1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn tài chính quốc tế tìm hiểu về đầu tư gián tiếp quốc tế vào việt nam và của việt nam ra nước ngoài

28 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài: Tìm hiểu về đầu tư gián tiếp quốc tế vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Thị Kim Hoa Nhóm thực hiện : 08 Học viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuỳ Trang Trịnh Tuấn Trung Trần Ánh Tuyết Bouasone VILAYVONG Bounpasong XAIYAPHONE Trần Hải Yến Lớp : CH21H HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2013 2 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN 3 MỤC LỤC MỤC LỤC 4 LỜI NÓI ĐẦU 5 I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP FPI 6 1. Khái niệm và đặc trưng của đầu tư gián tiếp nước ngoài 6 1.1. Khái niệm 6 1.2. Đặc trưng của FPI 6 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI) 6 2.1. Nhân tố chính trị 6 2.2. Nhân tố kinh tế 7 2.3. Nhân tố văn hóa - xã hội 7 2.4. Nhân tố pháp lý 7 3. Tác động tích cực và tiêu cực của FPI 8 3.1. Những tác động tích cực 8 3.2. Một số tác động tiêu cực 9 II. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 10 1. Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gian tiếp nước ngoài tại Việt Nam 10 1.1. Sự cần thiết thu hút FII 10 1.2. Tiềm năng thu hút FII của Việt Nam 11 2. Thực trạng đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam 11 2.1. Nhìn lại chặng đường phát triển và thu hút vốn FII của Việt Nam 11 2.2. Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài từ năm 2006 đến nay 13 III. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 19 1. Các hình thức đầu tư 19 1.1. Đầu tư của chính phủ 19 1.2. Đầu tư của các doanh nghiệp 21 2. Mục tiêu đầu tư 22 IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP 23 1. Đánh giá chung 23 1.1. Đánh giá về tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam 23 1.2. Đánh giá về tình hình đầu tư gián tiếp Việt Nam ra nước ngoài 23 2. Một số giải pháp kiểm soát và điều tiết FPI 25 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 4 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với đầu tư trực tiếp (FDI), dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Sự tham gia của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam và sự đầu tư gián tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, FPI là nguồn vốn lớn với tốc độ nhanh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn vốn từ FPI có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế vi mô và vĩ mô. Thông qua nguồn vốn FPI từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó việc đầu tư gián tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như có nhiểu ảnh hưởng tới thị trường vốn nói chung và thị trường tài chính quốc tế nói riêng. Bên cạnh tác động tích cực của đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng như đầu tư gián tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài, cũng có không ít tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nước ta. Vì vậy việc xây dựng cơ chế kiểm soát, điều tiết dòng vốn FPI vào và ra khỏi Việt Nam là vần đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến Việt Nam cả vấn đề vi mô và vĩ mô, do thời gian có hạn cho nên nhóm trình bày chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ bản vì vậy khó tránh khỏi những hạn chế, vì vậy chúng em rất mong có sự góp ý của cô để nhóm có thể củng cố thêm vốn hiểu biết còn hạn chế của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 5 I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP FPI 1. Khái niệm và đặc trưng của đầu tư gián tiếp nước ngoài 1.1. Khái niệm Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo quy định trong khoản 3, điều 3 của LUẬT ĐẦU TƯ mới: “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các quy định chế tài trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.” 1.2. Đặc trưng của FPI - Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp và phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán. - Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong trực tiếp đầu tư (FDI). FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính. Như vậy có thể thấy, FPI là một khái niệm khá mới mẻ, nhất là ở nước ta, vì chúng xuất hiện và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán quốc gia và quốc tế. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI) 2.1. Nhân tố chính trị Đối với nhân tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Khi đó một đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo sẽ bước đầu gây chọ được tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm ăn cũng như có thể định cư lâu dài. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để kéo theo sự ổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội. Đó cũng chính là lý do tại sao các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coi trọng yếu tố chính trị đến vậy. 6 2.2. Nhân tố kinh tế. Đối với nhân tố kinh tế, bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triển hoặc đang phát triển đều cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước tùy theo các mức độ khác nhau. Những nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư thì một quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn. Nó sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cũng như khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, rộng hơn. Còn tài nguyên thiên nhiên, đối với những nước đang phát triển thì đây là một trong những lợi thế so sánh của họ. Bởi nó còn chứa đựng nhiều tiềm năng do việc khan hiếm vốn và công nghệ nên việc khai thác và sử dụng còn hạn chế, đặc biệt là những tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt … đó là những nguồn sinh lời hấp dẫn thu hút nhiều mối qua tâm của các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới. 2.3. Nhân tố văn hóa - xã hội. Môi trường văn hóa – xã hội ở nước nhận đầu tư cũng là một vấn đề được các nhà đầu tư rất chú ý và coi trọng. Hiểu được phong tục tập quán, thói quen, sở thích tiêu dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc triển khai và thực hiện một dự án đầu tư. Thông thường mục đích đầu tư là nhằm có chỗ đứng hoặc chiếm lĩnh thị trường của nước sở tại với kỳ vọng vào sức tiêu thụ tiềm năng của nó. Chính vì vậy, mà trong cùng một quốc gia, vùng hay miền nào có sức tiêu dùng lớn, thu nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếu tiêu dùng tăng thì sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn. Ngoài ra để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiện thực hóa và đi vào hoạt động đòi hỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo một cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đầu tư kể từ lúc bắt đầu triển khai, xây dựng dự án cho đến giai đoạn sản xuất kinh doanh khi dự án đi vào hoạt động. Đó là cơ sở hạ tầng công cộng như giao thông, liên lạc… các dịch vụ đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất như điện, nước cũng như cácdịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như ngân hàng - tài chính. Bên cạnh đó nước sở tại cũng cần quan tâm đến việc trang bị một cơ sở hạ tầng xã hội tốt, đào tạo đội ngũ chuyên môn có tay nghề, nâng cao trình độ nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân, luôn ổn định tình hình trật tự an ninh - xã hội, có như vậy mới tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 2.4. Nhân tố pháp lý. Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động của nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hoạt động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động 7 đầu tư. Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 3. Tác động tích cực và tiêu cực của FPI 3.1. Những tác động tích cực Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Vốn ĐTGTNN gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ "nhìn gương" các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả là tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng, thì đó sẽ là một sự bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả nước ngoài, cũng như trong nước. Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn ĐTGTNN sẽ làm cho TTTC (đặc biệt là TTCK) Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường này trong thời gian qua. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn ĐTGTNN này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính - chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể TTTC nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam. Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả bề rộng lẫn bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hoá trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và trong nước. Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, từ người dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới các hình thức trực tiếp tự mình hay thông qua các 8 định chế tài chính trung gian để mua - bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác của Việt Nam trên TTTC trong nước và nước ngoài=> mức sống cao hơn. Hơn nữa, thông qua quá trình tham gia đầu tư gián tiếp này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp "cọ xát", rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh thị trường, hiện đại. Thứ tư, Góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn. Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ ưa lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng phát triển tốt trong tương lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình "chọn lọc nhân tạo", "bỏ phiếu" cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn. Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến TTTC, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, TTTC nói riêng sẽ được cải thiện hơn. 3.2. Một số tác động tiêu cực Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài. Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất (công đoàn nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất), khó chuyển đối hoặc thanh khoản, vốn ĐTGTNN được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên TTTC, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuý theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc trưng nổi bật này cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn ĐTGTNN đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu "tháo chạy" đồng loạt trên phạm vị rộng và số lượng lớn sẽ dẫn đến khủng hoảng. Thứ hai, Làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức "vượt ngưỡng" 9 nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất - kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hoá thành tính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoá thành nhà đầu tư trực tiếp. Thậm chí, về lôgíc, quá trình "diễn biến hoà bình" này đạt tới quy mô và mức độ nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của doanh nghiệp và quốc gia. Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế như: hoạt động lừa đảo, họa động rửa tiền, họa động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và các họa động khủng bố… Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và các tác động mặt trái của dòng vốn gián tiếp, nhất là khi chúng diễn ra một cách có tổ chức sẽ gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và tàm tăng tính dễ tổn thương, có thể gây lạm phát cao trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. II. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 1. Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gian tiếp nước ngoài tại Việt Nam 1.1. Sự cần thiết thu hút FII Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2005-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn mà hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK).Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá 10 [...]... nhưng vốn đầu tư gián nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn 4,5% trên GDP Việt Nam và chỉ bằng 42,1% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2005 • Trước và sau khủng hoảng tài chính Thực tế đã có một dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 90 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa và lần đầu tiên có Luật Công ty,Luật Đầu tư nước ngoài Trong... tư gián tiếp (ĐTGT) của các nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài là rất hạn chế, một mặt do khuôn khổ pháp lý chưa có những quy định cụ thể cho việc đầu tư ra nước ngoài và phần nào đó là việc tìm hiểu thông tin về các loại chứng từ có giá của nước ngoài còn hạn chế, hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư Việt Nam thời gian qua là đầu tư thông qua thị trường chứng khoán của nước ngoài Nhu cầu đầu. .. đầu tư nước ngoài trên thị trường tư do (OTC) thì không kiểm soát được 1.2 Đánh giá về tình hình đầu tư gián tiếp Việt Nam ra nước ngoài Nhu cầu đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư cá nhân và pháp nhân Việt Nam đang hiện hữu và có xu hướng ngày càng tăng khi TTCK Lào và Campuchia hình thành và mở cửa Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chưa có quy định và thể chế cụ thể về việc đầu tư gián. .. kinh tế - xã hội 2 Thực trạng đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam 2.1 Nhìn lại chặng đường phát triển và thu hút vốn FII của Việt Nam Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam với sàn giao dịch đầu tiên tại TPHCM vào tháng 7-2000 và sàn giao dịch Hà Nội vào tháng 3-2005 cùng với sự phát triển nhanh và ổn định của nền kinh tế đã giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. .. trong nước IV MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP 1 Đánh giá chung 1.1 Đánh giá về tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam Nhìn chung, tình hình vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh trong đầu năm 2013 Các nhà đầu tư quốc tế đang mua vào cổ phiếu Việt Nam với tốc độ mạnh mẽ nhất trong vòng 5 năm trở lại đây Họ bị hấp dẫn bởi mức giá rẻ nhất ở Đông Nam Á và. .. một cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tiếp theo Đặc biệt đầu tư gián tiếp của nước ngoài ròng đổ vào Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD,tăng mạnh so với mức 861 triệu USD của năm 2005 do quản lý hoạt động đầu tư gián tiếp đã thông thoáng theo hướng nâng tỷ lệ tham gia đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài lên 49% Năm... 2/2009), chỉ số chứng khoán Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu thế giới với mức tăng 80,48% Đặc biệt, các nhà đầu tư Mỹ rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam Việc cởi mở ngành dịch vụ Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư Mỹ Gần 50% vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là của các nhà đầu tư Mỹ Sở dĩ các nhà đầu tư Mỹ tăng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là do: Thứ nhất, nhờ... lên B1 và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài Chính vì thế từ đầu năm 2006 đến nay, dòng vốn đầu tư gián tiêp nước ngoài đổ mạnh vào thị trường Việt Nam. Nếu không tính đến dòng vốn đầu tư trực tiếp thì từ đầu năm đến nay có khoảng 12 quỹ thành lập với tổng số vốn khoảng trên 750 triệu USD 2.2 Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài từ... Bloomberg, đầu tư gián tiếp vào các nước đang phát triển giảm 34% năm 2009 (khoảng 600 tỉ USD) Vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2009 lên tới 500 triệu USD và đạt khoảng 600 triệu USD năm 2009 (tư ng đương với dòng vốn rút ra của năm 2008) Mặc dù chứng khoán Việt Nam giảm nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế mởi nổi nhận được dòng vốn đầu tư ròng vào danh mục đầu tư. .. thấy vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn của nước ngoài vào nhiều,tỉ lệ đó chỉ khoảng 1%, là không đáng kể Đa số nhà đầu tư nước ngoài hiện nay (vào TTCK) là dạng đầu tư chiến lược, họ đặt kỳ vọng khoảng 10-15 năm sau, đó là dấu hiệu tốt cho TTCK Việt Nam. Hơn nữa, thực tế các nhà đầu tư quốc tế ngắn hạn có thể chưa có điều kiện quan tâm đến TTCK mới nổi như Việt Nam Biểu đồ: Cán cân vốn của Việt Nam 2004-2007 . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài: Tìm hiểu về đầu tư gián tiếp quốc tế vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài Giảng viên hướng. tham gia của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam và sự đầu tư gián tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đối. giá về tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam 23 1.2. Đánh giá về tình hình đầu tư gián tiếp Việt Nam ra nước ngoài 23 2. Một số giải pháp kiểm soát và điều tiết FPI 25 KẾT LUẬN 27 TÀI

Ngày đăng: 03/02/2015, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w