Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 179 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
179
Dung lượng
2,15 MB
Nội dung
CHƯƠNG I CƠ HỌC Tiết 1 Bài 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC NS: 16/08/2014 ND: 18/08/2014 I. MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: - HS biết và nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. - HS hiểu và nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên: đặc biệt biết xác định trạng thái của các vật (chuyển động hay đứng yên) so với vật mốc. - HS vận dụng nêu được ví dụ về các dạng chuyển động thường gặp (thẳng, cong, tròn) 2/ Kĩ năng: Củng cố kĩ năng hoạt động nhóm 3/ Tình cảm thái độ: Hăng hái xây dựng bài II. CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên : Tranh vẽ hình 11,12,13 SGK 2/ Học sinh : Chuẩn bị SGK , SBT , vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định tổ chức : 2/ Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập GV nhắc nhở yêu cầu và phương pháp học đối với môn Vật lý 8 + Đủ SGK, vở ghi, vở bài tập + Tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm thí nghiệm + GV phân chia mỗi lớp thành 4 nhóm, chỉ định nhóm trưởng giao nhiệm vụ. Nhóm trưởng phân công thư ký theo từng tiết học. Tổ chức tình huống học tập HS đọc phần thông tin SGK/3 để tìm các nội dung chính trong chương I. Đặt vấn đề: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây (Hình 1.1). Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không ? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. 3/ Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1 (10 phút) Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? GV: Y/c cả lớp thảo luận theo nhóm để trả lời C1. GV: Yêu cầu một HS đọc thông tin trong SGK trang 4. ? Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? ? Chuyển động cơ học là gì ? Các nhóm thảo luận: - Vị trí của ô tô thay đổi so với cột điện bên đường. - Vị trí chiếc thuyền thay đổi so với bờ sông HS đọc HS: Dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc. HS trả lời I.Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (chọn làm mốc) gọi là chuyển động cơ học. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời C2 và C3 HĐ 2 (10 phút) Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời C4, C5,C6 Và C7. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 5. ? Vì sao chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối ? GV: Hoạt động cá nhân trả lời C8 HĐ 3 (5 phút) Tìm hiểu một số chuyển động thường gặp. - Lần lượt treo các hình 1.3a,b,c - Nhấn mạnh: + quỹ đạo của chuyển động + các dạng của chuyển động - Tổ chức Hs làm việc cá nhân để hoàn thành C9. HĐ 4 (5 phút)Vận dụng - Treo hình 1.4 SGK - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành C10, C11. - Lưu ý: Có sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc, vật chuyển động. Các nhóm thảo luận: C2: HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó C3: Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước, vì vị trí của người trên thuyền không đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thái đứng yên. C4: So với nhà ga thì hành khách đang chuyển độngvì vị trí người này thay đổi so với nhà ga. C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách đối với toa tàu không đổi. C6: (1) đối với vật nay (2) đứng yên HS trả lời HS: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi Mặt Trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất. - C9: Hs tự tìm chuyển động cong, thẳng, tròn C10: HS tự tìm ví dụ C11: Ô tô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện. II.Tínhtương đối của chuyển động và đứng yên: Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc. II. Tìm hiểu một số chuyển động thường gặp: Các dạng chuyển động thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong. III. Vận dụng: 4/ Củng cố (10 phút) Lần đầu tiên An được đi tàu hỏa, Tàu đang dừng ở sân ga cạnh đoàn tàu khác, bỗng An thấy tàu mình chạy . Một lúc sau nhìn thấy nhà ga vẫn đứng yên, An mới biết là tàu mình chưa chạy . Em hãy giải thích vì sao như vậy? Câu 1. Chuyển động cơ học là : A. sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác được chọn làm vật mốc B. sự thay đổi vận tốc của vật C. sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc D. sự thay đổi phương và chiều chuyển động của một vật Câu 2. Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc? A. Khi vật đó không thay đổi vị trí so với vật làm mốc theo thời gian B. Khi vật đó không thay đổi khoảng cách so với vật làm mốc theo thời gian C. Khi vật đó không thay đổi kích thước so với vật làm mốc theo thời gian D. Khi vật đó không thay đổi độ dài so với vật làm mốc theo thời gian Câu 3. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối là do: A. quãng đường mà vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau B. vật có thể là đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác C. vận tốc của vật luôn không thay đổi so với các vật khác nhau D. dạng quĩ đạo chuyển động của vật không phụ thuộc vào vật mốc Câu 4. Một cây cờ gắn trên một chiếc bè gỗ thả trôi theo dòng nước, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Cây cờ đứng yên so với chiếc bè B. Cây cờ đứng yên so với dòng nước C. Cây cờ chuyển động so với dòng nước D. Cây cờ chuyển động so với hàng cây bên bờ sông Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc B. Chỉ những vật chuyển động so với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc C. Chỉ những vật bên ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc D. Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc 5/ Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) - Học bài theo sgk và vở ghi - Làm bài tập trong SBT - Đọc phần có thể em chưa biết. - Đọc trước bài vận tốc RÚT KINH NGHIỆM Tiết 2 Bài 2 VẬN TỐC I. MỤC TIÊU 1/ Kiến thức - HS biết từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động đó. - HS nắm vững công thức tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc, biết được đơn vị hợp pháp của vận tốc và cách đổi đơn vị. - HS vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động. 2/ Kĩ năng: HS có kĩ năng vận dụng công thức, tính toán. 3/ Tình cảm thái độ Hăng hái xây dựng bài II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên: Tranh vẽ tốc kế của xe máy 2/ Học sinh : Chuẩn bị SGK , SBT , vở ghi. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút) 1/ Ổn định tổ chức : TT - VS - SS (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (5 phút) CH1: chuyển động cơ học là gì ? lấy VD minh họa ? Làm bài 1.1 và 1.2 sbt CH2: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối ? hãy kể tên các loại chuyển động thường gặp mỗi loại cho 1VD minh họa, làm bài tập 1.4 sbt 2HS: Trả lời , GV nhận xét cho điểm đáp án bài tập 1.1 C, 1.2 A bài tập 1.4 : mặt trời , Trái đất Đặt vấn đề: Làm thế nào để biết sự nhanh hay chậm của chuyển động ? 3/ Bài mới (30 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1: (7 phút) Tìm hiểu về vận tốc GV Treo bảng 2.1, HS làm C1. ? HS đọc kết quả. Tại sao có kết quả đó ? - Làm C2 và chọn nhóm đọc kết quả. - Hãy so sánh độ lớn các giá trị tìm được ở cột 5 trong bảng 2.1 - Thông báo các giá trị đó là vận tốc. - HS phát biểu khái niệm vận tốc. - Dùng khái niệm vận tốc để đối chiếu với cột xếp hạng có sự quan hệ gì? - Thông báo thêm một số đơn vị thời gian: giờ, phút, giây. - HS làm C3 HĐ2:(8 phút) - Thảo luận nhóm và ghi kết quả. Cùng quãng đường, thời gian càng ít càng chạy nhanh. - Tính toán và ghi kết quả vào bảng. - Cá nhân làm việc và so sánh kết quả. - Quãng đường đi được trong một giây. - Vận tốc càng lớn chuyển động càng nhanh. chuyển động / nhanh hay chậm / quãng đường đi được / trong một giây I. Vận tốc là gì ? Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Lập công thức tính vận tốc - Giới thiệu s, t, v và dựa vào bảng 2.1 để lập công thức. - Suy ra công thức tính s, t HĐ3:(5 phút) Tìm hiểu đơn vị vận tốc GV treo bảng 2.2 và gợi ý HS tìm các đơn vị khác. - Thực tế người ta đo vận tốc bằng dụng cụ gọi là tốc kế. - Hình 2.2 ta thường thấy ở đâu? HĐ4:(10 phút) Vận dụng GV: gọi hs đọc C.5 - Các em làm việc cá nhân. - Gợi ý: muốn biết chuyển động nào nhanh hay chậm hơn ta làm thế nào ? - Gọi HS lên bảng làm câu b. GV: Để làm được C.6 ta vận dụng công thức nào? - Gọi hs lên bảng GV: Phân lớp thành 2 dãy bàn. Dãy 1: Làm BT C.7 Dãy 2: Làm BT C.8 - Gọi hs đại diện hai dãy lên làm. - Cho hs đọc phần có thể em chưa biết (nếu còn thời gian) - Giao bài tập về nhà - Lấy cột 2 chia cho cột 3 - v = s / t → s = v . t; t = s / v -Cá nhân làm và lên bảng điền. - Thấy trên xe gắn máy, ô tô, máy bay Muốn biết chuyển động nhanh nhất, chậm nhất cần so sánh 3 vận tốc cùng một đơn vị. II. Công thức tính vận tốc t s v = s: quãng đường đi được t: thời gian để đi hết quãng đường v: vận tốc III. Đơn vị vận tốc - - - Đơn vị hợp pháp là km/h và m/s - Dùng tốc kế để đo vận tốc. IV.Vận dụng: C5: a. Mỗi giờ ô tô đi được 36km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km. Mỗi giây tàu hỏa đi được 10m. b. v ô tô = 36km/h = 10m/s v xe đạp =10,8km/h= 3m/s v tàu hỏa = 10m/s → Ô tô, tàu hỏa nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất. C6: Vận tốc của đoàn tàu: v = s / t = 81 / 1,5 = 54(km/h) 54km/h = 15m/s C7: Quãng đường đi được: s = v.t = 12. 2/3 = 8 (km) C8: Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc; s = v.t = 4. ½ = 2 (km) 4/ Củng cố (7 phút) HS: giơ bảng con trả lời các bài tập sau: Bài 2.1 SBT. Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của vận tốc? A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn Bài tập 2. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Tốc độ cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động B. Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h D. Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn vận tốc ngay thời điểm khảo sát chuyển động Bài tập 3: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 15m/s trong thời gian 2 giờ. Quãng đường đi được của ô tô đó là: A. 30m B. 108m C. 30km D. 108km Bài tập 4: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150.000.000 km, vận tốc của ánh sáng là 300.000 km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất ? A. 8 phút B. 8 phút 20 giây C. 9 phút D. 9 phút 10 giây GV nêu thêm câu đố để gây hứng thú học tập . 1. Loài thú nào chạy nhanh nhất ? Trả lời loài Báo khi săn đuổi con mồi có thể phóng nhanh tới 100km/h. 2. Loài chim nào chạy nhanh nhất ? Trả lời Đà Điểu có thể chạy với vận tốc 90 km/h. 3. Loài chim nào bay nhanh nhất ? trả lời Đại Bàng có thể bay với vận tốc 210 km/h. 5/ Hướng dẫn học ở nhà ( 2 phút ) - học bài theo sgk và vở ghi, đọc phần có thể em chưa biết - làm bài 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SBT - đọc trước bài chuyển động đều – chuyển động không đều RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn 25 / 8 / 2013 Tuần 3 Tiết 3 Bài 3 CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU *** I. MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: HS biết phát biểu được đn chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều trong thực tế. HS hiểu và nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp, xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian. HS vận dụng công thức để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. 2/ Kĩ năng: HS có kĩ năng mô tả thí nghiệm hình 3.1, dựa vào các dữ liệu đã ghi ở bảng 3.1 3/ Tình cảm thái độ: Hăng hái xây dựng bài II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên : Máng nghiêng, con quay, máy bấm thời gian tự động, bút dạ. 2/ Học sinh : Chuẩn bị sgk , Sbt , vở ghi . bút dạ để đánh dấu trên máng nghiêng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút) 1/ Ổn định tổ chức : TT - VS - SS (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (4 phút) Hỏi : Viết công thức tính vận tốc ? đơn vị đo ? Bài tập trắc nghiệm. Một người đi bộ trên đoạn đường 3,6 km, trong thời gian 40 phút, vận tốc của người đó là: A. 19,44 m/s. B. 15 m/s. C. 1,5 m/s. D. 14,4 m/s. Đặt vấn đề: Các em đã biết độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, nhưng ta cũng thấy có chuyển động vận tốc (v) không thay đổi theo t, nhưng có chuyển động v thay đổi theo t để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. 3/ Bài mới (30 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1 (5phút) Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều. GV yêu cầu HS đọc tài liệu (2phút). Trả lời các câu hỏi: ? Chuyển động đều là gì ? Lấy 1 ví dụ chuyển động đều trong thực tế. ? Chuyển động không đều là gì ? Lấy 1 ví dụ chuyển động không đều trong thực tế. - Mỗi trường hợp, GV gọi 2 HS nêu câu trả lời của mình. HS nhận xét. GV : Tìm ví dụ thực tế về chuyển động đều và chuyển động không đều, chuyển động nào dễ tìm hơn ? Vì sao ? GV: Cho học sinh đọc C1 ? Từ bảng 3.1 : Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều ? GV: Cho học sinh nghiên cứu C2 và thảo luận trả lời. HĐ2: (15 phút) Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều. GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục II. GV: Yêu cầu HS tính trung bình mỗi giây trục bánh xe lăn đựơc bao nhiêu mét trên các đoạn đường AB, BC, CD. GV yêu cầu HS đọc phần thu thập thông tin mục II. HĐ4:(10 phút) Vận dụn g GV: Yêu cầu từng cá nhân làm C4; C5; C6; C7 Từng cá nhân HS trả lời và lấy ví dụ HS: Chuyển động không đều thì gặp rất nhiều như chuyển động của ôtô, xe đạp, máy bay HS:Chuyển động của trục bánh xe trên đoạn đường DE, EF là chuyển động đều, trên các đường AB, BC, CD là chuyển động không đều. HS: a) Là chuyển động đều b,c,d) Là chuyển động không đều HS đọc - Cá nhân HS làm việc C3: 0,05 0,017 / 3 AB m v m s s = = 0,15 0,05 / 3 BC m v m s s = = 0,25 0,08 / 3 CD m v m s s = = Từ A đến D chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần. C4: Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều. 50km/h là vận tốc trung bình của xe. C5: Vận tốc của xe trên đoạn đường dốc là: v 1 = s 1 / t 1 = 120m / 30s = 4 (m/s). Vận tốc của xe trên đoạn đường ngang: I. Định nghĩa: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyểnđộngkhông đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: t s v tb = s là quãng đường đi được. t là thời gian để đi hết quãng đường. v 2 = s 2 / t 2 = 60m / 24s = 2,5 (m/s). Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường: v tb = s / t = (120 + 60) / (30 + 24) = 3,3 (m/s) C6: Quãng đường tàu đi được: v = s / t → s = v.t = 30.5 = 150 (km) C7: hs tự đo thời gian chạy cự li 60m và tính v tb. 4/ Củng cố ( 8 phút) HS: giơ bảng con trả lời bài tập sau: Bài tập 1. Chọn câu mô tả đúng tính chất của các chuyển động sau? A. Hòn bi lăn xuống máng nghiêng là chuyển động đều. B. Đầu kim phút của đồng hồ là chuyển động không đều. C. Xe đạp xuống dốc là chuyển động không đều. D. Ôtô chạy từ Hà Nội đến TP HCM là chuyển động đều Bài tập 2 . Chuyển động không đều là: A. chuyển động với vận tốc không đổi B. chuyển động với độ lớn vận tốc không đổi C. chuyển động với vận tốc thay đổi D. chuyển động với độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian Bài tập 3. Một người đi đều với vận tốc 1,2 m/s sẽ đi quãng đường dài 0,36 km trong thời gian là : A. 500s B. 400s C. 300s D. 200s 5/ Hướng dẫn học ở nhà ( 2 phút ) - Đọc phần có thể em chưa biết - Học phần ghi nhớ. Lấy ví dụ - Làm bài tập từ 31. đến 3.7 SBT; C7 SGK - Nghiên cứu lại bài học và xem lại các tác dụng của lực trong chương trình lớp 6 RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn 01 / 9 / 2013 Tuần 4 Tiết 4 BÀI TẬP *** I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức về chuyển động cơ học và công thức tính vận tốc. 2 / Kĩ năng: Vận dụng công thức vận tốc để giải một số bài tập. 3 / Tình cảm thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên: Bảng phụ cho HS 2/ Học sinh: Bài tập III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút) 1/ Ổn định tổ chức: TT - VS - SS (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (5phút) Viết công thức tính vận tốc. Ghi chú tên gọi và đơn vị đo của từng đại lượng trong công thức. Đặt vấn đề: Hôm nay vận dụng công thức vận tốc để giải bài tập ? 3/ Bài mới (35 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung Bài 2.2/5 GV gọi HS đọc đề bài HS 1 lên bảng tóm tắt đề bài. GV: Để so sánh chuyển động nào nhanh hơn ta cần làm gì ? HS 2 lên giải Bài 2.3/5 HS1: Lên bảng tóm tắt đề bài. HS 2 lên bảng giải Bài 2.4/5 HS1: Lên bảng tóm tắt đề bài. Bài 2.2/5 Cho biết v 1 = 1692m/s v 2 = 28 800km/h Chuyển động nào nhanh hơn? Gỉai smv /8000 3600 1000.28800 2 == v 2 > v 1 Chuyển động của vệ tinh nhanh hơn chuyển động của phân tử hiđrô. Bài 2.3/5 Cho biết t = 2h s = 100km v ? (km/h và m/s) Gỉai hkm t s v /50 2 100 == Hay: smv /8,13 3600 1000.50 == Bài 2.4/5 Cho biết v = 800km/h s = 1400km t = ? Gỉai [...]... 10đ (100%) Họ và tên : …………………………………………… Kiểm tra 45 phút Lớp : Điểm: Môn : Vật lý 8 ; Tiết : 8 A Trắc nghiệm: (4đ) Khoanh tròn chữ cái mà em chọn Câu 1 Chuyển động cơ học là: A Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác B Sự thay đổi phương chiều của vật C Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác D Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác Câu 2 Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray... đường mà vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau B vật có thể là đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác C vận tốc của vật luôn không thay đổi so với các vật khác nhau D dạng quĩ đạo chuyển động của vật không phụ thuộc vào vật mốc Câu 4 Phát biểu nào sau đây là đúng ? A Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc B Chỉ những vật chuyển... đổi phương và chiều chuyển động của một vật Câu 2 Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc? A Khi vật đó không thay đổi vị trí so với vật làm mốc theo thời gian B Khi vật đó không thay đổi khoảng cách so với vật làm mốc theo thời gian C Khi vật đó không thay đổi kích thước so với vật làm mốc theo thời gian D Khi vật đó không thay đổi độ dài so với vật làm mốc theo thời gian Câu 3 Chuyển... chọn làm vật mốc C Chỉ những vật bên ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc D Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc Câu 5 Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất A Vận tốc không thay đổi B Vận tốc tăng dần C Vận tốc giảm dần D Có thể tăng cũng có thể giảm Câu 6 Trọng lực tác dụng lên vật có: A phương ngang, chiều chuyển động của vật B... ngập chặt vào cán e do quán tính cốc chưa kịp thay đổi vận tốc khi ta giật nhanh giấy ra khỏi đáy cốc Đề kiểm tra 15 phút I.Trắc nghiệm (6đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1 Chuyển động cơ học là : A sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác được chọn làm vật mốc B sự thay đổi vận tốc của vật C sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc D sự thay... bằng lên một vật đang chuyển động: động - Có thể dự đoán trên 2 cơ sở: + Lực làm thay đổi vận tốc + Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đứng yên làm vật tiếp tục đứng yên Nghĩa là không thay đổi vận tốc Khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì hai lực này cũng không làm thay đổi vận tốc của vật, nó tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi HĐ3: (6 phút) Tìm hiểu về quán tính (- Đưa... với xe, nhưng do quán tính nên thân búp bê vẫn chuyển động và nó nhào về phía trước C8: a Do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động theo hướng cũ → ngã sang trái b Chân chạm đất nhưng do quán tính, thân tiếp tục chuyển động → chân gập lại c Do quán tính mực tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi khi bút đã dừng lại d Cán đột ngột dừng lại, do quán tính đầu búa... thuyết Chuyển động cơ Lực cơ Tổng 4 3 7 3 3 6 Tỉ lệ thực dạy Cấp độ 1,2 Cấpđộ3,4 (LT) (VD) 2,1 1.9 2,1 0,9 4,2 2 ,8 Trọng số Cấp độ 1,2 Cấp độ3,4 (LT) (VD) 30,0 27,1 30,0 12.9 60,0 40,0 2.2: Số câu hỏi cho các chủ đề Cấp độ Cấp độ 1,2 (LT) Nội dung chủ đề Chuyển động cơ Trọng số 30,0 Số lượng câu hỏi cần kiểm tra Tổng số TNKQ TL 4 3(1,5đ) 1 (1,5đ) Điểm số 3đ Lực cơ Chuyển động cơ Lực cơ Cấp độ3,4 (VD)... không thể dừng lại ngay mà phải đi tiếp một đoạn → quán tính - HS nêu thêm VD - Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì mọi vật đều có quán tính HĐ4: (6 phút) Vận dụng - HS lần lượt làm C6 → C8 - Yêu cầu nhóm làm TN kiểm tra C6, C7, C8e nhau, có cường độ như nhau Làm việc cá nhân - Gọi 3 HS biểu diễn lực cho 3 hình - NX: Mỗi vật đều có hai lực tác dụng lên Hai lực này cùng nằm... trượt - Một vật chuyển động trượt trên mặt một vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát trượt Chú ý: Tính cản trở chuyển động - Nêu thí dụ về lực ma sát trượt trong cuộc sống Hoạt động của HS Nội dung I Khi nào có lực ma sát ? 1 Lực ma sát trượt Lực ma sát trượt sinh ra khi - Đọc thông tin SGK một vật trượt trên lề mặt một + Vành bánh xe trượt qua vật khác má phanh VD: Khi kéo lê thùng hàng + Bánh xe chuyển . động cơ học là : A. sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác được chọn làm vật mốc B. sự thay đổi vận tốc của vật C. sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật. một vật Câu 2. Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc? A. Khi vật đó không thay đổi vị trí so với vật làm mốc theo thời gian B. Khi vật đó không thay đổi khoảng cách so với vật làm. 108m C. 30km D. 108km Bài tập 4: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150.000.000 km, vận tốc của ánh sáng là 300.000 km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất ? A. 8