1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn thi môn kỹ thuật soạn thảo văn bản Trần Thị Lệ Thu

12 4,3K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 25,64 KB

Nội dung

Tài liệu ôn thi môn kỹ thuật soạn thảo văn bản Trần Thị Lệ Thu gồm có 2 mẫu đề thi, bài tập tham khảo. ĐỀ THI MÔN KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢNGiảng viên: Trần Thị Lệ ThuNăm học: 20132014Câu 1: Xử lý những văn bản sau như thế nào là đúng pháp luật:A. HĐND huyện X của tỉnh Y ban hành văn bản sai thể thức quy định.B. Thông tư của chánh án TAND tối cao ban hành trái Luật tố tụng hành chính.C. Quyết định của UBND Quận Thủ Đức ban hành trái Nghị quyết của HĐND Tp. HCMD. Thông tư liên tịch của Bộ công an, Bộ giao thông vận tải, Bộ tài chính ban hành trái Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trang 1

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN

Trường đại học Kinh Tế- Luật

ĐỀ THI MÔN KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN NĂM HỌC 2014-2015

ĐỀ THI MÔN KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN

Giảng viên: Trần Thị Lệ Thu

Năm học: 2013-2014

Câu 1: Xử lý những văn bản sau như thế nào là đúng pháp luật:

A HĐND huyện X của tỉnh Y ban hành văn bản sai thể thức quy định

B Thông tư của chánh án TAND tối cao ban hành trái Luật tố tụng hành chính

C Quyết định của UBND Quận Thủ Đức ban hành trái Nghị quyết của HĐND Tp HCM

D Thông tư liên tịch của Bộ công an, Bộ giao thông vận tải, Bộ tài chính ban hành trái Luật xử lý vi phạm hành chính

Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.

A Văn bản quản lý nhà nước chỉ do cơ quan hành chính nhà nước ban hành

B Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

là giống nhau

C Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lý nhà nước phải là ngôn ngữ sử dụng theo phong cách hành chính

D Giai đoạn chuẩn bị soạn thảo văn bản quản lý nhà nước đều phải qua 6 bước cơ bản

Câu 3: Hãy soạn thảo văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A làm trưởng phòng tư pháp thành phố X thuộc tỉnh Y.

Năm học: 2014-2015

Trang 2

Câu 1( 4đ):Xử lý văn bản trong những tình huống giả định sau như thế nào thì đúng quy định pháp luật:

a Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành có nội dung trái Nghị định của Chính phủ.

b Nghị quyết của HĐND tỉnh A ban hành sai thể thức.

c Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nội dung không phù hợp điều kiện thực tế và không khả thi.

d Công văn của Tổng cục Thuế ban hành có nội dung trái Thông tư của Bộ Tài chính.

Câu 2 (6đ):

Anh/ Chị hãy soạn thảo Quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Tư pháp huyện

T, tỉnh H.

I XỬ LÝ VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Xử lý văn bản trái pháp luật

a) Nội dung xử lý:

Văn bản quản lý nhà nước phải đảm bảo tính hợp pháp, đúng thẩm quyền và hợp

lý Một khi các yêu cầu đó không được đảm bảo cần có các biện pháp xử lý như đình chỉ; kiến nghị bãi bỏ; hoặc bãi bỏ với những mức độ như bãi bỏ văn bản từ ngày ra quyết định bãi bỏ, hoặc huỷ bỏ toàn bộ hiệu lực văn bản từ khi ban hành nó

và khôi phục lại trật tự cũ Những văn bản trong diện phải được xử lý thường là các văn bản có các khiếm khuyết sau đây:

- Có nội dung không phù hợp với đời sống kinh tế-xã hội, vì khi đó văn bản không

có tính khả thi, không có tác dụng tích cực trong quá trình tác động vào thực tiễn

- Có sự vi phạm pháp luật, đó là các văn bản được ban hành trái thẩm quyền; có nội dung trái pháp luật; vi phạm các quy định về thủ tục

Trang 3

- Được xây dựng với kỹ thuật pháp lý chưa đạt yêu cầu.

b) Những nguyên tắc chung:

- Cơ quan nhà nước cấp trên có quyền xử lý các văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới, hoặc cùng cấp nhưng có thẩm quyền lớn hơn

- Cơ quan ban hành văn bản có quyền tự xử lý văn bản của mình, trừ một số trường hợp đặc biệt

- Toà án xử lý một số văn bản áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước

c) Thẩm quyền, trình tự và thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật:

- Quốc hội xử lý văn bản của Quốc hội; UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC

- UBTVQH xử lý văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC và HĐND cấp tỉnh

- Thủ tướng Chính phủ xử lý văn bản của thủ trưởng cấp bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành văn bản trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; nếu kiến nghị đó không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoặc của

bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách; đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND cấp tinh trái với văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; nếu UBND không nhất trí với quyết định đình chỉ thi hành, thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ

- HĐND bãi bỏ những quyết định sai trái của UBND cùng cấp, những nghị quyết sai trái của HĐND cấp dưới trực tiếp

Trang 4

- Chủ tịch UBND đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và những văn bản sai trái của UBND, chủ tịch UBND cấp dưới; đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị với HĐND cấp mình bãi bỏ

- Đối với các loại văn bản quản lý nhà nước khác không chứa đựng quy phạm pháp luật, lãnh đạo cơ quan ban hành có trách nhiệm xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc bãi bỏ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản mà mình đã ban hành trái pháp luật hoặc bất hợp lý Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau không tự giải quyết được trong phạm vi thẩm quyền thì phải kiến nghị lên cấp trên để xem xét, giải quyết

Mọi quyết định xử lý văn bản trái pháp luật hoặc bất hợp lý phải được thực hiện bằng văn bản tương ứng theo luật định một trong những hình thức văn bản do nhiều chủ thể ban hành theo luật định nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới

Xử lý văn bản trái pháp luật

a) Nội dung xử lý:

Văn bản quản lý nhà nước phải đảm bảo tính hợp pháp, đúng thẩm quyền và hợp

lý Một khi các yêu cầu đó không được đảm bảo cần có các biện pháp xử lý như đình chỉ; kiến nghị bãi bỏ; hoặc bãi bỏ với những mức độ như bãi bỏ văn bản từ ngày ra quyết định bãi bỏ, hoặc huỷ bỏ toàn bộ hiệu lực văn bản từ khi ban hành nó

và khôi phục lại trật tự cũ Những văn bản trong diện phải được xử lý thường là các văn bản có các khiếm khuyết sau đây:

- Có nội dung không phù hợp với đời sống kinh tế-xã hội, vì khi đó văn bản không

có tính khả thi, không có tác dụng tích cực trong quá trình tác động vào thực tiễn

- Có sự vi phạm pháp luật, đó là các văn bản được ban hành trái thẩm quyền; có nội dung trái pháp luật; vi phạm các quy định về thủ tục

- Được xây dựng với kỹ thuật pháp lý chưa đạt yêu cầu

b) Những nguyên tắc chung:

- Cơ quan nhà nước cấp trên có quyền xử lý các văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới, hoặc cùng cấp nhưng có thẩm quyền lớn hơn

- Cơ quan ban hành văn bản có quyền tự xử lý văn bản của mình, trừ một số

trường hợp đặc biệt

- Toà án xử lý một số văn bản áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý

nhà nước

c) Thẩm quyền, trình tự và thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật:

- Quốc hội xử lý văn bản của Quốc hội; UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC

Trang 5

- UBTVQH xử lý văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC,VKSNDTC và HĐND cấp tỉnh

- Thủ tướng Chính phủ xử lý văn bản của thủ trưởng cấp bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành văn bản trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; nếu kiến nghị đó không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoặc của

bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách; đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND cấp tinh trái với văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; nếu UBND không nhất trí với quyết định đình chỉ thi hành, thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ

- HĐND bãi bỏ những quyết định sai trái của UBND cùng cấp, những nghị quyết sai trái của HĐND cấp dưới trực tiếp

- Chủ tịch UBND đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và những văn bản sai trái của UBND, chủ tịch UBND cấp dưới; đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị với HĐND cấp mình bãi bỏ

- Đối với các loại văn bản quản lý nhà nước khác không chứa đựng quy phạm pháp luật, lãnh đạo cơ quan ban hành có trách nhiệm xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc bãi bỏ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản mà mình đã ban hành trái pháp luật hoặc bất hợp lý Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau không tự giải quyết được trong phạm vi thẩm quyền thì phải kiến nghị lên cấp trên để xem xét, giải quyết

Mọi quyết định xử lý văn bản trái pháp luật hoặc bất hợp lý phải được thực hiện bằng văn bản tương ứng theo luật định một trong những hình thức văn bản do nhiều chủ thể ban hành theo luật định nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới

Căn cứ vào quy định tại các văn bản trên, thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết đều tuân theo những nguyên tắc chung nhất định

5.2.3.1 Cấp trên có thẩm quyền xử lý đối với văn bản pháp luật do cấp dưới ban hành

Trang 6

Nguyên tắc này áp dụng cho hầu hết các cơ quan Nhà nước, trừ trường hợp Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất không có cấp trên

Theo nguyên tắc này, Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,

TANDTC, VKSNDTC trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền huỷ bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trái pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, bãi bỏ nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định, chỉ thị của UBND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, đình chỉ thi hành quyết định của HĐND cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền đình chỉ việc thi hành và bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh và quyết định, chỉ thị của

UBND cấp huyện, đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cấp huyện

và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ

HĐND cấp huyện có quyền bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp xã

Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền đình chỉ việc thi hành và bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc UBND và quyết đinh, chỉ thị của UBND cấp

xã, đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND cấp huyện bãi bỏ những văn bản đó

Toà án nhân dân cấp trên có quyền sửa đổi, huỷ bỏ văn bản áp dụng pháp luật

do toà án nhân dân cấp dưới ban hành nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có quyền sửa đổi, huỷ bỏ văn bản áp dụng pháp luật của viện kiểm sát nhân dân cấp dưới ban hành

5.2.3.2 Cơ quan ban hành văn bản pháp luật có quyền tự xử lý các văn bản pháp luật do mình ban hành khi bị khiếm khuyết

Thông qua hoạt động kiểm tra, nếu cơ quan ban hành văn bản phát hiện được những văn bản do mình ban hành có dấu hiệu khiếm khuyết, sẽ phải ban hành văn bản pháp luật khác để xử lý

Riêng đối với văn bản do Toà án ban hành là Bản án và quyết định khiếm khuyết, Toà án không có quyền tự xử lý với những bản án và quyết định do mình ban hành mà phải do Toà án cấp trên xử lý (trừ văn bản do toà án nhân dân tối cao ban hành)

5.2.3.3 Toà án nhân dân (toà án nhân dân huyện, toà hành chính) có thẩm quyền xử lý đối với một số văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan hành chính nước ban hành khi có vi phạm pháp luật

Trang 7

Toà hành chính có quyền huỷ bỏ văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước trong một số loại việc do pháp luật quy định

Đối tượng bị khởi kiện ra toà án nhân dân huyện và toà hành chính cấp tỉnh là các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền Khi văn bản áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước bị khởi kiện ra toà án nhân dân, nếu có đầy đủ chứng cứ để khẳng định dấu hiệu vi phạm pháp luật thì toà án nhân dân sẽ ra bản án để huỷ bỏ văn bản áp dụng pháp luật đó

5.2.4 Cách thức xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Văn bản pháp luật được ban hành bởi nhiều cơ quan và các cá nhân có thẩm quyền Do vậy cách thức xử lý các loại văn bản pháp luật khiếm khuyết cũng khác nhau

5.2.4.1 Căn cứ lựa chọn cách thức xử lý văn bản pháp luật

Căn cứ vào tính chất, mức độ của mỗi dạng khiếm khuyết để lựa chọn các biện pháp xử lý phù hợp nhất

- Căn cứ tính chất khiếm khuyết trong văn bản để lựa chọn biện pháp xử lý

Thông thường những văn bản pháp luật có các khiếm khuyết như: nội dung trái pháp luật, sai về thẩm quyền ban hành, hình thức văn bản,… Tuỳ từng trường hợp mà có cách xử lý khác nhau

Ví dụ như: văn bản pháp luật sai về hình thức, trong khi nội dung văn bản vẫn còn phù hợp thì sửa hình thức giữ lại nội dung văn bản cũ để đưa vào văn bản mới Hoặc nếu văn bản có nội dung vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành hoặc

vi phạm thủ tục ban hành sẽ bị huỷ bỏ

Nếu văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với điều quốc tế mà Việt nam kí kết hoặc tham gia thì sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế

v.v…

- Căn cứ mức độ khiếm khuyết trong văn bản

Nếu văn bản pháp luật có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thì phải xử lý bằng biện pháp huỷ bỏ, ít nghiêm trọng thì sửa đổi, bổ sung

Nếu phần lớn văn bản có khiếm khuyết nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp bãi bỏ và thay thế bằng văn bản khác, nếu chỉ một bộ phận nhỏ trong văn bản pháp luật khiếm khuyết thì sửa đổi, bổ sung

- Căn cứ thẩm quyền xử lý

Cấp trên có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý như huỷ bỏ, bãi bỏ, tạm đình chỉ thi hành, đình chỉ thi hành văn bản pháp luật của cấp dưới

Cơ quan ban hành văn bản pháp luật cũng có thẩm quyền xử lý văn bản với biện pháp huỷ bỏ, bãi bỏ, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung, ngoài

ra còn có thẩm quyền thay thế văn bản do mình ban hành bằng văn bản pháp luật khác

Trang 8

5.2.4.2 Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Dựa vào tính chất, mức độ khiếm khuyết của văn bản pháp luật và bản chất của mỗi biện pháp xử lý, chủ thể có thẩm quyền có thể lựa chọn một trong các biện pháp sau để xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

- Huỷ bỏ

Huỷ bỏ là biện pháp được áp dụng đối với văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính khi có

dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: nội dung của văn bản pháp luật bất

hợp pháp, sai phạm về thẩm quyền ban hành, thủ tục ban hành dẫn đến làm mất cơ

sở pháp lý của việc giải quyết công việc phát sinh (không thành lập hội đồng kỷ luật trước khi ra quyết định kỷ luật công chức…)

Hậu quả của văn bản bị huỷ bỏ là sẽ hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản đó được quy định là có hiệu lực pháp lý Đồng thời nếu văn bản bị huỷ bỏ là

văn bản áp dụng pháp luật thì pháp luật còn quy định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản

- Bãi bỏ

Bãi bỏ là biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật

có một trong các dấu hiệu khiếm khuyết, như: nội dung văn bản không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, đại đa số nội dung của văn bản không phù hợp với quyền lợi chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, nội dung của văn bản không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, văn bản quy phạm pháp luật không còn cần thiêt tồn tại trong thực nữa tiễn…

Hậu quả của văn bản pháp luật bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực kể từ thời điểm văn bản xử lý nó có hiệu lực pháp luật Do đó nó không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản pháp luật sai trái đó

- Thay thế

Thay thế là biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản pháp luật có dấu hiệu khiếm khuyết (không có vi phạm pháp luật), như: nội dung văn bản không còn phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với đường lối của Đảng

Thẩm quyền thay thế văn bản pháp luật chỉ thuộc về cơ quan đã ban hành văn bản đó

Hậu quả pháp lý xảy ra khi áp dụng biện pháp thay thế là văn bản pháp luật bị thay thế hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản mới được ban hành có hiệu lực

- Đình chỉ thi hành

Đình chỉ thi hành văn bản pháp luật là biện pháp bổ sung được áp dụng kèm

theo việc huỷ bỏ, bãi bỏ, thay thế văn bản pháp luật hoặc là biện pháp độc lập được áp dụng để chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật,hay tạm dừng hiệu lực của văn bản pháp luật, chờ cấp có thẩm quyền xử lý (ví dụ: Chủ tịch

Trang 9

UBND tỉnh ra quyết định đình chỉ thi hành một phần hay toàn bộ Nghị quyết của HĐND cấp huyện trái với văn bản của cấp trên đồng thời đề nghị HĐND tỉnh bãi bỏ

Về hậu quả, văn bản bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Nếu cấp có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ, bãi bỏ thì văn bản pháp luật hết hiệu lực còn không bị huỷ bỏ, bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực

- Tạm đình chỉ thi hành

Tạm đình chỉ thi hành là biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản áp dụng pháp luật trong những trường hợp nhất định.

Thứ nhất, chủ thể không có thẩm quyền xử lý văn bản áp dụng pháp luật nhưng có cơ sở cho rằng văn bản đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên quyết định tạm dừng thi hành để chờ cấp có thẩm quyền xử lý

Trong trường hợp này văn bản pháp luật bị tạm đình chỉ, hết hiệu lực khi cấp

có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ, tiếp tục có hiệu lực khi cấp có thẩm quyền tuyên bố không huỷ bỏ văn bản đó

Thứ hái, khi có cơ sở cho rằng, việc thi hành văn bản pháp luật có thể gây cản trở cho hoạt động công quyền thì chủ thể có thẩm quyền quyết định tạm dừng thi hành văn bản trong thời gian nhất định để hoạt động công quyền được diễn ra thuận lợi

Khi đó người ra quyết định tạm đình chỉ phải ra văn bản bãi bỏ việc tạm đình chỉ nếu xét thấy việc tạm đình chỉ không còn cần thiết Văn bản đã bị tạm đình chỉ tiếp tục có hiệu lực

- Sửa đổi, bổ sung

Sửa đổi, bổ sung là biện pháp xử lý được áp dụng đối với các văn bản pháp luật khi tính chất và mức độ khiếm khuyết của văn bản rất nhỏ Việc sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính

Sửa đổi là việc ra văn bản để thay đổi một phần nội dung văn bản pháp luật hiện hành trong khi vẫn giữ nguyên những nội dung khác Dó đó chỉ có phần văn bản bị sửa đổi mất hiệu lực

Bổ sung là việc ra văn bản để them vào nội dung văn bản pháp luật những quy định mới trong khi vẫn giữ nguyên nội dung vốn có của văn bản đó Bổ sung

không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp luật của văn bản mà chỉ làm thay đổi nội dung, quy mô của văn bản được bổ sung

5.2.5 Cách thức soạn thảo văn bản pháp luật có nội dung xử lý văn bản pháp luật khác

5.2.5.1 Hình thức văn bản

Trang 10

Hình thức của văn bản pháp luật có nội dung xử lý văn bản pháp luật khác phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan xử lý và vào hình thức của văn bản là đối tượng

xử lý

- Hình thức văn bản pháp luật khi cấp trên xử lý văn bản pháp luật của cấp dưới

Tuỳ thuộc từng chủ thể mà hình thức văn bản pháp luật xử lý văn bản pháp luật khác là khác nhau

Quốc hội ban hành nghị quyết để bãi bỏ văn bản pháp luật của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC và VKSNDC

Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để bãi bỏ văn bản pháp luật của HĐND cấp tỉnh, đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC

HĐND cấp trên ban hành nghị quyết đễ bãi bỏ Nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp và quyết định của UBND cùng cấp

Toà án nhân dân ban hành quyết định, bản án để sửa hoặc huỷ bỏ văn bản do Toà án nhân dân cấp dưới ban hành

v.v…

- Hình thức văn bản pháp luật khi chủ thể ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết tự xử lý

Việc lựa chọn hình thức văn bản xử lý trong trường hợp này tuỳ thuộc vào biện pháp xử lý mà chủ thể ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết lựa chọn Nếu lựa chọn biện pháp sửa đổi, bổ sung thì thường sử dụng chính hình thức của văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Nếu lựa chọn biện pháp huỷ bỏ, bãi bỏ thì thường sử dụng hình thức văn bản

có cơ cấu điều khoản để ban hành

Hình thức văn bản pháp luật khi toà án nhân dân xử lý văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính Nhà nước

Toà án nhân dân ban hành bản án để huỷ bỏ quyết định hành chính sai trái của

cơ quan hành chính Nhà nước là đối tượng bị khởi kiện

Bài tập:

Xử lý các văn bản pháp luật sau như thế nào thì đúng quy định:

1 Quyết định xử phạt của chủ tịch UBND tỉnh A ban hành trái quy định của Luật

xử lý vi phạm hành chính

2 Quyết định của UBND quận Thủ Đức ban hành trái thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3 Nghị quyết của HĐND tỉnh B ban hành trái Nghị định của CP

Ngày đăng: 11/05/2015, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w