1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam vào hoạt động nhận thức một số vấn đề địa lí lớp 12

10 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 73 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM VÀO QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬN TH

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM VÀO QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC, MỘT

SỐ VẤN ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 12

Người thực hiện: THS HỒ XUÂN THẮNG

Trang 2

KRÔNG PẮK, NĂM 2009

MỞ ĐẦU

1 Lý do viết báo cáo nâng cao chất lượng dạy học

Hiện nay, đổi mới PPDH đang trở thành một vấn đề cấp thiết ở nước

ta, việc đổi mới PPDH chỉ có thể có hiệu quả, khi đổi mới PPDH đi đôi với việc sử dụng các phương tiện dạy học

Đối với chương trình, kiến thức địa lí lớp 12, để nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức, nhất là phần kiến thức địa lí tự nhiên, cần phải sử dụng Atlat trong mỗi tiết học Qua làm việc với Atlat, giúp cho học sinh cụ thể hóa các kiến thức trừu tượng, nắm bắt kiến thức một cách hệ thống, vững chắc, mặt khác tạo cho học sinh hứng thú trong quá trình hoạt động nhận thức Các em có nhiều thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội tri thức địa

lí 12, giúp các em phát triển, hoàn thiện khả năng quan sát, phân tích, giải thích, chứng minh các vấn đề địa lí tự nhiên lớp 12 Đối với giáo viên, Atlat

là một công cụ, phương tiện hỗ trợ dạy học thường xuyên, đắc lực, mang tính khả thi và hiệu quả nhất trong các tiết học địa lí lớp 12 Thông qua Atlat, giáo viên dễ dàng vận dụng, đổi mới PPDH, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học trong qúa trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức địa lí lớp 12

Hiên nay, đối với học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong, học sinh còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng Atlat Việc sử dụng Atlat chưa thật sự phổ biến trong các tiết học địa lí 12, cường độ, mức độ sử dụng Atlát nhìn chung còn yếu, kém Kỹ năng mô tả, minh họa chưa thuần thục, linh hoạt… Việc phân tích, giải thích các mỗi quan hệ nhân quả, quy luật địa lí,…,

sự phân bố của đối tượng địa lí, nhất là liên hệ Atlat và SGK trong quá trình nhận thức, gặp rất nhiều khó khăn

Với tầm quan trọng và thực trạng sử dụng Atlat địa lí 12 của học sinh

ở trường THPT Lê Hồng Phong trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức địa

lí, tôi chọn vấn đề “Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam vào

hoạt động nhận thức một số vấn đề địa lí lớp 12” làm Báo cáo nâng cao chất

lượng học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học

2 Mục tiêu viết báo cáo

Đưa ra được cách thức, biện pháp, để giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam vào hoạt động nhận thức một số vấn đề địa lí lớp

12, có tính khả thi, hiệu quả trong tổ chức dạy học

Trang 3

3 Phạm vi viết báo cáo

Sáng kiến kinh nghiệm chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam vào hoạt động nhận thức một số vấn đề địa lí lớp

12 Các vấn đề khác, báo cáo không đề cập

4 Phương pháp viết báo cáo

Báo cáo nâng cao chất lượng học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận dạy học, thông qua tổng kết kinh nghiệm của bản thân trong thực tiễn dạy học một số vấn đề địa lí tự nhiên lớp 12

* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Bản thân nghiên cứu cơ sở lý luận

về việc sử dụng Atlat, từ đó nắm bắt các cách thức, biện pháp và cách thức

sử dụng Atlat

* Trên cơ sở lý luận, sẽ tiến hành vận dụng vào thực tiễn dạy học một số nội dung bài học địa lí tự nhiên Việt Nam, sau đó kiểm chứng và điều chỉnh

lý luận, nhằm tìm ra biện pháp, cách thức cho học sinh hoạt động nhạna thức hiệu quả nhất khi làm việc với Atlat

NỘI DUNG

Chương I

CƠ SỞ CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM, VÀO QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 12

1.1 Khái niệm về Atlat, cách thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat và chức năng, vai trò của Atlat trong dạy học

1.1.1 Khái niệm Atlat

Atlat là một dạng thu nhỏ của bản đồ, được thu nhỏ và sắp xếp thành nhiều lớp một cách có hệ thống, trong đó mỗi một lớp chứa đựng một hoặc một số nội dung được sử dụng để học tập và nghiên cứu.

Atlat địa lí Việt Nam là một dạng thu nhỏ của bản đồ Việt Nam, gồm nhiều loại bản đồ khác nhau, được sắp xếp một cách hệ thống, từ bản đồ tự nhiên - đến bản đồ dân cư  Bản đồ kinh tế chung  Bản đồ các ngành kinh tế  Bản đồ các vùng kinh tế

1.1.2 Khái niệm cách thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat

Cách thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat là hệ thống các biện pháp, hoạt động, thao tác mà giáo viên sử dụng Atlat để tiến hành tổ chức, điều

Trang 4

khiển, định hướng, chỉ dẫn cho học sinh khai thác, lĩnh hội tri thức, rèn luyện, phát triển các kỹ năng và tư duy trong quá trình nhận thức

1.1.3 Vai trò và chức năng của Atlat địa lí Việt Nam

Atlat đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh hình thành được biểu tượng, nắm bắt, ghi nhớ, tái hiện tri thức có khoa học, hệ thống

Atlat còn có tầm quan trọng trong việc giúp cho học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng, tư duy, nắm bắt được các khái niệm, quy luật, mối quan

hệ nhân quả…, đối tượng địa lý dàn trải trong không gian, nằm sâu trong lòng đất Atlat là công cụ, phương tiện để giáo viên tiến hành tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh

Ở một góc độ nhất định trong hoạt động dạy học, Atlat có chức năng minh họa, và là nguồn tri thức Nó chứa đựng hệ thống các tri thức địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội , thông qua Atlát, giúp cho giáo viên giải thích, minh họa các vấn đề một cách dễ dàng

Với học sinh Atlat có chức năng là nguồn tri thức vì trong mỗi loại Atlat đều chứa đựng những tri thức địa lí khác nhau, ẩn chứa trong hệ thống các ký hiệu, màu sắc, …là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho học sinh trong quá trình học tập chương trình địa lí 12

1.2 Các mức độ sử dụng Atlat

1.2.1 Mức độ nhận biết vị trí của đối tượng

Ở mức độ này, giáo viên cần định hướng, hướng dẫn sao cho học sinh có thể nói lên được vị trí của đối tượng trên Atlat Đây là mức độ thấp nhất, không đòi hỏi giáo viên mất nhiều thời gian, công sức cho việc định hướng học sinh sử dụng Atlat

1.2.2 Mức độ mô tả

Là mức độ mà giáo viên cần định hướng sao cho học sinh có thể mô tả sự phân bố của các đối tượng, lý giải sơ lược về sự phân bố của các đối tượng trên Atlat

1.2.3 Mức độ phân tích, hiểu khái niệm, nắm bắt quy luật của các đối tượng

Mức độ này là mức độ cao nhất trong sử dụng Atlat, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức SGK, hiểu được quy luật phân bố, nắm vững các mối quan hệ nhân quả của đối tượng Lý giải, phân tích, mô tả tổng hợp các đối tượng trên cơ sở các mối quan hệ, các quy luật phân bố của các đối tượng

Trang 5

Với mức độ này, học sinh có thể sử dụng Atlat một cách nhuần nhuyễn, vững vàng các thao tác kỹ năng của trí tuệ, nắm vững bản chất của các đối tượng Học sinh phải có khả năng kết hợp tốt lý thuyết và thực hành, kiến thức SGK và Atlat địa lí Việt Nam Giáo viên phải nắm vững cách thức, biện pháp và kỹ thuật sử dụng Atlat, nhằm xây dựng các tình huống, định hình và hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng Atlat có hiệu quả

1.3 Phân loại Atlat, cấu trúc của Atlat địa lí Việt Nam

1.3.1 Phân loại Atlat Việt Nam

Căn cứ vào nội dung kiến thức địa lí, có thể phân ra làm một số nhóm loại Atlat như sau:

- Atlat địa lí tự nhiên Việt Nam

- Atlat địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam

Trong mỗi nhóm loại Atlat, thì lại được phân ra là nhiều loại khác nhau, như Atlat địa lí ngành kinh tế (Nông nghiệp, Công nghiệp….), Atlat địa lí dân cư…

1.3.2 Cấu trúc Atlat địa lí Việt Nam

* Các loại bản đồ được thể hiện trong 25 trang:

- Trang đầu là hệ thống các ký hiệu, trang tiếp theo (trang 1) là lời nói đầu của tác giả

- Trang 2, 3 là bản đồ hành chính nước CHXHCN Việt Nam

- Trang 4, 5 là hình thể nước CHXHCN Việt Nam

- Trang 6 đến trang 10 là bản đồ thể hiện các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam, như khoáng sản, địa hình, khí hậu…

- Trang 11, 12 là bản đồ thể hiên dân cư Việt Nam, gồm dân số và dân tộc

- Trang 13 đến trang 20 là các bản đồ thể hiện về các ngành kinh tế Việt Nam, như bản đồ Nông nghiệp, Công nghiệp, Giao thong vận tải…

- Trang 21 đến trang 24 là bản đồ thể hiện các vùng kinh tế Việt Nam

* Trong mỗi trang của bản đồ lại có phần chú giải, chú thích các ký hiệu thể hiện trên bản đồ, có các biểu đồ, số liệu…thể hiện về các đối tượng được trình bày trong mỗi loại bản đồ

1.4 Mối quan hệ giữa Atlat và hệ thống kiến thức địa lí

Trang 6

Atlat địa lí Việt Nam là phương tiện, chứa đựng hệ thống tri thức địa lí Việt Nam, hay nói cách khác, Atlat địa lí Việt Nam, nó cụ thể hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa tri thức địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội chung của Việt Nam, của từng vùng, miền, thông qua hệ thống ký hiệu, màu sắc, phong chữ, số liệu… trên Atlat

Atlat chứa đựng các mối quan hệ nhân quả, các quy luật địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam…., Atlat địa lí Việt Nam là hình ảnh hóa, trực quan hóa kiến thức SGK địa lí 12 Mỗi một bài học, có những tri thức địa lí khác nhau, Atlat thong qua ký hiệu, màu sắc, kênh chữ, biểu đồ, số liệu để truyền tải, chứa đựng hệ thống kiến thức địa lí 12

Sách giáo khoa 12 giúp cho học sinh nắm vững hệ thống tri thức địa lí, thong qua lý thyết trong SGK địa lí 12, học sinh sẽ thuận lợi, vững vàng trong việc phân tích, giải thích sự phân bố các đối tượng, các khái niệm, quy luật, mối quan hệ nhân quả của các đối tuợng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội trong Atlat

Chương II

HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM, VÀO QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 12

2.1 Mục tiêu cần đạt được khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam vào hoạt động nhận thức một số vấn đề địa lí lớp 12

Qua Báo cáo nâng cao chất lượng học tập cho học sinh thông qua việc

sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, giúp cho giáo viên nắm và vận dụng được cách thức, định hướng cho HS khai thác, sử dụng Atlat một cách hiệu quả trong quá trình nhận thức Khi định hướng học sinh sử dụng Atlát trong khai thác kiến thức địa lí 12, giáo viên cần đạt được mục tiêu:

- Giúp cho học sinh nắm vững kiến thức địa lí tự nhiên lớp

- Vận dụng kiến thức SGK vào việc khai thác kiến thức trong Atlat

- Học sinh khi sử dụng Atlat có thể nắm vững kỹ năng mô tả, trình bày vị trí địa lí, sự phân bố các đối tượng địa lí, tự nhiên, dân cư – xã hội và ngành kinh tế

- Học sinh mô tả, phân tích mối liên hệ nhân quả giữa các đối tượng địa lí trong quá trình làm việc với Atlat

- Phân tích, nắm bắt được khái niệm, quy luật của một số đối tượng địa lí về

tự nhiên, dân cư xã hội và kinh tế

Trang 7

- Qua Atlat, học sinh có thể tự mình làm các bài tập, tự củng cố, kiểm tra đánh giá kiến thức của mình sau khi đã học các bài học trong SGK

2.2 Cách thức, biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam vào hoạt động nhận thức một số vấn đề địa lí lớp 12

* Bước 1:

GV cần nghiên cứu kỹ bài học SGK, xem phần, mục, nội dung nào trong SGK có thể cho học sinh kết hợp làm việc với Atlat

* Bước 2:

GV đưa ra hệ thống các câu hỏi, bài tập…hoặc tình huống, vấn đề cần nhận thức,

từ đó bắt đầu cho học sinh hoạt động

* Bước 3:

Trên cơ sở yêu cầu của câu hỏi, nội dung kiến thức cần đạt được, giáo viên định hướng cho học sinh hoạt động như sau:

- Xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ, xem ký hiệu, chú giải ở trang đầu của Atlat hoặc mục chú thích trong Atlat…

- Lập đề cương cho hoạt động sử dụng Atlat, lên kế hoạch, công việc cho hoạt động

-Tiến hành các thao tác, kỹ năng, phân tích, mô tả, lý giải…, tùy theo yêu cầu của công việc cần đạt được

- Tiến hành kiểm tra lại tính hợp lý, cấu trúc và hệ thống của kết quả đã đạt được so với mục đích, nội dung cần đạt được

* Bước 4:

GV cho học sinh trình bày kết quả, giáo viên đánh giá, xem xét kết quả hoạt động của học sinh, rút ra cho học sinh những kinh nghiệm khi tiến hành sử dụng Atlat trong giải quyết các câu hỏi, bài tập

2.3 Yêu cầu khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, vào hoạt động nhận thức một số vấn đề địa lí lớp 12

* Giáo viên phải nghiên cứu kỹ các vấn đề khi định hướng cho học sinh sử

dụng Atlat, nắm vững kiến thức SGK, thiết lập mối liên hệ kiến thức giữa SGK và Atlat

* Phân cấp độ, mục tiêu học sinh cần đạt được sau khi sử dụng Atlat

- Nghiên cứu kỹ cấu trúc của Atlat, rồi hình dung ra cách thức, biện pháp tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức, làm việc với Atlat

- Nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung bài học, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, phân hóa đối tượng trước khi tổ chức cho học sinh hoạt động, làm việc với Atlat

Trang 8

2.4 Ví dụ minh họa việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat qua một số bài học địa lí Việt Nam, lớp 12.

VD 1:

* Giáo viên đưa ra câu hỏi, xác định mục tiêu, nội dung kiến thức HS phải đạt

được, rồi yêu cầu học sinh hoạt động “Hãy mô tả sự phân bố các vật nuôi: trâu,

bò, lợn và gia cầm Lý giải về sự phân bố của các vật nuôi đó”.

* Giáo viên định hướng cho HS hoạt động, làm rõ những yêu cầu gì?

- Nêu lên sự phân bố các vật nuôi

- Lý giải sự phân bố đó

* Giáo viên chỉ dẫn cho HS quan sát vị trí của các ký hiệu, xem chú giải các

ký hiệu ở trang đầu của Atlat, sau đó cho HS xác định, mô tả sự phân bố chăn nuôi các vật nuôi trên, quan sát ký hiệu hình tượng của các loài vật, sau đó mô tả…

* Sau khi HS mô tả xong, giáo viên yêu cầu học sinh lý giải tại vì sao có sự phân bố đó (GV Định hướng cho HS kết hợp, vận dụng lý thuyết bài học trong SGK để lý giải)

=> Kết quả dự trù hoạt động khai thác Atlat của HS:

- Sự phân bố chăn nuôi:

+ Trâu được nuôi nhiều ở vùng TD – MNBB, BTB

+ Bò được nuôi nhiều ở Duyên Hải NTB, Tây Nguyên, BTB

+ Lợn được nuôi nhiều ở vùng ĐBSH, ĐBSCL và Tây Nguyên

+ Gia cầm được nuôi nhiều ở ĐBSH, ĐBSCL, và vùng BTB

- Lý giải: Trâu được nuôi nhiều ở vùng TD – MNBB, BTB là do ở đây có nhiều đồi núi, có nhiều cánh đồng cỏ để chăn nuôi, trâu thích nghi với khí hậu lạnh và đây là những vùng có nhu cầu sức kéo trong sản xuất NN cao Bò được nuôi nhiều ở Duyên Hải NTB, Tây Nguyên, BTB là do các vùng này có nhiều đồng cỏ, có khí hậu với nền tảng nhiệt độ cao thích nghi cho đàn bò phát triển Lơn và gia cầm được nuôi nhiều ở ĐBSH, ĐBSCL là do đây là hai vùng sản xuất lương thực trọng điểm lớn nhất cả nước, đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào, có diện tích chăn nuôi lớn sau thu hoạch mùa vụ, nhu cầu tiêu thụ lớn và đồng thời ở đây cũng là vùng có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nên tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn, gia cầm phát triển

VD 2:

* Giáo viên đưa ra câu hỏi, xác định mục tiêu, nội dung kiến thức HS phải đạt

được, rồi yêu cầu học sinh hoạt động “Hãy mô tả, làm rõ sự khác biệt về sự phân

bố phát triển các nhà máy thủy điện, nhiệt điện ở nước ta”

Trang 9

- Mục tiêu của hoạt động: Mô tả được sự phân bố của các nhà máy sản xuất điện ở nước ta, lý giải về sự phân bố đó

- Nội dung:

+ Sự phân bố các nhà máy thủy điện, nhiệt điện

+ Tại sao có sự phân bố như vậy

* Giáo viên chỉ dẫn cho HS quan sát vị trí của các ký hiệu, xem chú giải các ký hiệu ở trang đầu của Atlat, sau đó cho HS xác định, mô tả sự phân bố

- Giáo viên chỉ cho học sinh quan sát ký hiệu hình ngôi sao, màu xanh là thủy điện, màu đỏ là nhiệt điện

- Xác định vị trí của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện…, sau đó mô tả…

* Sau khi HS mô tả xong, giáo viên yêu cầu học sinh lý giải tại vì sao có sự phân bố đó (GV Định hướng cho HS kết hợp, vận dụng lý thuyết của các bài học địa lý tự nhiên và bài địa lý các ngành năng lượng vào để lý giải)

=> Kết quả dự trù hoạt động khai thác Atlat của HS:

- Mô tả sự phân bố:

+ Các nhà máy thủy điện nước ta chủ yếu phân bố ở thượng nguồn hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai, Sông khu vực Tây Nguyên như: Xêrêpok, sông Sêsan, với các nhà máy thủy điện như: Hòa Bình, Sơn La, Đa Nhim, Trị An, Yaly, Đrây Hling…

+ Các nhà máy nhiệt điện lại được phân bố ở khu vực đồng bằng, như: ĐBSH – vùng Phụ cận, ĐNB và Đồng bằng SCL, như các nhàn máy nhiệt điện Na Dương, Phả Lại, Uông Bí, Phú Mỹ 1,2,3,4 Bà rịa – Vũng tàu, Cà mau…

- Lý giải: Các nhà máy thủy điện phân bố ở vùng thượng nguồn sông Hồng, sông Đồng Nai và các sông ở Tây Nguyên là đo sông ở đây chảy trên vùng núi, cao nguyên, nên có nhiều thác, ghềnh lớn, làm cơ sở cho xây dựng, phát triển các nhà máy thủy điện Trong khi, ở đồng bằng sông Hồng lại gần nguồn than khai thác ở Quảng Ninh, Phía Nam có nguồn dầu nhập nội, khí đốt khai thác từ thềm lục địa, thuộc các mỏ dầu khí như: Đại Hùng, Rồng, Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Lan Tây, Lan Đỏ…cho nên ở ĐBSH và ĐNB, đồng bằng SCL có cơ sở thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện

KẾT LUẬN

Báo cáo nâng cao chất lượng học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, đã nêu ra biện pháp cách thức đơn giản nhất cho quý thầy, cô giáo định hướng cho học sinh khai thác tri thức từ Atlat, một cách đơn giản, hiệu quả và gắn liền với thực tế dạy học của bản thân

Trang 10

Báo cáo nâng cao chất lượng học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam cũng đã nêu lên một số cơ sở lý luận của việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat trong quá trình nhận thức, như: Khái niệm về cách thức định hướng cho học sinh sử dụng Atlat, các mức độ sử dụng Atlat…, các bước hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat…

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, trình độ nhận thức của học sinh nên Báo cáo nâng cao chất lượng học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam chưa làm rõ một số vấn đề cụ thể hơn, như: Định hướng cho học sinh sử dụng Atlat khi nghiên cứu vùng kinh tế, nghiên cứu các vấn đề tự nhiên…

Ngày đăng: 11/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w