài thơ“ Mây và sóng- Tago” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7-8 dòng. ĐÁP ÁN Câu1: -Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời. -Sáng tạo nên hình ảnh thiên nhiên bay bổng, kì ảo song vẫn chân thực, gợi nhiều liên tưởng. Câu2: Tóm tắt đủ các ý: Thuật lại lời mời của mây và sóng; Em bé bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của họ; Lời từ chối và những trò chơi sáng tạo của em; Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 4.Tiến trình dạy-học bài mới: Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy HĐ của trò I. Khái niệm văn bản nhật dụng : ( Học SGK ) II.Nội dung các văn bản nhật dụng: * Cập nhập:là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng , cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. - Lớp 6: di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh, Quan hệ giữa thiên nhiên và con người Hoạt động1: Giới thiệu bài mới: Cũng như các bài tổng kết khác về văn bản , hôm nay các em sẽ cùng tổng kết lại các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS. Hoạt động2: GV giúp HS nắm chắc Khái niệm văn bản nhật dụng PP: gợi mở, giải thích, nêu vấn đề. -Nêu khái niệm văn bản nhật dụng? (Không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản, chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.) Hoạt động3: GV giúp HS nắm Nội dung các văn bản nhật dụng: PP: gợi mở giải thích nêu vấn đề. -Em hiểu như thế nào là tính cập nhật? (Là kịp thời đáp ứng yêu cầu, đồi hỏi của cuộc sống. Tuy nhiên , VBND vừa có tính cập nhật và vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử, XH. Chẳng hạn:vấn đề dân số là vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu giải quyết triệt để trong ngày một, ngày hai.) -KTDH: KT động não ? Nêu tên các văn bản nhật dụng đã học -HS trả lời câu hỏi. -HS trả lời câu hỏi. -HS trả lời câu hỏi. GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 1 Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 - Lớp 7: giáo dục về vai trò của người phụ nữ -Lớp 8: môi trường , tệ nạn ma túy , thuốc lá, dân số và tương lai loài người . -Lớp 9: Quyền sống của con người , bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh , hội nhập vào thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc. Tiết 2 III/ Hình thức văn bản nhật dụng: Văn bản nhật dụng không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục. IV.Phương pháp học văn bản nhật dụng : ( Xem SGK TR96). đảm bảo được tiêu chuẩn ấy. - Lớp 6: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử ( di tích lịch sử) , Động phong Nha ( danh lam thắng cảnh) , Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Quan hệ giữa thiên nhiên và con người ) - Lớp 7:Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê (giáo dục về vai trò của người phụ nữ) -Lớp 8: Thông tin về Ngày trái đất năm 2000 ( môi trường ), Ôn dịch thuốc lá ( tệ nạn ma túy , thuốc lá ), Bài toán dân số ( dân số và tương lai loài người . -Lớp 9: Tuyên bố thế giới về sự sóng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Quyền sống của con người) ; đấu trnh cho thế giới hoà bình (bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh) ; Phong cách HCM (hội nhập vào thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc.) * Liên hệ môi trường: Nhắc lại các văn bản liên quan trực tiếp đến môi trường→ Giáo dục HS cần bảo vệ môi trường. -GV chuyển ý sang tiết 2. Hoạt động3: GV giúp HS nắm chắc Hình thức văn bản nhật dụng: PP: gợi mở, giải thích, nêu vấn đề. -KT “khăn phủ bàn.” ?Nêu các phương thức biểu đạt trong các văn bản nhật dụng đã học . Ví dụ . (Văn bản nhật dụng không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục. VD: Ôn dịch thuốc lá …) -Nêu lại kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh. Hoạt động3: GV giúp HS nắm được Phương pháp học văn bản nhật dụng : PP: gợi mở, giải thích, nêu vấn đề. -Gọi HS đọc 5 điểm cụ thể cần lưu ý về phương pháp học VBND ( SGK). -HS thảo luận. -HS đọc 5 điểm cụ thể cần lưu ý về phương pháp học GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 2 Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 *Ghi nhớ : Xem sgk. - Câu hỏi thảo luận nhóm: ?Nội dung văn bản nhật dụng có liên quan đến những môn học khác không? Cho VD. (Các văn bản nhật dụng có nội dung liên quan đến các môn khác và ngược lại: Quyền trẻ em ( văn bản ở lớp 7 ) – Giáo dục công dân 6 và 7.) VD: (2)→Thực tế bản thân; Thực tế cộng đồng (từ nhỏ đến lớn, nơi học, nơi ở, ) VD: (3)→Chống hút thuốc lá; không được đổ rác bậy; không dùng bao bì ni lông, ) ?Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật là gì. (ATGT; Môi trường, ) -KTDH: “Trình bày một phút” ?Điều quan trọng nhất của em học được hôm nay là gì. (HS tự do trình bày ý kiến của mình, cả lớpvà GV nhận xét.) -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 96 ) VBND ( SGK). -HS thảo luận. 5.Củng cố và hướng dẫn tự học: a/Củng cố: từng phần. b/HDTH: * Bài vừa học : - Học thuộc ghi nhớ . -Nắm chắc nội dung các văn bản nhật dụng đã học. * Bài sắp học : “Chương trình địa phương phần Tập làm văn: Phân tích, bình giá một đoạn thơ , bài thơ.” -Chép đoạn thơ từ: Nhớ các anh đất nước quê hương (Nhà các anh- Nguyễn Phụng Kì). -Phân tích các chi tiết tiêu biểu làm rõ giá trị nội dung và nghệ thật đoạn thơ. GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 3 Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 Tuần 28-Tiết 133 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN: PHÂN TÍCH, Ngày soạn: 10/3/2011 BÌNH GIÁ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ Ngày dạy: 12/3/2011 I/ Mục tiêu : Qua bài học này, giúp HS : -Kiến thức :Có kĩ năng trình bày một cách mạch lạc , hấp dẫn những cảm nhận , đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ trong văn học địa phương. -Kĩ năng: Luyện tập cách lập ý , lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ. -Thái độ:Giáo dục tình cảm , thái độ của HS qua tác phẩm văn học địa phương cụ thể . II/Chuẩn bị của GV-HS: -GV: Bảng phụ, phiếu học tập… -HS: Tìm hiểu các yêu cầu của bài trước ở nhà. III/Phương pháp: -Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giải thích, nêu vấn đề. -Vận dụng KTDH: KT động não, KT “khăn phủ bàn.” IV/Các bước lên lớp: 1.Ổn định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: GV kiểm tra vở soạn 5 em. 3. Kiểm tra bài cũ: Nêu dàn ý bài nghị luận về một đoạn tơ, bài thơ? (Bố cục ba phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài.) 4.Tiến trình dạy-học bài mới: Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy HĐ của trò I/Giới thiệu tác giả, tác phẩm: -NPK sinh ngày 15/5/1951, quê quán tại xã Hoà Bình.Tham gia kháng chiến chống Mĩ xâm lược vào 1969. Hiện nay đang là phó chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật PY, hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu , hội viên Hội nhà báo VN. -Bài thơ được in trong tập thơ” Đi tìm hương hoa.” II/Luyện nói: 1.Dàn bài: a)Mở bài: Giới thiệu bài thơ “ Nhà các anh” của Nguyễn Phụng Kì – Khái quát nghệ thuật và nội dung: Thể thơ tự do; Tình cảm đồng chí, đồng đội trong người lính cụ Hồ mãi mãi sắc son. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp người lính trong chiến tranh và cả khi hoà bình. Hoạt động1: Giới thiệu bài mới: Để tự đánh giá khả năng cảm nhận thơ và khả năng diễn đạt cảm nghĩ về tác phẩm thơ, Hôm nay các em sẽ luyện tập phân tích , bình giá một đoạn thơ, bài thơ trong số các bài thơ địa phương. Hoạt động2:GV hướng dẫn HS Giới thiệu tác giả, tác phẩm: PP: Thuyết trình. -GV gọi HS nhắc lại yêu cầu của đề bài đã chuẩn bị ở nhà. (Phân tích đoạn thơ trong bài thơ “Nhà các anh”của tác giả Nguyễn Phụng Kì.) -GV gọi HS đọc đoạn thơ phân tích. -GV đọc diễn cảm lại đoạn thơ. -HS thảo luận: ?Tìm hiểu về tác giả, xuất xứ và nội dung bài thơ. (Bài thơ ra đời vào những năm quân và dân PY kháng chiến chống giặc Mĩ xâm lược.Tình cảm đồng chí, đồng đội trong người lính cụ Hồ mãi mãi sắc son. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp người lính trong chiến tranh và cả khi hoà bình.) Hoạt động2:GV hướng dẫn HS lập dàn bài và Luyện nói: -PP:thuyết trình, gợi mở, giải thích, nêu vấn đề. -KT DH: “khăn phủ bàn.” -HS nhắc lại yêu cầu của đề bài . -HS trình GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 4 Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 b)Thân bài: +Khí thế tấn công của quân ta. +Phẩm chất ngời sáng của người lính cụ Hồ. c) Kết bài:Suy nghĩ về bài thơ. 2.Luyện nói: -Gọi HS trình bày dàn bài đã chuẩn bị ở nhà -GV nhận xét dàn bài của HS. - GV gọi HS luyện nói theo dàn bài. - GV gọi HS Nhận xét ;Bổ sung (So sánh: những trận chiến năm xưa sắc như trúc chẻ→khí thế tấn công của quân ta mạnh mẽ, hào hừng; DT chỉ địa danh: chiến tích hào hùng của dân tộc; Cuộc sống thiếu thốn từ cái mặc đến cái ăn: chỉ một tấm vải dù, mấy tấm ni lông Vẫn bộc lộ phẩm chất ngời sáng của người lính: +Đối với giặc: anh dũng cảm, kiên cường. +Đối với đồng đội: biết chia sẻ ngọt bùi để tạo nên tình đồng đội mặn mà, ấm áp. Từ láy “vĩnh viễn”sự hy sinh cao đẹp vì cuộc sống bình yên của mọi người . Đó là sự thật đau lòng , mặc dù họ không dự định rằng: trận chiến này mình sẽ không quay căn nhà xưa, giếng nước Thế nhưng vì sự sống còn của cả dân tộc, họ luôn vui vẻ lạc quan trước trận chiến. Thành ngữ “ngọt bùi cay đắng”: tấm lòng thuỷ chung với đồng đội, đất nước.) -GV nhận xét, đóng góp ý kiến: (+Đã làm được những gì? Chỗ nào phân tích chưa được? Cần bổ sung hay lược bỏ chỗ thừa? +Bài phân tích đã làm nổi bật chủ đề của đoạn thơ chưa? Có nêu suy nghĩ của bản thân hay không?). -GV nhận xét đánh giá phần trình bày của từng HS. -HS đọc diễn cảm đoạn thơ phân tích mà mình thích nhất. bày dàn bài. -HS Nhận xét -HS đọc diễn cảm đoạn thơ phân tích 5.Củng cố và hướng dẫn Tự học: a/Củng cố: từng phần. b/HDTH: *Bài vừa học: Tiếp tục bình giá, phân tích đoạn thơ mà em thích trong các văn bản phần VHĐP . *Bài sắp học: * Viết bài tập làm văn số 7. Xem lại cách làm bài nghị luận về một bài thơ. *Bến quê (HDĐT) -Cảm xúc của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên như thế nào? -Chỉ ra và nêu nhận xét các tình huống truyện? -Những suy ngẫm của Nhĩ về đời người , về cuộc đời ? GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 5 Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 Tuần 28-Tiết 134 ,135 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 Ngày soạn : 9/3/2011 Ngày dạy: 11/3/2011 I/Mục tiêu : Qua tiết làm bài viết, Giúp HS: -Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bàivăn nghị luận về đoạn thơ , bài thơ đã học . -Kĩ năng: Luyện tập kĩ năng xây dựng dàn ý trình bày và triển khai luận điểm . -Thái độ: Tự giác khi làm bài. II/Chuẩn bị của GV-HS: -GV: Đề kiểm tra; kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh ( giấy ,bút ). -HS: Dụng cụ học tập để làm bài kiểm tra. III/Phương pháp: -Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giải thích, nêu vấn đề. -Vận dụng KTDH: KT động não, KT “khăn phủ bàn.” IV/Các bước lên lớp: 1.Ổn định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: 3. Kiểm tra bài cũ: 4.Tiến trình dạy-học bài mới: Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy HĐ của trò Đề bài: Phân tích bài thơ“Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Hoạt động1: Giới thiệu bài mới: Làm bài viết số 7- Thời gian: 90 phút. Hoạt động2:GV hướng dẫn HS làm bài viết. PP: Thuyết trình. -GV đọc và viết đề lên bảng. -HS chép đề vào giấy bài làm . -GV hướng dẫn HS làm bài : Yêu cầu xác định kĩ đề ;Lập dàn bài ra giấy ;Viết bài theo dàn bài đã xây dựng . -Cả lớp nghiêm túc làm bài. *ĐÁP ÁN: 1.Yêu cầu chung: -Biết phân tích tác phẩm thơ trữ tình (nội dung- nghệ thuật). -Phân tích được niềm xúc động thiêng liêng , lòng biết ơn , tự hào pha lẫn nỗi đau xót , nuối tiếc của tác giả, của nhân dân với Bác Hồ. 2.Yêu cầu cụ thể: a)Mở bài : -Giới thiệu tác giả Viễn Phương -Hoàn cảnh ra đời của bài thơ -Khái quát vấn đề nghị luận. b)Thân bài: -Cảm xúc trước lúc vào lăng: +Cách xưng hô “con – Bác” -> Tình cảm gần gũi , -HS chép đề vào giấy bài làm . -HS làm bài nghiêm túc. GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 6 Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 thân thương. + Hình ảnh ẩn dụ “ hàng tre”-> Tinh thần kiên cường bất khuất của con người Việt Nam -> Tình cảm của dân tộc Việt Nam đối với Bác -Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác: tự hào, thành kính, nỗi đau xót trước sự thật Bác ra đi mãi mãi ( hình ảnh ẩn dụ “Mặt trời trong lăng rất đỏ”, “Tràng hoa”; “Trời xanh”… ĐT “ nhói”) -Cảm xúc khi rời lăng Bác : Điệp ngữ “ muốn làm” →lưu luyến , ước nguyện mãi ở bên Bác . c)Kết bài : Suy nghĩ về bài thơ. 3.Bểu điểm: +Điểm 9, 10: Bố cục rõ ràng, nội dung các ý đầy đủ, có sức thuyết phục mạnh. +Điểm 7, 8: Bố cục rõ ràng, nội dung nổi bật được vấn đề cần nghị luận, thân bài còn thiếu hai ý, sai vài lỗi chính tả. +Điểm 5, 6: Phần thân bài còn thiếu ba ý, chưa có sự liên kết chặt chẽ. Sai lỗi chính tả, diễn đạt. +Điểm 3, 4: Có hiểu cách làm bài. Bài viết chưa hoàn chỉnh, sai nhiều lỗi chính tả. +Điểm 1, 2: Chỉ viết được một đoạn văn ngắn . Bài viết cẩu thả, sơ sài. -GV thu bài và nhận xét tiết kiểm tra. -HS đọc lại bài và sửa lỗi sai. 5.Củng cố và hướng dẫn tự học: (Đã hướng dẫn ở tiết 138.) : GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 7 Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 KIỂM TRA 15 PHÚT ( Tuần 28) Môn: Ngữ văn 9 Đề : Câu1: Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ “ Mây và sóng- Tago”? Câu2: Tóm tắt bài thơ“ Mây và sóng- Tago” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7-8 dòng. ĐÁP ÁN Câu1: -Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời. -Sáng tạo nên hình ảnh thiên nhiên bay bổng, kì ảo song vẫn chân thực, gợi nhiều liên tưởng. Câu2: Tóm tắt đủ các ý: Thuật lại lời mời của mây và sóng; Em bé bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của họ; Lời từ chối và những trò chơi sáng tạo của em; Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 8 Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 KIỂM TRA 15 PHÚT ( Tuần 24) Môn : Ngữ văn 9 Đề: Câu1:Những phép liên kết nào được sử dụng để liên kết câu, đoạn văn? (5đ) Câu2:Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn (5đ): Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già. Nhưng từ đây tôi lại quí chèo bẻo. Ngày mùa chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “ chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm… ( Lao xao- Duy Khán ) ĐÁP ÁN: Câu1:phép thế, phép nối, phép lặp từ vựng,phép đồng nghĩa,trái nghĩa và liên tưởng. Câu2:-phép lặp từ vựng: chèo bẻo,kẻ cắp; -phép nối:Nhưng, Thì ra; -phép thế:nó ,chúng,chúng nó -chèo bẻo GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 9 Trường THCS Lê Thánh Tông Năm học: 2010-2011 Tuần 29 - Tiết136, 137 BẾN QUÊ ( H D Đ T) Ngày soạn: 9/3/2010 (Nguyễn Minh Châu) Ngày dạy: 12/3/2010 A/Mục tiêu : Qua bài học này, Giúp HS: -Kiến thức :Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện , cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người , biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quí giá trong những gì gần gũi của quê hương , gia đình . -Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự trữ tình và triết lí. -Thái độ:Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện : tạo tình huống nghịch lí , trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật , ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư , hình ảnh biểu tượng. B/Kiểm tra sự chuẩn bị bài: -GV Kiểm tra vở soạn bài mới của HS (tổ 3,4). -GV nhận xét. C/Bài mới: Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại , từ sau 1975 Nguyễn Minh Châu đã trăn trở tìm tòi , đổi mới manh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật , mở ra chặng đường mới trong sáng tác của mình. Truyện “Bến quê” hôm nay các em tìm hiểu là một trong những sáng tác của ông vào năm 1985. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG I/ Tác giả, tác phẩm : ( Học chú thích * SGK ) II/ Đọc , tìm hiểu từ khó : ( Xem SGK tr107) ?Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu. (Nguyễn Minh Châu ( 1930- 1989) ?Xuất xứ của tác phẩm. (In trong tập truyện ngắn cùng tên- 1975.) ?Giọng điệu đoạn trích như thế nào. (Giọng trầm tư, suy ngẫm của một người từng trải , cùng với giọng xúc động , đượm buồn , có cả sự ân hận và xót xa của một người nhìmn vào hiện tại và quá khứ của mình ở cái thời điểm biết mình sắp phải từ giã cuộc đời.) -GV đọc mẫu; GV gọi HS đọc truyện . -GV hướng dẫn HS hiểu chú thích (sgk). ?Thế nào là tình huống truyện.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào . Xây dựng tình huống ấy tác giả nhằm thể hiện điều gì. ( Tạo tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triết lí về đời người, về cuộc đời, cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định và ước muốn cả những hiểu biết toan tính của con người.Mang tính trải nghiệmcủa cả đời người…) -Tóm tắt truyện ngắn “Bến quê”. (Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi hầu khắp mọi nơi trên thế giới ,ấy thế ma ở cuối cuộc đời , căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ anh như thế hằng năm trời . Nhĩ muốn nhích người đến bên cửa sổ , thì việc ấy đối với anh thật khó khăn , anh phải nhờ vào sự trợ giúp của đám trẻ con hàng xóm. Khi Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Nhĩ không thể đặt chân lên mảnh đất ấy, anh đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình điều khao khát đó . Nhưng rồi cậu con trai lại sa vào đám GV: Đặng Thị Trinh Nữ Ngữ văn 9 10

Ngày đăng: 12/05/2015, 06:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w