Báo cáo tour du lịch tại tp hcm

39 610 2
Báo cáo tour du lịch tại tp hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tour du lịch tại tp hcm tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh...

Nếu như Hà Nội được biết đến là thủ đô của nước Việt Nam thì thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm thương mại của cả nước. Nói đến thành phố Hồ Chí Minh, người ta nghĩ ngay đến nhiều khu vui chơi, giải trí nhộn nhịp, nhiều nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, nhiều khu mua sắm sầm uất, nhiều khu du lịch hoành tráng… Ngoài những địa điểm náo nhiệt trên, thành phố Hồ Chí Minh cũng có những địa điểm yên tĩnh, thích hợp cho những chuyến du lịch về nguồn. Đó là “Nhà thờ Đức Bà”_ cổ kính và uy nghi, “Bảo tàng lịch sử Việt Nam”_ đưa ta về cội nguồn dân tộc, “Bảo tàng chứng tích chiến tranh”_ minh chứng đau thương của thời chiến, “Chợ Bến Thành”_ linh hồn của thành phố, “Thảo Cầm Viên”_ bách thú hội tụ… - 1 - MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Mục lục 2 Nhật ký tour 3 Sơ đồ đường đi 4 Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh 6 Nhà thờ Đức Bà- Vương cung thánh đường 8 Bảo tàng lịch sử Việt Nam- Trở lại quá khứ 13 Bảo tàng chứng tích chiến tranh- Bi kịch thời chiến 30 Chợ Bến Thành- Linh hồn thành phố 32 Thảo CầmViên- Bách thú hội tụ 35 Nhận xét của Giáo viên 38 - 2 - 7h00: Xe và HDV đón đoàn tại trường. 7h30: Khởi hành. 7h45: Đến Nhà thờ Đức Bà. 8h15: Đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam. 9h40: Đến Bảo tàng chứng tích chiến tranh. 11h00: Đến Chợ Bến Thành. 11h30: Dùng cơm trưa và tự do tham quan chợ. 14h15: Đến Thảo Cầm Viên. 16h00: Tập trung. Khởi hành về trường. 16h30: Về đến trường. Kết thúc chuyến đi. - 3 - Đường đến Nhà Thờ Đức Bà Tp.HCM. Đường đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam. - 4 - Nhà thờ Đức Bà A : BT Lịch sử Việt Nam. B: BT Chứng tích chiến tranh. Đường đến Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh. Đường đến Chợ Bến Thành. - 5 - SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Diện tích : 2.095,239 km 2 . Dân số : 6.239.938 người (2005). Dân tộc : Việt , Hoa , Khơme , Chăm… Đơn vị HC : 24 quận huyện. T hành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 0 54 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh . Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú. Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với - 6 - những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm. Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học. Với vai trò đầu tàu trong đa giác, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước. Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Sài Gòn ngày xưa. Sài Gòn ngày nay. - 7 - NHÀ THỜ ĐỨC BÀ – VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với 2 tháp chuông cao 60 m, tọa lạc tại trung tâm thành phố (Số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1). Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố. Lịch sử Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây là một ngôi chùa của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ. Năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng một thánh đường bằng gỗ bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, thời Việt Nam Cộng hòa là trụ sở Tòa Tạp tụng). Cố đạo Lefebvre tổ chức "Lễ đặt viên đá đầu tiên" xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của "dinh Thống Đốc" cũ, về sau cải thành chủng viện Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong. Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ mới. Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh Pháp trước người dân thuộc địa. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên pha trộn nét Gotich đã được chọn. - 8 - Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật tai mắt thời ấy. Thánh đường được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m. Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục giám mục, tay phải dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng "Hai hình" để phân biệt với tượng "Một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên. Năm 1959, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm. Khi tượng từ Roma gửi sang Sài Gòn bằng đường thủy, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên cái bệ đài vẫn còn để trống kể từ năm 1945 vào ngày 16 tháng 2 năm 1959 và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà. - 9 - Năm 1960, Tòa thánh Vatican thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Thánh đường được mang tên Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn. Năm 1962, Tòa thánh Vatican đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung Thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn. Những nét đặc sắc Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ. Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 133 m, tính từ cửa ngăn đến mút chót của phòng đọc kinh. Chiều ngang của hành lang là 35 m. Chiều cao của thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người. Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh đường một ánh sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện. - 10 - [...]... kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới - 12 - BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM – TRỞ LẠI QUÁ KHỨ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh hiện tọa lạc bên trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn, số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, là nơi bảo tồn hàng chục ngàn hiện vật quí được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam Lịch Sử Ngày 24 tháng 11 năm 1927, thừa lệnh Toàn quyền Đông Dương,... Óc Eo Văn hoá Óc Eo là một nền văn hoá nổi tiếng trong lịch sử dân tộc được học giả người Pháp – Louis Malleret phát hiện đầu tiên vào những năm 40 của thế kỷ 20 tại Gò Óc Eo, (Vọng Thê, Thoại Sơn, An Giang) Địa danh trên đã trở thành tên gọi của một nền văn hoá lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Năm 1944, Louis Malleret đã tiến hành khai quật tại địa điểm trên và những kết quả nghiên cứu bước đầu... quen gọi Sở thú; là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, tại Việt Nam Khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh Lịch Sử Ngày 23 tháng 3 năm 1864, Đề đốc De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn Tháng 3 năm 1864, ông Louis Adolphe Germain, một thú y sĩ của quân đội pháp,... quan trọng trong đời sống kinh tế thời kỳ này Văn hoá Đồng Đậu Văn hoá Đồng Đậu được phát hiện năm 1962 tại Đồng Đậu (Minh Tân, Yên Lạc, Vĩnh Phúc) Địa bàn phân bố của nền văn hoá này về cơ bản trùng hợp với địa bàn cư trú của cư dân Phùng Nguyên Người Đồng Đậu sống ngoài trời trên các đồi gò trung du Bắc Bộ thuộc các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh với một nền kinh tế khá ổn định... nhíp (dao hái) Đặc biệt tại di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) hàng trăm lưỡi cày đồng đã được phát hiện chứng tỏ người Đông Sơn sớm biết sử dụng sức kéo của trâu bò, vì vậy nông nghiệp thời kỳ này khá phát triển Bên cạnh đó người Đông Sơn còn biết đến nhiều loại cây trồng khác - 18 - + Nghề đúc đồng: Văn hóa Đông Sơn là đỉnh cao của thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt ở Việt Nam, tồn tại vào khoảng thế kỉ... táng thức mộ vò, mộ chum bằng gốm trên các cồn cát ven sông, ven biển hoặc ngay tại nơi cư trú Hầu hết các ngôi mộ được phát hiện đều không tìm thấy vết tích của xương người Bởi cuộc sống của cư dân gắn liền với biển, vì vậy khi chết người thân đã đưa họ về với biển Theo các nhà nghiên cứu, tục thuỷ táng này vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay trong cuộc sống của cư dân vùng ven biển Mộ chum thường có... công của người lập ra nó, người ta đổi tên là Moseé Blanchard de la Brosse Đến năm 1956, đổi tên là Viện bảo tàng Quốc gia Sài Gòn Ngày 26 tháng 8 năm 1979, đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay Kiến Trúc Bảo tàng được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Delaval Phần giữa tòa nhà có một khối bát giác... những kết quả nghiên cứu bước đầu này đã được ông công bố trong công trình luận án tiến sĩ và sau này được xuất bản thành bộ sách 4 tập với tên gọi "Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long"(Archéologie du delta du Mekong) Hơn 30 năm sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiếp tục điều tra, khảo sát khai quật hàng trăm địa điểm thuộc nền văn hoá Óc Eo ở hầu khắp vùng đồng bằng... Tấm bia Vĩnh Lăng đồ sộ, có giá trị lịch sử nhất thời Lê sơ được đặt trang trọng ngay đầu phòng trưng bày Bài minh trên bia nói về thân thế và sự nghiệp của Lê Lợi do chính Nguyễn Trãi soạn, đây cũng là một kiệt tác về nghệ thuật điêu khắc đá đầu thế kỷ 15, đánh dấu phong cách trang trí giai đoạn chuyển biến từ Trần sang Lê Cũng ở đây còn có bức tranh lụa vẽ chân dung Nguyễn Trãi, người anh hùng dân... Sơn chấm dứt, triều Nguyễn lên thay (1802) Đây là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Triều Nguyễn kéo dài 143 năm chia làm hai thời kỳ: - Thời kỳ độc lập (1802-1883) Thời kỳ thuộc Pháp (1883- 1945) úc hệ thống trưng bày chính là bức tranh hoành tráng Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng . mua sắm sầm uất, nhiều khu du lịch hoành tráng… Ngoài những địa điểm náo nhiệt trên, thành phố Hồ Chí Minh cũng có những địa điểm yên tĩnh, thích hợp cho những chuyến du lịch về nguồn. Đó là “Nhà. trường. Kết thúc chuyến đi. - 3 - Đường đến Nhà Thờ Đức Bà Tp. HCM. Đường đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam. - 4 - Nhà thờ Đức Bà A : BT Lịch sử Việt Nam. B: BT Chứng tích chiến tranh. Đường. Nhận xét của Giáo viên 38 - 2 - 7h00: Xe và HDV đón đoàn tại trường. 7h30: Khởi hành. 7h45: Đến Nhà thờ Đức Bà. 8h15: Đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam. 9h40: Đến Bảo tàng chứng tích chiến tranh. 11h00:

Ngày đăng: 11/05/2015, 05:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lịch sử

    • Trưng bày

    • Chợ Mới

    • Giá trị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan