1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu Giáo án vật lý 8

39 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 812,3 KB

Nội dung

Giáo án Vật lý 8 năm học Ngày soạn: 20/08/11 Ngày dạy: 23/08/11 TUẦN 1 – TIẾT 1 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được vật chuyển động hay đứng yêu so với vật mốc. - Biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Biết được các dạng của chuyển động. 2. Kỹ năng: - Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học, về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, những ví dụ về các dạng chuyển động. 3. Thái độ: - Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác. II/. Chuẩn bị: 1. Cho cả lớp: Hình vẽ 1.1; 1.2; 1.3 sgk phóng to Bảng phụ ghi các bài tập 2. Cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập. III/. Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - Yêu cầu hs quan sát hình 1.1 sgk Gv đặt vấn đề như sgk - Quan sát, suy nghĩ vấn đề cần nguyên cứu Hoạt động 2: Làm thí nghiệm để biết một vật chuyển động hay đứng yên - Gọi 1 hs đọc C1 - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk + Vật như thế nào thì được coi là chuyển động? - Gv giới thiệu nội dung sgk - Yêu cầu mỗi hs hoàn thành C2, C3 - Gọi 1, 2 hs trả lời, yêu cầu lớp nhận xét - Thảo luận nhóm giải quyết C1 - Đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi của giáo viên - Học sinh ghi vở - Cá nhân làm việc C2, C3 - Lớp nhận xét câu trả lời của bạn, ghi nhớ vào vở. Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên - Treo hình 1.2 phóng to lên bảng, yêu cầu hs quan sát, đọc và thảo luận C4, C5, C6 - Gọi đại diện 1,2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - Gv chỉnh sửa, cho hs ghi vở - Thông báo về tính tương đối của c/động và đứng yên - Quan sát thảo luận nhóm với C4, C5, C6 - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Nghe thông báo, ghi vở Hoạt động 4: Một số chuyển động thường gặp - Treo các hình vẽ 1.3a, b,c. Yêu cầu hs quan - Quan sát hình vẽ. Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh1 Giáo án Vật lý 8 năm học sát - Cho hs đọc thông tin sgk + Có các dạng chuyển động nào? + Quỹ đạo chuyển động là gì? - Yêu cầu hs thực hiện C9 - Đọc sgk, trả lời câu hỏi của gíao viên - Thảo luận C9 Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố - Dặn dò - Cho hs thảo luận nhóm C10, C11 - Yêu cầu đại diện nhóm trả lời: + Vật coi là chuyển động khi nào? + Khi nào vật được coi là đứng yên? * Dặn dò : Về nhà học bài, làm bài tập trong sbt. - Cá nhân đặt câu hỏi, thảo luận nhóm để hoàn thành C10, C11 - Đại diện trả lời C10, C11 - Trả lời câu hỏi củng cố của gv * Tự nhận xét – rút kinh nghiệm (Những góp ý của đồng nghiệp): Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh2 Giáo án Vật lý 8 năm học Ngày soạn: 27/08/11 Ngày dạy: 30/08/11 TUẦN 2 – TIẾT 2 Bài 2: VẬN TỐC I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được vạn tốc là gì? - Hiểu và nắm vững công thức tính vận tốc v = s/t và vận dụng được để tính vận tốc của một số chuyển động thông thường - Vận dụng công thức để tính s và t 2. Kỹ năng: Biết dung các số liệu trong biểu, bảng để rút ra những nhận xét. 3. Thái độ: Ý thức được tinh thần hợp tác trong học tập, tính cẩn thận. II/. Chuẩn bị: Bảng phụ (máy chiếu), phóng to bảng 2.1, 2.2, hình vẽ tốc kế III/. Tổ chức hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - ĐVĐ: Một người đang đi xe đạp và một người đang chạy bộ. Hỏi người nào chuyển động nhanh hơn? Để trả lời chính xác ta cần nguyên cứu trong bài học hôm nay - Cá nhân tìm phương án trả lời: + Người đi xe đạp chuyển động nhanh hơn + Người đi xe đạp chuyenr động chậm hơn + Hai người chuyển động bằng nhau Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc - Treo bảng 2.1, yêu cầu học sinh quan sát bảng, thảo luận nhóm với C1, C2 - Yêu cầu các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng - Cho các nhóm trao đổi nhạn xét + Quãng đường chạy được trong 1 giây gọi là gì? - Yêu cầu các nhóm thảo luận C3. - Gv: chỉnh sửa, thống nhất, cho học sinh ghi vở - Quan sát bảng, thảo luận nhóm để làm C1, C2 - Treo kết quả của nhóm mình, đại diện nhóm trình bày - Hs: Quãng đường chạy được trong 1 giây gọi là vận tốc. - Các nhóm thảo luận C3: (1) nhanh ; (2) chậm (3) quãng đường đi được ; (4) đơn vị Hoạt động 3: Lập công thức tính vận tốc + Các em đã tính quãng đường đi được trong 1 giây bằng cách nào? - Gv giới thiệu các kí hiệu v, s và t cho học sinh và yêu cầu học sinh viết công thức tính vận tốc - Hs: - Hs: ; Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh3 Giáo án Vật lý 8 năm học + Để tính quãng đường hoặc thời gian thì ta có công thức như thế nào? Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị vận tốc - Treo bảng 2.2, yêu cầu cá nhân học sinh thực hiện C4 - Gọi 1 hs lên bảng điền, lớp nhận xét. + Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào các đơn vị nào? Vì sao? - Gv giới thiệu : 1km/h 0,28 m/s - Yêu cầu hs quan sát h2.2 rìm hiểu tốc kế - Cho hs thảo luận nhóm C5 - Gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét - Gv chỉnh sửa - Hướng dẫn cho hs đổi đơn vị vận tốc - Cá nhân quan sát bảng 2.2 để trả lời C4 - Hs 1 lên bảng điền vào bảng 2.2 - Hs: Đơn vị của vt phụ thuộc vào đơn vị của qđ và đơn vị của thời gian. Vì qđ có thể đo bằng các đơn vị khác nhau ( km, m dm…) và thời gian có thể đo bằng các đơn vị khác nhau ( h, ph, s…) - Quan sát h2.2 tìm hiểu tốc kế - Thảo luận nhóm với C5: a, Nói vận tốc của ô tô là 36 km/h, điều đó có nghĩa là cứ 1 giờ ô tô đi được 36 km. … b, Đổi: 10m/s = 36km/h. Vậy ô tô và tàu hỏa c/đ nhanh bằng nhau còn xe đạp c/đ chậm hơn. Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố - Dặn dò - Cho hs thảo luận nhóm để trả lời C6, C7, C8 - Củng cố: + Nêu công thức tính vận tốc? +Độ lớn vận tốc cho biết gì? - Dặn dò: Về nhà làm hết bài tập trong sbt - Các nhóm thảo luận với C6, C7, C8 - Trả lời câu hỏi củng cố của giáo viên * Tự nhận xét – rút kinh nghiệm ( Những góp ý của đồng nghiệp): Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh4 Giáo án Vật lý 8 năm học Ngày soạn: 03/09/11 Ngày dạy: 06/09/11 TUẦN 3 – TIẾT 3 Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀ - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều, c/đ không đều. Nêu ví dụ của từng loại c/đ - Xđ được dấu hiệu đặc trưng của chyển động không đều là vận tốc thay đôi theo thời gian. - Tính được vận tốc trung bình của c/đ trên một đoạn đường. 2. Kỹ năng: - Tiến hành TN để nhận biết c/đ đều và c/đ không đều - Rèn kỹ năng đo, tính toán 3. Thái độ: - Rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, sự hợp tác trong thực hành. II/. Chuẩn bị: ( cho mỗi nhóm) Máng nghiêng, bánh xe có trục quay, đồng hồ điện tử, bảng 3.1 III/. Tổ chức các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huốn học tập ( 7 phút) + Độ lớn vận tốc cho biết gì? + Viết công thức tính vận tốc, nêu tên và đơn vị từng đại lượng trong công thức? - ĐVĐ: Nhận xét về c/đ của một ô tô đi trên đường và c/đ của đầu kim đồng hồ? - Vậy c/đ đều và c/đ không đều là gì, chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay. - Hs 1 trả lời - Hs 2 trả lời Lớp nhận xét - Hs: Ô tô c/đ lúc nhanh, lúc chậm. Còn đầu kim đồng hồ c/đ có vận tốc không thay đổi ( Tìm hiểu thông tin SGK ) Hoạt động 2: Tìm hiểu về c/đ đều và c/đ không đều ( 15 phút) - Gv hướng dẫn hs lắp TN - Yêu cầu hs nêu các bước TN - Cho các nhóm tiến hành TN, ghi kết quả vào bảng - Yêu cầu các nhóm dựa vào bảng kết quả TN để trả lời C1, C2 - Các nhóm lắp TN như hình 3.1 - Hs tìm hiểu SGK nêu các bước TN - Tiến hành TN, ghi kết quả đo được vào bảng - Hs trả lời C1, C2: C1: Trên các đoạn AB, BC, CD bánh xe chuyển động không đều. Trên các đoạn DE, EF bánh xe c/đ đều C2: câu a là c/đ đều câu b, c, d là chuyển động không đều Hoạt động 3: Tìm hiểu về vận tốc tb của chuyển động không đêu ( 12 phút) - Giới thiệu khái niệm vận tốc trung bình. - Công thức tính vận tốc trung bình: - Yêu cầu cá nhân hs tính C3 - Hs nghe giáo viên giới thiệu, ghi nhớ vào vở Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh5 Giáo án Vật lý 8 năm học - Gọi 1 hs lên bảng thực hiện C3 - Giáo viên chỉnh sửa phần trình bày của học sinh - Cá nhân làm việc C3, một hs lên bảng trình bày: C3: Trục bánh xe c/đ nhanh lên. Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố - Dặn dò ( 10 phút) - Yêu cầu hs thực hiện C4, C5, C6 - Gv hướng dẫn, chỉnh sửa cho hs - Củng cố: + Nêu đ/ nghĩa c/đ đều và c/đ không đều? + Nêu công thức tính vận tốc trung bình ? - Dặn dò: Về học bài, làm bài tập 1 8 trong sbt -Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm C4, C5, C6 - Trả lời câu hỏi củng cố * Tự nhận xét – rút kinh nghiệm ( Những góp ý của đồng nghiệp): Ngày soạn: 10/09/11 Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh6 Giáo án Vật lý 8 năm học Ngày dạy: 13/09/11 TUẦN 4 – TIẾT 4 Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được vú dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật. - Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. 2. Kỹ năng: - Biểu diễn được vectơ lực. II/. Chuẩn bị: - Hình 4.1, 4.2 sgk phóng to - Thước chia xentimet, bút chì III/. Tổ chức hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3-5 phút) - Yêu cầu hs đọc câu hỏi nêu ra ở đầu bài. - Gv hỏi: Làm thế nào để biểu diễn lực tác dụng lên một vật? Để thực hiện được yêu cầu này chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học hôm nay: - Hs đọc: Một đầu tàu…. Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu Hoạt động 2: Ôn lại khái niệm lực ( 8 phút) - Yêu cầu hs đọc C1 - Cho các nhóm thảo luận để tìm câu trả lời cho C1 - Gọi 1, 2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét - Hs thảo luận nhóm với C1: + Lực hút của nam châm làm tăng vận tốc của xe lăn + Tác dụng của lực làm bong và vợt b/ dạng. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và cách biểu diễn lực (20 phút) - Cho hs đọc thông tin sgk. - Gv thông báo: + Lực là một đại lượng vectơ . + Lực được đặc trưng bởi 3 yếu tố: * Điểm đặt * Phương và chiều * Độ lớn - Cách biểu diễn và kí hiệu của lực: - Yêu cầu hs đọc và tìm hiểu ví dụ hình 4.3 sgk - Đọc sgk, nghe giáo viên thông báo - Ghi nhớ vào vở - Tìm hiểu ví dụ hình 4.3: + Điểm đặt A Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh7 Hướng mũi tên chính là hướng của lực Gốc mũi tên chính là điểm đặt của lực vào vật Độ dài mũi tên chính là độ lớn của lực Giáo án Vật lý 8 năm học + Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải + Cường độ F = 15N Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Dặn dò ( 10 phút) - Yêu cầu hs thực hiện C2, C3 - Cho đại diện 1,2 nhóm trả lời, lớp nhận xét - Củng cố: + Lực được đặc trưng bởi các yếu tố nào? + Muốn biểu diễn lực thì làm như thế nào? - Dặn dò: Về nhà học bài, làm các bài tập 4.2, 4.3, 4.4 - Thảo luận trả lời C2, C3 - Đại diện nhóm trình bày trước lớp - Trả lời câu hỏi củng cố của giáo viên * Tự nhận xét – rút kinh nghiệm ( Những góp ý của đồng nghiệp): Ngày soạn: 17/09/11 Ngày dạy: 20/09/11 Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh8 Giáo án Vật lý 8 năm học TUẦN 5 – TIẾT 5 Bài 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH I/. Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu diễn bằng vectơ lực. - Tự nêu dự đoán và làm TN kiểm tra để khẳng định được: “ Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc khong đổi trong hai trường hợp vật đứng yên và chuyển động thẳng đều. - Lấy được ví dụ về quán tính. Nêu được một số hiện tượng về quán tính và vận dụng quán tính đẻ giải thích một số hiện tượng thực tế. II/. Chuẩn bị: - Bộ TN hình 5.3; hình 5.4 sgk - Bảng 5.1 III/. Tổ chức hoạt động dạy – học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tạo tình huống học tập 1. Nêu cách biểu diễn lực? 2. Biểu diễn trọng lực tác dụng vào vật có k/lượng 3 kg treo trên sợi dây ( 1cm ứng với 10N) - Học sinh 1 trả lời - Học sinh 2 lên bảng biểu diễn Hoạt động 2: Tìm hiểu về hai lực cân bằng - Yêu cầu hs đọc SGK và trả lời: Mỡi lực chịu tác dụng của những lực nào? - Yêu cầu hs biểu diễn các lực đó. - Gọi 3 hs lên biểu diễn trên bảng (C 1 ) - Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh - Yêu cầu hs đọc dự đoán và nêu dự đoán của mình. - Yêu cầu hs đọc sgk tìm hiểu các bước làm TN. - Gv làm TN, hs quan sát trả lời các câu hỏi - Cho 1,2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét - Gv chỉnh sửa câu trả lời cho hs I- Hai lực cân bằng là gì? - Đọc SGK và trả lời câu hỏi của gv, sau đó biểu diễn các lực đó vào vở. 2. Tác dụng của hai lực cân bằng: a, Dự đoán: (sgk) b, Thí nghiệm kiểm tra: - Quan sát gv làm TN, thảo luận trả lời câu hỏi: C2: Vì quả cầu A chịu tác dụng của hai lực bằng ( P A = T ) C3: Vì quả cân A và A ’ chịu tác dụng của hai lực không cân bằng P A + PA ’ T Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh9       Giáo án Vật lý 8 năm học - Hướng dẫn hs dưạ vào bảng kết quả 5.1 để thực hiện C5 - Yêu cầu hs rút ra kết luận C4: Lúc này quả cân A còn chịu t/d của 2 lực câ bằng : P A = T - Các nhóm thực hiện C5: + Tính : v 1 , v 2 , v 3 + Nhận xét: v 1 = v 2 = v 3 - Hs kết luận theo SGK Hoạt động 3: Tìm hiểu về quán tính - Yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk - Gv thông báo về quán tính - Yêu cầu hs làm thí nghiệm hình 5.4 để trả lời C6, C7 - Gv củng cố lại câu trả lời cho hs - Yêu cầu hs giải thích các hiện tượng ở C8 II- Quán tính 1. Nhận xét - Hs đọc sgk - Ghi nhận xét 2. Vận dụng: - Tiến hành thí nghiệm hình 5.4, trả lời câu hỏi C6, C7 - Giải thích các hiện tượng ở C8 Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò về nhà - Yêu cầu hs đọc ghi nhớ - Về nhà làm hết bài tập trong sbt - Đọc ghi nhớ Ngày soạn: 23/09/11 Ngày dạy: 27/09/11 TUẦN 6 – TIẾT 6 Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh10 [...]... trình thực hành của các nhóm Gv: Trần Ngọc Thanh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh 28 Giáo án Vật lý 8 năm học Ngày soạn: 26/11/11 Ngày dạy: 29/11/11 TUẦN 15 – TIẾT 15 Bài 12: SỰ NỔI I/ Mục tiêu: - Học sinh nêu được điều kiện để vật nổi, vật chìm - Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng - Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp II/ Chuẩn bị: - Cốc thủy tinh đựng nước, một quả trứng,... về độ lớn của lực đẩy Acsimet Gv: Trần Ngọc Thanh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh25 Giáo án Vật lý 8 năm học - Cho hs đọc dự đoán - Hs đọc dự đoán trong sgk 1 Dự đoán: Độ lớn của lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ - Gv hướng dẫn hs làm TN kiểm tra dự đoán - Các nhóm làm TN theo hướng dẫn của giáo viên - Ghi kết quả TN vào bảng để trả lời C3 - Hs trả lời C3 a, P1 = … N b,... thủy lực trong thực tế Gv: Trần Ngọc Thanh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh21 Giáo án Vật lý 8 năm học Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò - Cho hs đọc Có thể em chưa biết - Đọc Có thể em chưa biết - Về nhà học bài, làm bài tập trong sbt Gv: Trần Ngọc Thanh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh22 Giáo án Vật lý 8 năm học Ngày soạn: 5/11/11 Ngày dạy: 8/ 11/11 TUẦN 12 – TIẾT 12 ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN I/ Mục tiêu: 1 Kiến thức: -... C2 - Goị đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày 3 a, FA < P trường hợp của C2 Vật sẽ chìm FA xuống đáy bình P b, FA = P FA P FA Gv: Trần Ngọc Thanh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh29 P Vật sẽ lơ lửng Giáo án Vật lý 8 năm học c, FA > P Vật ẽ nổi lên mặt thoáng Hoạt động 3: Xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng (14 phút) - Yêu cầu cá nhân học sinh trả lời C3 - Hs làm việc cá nhân C3... tiến hành + Cường độ thay đổi tùy theo lực t/d lên vật, - Yêu cầu: Hs ghi được các giá trị ở trên lực kế có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động Gv: Trần Ngọc Thanh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh11 Giáo án Vật lý 8 năm học (lấy 3 giá trị) + Luôn có t/d giữ vật ở trạng thái cân bằng Chú ý giá trị cuối cùng, khi vật bắt đầu c/đ để từ khi có lực t/d lên vật đó rút ra đặc điểm - Có thể phân tích lực trong... dv.V, FA = dl.V xét Sau đó gv chốt lại + Khi dv > dl P > FA : Vật chìm - Cho học sinh thực hiện C7, C8 + Khi dv = dl P = FA : Vật lơ lửng - Cho học sinh đọc ghi nhớ + Khi dv < dl P < FA : Vật nổi lên - Về nhà học bài, làm C9, bài tập trong sbt - Hs làm việc C7, C8 - Đọc ghi nhớ Gv: Trần Ngọc Thanh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh30 Giáo án Vật lý 8 năm học Ngày soạn: 03/12/11 Ngày dạy: 06/12/11 TUẦN 16 –... THCS Nguyễn Chí Thanh35 của lực + , trong đó: … + p = d.h + FA = d.V + P > FA : vật chìm P = FA : vật lơ lửng P < FA : vật nổi Giáo án Vật lý 8 năm học Hoạt động 2: Vận dụng giải bài tập ( 27’) 1) Bài 7.6sbt/24: Cho m1 = 60kg, m2 = 4kg - Diện tích tiếp xúc của bốn chân ghế lên mặt 2 Sc = 8cm đất là: Tính: p = ? S = 4.Sc = 4 .8 = 32(cm2) = 32.10-4 m2 - Gv yêu cầu học sinh đọc, tìm hiểu đầu bài, cho Trọng... bài, làm các bài tập còn lại trong sbt Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết Ngày soạn: 8/ 10/11 Ngày dạy: 11/10/11 TUẦN 8 – TIẾT 8 KIỂM TRA 1 TIẾT I/ Mục tiêu: - Nhằm củng cố lại một cách có hệ thống các kiến thức đã học từ đầu năm Gv: Trần Ngọc Thanh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh14 P = 100N Giáo án Vật lý 8 năm học - Kiểm tra đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh - Rèn kĩ năng trình bày, phân... Thanh15 Giáo án Vật lý 8 năm học D Lực xuất hiện khi dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động Câu 7: Một người chạy bộ từ nhà đến nơi làm việc với vận tốc 1,5m/s hết 30 phút Quãng đường từ nhà người đó đến nơi làm việc là: A 45 m B 2,7 km C 0,75 km D 3 km Câu 8: Hình bên là ba lực tác dụng lên một vật cân bằng Hãy cho biết độ lớn của F 1 là bao nhiêu ? A F1 = 50N B F1 = 100N F1 C F1 = 120N D F1 = 180 N... Ngọc Thanh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh 18 Giáo án Vật lý 8 năm học trong công thức - Vận dụng công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản - Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và vận dụng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp - Biết được các ứng dụng quan trọng của bình thông nhau – máy nén thủy lực II/ Chuẩn bị: + Bình hình trụ như hình 8. 3, 8. 4 sgk + Bình thông nhau + Chậu thủy tinh . Giáo án Vật lý 8 năm học Ngày soạn: 20/ 08/ 11 Ngày dạy: 23/ 08/ 11 TUẦN 1 – TIẾT 1 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được vật chuyển động hay đứng yêu so với vật. nghe giáo viên giới thiệu, ghi nhớ vào vở Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh5 Giáo án Vật lý 8 năm học - Gọi 1 hs lên bảng thực hiện C3 - Giáo viên chỉnh sửa phần trình bày của học. lực t/d lên vật, có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động Gv: Trần Ngọc Thanh Trờng THCS Nguyễn Chí Thanh11 Giáo án Vật lý 8 năm học (lấy 3 giá trị). Chú ý giá trị cuối cùng, khi vật bắt đầu

Ngày đăng: 11/05/2015, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w