Tiểu luận môn tài chính quốc tế Các đồng tiền chung trên thế giới

25 769 2
Tiểu luận môn tài chính quốc tế Các đồng tiền chung trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nội dung bài thuyết trình môn Tài chính quốc tế Đề tài: “Các đồng tiền chung trên thế giới” Thành viên nhóm 7: 1. Nguyễn Ngọc Tân 2. Đào Trúc Linh 3. Phí Thị Nga 4. Trần Nguyễn Khánh Nguyên 5. Nguyễn Ngọc Anh Thư 6. Nguyễn Cẩm Tú 7. Nguyễn Kim Thuận 8. Cao Đình Hiếu 9. Lê Thị Bích Phượng 10. Nguyễn Đào Xuân Định 11. Nguyễn Hoài Vĩnh Duy ( nhóm trưởng) GVHD: PGS . TS . Lê Phan Thị Diệu Thảo Lớp: T03 Tp.HCM, ngày 27 tháng 4 năm 2013 CÁC ĐỒNG TIỀN CHUNG TRÊN THẾ GIỚI Sự hình thành và Khái niệm đồng tiền chung: Các quốc gia dân tộc đang chuẩn bị hành trang cho 1 kỉ nguyên mới mà 1 trong các đặc trưng cơ bản là xu hướng hợp tác, liên kết giữa các quốc gia để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hôi và mội trường mang tính chất toàn cầu. Ngày nay trong quá trình phát triển của minh, các quôc gia trên thế giới đang từng bước tao lập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết Kinh tế Quốc tế đó. Một trong những kết quả của quá trình liên kết là tạo lập một đồng tiền chung của các quốc gia thành viên. “Đồng tiền chung là 1 đồng tiền được sử dụng chung cho các quốc gia thành viên, các quốc gia để được là thành viên trong khối nước sử dụng đồng tiền chung cần thoã mãn các điều kiện mà khối thành viên quy định. Khi gia nhập đồng tiền chung các quốc gia sẽ được hưởng nhận lợi ích cũng như những thách thức mà đồng tiền này mang lại  Các nước sử dụng đồng tiền chung được gọi là Liên minh tiền tệ - hình thức cao nhất của Liên kết Kinh tế Quốc tế. Chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 đồng tiền chung quan trọng đối với kinh tế thế giới đó là: SDRs, EURO và tren lộ trình hình thành đồng ACR 1.EURO 1.1 Cơ sở hình thành 1.1.1Cơ sở chính trị: - Sau chiến tranh lạnh,thế giới đang hình thành một trật tự mới. Trong khi các nước châu Âu kiệt quệ thì Mỹ lại ngày càng lớn mạnh trong kinh tế cũng như vai trò chính trị. Do đó để đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ đối với thế giới thì việc một Châu Âu thống nhất chặt chẽ hơn là một nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ra đời của một thế giới đa cực. -Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của EU.Ý đồ cho sự ra đời đồng EURO có từ rất sớm, ngay từ khi thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC).Ý đồ đó đã từng bước phát triển qua các bước đi hợp lý như sự ra đời của đơn vị tiền tệ châu Âu (năm 1975), sự ra đời của hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) (năm 1979).mục tiêu là nhằm tạo ra một khu vực ổn định tiền tệ ở châu Âu tránh các dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các nước thành viên xích lại gần nhau hơn. Hệ thống tiền tệ châu Âu đã vận hành tốt và tạo ra một vùng tiền tệ ổn định và giảm được các rủi ro gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng USD và đồng Yên Nhật. 1.1.2Cơ sở kinh tế: -Sự lớn mạnh kinh tế của Mỹ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới(NICS), các quốc gia Đông Nam Á đã làm cho hàng hoá của Châu Âu trở nên yếu thế. Việc thống nhất tiền tệ thúc đẩy nhanh quá trình thống nhất kinh tế trong toàn khu vực, tạo ra một vị trí cạnh tranh mới cho cộng đồng Châu Âu trên thị trường. -Bên cạnh đó với sự phát triển nhanh các mặt của kinh tế các nước thành viên như: thương mại, đầu tư, quan hệ quốc tế Liên minh châu Âu đã phát triển đến tầm cao của liên kết kinh tế quốc tế, đã trở thành một liên minh vững chắc, đã đủ điều kiện và cần thiết để xây dựng liên minh tiền tệ mà nội dung chính của nó là cho ra đời đồng tiền chung. Từ đó nhằm phát triển kinh tế các nước thành viên, tăng cường liên kết giữa các thành viên trong khối củng cố sức mạnh của liên minh. Từ các cơ sở trên cùng với sự nỗ lực của các nước thành viên mà dự án về đồng tiền chung châu Âu được cụ thể hoá trong hiệp ước Maastricht (hiệp ước này thành lập liên minh châu Âu và đưa tới việc thiết lập đồng euro, được kí ở Masstricht, Hà Lan) đã trở thành hiện thực. 1.2 Những đặc điểm cơ bản. 1.2.1.Đặc điểm pháp lý. Đồng EURO là đồng tiền thực thụ và hợp pháp có đầy đủ tư cách pháp lý, là kết quả của các thoả hiệp, cam kết giữa các chính phủ thành viên EU. Cơ sở pháp lý cho sự ra đời của đồng EURO là hệ thống các văn bản pháp quy của liên minh, cao nhất là Hiệp ước (Maastricht) và các nghị quyết có liên quan được Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Hội đồng các Bộ trưởng kinh tế tài chính châu Âu phê chuẩn. Bên cạnh đó là hệ thống pháp luật của mỗi nhà nước thành viên phải ban hành các văn bản luật và dưới luật cần thiết khác đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý cho đồng EURO ra đời và thay thế hợp pháp và vĩnh viễn các đồng tiền quốc gia đã lưu hành từ bao đời nay. Đồng EURO có cơ quan điều hành độc lập và chịu trách nhiệm là ngân hàng TW châu Âu (ECB). 1.2.2.Cơ sở xác định giá trị. Giá trị của đồng tiền trước hết được quyết định bởi thực lực kinh tế của nước phát hành.Giá trị nội bộ của đồng tiền được quyết định bởi tình trạng biến động giá trị sản xuất quốc dân của nước đó. Giá trị bên ngoài của đồng tiền thì được quyết định bởi tình trạng thu chi quốc tế (cán cân thanh toán) của nước đó. Đồng EURO là đồng tiền chung của toàn khối vì vậy giá trị của đồng EURO được quyết định bởi thực lực kinh tế của toàn khối và tình trạng cán cân thanh toán của các nước trong khối với các nước ngoài khối quyết định. Trong hiệp ước Maastricht và hiệp ước Amsterdam đã quy định vào ngày trước khi đồng EURO đi vào sử dụng 31 – 12 – 1998, giá trị của đồng EURO ngang với giá trị của đồng ECU, nghĩa là tỉ giá hối đoái EURO/ECU = 1. Do vậy, giá trị của đồng EURO được xác định thông qua giá trị của đồng ECU. Giá trị của đồng ECU do 15 đồng tiền quốc gia của EU bình quân lại sau khi đã tính thêm như công thức: Trong đó: di là giá trị của đồng tiền quốc gia ai là hệ số thêm của đồng tiền quốc gia D/Ecu là giá trị của đồng ECU. Hệ số thêm vào dùng để bình quân được xác định theo địa vị ngoại thương và giá trị sản xuất quốc dân nhiều, ít của các nước thành viên. Như vây, đồng EURO trước khi ra đời đã có cơ sở xác định rõ ràng, điều này góp phần giúp đồng EURO có thể trụ vững trên thi trường quốc tế. 1.2.3 Hình thái vật chất của đồng EURO. Đồng EURO được thể hiện dưới hai hình thái: Tiền giấy và tiền xu theo những đặc điểm yêu cầu kỹ thuật và hình thức đã được hội đồng Châu Âu họp tháng 12 năm 1995 và Amsterdam tháng 6 năm1997 chính thức phê duyệt như sau: Về tiền giấy: Có bẩy loại tiền giấy: loại 5 EURO màu ghi, loại 10 EURO màu đỏ, 20 EURO màu xanh lơ, 50 EURO màu da cam, loại 100 EURO màu xanh lá cây, loại 200 EURO màu vàng, 500 uero màu tím. Các tờ giấy bạc EURO có hai mặt, một mặt mang biểu tượng quốc gia, mặt kia thể hiện biểu tượng chung của liên minh mang tính chất bắt buộc phải có như: Tên gọi thống nhất là “EURO”, chữ ký của thống đốc ECB, và chữ viết tắt của ngân hàng Châu Âu bằng năm thứ tiếng: ECB (viết tắt bằng tiếng Anh), BCE (viết tắt bằng tiếng Pháp), EZB, EKT, EKP. Giấy bạc EURO do ngân hàng nhà nước thành viên chịu trách nhiệm in. Về tiền kim loại: Có tám loại tất cả đều hình tròn, với các kích cỡ khác nhau, độ dày mỏng, nặng nhẹ khác nhau trong đó loại 1,2,5 cent màu đồng , loại 10,20,50 màu vàng, loại 1 và 2 EURO có 2 màu: ở giữa màu trắng do ba lớp kim loại tạo lên (đồng kền/kền/đồng kền ), vành ngoài màu đồng thau. Ngược lại đồng 2 EURO ở giữa màu vàng, được tạo bởi ba lớp: Đồng thau/kền/đồng thau, vành ngoài màu trắng làm bằng hợp kim đồng kền. Với số lượng dự tính không ít hơn 13 tỷ tiền giấy và 70 tỷ tiền kim loại sẽ đi vào lưu thông từ ngay 1/1/2002. Công việc in và đúc là công việc nặng nề cả về số lượng và các yêu cầu an toàn: Như chống làm giả cũng như mức độ tiện lợi cho việc sử dụng đồng tiền cho mọi đối tượng, kể cả người mù lẫn máy rút tiền tự động. Công việc in và đúc do các ngân hàng trung ương nước thành viên thực hiện. 1.3 Chức năng của đồng EURO. Đồng EURO là một đồng tiền thực thụ đưa vào lưu thông với đủ tư cách pháp lý, có chức năng cơ bản là một đồng tiền quốc tế(4 chức năng) (khác với đơn vị tiền tệ ECU là đồng tiền nặng về danh nghĩa, không có hình thái vật chất cụ thể). Cơ sở để khẳng định đồng EURO sẽ được đảm nhiệm các chức năng trên vì: - Đồng EURO là một đồng tiền thực thụ. - Là một đồng tiền được đảm bảo bằng một khối kinh tế lớn mạnh. - Được lưu hành trong một thị trường lớn nhiều tiềm năng. - Có cơ quan điều hành độc lập. - Được thừa hưởng sức mạnh từ các đồng NCU phần lớn là các đồng tiền mạnh đã được đảm nhiệm các chức năng cơ bản của đồng tiền quốc tế như đồng DM, đồng fance 1.4 .VỊ THẾ CỦA ĐỒNG ERO Sau khi đồng EURO ra đời, năm 2001, khối lượng tiền giấy Euro với 592 tỷ Euro đã vựơt qua tổng khối lượng Đô la xanh của Hoa Kỳ là 579 tỷ USD. Đồng Euro ngày càng được các công ty cũng như các chính phủ từ Trung Quốc đến Trung Đông chấp nhận nhiều hơn như một ngoại tệ dự trữ . Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999, 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỉ đô la trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng Đô la Mỹ, 880 tỉ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yen và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ. Tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001 xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời. Giá trị Euro trong lưu hành đã vượt qua đồng USD lần đầu tiên vào năm 2006. Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), dự trữ ngoại tệ toàn cầu trong quí 1 -2006 xấp xỉ 4,34 ngàn tỷ USD. Trong số đó, đồng USD chiếm 66,3% và đồng Euro 24,8%. Năm 2009, đồng Euro chiếm 27,3% dự trữ ngoại tệ toàn cầu, tăng so với mức 27% của năm trước đó. Trong khi đó, thị phần tương ứng của đồng USD là 62,2% và đồng yên Nhật là 3%. Tuy nhiên, giá trị của đồng Euro đã giảm mạnh so với USD trong những tháng đầu năm 2010, bắt nguồn từ những lo ngại về tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công tăng vọt tại nhiều nước thành viên khu vực đồng Euro. 1.4.1.Tác động tích cực của đồng EURO về mặt kinh tế -Thị trường chung Châu âu trở nên đồng nhất và hiệu quả hơn -Tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch ngoại hối: Người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở mỗi nước thành viên sẽ bớt được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế, tiết kiệm được một khoản tiền 100 tỷ mác hoặc không dưới 1% GDP của các nước thành viên. Hơn nữa, đối với người dân các nước sử dụng đồng EURO giúp việc di chuyển dễ dàng giữa các nước thành viên mà không cần phải lo đến việc đổi tiền. -Giảm rủi ro và chi phí bảo hiểm rủi ro Sự ra đời của đồng EURO sẽ giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia cũng như việc đầu cơ tiền tệ. -Tăng cường hoạt động thương mại giữa các nước thành viên Mọi hàng hoá bày bán trong các nước thành viên đều được niêm yết giá bằng đồng EURO nên sẽ làm giảm sự chênh lệch giá hay phiền phức về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia -Tăng đầu tư và du lịch quốc tế 1.4.2.Tác động tiêu cực của đồng EURO -Mất quyền tự chủ trong hoạch định chính sách tiền tệ Các nước khi tham gia vào liên minh tiền tệ sẽ không được áp dụng chính sách tiền tệ của riêng mình, đặc biệt là các công cụ lãi suất và tỉ giá. Chính vì thế mà các nước này cũng không thể can thiệp một cách chủ động vào tính hiệu quả của các chính sách về phát triển kinh tế, trợ cấp thất nghiệp, kìm chế lạm phát và bất bình đẳng thu nhập. Ngoài ra, các quốc gia thành viên khu vực đồng Euro chấp thuận một ngân hàng trung ương chung, một chính sách tiền tệ chung nhưng không chấp thuận một chính sách thuế chung, vì mỗi quốc gia có một nhà nước riêng thì cần có ngân sách riêng với hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính kèm. Điều này hợp lý nhưng lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung bởi vì chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau. Cụ thể, lãi suất trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt. Lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định. Quyết định của bộ tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng quốc gia. Đối với một số nước có năng lực cạnh tranh kém hơn, thâm hụt ngân sách lớn hơn các quốc gia khác trong khối, để bình ổn nền kinh tế, phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng. Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi trả chỉ còn là vấn đề thời gian. • Mất tự chủ trong chính sách kinh tế vĩ mô Mỗi quốc gia có lựa chọn về mức độ lạm phát-công ăn việc làm khác nhau. Khi tham gia liên minh tiền tệ, phải áp dụng một chính sách kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động kinh tế. Điều này gây ra sự mất tự chủ của các nước thành viên khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát và thất nghiệp ở ngoài tầm kiểm soát. • Bất bình đẳng khu vực Việc hình thành Liên minh tiền tệ châu Âu khiến cho một số quốc gia thu được lợi ích nhiều, một số quốc gia thu được lợi ích ít hơn. Nó kích thích vốn và lao động di chuyển từ khu vực (quốc gia) có năng suất lao động thấp đến nơi có năng suất lao động cao. Điều này tạo ra hậu quả xã hội khá nghiêm trọng.Tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách. • Chi phí thời kỳ quá độ Khi quyết định sử dụng đồng tiền chung các quốc gia thành viên phải chịu chi phí gọi là chi phí thời kì quá độ bao gồm chi phí thu hồi đồng bạc hiện hành, in đồng bạc chung ,thay đổi hệ thống thông tin phù hợp với đồng tiền chung. Như vậy, có thể thấy Liên minh tiền tệ vẫn có những hạn chế riêng của nó. Chính sự gắn kết này làm cho khủng hoảng từ nội bộ một hoặc vài nước lan rộng ra toàn khu vực liên minh và đem lại hậu quả khủng khiếp. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2008, đã tác động tiêu cực đến không chỉ nội bộ các nước thành viên EU mà còn đến cả các nền kinh tế thế giới. 1.5 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu âu: • Nguyên nhân đầu tiên và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập là tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008. Để cứu vãn nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, các chính phủ đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển. Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách và nợ công một cách đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng này diễn ra tại hầu hết các nước trên thế giới, không chỉ có Hy Lạp và EU. Do vậy, bên cạnh các tác nhân bên ngoài, Hy Lạp còn có những nguy cơ tiềm ẩn - đó là các yếu tố nội sinh của khu vực đồng tiền chung. • Việc không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liên minh tiền tệ • Tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực • Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 1.5.1 Nguyên nhân khủng hoảng nợ công Hy Lạp Tác nhân bên ngoài và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Để cứu vãn nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, chính phủ Hy Lạp đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển Chính sách "vung tay quá trán" và "căn bệnh thành tích" đã khiến Hy Lạp trượt sâu trong vũng lầy nợ công. Thực chất, nợ không phải là điều gì xấu, nhưng vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia là mức nợ ấy phải rõ ràng và trong tầm kiểm soát. Ở trường hợp Hy Lạp, có thể thấy rằng khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ sự "lạm chi" và sự lơi lỏng của EU khi Brussel sốt ruột muốn đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Hy Lạp. Nói cách khác, những "ảo tưởng" về một viễn cảnh mới, về ánh hào quang của EU đã khiến Athens phớt lờ mọi cảnh báo, tiếp tục mạnh tay chi tiêu và hậu quả nhãn tiền đều như người ta đã thấy. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào những nguyên nhân riêng có của Hy Lạp. • Nạn nhân của bệnh thành tích Có nhiều dẫn chứng thuyết phục cho thấy chính việc châu Âu nhiều lần làm ngơ trước các hành xử vô nguyên tắc của thành viên khiến Hy Lạp ra nông nỗi ngày nay. Theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung, các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, theo những quy định của Hiệp ước này, Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung Châu Âu vào tháng 5/1998. Nhưng 2 năm sau, ngày 1/1/2001, mặc dù chưa đủ chuẩn, Hy Lạp cũng được chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng. • Tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực Quá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng - hàng hóa, vốn và sức lao động được tự do hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, hội nhập cũng có mặt trái của nó.Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức. Việc gia nhập vội vã của Hy Lạp đã bộc lộ những mặt trái của nó.Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp, năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao. Ngoài ra, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách. • Thiếu sót trong cơ cấu của Hiệp định Maastricht- Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính Trong điều kiện nền kinh tế không có khủng hoảng, việc duy trì cam kết giữ mức thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức 3% GDP và tổng nợ công không được vượt quá 60% GDP không gặp khó khăn gì đặc biệt. Nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, hầu hết các nước tham gia hệ thống đồng euro đã buộc phải phá rào trước cả hai điều khoản nói trên để cứu nguy ngành ngân hàng, và qua đó, cứu nguy nền kinh tế. Đặc biệt, đáng lo ngại là mức thâm hụt ngân sách của 4 nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai Len, Hy Lạp đã lên tới 9-14%, vượt xa quy định của Hiệp ước Maastricht. Hy Lạp là mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền Euro.Trước khủng hoảng, nước này có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong khối EU nhờ tập trung phát triển các ngành dịch vụ, ngân hàng, du lịch và địa ốc.Tuy nhiên, kinh tế ngầm chiếm tới hơn 30% GDP và sản xuất kém phát triển nên nước này luôn phải nhập siêu. Khủng hoảng nổ ra, nợ công lên tới 115% GDP (gấp đôi quy định của hiệp ước) và thâm hụt ngân sách quốc gia là 14% GDP (cao hơn quy định 3,5 lần). Khả năng thanh toán nợ của Chính phủ Hy Lạp bị nghi ngờ và các nhà đầu tư vội vã rút vốn khỏi Hy Lạp và không cho Chính phủ nước này vay thêm tiền. Việc cam kết giảm thâm hụt ngân sách về mức 3% được xem như bất khả thi do: thứ nhất, Hy lạp không thể hạ giá đồng euro để khuyến khích xuất khẩu, thứ hai là Chính phủ không thể tự ý điều chỉnh lãi suất cơ bản để vực dậy nền kinh tế. Nếu đứng ngoài khối euro, làm hai việc trên không khó đối với Hy Lạp. Đồng tiền chung hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu bao gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 16 ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên. ECB điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Tuy nhiên, yếu kém trong thanh khoản của Hy Lạp đã làm lộ ra thiếu sót mang tính cơ cấu trong chính sách tiền tệ chung: Các quốc gia thành viên khu vực đồng euro chấp thuận một ngân hàng trung ương chung, một chính sách tiền tệ chung nhưng không chấp thuận một chính sách thuế chung. Nguyên nhân sâu xa là mỗi quốc gia có một nhà nước riêng và nhà nước riêng thì cần có ngân sách riêng với hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính kèm. Điều này hợp lý nhưng lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung bởi vì chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau. Cụ thể, lãi suất trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt. Lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định. Quyết định của bộ tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng quốc gia. Đối với một số nước có năng lực cạnh tranh kém hơn, thâm hụt ngân sách lớn hơn các quốc gia khác trong khối, để bình ổn nền kinh tế, phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng. Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi trả chỉ còn là vấn đề thời gian. Ngoài ra, so với các quốc gia khác, khoản chi phúc lợi - an sinh xã hội và thu thuế của EU rất cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thật vậy, Mỹ có thu nhập bình quân đầu người là 34.320 đô la nhưng chỉ dành 19,4% GDP chi phúc lợi và an sinh xã hội. Con số tương tự ở Nhật là 25.130 đô la Mỹ/người và 18,6%. Trong khi đó, tại EU, tỷ lệ này dao động từ trên 20-38,2%. Để có tiền chi phúc lợi và an sinh xã hội, các nước buộc phải gia tăng các khoản thuế. Thực tế cho thấy, tỷ lệ thu thuế tính trên GDP của các nước trong khối EU cũng tăng vượt trội so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Tỷ lệ này biến động từ trên 30-50% GDP. Là một thành viên của EU, trong các hoạt động kinh tế đối ngoại với các quốc gia ngoài EU, Hy Lạp cũng gặp những khó khăn tương tự.Không chỉ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, Hy Lạp còn bị thất thế trong các giao dịch nội khối.Là một quốc gia nhỏ, nghèo tài nguyên, năng lực cạnh tranh của Hy Lạp giảm. Mặc dù Hy Lạp thiết lập một tỷ lệ thu thuế và chi phúc lợi và an sinh xã hội ở mức trung bình của khu vực đồng tiền chung, nhưng nó cũng làm tăng mức thâm hụt ngân sách, tạo áp lực gia tăng nợ công. • Sự yếu kém trong điều hành đất nước của chính phủ Hy Lạp Gia nhập khu vực đồng tiền chung euro năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế. Đáng buồn thay, đây lại là nguyên nhân khiến quốc gia này lâm vào cảnh “chúa chổm”. Dễ dàng hút vốn đầu tư nước ngoài, trong gần một thập kỷ qua, Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ ơ-rô. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý.Nhưng điều này không xảy ra, nhà chức trách dường như “ngủ quên” trên núi tiền có được nhờ vay nợ.Nói đúng hơn, Chính phủ Hy Lạp chỉ biết chi tiêu (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) chứ hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ. Một ví dụ dễ thấy nhất là công tác tổ chức Thế vận hội Olympic Athens 2004, một thế vận hội hoành tráng nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch sử. Chi 12 tỷ euro (cao hơn tới 10 tỷ so với dự kiến) nhưng không cho phép bất cứ một biển hiệu quảng cáo nào được xuất hiện trên đường phố, Chính phủ Hy Lạp đã khiến ngân sách quốc gia năm 2004 thâm hụt tới 6,1% (so với GDP) trong khi giới hạn mà khối EU cho phép là 3%. • Cơ cấu vốn vay bất hợp lý: chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn [...]... thành đồng ACU càng cần thiết ,đóng góp rất lớn thúc đẩy kinh tế châu Á phát triển, củng cố thêm quá trình liên kết kinh tế châu Á, phù hợp với trào lưu toàn cầu hóa 2.1 SỰ HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á (ACU) 2.1.1 Khái quát đồng ACU - Đồng ACU, đồng tiền chung Châu Á là đơn vị tiền tệ dự tính cho các nền kinh tế trong ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc) - Đồng ACU lấy ý tưởng từ đồng Euro của các. .. tương đối của mỗi đồng tiền thành phần của cả hệ thống sẽ được tính toán dựa trên tổng sản phẩm quốc nội và giá trị thương mại của quốc gia sử dụng đồng tiền cũng như giá trị của đồng tiền đó - Các đồng tiền của Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc sẽ có giá trị lớn hơn trong hệ thống các đồng tiền được dùng làm cơ sở tính toán 2.1.2 Tác động của ACU * Đối với khu vực: Những lợi thế về kinh tế: + Thuận lợi... thức thể hiện của nó là đồng tiền chung -Sự ra đời của đồng EURO tạo tiền đề thuận lợi cho sự ra đời của đồng tiền chung châu Á – ACU: Dù hiện nay, châu Âu cũng đang gặp một số vấn đề khó khăn với với đồng tiền chung của mình, nhưng trên hết EURO vẫn chứng tỏ được vị thế vai trò của mình Chính vì vậy, đồng EURO tạo tiền đề quan trọng cho ý tưởng hình thành đồng tiền ACU Hay chính những thất bại và... ra các nước về cơ hội và môi trường đầu tư ở Việt Nam.Cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn chưa có đủ thông tin thông qua Internet hoặc các websites • Điều chỉnh chính sách tài chính - tiền tệ Chính sách tài chính - tiền tệ, đặc biệt là chính sách tỷ giá hối đoái có vị trí quan trọng hàng đầu trong các chính sách thương mại Trong quá trình hội nhập AFTA hướng tới hình thành đồng tiền chung, nền kinh tế. .. Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương các quốc gia thành viên trong Khu vực đồng tiền chung Châu Âu vừa đưa ra thông tin về bộ tiền giấy thế hệ thứ hai của đồng Euro dự kiến phát hành vào tháng 5 năm 2013 2.Nhu cầu hình thành đồng ACU * Xuất phát từ thực tế: - Sau khủng hoảng tài chính – kinh tế châu Á năm 1997, các nước châu Á liên tục hợp tác chặt chẽ về kinh t tài chính và người ta cũng đã tính đến... hơn trong các nỗ lực tập thể, tính khả thi của các chính sách đồng tiền chung bị hạn chế Một số khó khăn khác như: *Tranh chấp biên giới giữa các quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc giao tranh về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Thái Lan và Campuchia về ngôi đền Prếch-vihia Đồng tiền chung châu Á chỉ ra đời khi các vấn đề về tranh chấp trên được giải quyết sớm * Sự khác nhau về tôn giáo Nếu như các thành... là một đồng tiền thực mà mới dừng lại là chỉ số đại diện cho một rổ tiền tệ, tức là một chỉ số bình quân gia quyền của đồng tiền các nước Đông Á, đóng vai trò như một chuẩn mực để đánh giá các biến động tiền tệ trong khu vực - Đơn vị tiền tệ mới này được phát hành trên cơ sở giá trị trung bình của 15 đồng tiền của 15 nền kinh tế Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước... động bởi những vấn đề chính trị, khủng hoảng nợ và động đất Đây là lúc thế giới hướng tới đồng tiền ổn định SDR - Trong một bối cảnh như vậy, việc tăng cường sử dụng đồng SDR có lẽ là một hướng đi mới, giúp ổn định được thị trường tiền tệ thế giới Thế giới sẽ không rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào một đồng tiền nhất định, và sẽ xảy ra bất ổn khi Chính phủ phát hành đồng tiền đó gặp rắc rối - Một... Châu Á * Đối với thế giới: + Trong quá trình giới thiệu một đồng tiền chung, tiến trình tự do hóa kinh tế sẽ được giải quyết (bao gồm tự do hoá thương mại khu vực và các giao dịch vốn), làm cho việc tiếp cận đến thị trường Châu Á dễ dàng Tự do hóa thương mại toàn cầu và giao dịch vốn sẽ thúc đẩy sự ổn định nền kinh tế toàn cầu + Xét về lợi thế chính trị, việc giới thiệu một đồng tiền chung Châu Á sẽ... soán ngôi nền kinh tế số 1 trong thập kỷ tới, làm cường quốc số 1 ở châu Á và cả thế giới Ngoài ra, chúng ta còn biết đến các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ… Các nền kinh tế trên góp phần đưa châu Á lên vị thế mới trên trường quốc tế Nó cũng thể hiện đang có sự chuyển dịch từ phương Tây sang phương Đông Điều này thúc đẩy các nước châu Á phải có sự liên minh chặt chẽ hơn để đưa vị thế của mình lên . hưởng sức mạnh từ các đồng NCU phần lớn là các đồng tiền mạnh đã được đảm nhiệm các chức năng cơ bản của đồng tiền quốc tế như đồng DM, đồng fance 1.4 .VỊ THẾ CỦA ĐỒNG ERO Sau khi đồng EURO ra đời,. thành viên. Đồng tiền chung là 1 đồng tiền được sử dụng chung cho các quốc gia thành viên, các quốc gia để được là thành viên trong khối nước sử dụng đồng tiền chung cần thoã mãn các điều kiện. Nội dung bài thuyết trình môn Tài chính quốc tế Đề tài: Các đồng tiền chung trên thế giới Thành viên nhóm 7: 1. Nguyễn Ngọc Tân 2. Đào Trúc Linh 3. Phí

Ngày đăng: 11/05/2015, 01:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan