1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam sinh lớp 11 tại trường THPT krông bông

45 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài Thể thao là một nét không thể thiếu trong nền văn hóa của mỗi dân tộc cũng như nền văn minh của nhân loại. Thể dục thể thao cũng là phương tiện giáo dục con người, giúp con người nâng cao sức mạnh, sức khỏe trong cuộc sống, lao động, bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc phòng. Hiện nay có rất nhiều môn thể thao đã đi vào giới trẻ, dễ tiếp cận nó thông qua trường học, các trung tâm văn hóa, các ngôi làng, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng có một môn thể thao không thể không nhắc tới là môn thể thao bóng chuyền, nó phù hợp với mọi lứa tuổi tham gia và đam mê với môn thể thao này. Bóng chuyền là một môn thể thao Olympic, trong đó hai đội được tách ra bởi một tấm lưới cao và sử dụng bàn tay, cánh tay (rất hiếm) các bộ phận khác của cơ thể để đánh trái banh bay qua tấm lưới. Mỗi đội có quyền chạm banh 3 lần để khiến trái banh bay qua lưới và tới phần sân của đội kia. Một điểm được ghi nếu trái banh chạm mặt sân của đối thủ thất bại trong việc đánh giá trái banh. Môn bóng chuyền được nhiều người, nhiều giới yêu thích và tập luyện, xong để đạt được trình độ kỹ thuật cao không phải là điều đơn giản. Nếu ngay từ đầu người tập không tạo cho mình một nền móng thể lực tốt thì trong quá trình tập luyện sẽ không đạt được thành tích cao, mặt khác hạn chế nhiều trong quá trình tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật cũng như nâng cao hiệu quả kỹ - chiến thuật. Nhằm xác định và lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công thì người học phải trải qua quá trình luyện tập bền bỉ, khắc phục khó khăn mắc phải trong luyện tập. Chính vì vậy khi giảng dạy người giáo viên phải luôn tìm ra bài tập, nhằm nâng cao kỹ thuật cho học sinh. Hiện nay ở các trường phổ thông kỹ thuật động tác của các em còn chưa hoàn thiện, các em còn sai lầm, chủ quan trong tập luyện. Dẫn đến ảnh hưởng thành tích sau này của các em. 1 Lỗi kỹ thuật cơ bản các em thường mắc phải là kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt. Các nhà khoa học bóng chuyền đã nghiên cứu kỹ thuật đệm bóng, tăng cường các bài tập kỹ thuật để các em có thể hình thành động tác một cách tốt nhất mang tính khoa học và toàn diện. Thực trạng ở các trường phổ thông các em tiếp cận không được nhiều, thông qua giảng dạy vẫn chưa đủ mà các em phải ngoại khóa thêm, bổ sung thêm kiến thức, ứng dụng kiến thức của mình vào thực tiễn, các em có thể hiểu rộng hơn về môn thể thao này. Để nâng cao thành tích bóng chuyền có rất nhiều cách như: Điều kiện tập luyện, phương pháp giảng dạy, chế độ ăn uống… thì việc xây dựng bài tập hỗ trợ cũng hợp lý, giúp các em nâng cao thành tích trong bóng chuyền. Trường trung học phổ thông Krông Bông chính thức thành lập tháng 7 năm 1983 theo quyết định của UBND tỉnh Đắk Lắk. Trường đã trôi qua hơn 30 năm, đã có bao thế hệ học sinh tốt nghiệp. Trong đó thể dục nói chung môn bóng chuyền nói riêng luôn được đưa vào giảng dạy. Xuất phát từ thực tế đó tôi mạnh dạn chọn đề tài. “Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2 Năm học 2014 – 2015 Trường trung học phổ thông Krông Bông Đắk Lắk”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là trên cơ sở các kết quả nghiên cứu sự phát triển kĩ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt, xây dựng các hệ thống bài tập và tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh Trường trung học phổ thông Krông Bông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2. 2 Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt. 4. Những đóng góp của đề tài. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về kỹ thuật đệm bóng thấp tay trong bóng chuyền. Đề tài góp phần vào việc ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, giảng viên ở các trường trung học phổ thông, ngành bóng chuyền. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có 3 chương Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II:Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương III: Kết quả và thảo luận. Kết luận và kiến nghị 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận Trong những năm qua các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã liên tục thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sự phát triển bóng chuyền, để bóng chuyền ngày càng hoàn thiện, hiện đại hơn. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương tiện để nâng cao kỹ thuật và phát triển năng lực thi đấu bằng những phương tiện khác nhau trong đó sử dụng nhiều phương tiện bài tập là chính. Như đã nói, Việt Nam đang chú trọng phát triển môn thể thao bóng chuyền vì vậy mà thu hút được mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật đệm bóng. Một số tác giả đã nghiên cứu về bóng chuyền như: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền 2 cho vận động viên bóng chuyền nữ tuổi 14 - 16 Hà Nội” của Hoàng Hồng Gấm. “Nghiên cứu ứng dụng bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng thấp tay bằng 2 tay cho nữ vận động viên bóng chuyền bãi biển Thái Bình” của Bùi Văn Hồng. “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy chuyền 2 cho vận động viên bóng chuyền nữ tỉnh Hải Dương” của Trần Thị Hồng. “Nghiên cứu ứng dụng bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật nhảy chuyền 2 cho nữ vận động viên bóng chuyền nữ tỉnh Thái Bình” của Phạm Ngọc Khuê. Và một số công trình nghiên cứu khác nữa. 1.2. Từ năm 1975 đến nay Từ năm 1975 đến nay, đất nước hòa bình, thống nhất, môn bóng chuyền được phát triển mạnh mẽ. Hằng năm từ cơ sở đến Trung ương đều tổ chức các giải bóng chuyền cho các đối tượng hầu hết các tỉnh, thành, ngành. Số đội tham 4 gia thi đấu ngày càng tăng, trình độ chuyên môn của vận động viên và các đội cũng không ngừng được nâng cao. Tháng 8 năm 1991: Tại Hà Nội, Đại hội Hiệp hội Bóng chuyền Việt Nam lần II đã quyết định đổi tên thành Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (Volleyball Federatron of Vietnam - VFV). Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là thành viên chính thức của FIVB và AVC (Liên đoàn Bóng chuyền Châu á). Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) gồm có 6 tiểu ban: + Tiểu ban huấn luyện - khoa học kỹ thuật. + Tiểu ban thi đấu, trọng tài. + Tiểu ban tài chính. + Tiểu ban thanh - thiếu niên. + Tiểu ban kiểm tra - khen thưởng – kỹ luật. + Tiểu ban bảo trợ. Giải bóng chuyền cho các đối tượng khác nhau được tổ chức hằng năm: Giải vô địch các đội mạnh toàn quốc; giải A1, A2: giải bóng chuyền bãi biển Bóng chuyền là môn thi đấu chính thức của Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc (4 năm một lần) hay trong chương trình Hội khỏe Phù Đổng (4 năm một lần). Bóng chuyền là môn thể thao được Đảng và Nhà Nước quan tâm tạo nhiều điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần, do đó phong trào bóng chuyền được phát triển rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Bóng chuyền đỉnh cao cũng được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh, thành, ngành: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thái Bình, Long An, Quân đội, Công an, Bưu điện Tại các giải thi đấu khu vực hay quốc tế. Các đội tuyển bóng chuyền trong nhà hay bãi biển của Việt Nam đã giành được thứ hạng cao. Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam luôn chiếm vị trí số 2 từ Seagame 20 (Đại hội thể thao Đông Nam Á) cho đến nay.Trong ngành Đại học - Cao đẳng - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, bóng chuyền là môn thể thao phổ cập và nằm trong chương trình giảng dạy chính khóa ở các trường. Được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ban giám hiệu các trường nên phong trào phát triển mạnh. Mỗi trường đều có đội đại biểu, có 5 sân tập hoàn chỉnh và các trang thiết bị khác để tập luyện bóng chuyền. Năm 1968, đại hội bóng chuyền ngành Đại học và Trung học chuyên nghiệp lần I được tổ chức có trên 100 đội nam, nữ tham gia. Năm 1969 thành lập đội đại biểu ngành tham gia giải hạng A toàn miền Bắc. Sau tháng 4 năm 1975, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề nay là Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cùng Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức định kỳ giải bóng chuyền toàn Ngành, lôi cuốn hàng trăm trường và hàng ngàn vận động viên tập luyện và thi đấu. 1.3. Đặc điểm môn Bóng chuyền Bóng chuyền là môn thể thao tập thể mang tính chất đối kháng không trực tiếp, thi đấu giữa hai đội chơi trên sân có lưới phân cách ở giữa. Trận đấu được tổ chức thi đấu trên sân có kích thước 18m x 9m giữa hai đội. Quá trình thi đấu hình thành hai đội hai bên sân gồm 6 người có lưới và vạch ngăn giữa sân. Số lần chạm bóng của mỗi đội không quá 3 lần, thời gian thi đấu không hạn chế. Đội thắng 3 ván trước là đội thắng trận, số điểm thắng tối thiểu ở 4 ván đầu là 25, ván 5 là 15. Từ năm 1999, FIVB chính thức áp dụng luật thi đấu bóng chuyền mới, với nhiều thay đổi, đã mang lại cho môn bóng chuyền có nhiều thay đổi trong hình thức và hoạt động thi đấu. Hoạt động thi đấu trong môn bóng chuyền là hoạt động không có chu kỳ, các tình huống diễn ra trên sân thay đổi liên tục giữa hai mặt tấn công và phòng thủ. Các kỹ thuật tùy theo tình huống thi đấu cụ thể trên sân mang tính chất đối lập nhau và hình thành một hệ thống liên hoàn giữa tấn công và phòng thủ. Ví dụ: Phát bóng – đỡ chuyền một, đập – chắn, đập phòng thủ hàng sau… Một đặc trưng rất quan trọng của bóng chuyền là vị trí các VĐV trong quá trình thi đấu luôn có sự theo thứ tự xoay vòng đến các khu vực quy định theo chiều kim đồng hồ. Các VĐV hàng sau không được tấn công hay chắn bóng trên vạch 3m, nghĩa là các VĐV phải thi đấu cả hàng trước cũng như hàng sau trong tấn công cũng như phòng thủ. 6 Do vậy yêu cầu năng lực toàn diện và tấn công và phòng thủ của các VĐV ảnh hưởng đến hiệu quả thành tích thi đấu của toàn đội. Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu trên một diện tích sân nhỏ, có số lượng VĐV nhiều, khoảng cách di chuyển của các VĐV ngắn, tốc độ đường bóng bay trong sân ngắn, biến hóa rất nhanh. Ví dụ: Tốc độ của đường bóng đập có thể đạt đến 28-30m/s, tốc độ của đường nhảy phát 30m/s… Thời gian thi đấu bóng chuyền không hạn chế, tốc độ thi đấu nhanh, hệ thống tính điểm trực tiếp, thông thường các trận đấu căng thẳng ở trình độ cao điểm cách biệt thắng thua chỉ tư 4-5 điểm, có hiệp có những điểm cuối đến 40:42. Như vậy để đáp ứng yêu cầu thi đấu, các VĐV bóng chuyền không đơn thuần là tổng hợp các động tác tấn công và phòng thủ, mà tập những hành động được hợp nhất vào một hệ thống linh hoạt duy nhất bởi mục đích chung. 1.3.1. Đặc điểm bóng chuyền hiện đại Bóng chuyền thế giới hiện nay đã có những biến đổi nhanh, từ năm 2000 đến nay, trình độ thi đấu các đội bóng trên thế giới ngày càng gần nhau. Thành công của bóng chuyền nữ Trung Quốc, Nga… Sự tiến bộ ổn định của các đội bóng khu vực châu Mỹ như, Mỹ, Braxin, Achentina… cho thấy bóng chuyền đỉnh cao thế giới phát triển theo xu hướng chung, các trường phái và khu vực không còn chênh lệnh nữa. Bóng chuyền là môn thể thao có kỹ chiến thuật đa dạng phức tạp, yêu cầu cao các yếu tố về thể lực, tâm lý… Theo giáo sư Ngô Trung Lượng (Trung Quốc): bóng chuyền hiện nay đòi hỏi toàn diện với phương châm “nhanh - cao - biến hóa - linh hoạt”. Do vậy, muốn đạt đến đỉnh cao VĐV bóng chuyền phải có hình thái tố, các tố chất thể lực đáp ứng thi đấu là khả năng linh hoạt, tốc độ, sức bật và khéo léo. Nhìn chung, các VĐV Châu Âu có chiều cao đứng và chiều cao với tay tốt lại thêm năng lực sức bật tốt (Nga, CHLB Đức, Ư, Hà Lan…), các VĐV Mỹ la tinh điển hình là Cu Ba cả nam và nữ đều có sức bật tuyệt vời nên đã giành 7 được các vị trí hàng đầu thế giới trong thời gian dài trong lịch sử BC các giải thế giới. Vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 các VĐV Châu Á, điển hình là VĐV nữ Trung Quốc, đã đuổi kịp các nước Châu Âu, Châu Mỹ khi tập trung phát triển theo hướng chiều cao đứng đồng thời tăng sức bật và năng lực linh hoạt. Tấn công ở tầm cao đa dạng và biến hóa, thể hiện bằng phương pháp tận dụng khả năng linh hoạt khéo léo trên cả chiều dài và chiều sâu của lưới. Ví dụ: Phát bóng: tận dụng ưu thế về chiều cao, sức bật tốt, kỹ thuật nhảy phát bóng dược hầu hết các VĐV châu Âu - Mỹ sử dụng rất nhanh nhằm nâng cao uy lực, tạo hiệu quả từng đường bóng tấn công đầu tiên. Hiện nay các đội bóng chuyền khu vực Châu Á cũng sử dụng nhiều kỹ thuật phát này, tuy nhiên do hạn chế về thể hình và sức mạnh, chưa đạt được hiệu quả. Chuyền bóng: Trên cơ sở là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tấn công và phản công của toàn đội, VĐV chuyền bóng giữ vai trò tổ chức, phát động, điều chỉnh nhịp độ trận đấu. Để tăng tốc độ trong các hoạt động phối hợp tấn công, tạo yếu tố bất ngờ, gây khó khăn cho phòng thủ đối phương. Đập bóng: Là kỹ thuật mang lại hiệu quả cao nhất trong thi đấu bóng chuyền. Hiện nay xu hướng tấn công mạnh, tầm cao của các VĐV tấn công có ưu thế về tố chất thân thể, năng lực sức mạnh tốt mang lại ưu thế cho các đội bóng châu Âu và Mỹ, các VĐV viên châu Á hiện nay nhu đội bóng chuyền nữ Trung Quốc cũng có nhiều VĐV rất cao. Chiếm lĩnh không gian trên lưới, áp đảo đối phương bằng các quả đập mạnh từ nhiều hướng trước lẫn sau, đã mang lại bóng chuyền một sức sống và hấp dẫn mới. Trên cơ sở tận dụng chiếm lĩnh không gian và thời gian, bóng chuyền hiện đại đã chuyển từ mô hình toàn diện sang xu hướng nhanh và biến hóa linh hoạt. Mục đích chiến thuật nhanh là để chủ động chiếm lĩnh không gian, thời gian tấn công xa, gần xuất chiều dài 9m dọc lưới và cả không gian bên ngoài 2 cọc giới hạn. Mô hình hệ thống chiến thuật không gian, thời gian biến hóa linh hoạt dựa trên cơ sở trình độ chuẩn bị hoàn hảo về kỹ - chiến thuật cá nhân, khả năng sáng tạo và điều khiển bóng chuẩn xác. 8 Tốc độ trước hết luôn sẵn sàng tốc độ: Tốc độ là một trong những nhân tố cấu thành thành tích thể thao, phát huy được tốc độ chính là giành được quyền chủ động trong thi đấu. Nắm vững và tinh thông – kỹ chiến thuật. Chiến thuật tấn công (tấn công nhanh, tấn công biên…) Chiến thuật phòng thủ (phòng thủ trên lưới và phòng thủ hàng sau) Kỹ thuật là cơ sở của chiến thuật, nhưng chiến thuật phải nhằm vận dụng và phát huy hiệu quả các động tác kỹ thuật. VĐV cấp cao cần có kỹ thuật toàn diện, điêu luyện và chuẩn xác để có thể thích ứng và đạt hiệu quả trong mọi tình huống thi đấu, hình thức chiến thuật. 1.4. Đặc trưng và xu thế phát triển bóng chuyền hiện đại 1.4.1. Xu thế phát triển Bóng chuyền hiện đại Từ khi Bóng chuyền 6 người đưa vào thi đấu Olympic (1964) đã nhanh chóng thêm một số loại hình khác như bóng chuyền bãi biển, bóng chuyền mềm, bóng chuyền cho người khuyết tật… Làm cho bóng chuyền trở nên hấp dẫn và là môn thể thao không thể thiếu được trên thế giới cũng như Việt nam… Bóng chuyền là môn đồng đội mang tính kỹ năng, kỹ xảo, thi đấu đối kháng không cùng sân, ngăn cách bởi lưới, thân thể không qua chạm trực tiếp. hoạt động thi đấu bóng chuyền theo hướng hiện đại là toàn diện - nhanh cao - chuẩn biến. Toàn diện trong hoạt động thi đấu bóng chuyền mỗi vận động viên và toàn đội phải nắm vững kỹ thuật cơ bản (chuyền, đệm , phát, chắn), vận dụng vào thi đấu một cách có hiệu quả, đồng thời mỗi cá nhân phải có kỹ thuật sở trường, độc chiêu, có năng lực vận dụng điêu luyện vào mọi tình huống thi đấu biến hóa đa dạng theo nhiệm vụ từng cá nhân (chuyền, libero, chủ công, phụ công, phát…). Chỉ có như vậy, mới tăng được điểm và dành thắng lợi. Vì thế mỗi VĐV phải có trình độ cao về kỹ thuật, phát triển toàn diện về tố chất thể lực, trí lực, tâm lý, vận dụng kỹ thuật theo mục đích và chiến thuật cá nhân và tập thể để đạt được hiệu quả cao. 9 Cao: Là chỉ cao về chiều cao đứng, cao với tay, bật cao để khống chế nhiều hơn không gian trên lưới, tầm khống chế cao tạo điều kiện tấn công và phòng thủ. Nhanh: Chỉ năng lực phán đoán nhanh, động tác nhanh, di chuyển nhanh, chỉ điều khiển thần kinh với động tác tăng tốc và giảm tốc. Để thực hiện biến hóa động tác phù hợp thực tế thi đấu. Ngoài ra nhanh còn chỉ nhịp độ vận động nhanh, tốc độ trận đấu nhanh, khả năng điều khiển vận động nhanh của VĐV. Chuẩn: Chỉ năng lực thực hiện kỹ - chiến thuật, trình độ kỹ năng, kỹ xảo, năng lực phối hợp đồng đội ăn ý, điêu luyện, chính xác. Biến: Chỉ năng lực điều khiển linh hoạt kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng ứng phó biến đổi trong thi đấu. Biến thể hiện biến nhịp độ, biến điểm, biến tầm, biến phương, biến chiều, biến hình động tác, biến lực, biến trong phối hợp… Bóng chuyền phải vận động đến bóng, tiếp xúc bóng chuyển động với thời gian rất ngắn (theo luật), nếu để có tính nghệ thuật sáng tạo VĐV phải có năng lực linh hoạt cao biến đổi động tác nhất là ở trên không. 1.4.2. Xu thế phát triển kỹ thuật Bóng chuyền hiện đại Kỹ thuật Bóng chuyền là tổng hợp của các động tác chuyên môn cần cho vận động viên thi đấu đạt hiệu quả cao, là phương tiện quan trọng thi đấu thể thao, giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật cụ thể trong các tình huống thi đấu khác nhau. Để đạt được giải quyết hiệu quả các tình huống chớp nhoáng xảy ra trong thi đấu vận động viên phải nắm vững các kỹ thuật và sử dụng hiệu quả trong thi đấu. Điều đó chỉ trình độ kỹ thuật điêu luyện kỹ thuật của vận động viên. Trình độ điêu luyện kỹ thuật bóng chuyền hiện đại có các tính chất sau: Tính toàn diện: Nắm vững toàn diện các động tác kỹ thuật thuần thục và cả biến dạng của nó, để không bị mất điểm. Tính hiệu quả: Biểu hiện qua vận dụng kết quả cao động tác kỹ thuật trong điều kiện biến hóa cụ thể của thi đấu theo luật định . Tính ổn định: Thể hiện qua mức ổn định thực hiện kỹ thuật với động tác của các nhân tố bất lợi khác nhau đạt hiệu quả trong mọi điều kiện. 10 [...]... hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh khối 11 lớp 11a1, 11a2 khóa 2014-2015 không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn giữa các học sinh 3.2 Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2 khóa 2014-2015 Trường THPT Krông Bông 3.2.1 Lựa chọn các bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam. .. thấp tay trước mặt, xây dựng các hệ thống bài tập và tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh Trường trung học phổ thông Krông Bông 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài giải quyêt những nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2 Nhiệm vụ... học sinh 3.2.2 Xây dựng chương trình phát triển kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2 khóa 2014-2015 Trường THPT Krông Bông 29 Việc xây dựng chương trình ứng dụng bài tập phát triển kỹ thuật đệm bóng trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2 khóa 2014-2015 Trường THPT Krông Bông Căng cứ và kế hoạch giảng dạy, chương trình học của nhà trường, đồng thời phải xem xét kỹ thời... 1 Trường THPT Krông Bông Bắt Đầu Địa Điểm CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh khối 11 lớp 11a1, 11a2 năm học 2014-2015 3.1.1 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh khối 11 lớp 11a1, 11a2 năm học 2014-2015 Trường THPT Krông Bông Để có được hệ thống test đánh giá đệm bóng thấp tay trước. .. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh Trường THPT Krông Bông 3.1.2 Thực trạng công tác huấn luyện đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh khối 11 Trường THPT Krông Bông Đề tài tiến hành ứng dụng các test đã lựa chọn để kiểm tra đệm bóng thấp tay trước mặt của 20 học sinh lớp 11a1, 11a2 Trường THPT Krông Bông Kết quả kiểm tra tổng hợp được trình... THPT Krông Bông (phát ra 10 phiếu, thu về 10 phiếu) Kết quả phỏng vấn được trình bày qua bảng 3.1: TT Bài tập (n=10) Số phiếu đồng ý % Bài tập 1 Bài tâp1 2 Bài tập 2 10 9 100 90 3 Bài tập 3 10 100 4 Bài tập 4 8 80 5 Bài tập 5 6 60 6 Bài tập 6 6 60 7 Bài tập 7 10 100 8 Bài tập 8 7 70 9 Bài tập 9 8 80 Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam. .. cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2 khóa 2014-2015 Trường THPT Krông Bông Qua nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực của đề tài chúng tôi đã tổng hợp được 9 bài tập đánh giá kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2 khóa 2014-2015 Trường THPT Krông Bông • Bài tập 1: Thực hiện kỹ thuật không bóng 28 • Bài tập 2: Tập phán đoán đường bóng và di... dạy trường THPT Krông Bông Kết quả phỏng vấn được trình bày qua bảng sau: Qua kết quả phỏng vấn, đề tài đã chọn được 4 test có trên 85% ý kiến lựa chọn để đưa hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh khối 11 lớp 11a1, 11a2 năm học 2014-2015 Trường THPT Krông Bông 26 Bao gồm: Thực hiện kỹ thuật không bóng, Tập phán đoán đường bóng và di chuyển đón đỡ bóng chuyền bóng. .. đỡ bóng chuyền bóng thấp tay • Bài tập 3: Đệm bóng vào tường • Bài tập 4: Tự đệm bóng nhiều lần • Bài tập 5: Tập đỡ gõ bóng nhẹ, mạnh • Bài tập 6: Tập đỡ bóng phòng thủ cá nhân, nhóm • Bài tập 7: Chạy 20 m XPC (s) • Bài tập 8: Chạy rẻ quạt (s) • Bài tập 9: Chuyền bóng đá, bóng rổ, bóng nhồi bằng tay Đề tài tiến hành phỏng vấn, phiếu phỏng vấn được gửi đến 10 chuyên gia, HLV và giáo viên tại Trường THPT. .. thuật như dính bóng, hai tiếng Đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ dùng chủ yếu để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng 1.5.1 Cơ sở hoạt động của đệm bóng thấp tay trước mặt Là kỹ thuật dùng khi thực hiện bóng đi và hướng bóng đến ở phía trước mặt, gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều 1.5.2 Tầm quan trọng của đệm bóng thấp tay trước mặt Đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh, thấp và khó khi . cứu xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2. 2 Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ thuật đệm bóng. kĩ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt, xây dựng các hệ thống bài tập và tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh Trường trung học phổ thông Krông Bông. 3. Nhiệm. bóng chuyền nói riêng luôn được đưa vào giảng dạy. Xuất phát từ thực tế đó tôi mạnh dạn chọn đề tài. Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w