Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt nuôi trong nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và Xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc Tylosin và Enrofloxacin
Lời cảm ơn Sau hơn 4 năm học tập, rèn luyện tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sự kính trọng sâu sắc tới: Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban lãnh đạo, Cán bộ xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương. Cùng tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành bản khóa luận này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Ts Nguyễn Đức Hùng trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 03 năm 2011 Sinh viên Trương Thị Ngọc Mai Lời nói đầu Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng và không thể thiếu được trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và trường đại học Nông Lâm nói riêng. Đây là thời gian cần thiết để sinh viên củng cố, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn, học tập phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời đây là thời gian để sinh viên tự hoàn thiện mình, trang bị cho bản thân những kiến thức về phương pháp quản lý, những hiểu biết xã hội để khi ra trường trở thành một cán bộ khoa học kỹ thuật có kiến thức chuyên môn vững vàng và có năng lực trong công tác. Được sự nhất trí của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt nuôi trong nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và Xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc Tylosin và Enrofloxacin.” Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành bản khóa luận này. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế, kể cả phương pháp và kết quả nghiên cứu. Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận hoàn chỉnh hơn. 2 2 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1 Điều tra cơ bản. 1.1.1 Điều kiên tự nhiên *Vị trí địa lý: Sơn Cẩm là xã phía nam của Huyện Phú Lương cách thành phố Thái Nguyên 7 Km, cách trung tâm Huyện 15 Km, ranh giới của xã được xác định như sau: Phía Bắc giáp với xã Cổ Lũng Phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên Phía Đông giáp với Huyện Đồng Hỷ Phía Tây giáp với Huyện Đại Từ *Điều kiện khí hậu thủy văn. Xã Sơn Cẩm cách thành phố Thái Nguyên 7 km, tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu chung của miền núi phía Bắc Việt Nam, nên khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông, khí hậu lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp. Mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Dao động nhiệt độ và độ ẩm trong năm tương đối cao, thể hiện rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. + Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21 - 36 0 C, độ ẩm từ 80 -86%, lượng mưa trung bình 150mm/ tháng và tập trung nhiều vào tháng 6, 7, 8. Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong chăn nuôi những tháng này cần phải chú ý đến công tác tiêm phòng đề phòng dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại cho sản xuất. + Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 dến tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu thường lạnh, khô hanh sự dao động nhiệt độ trong ngày lớn ( từ 13,7 0 C – 24 0 C), có ngày giảm xuống còn 8 – 10 0 , độ ẩm trung bình 76 – 78%. Ngoài ra trong mùa đông còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, giá rét và sương muối kéo dài từ 6 – 10 ngày gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức chống đỡ bệnh của cây trồng, vật nuôi. * Địa hình đất đai 3 3 Xã Sơn Cẩm có diện tích tương đối lớn, toàn xã có diện tích 17 Km 2 ( 1.682 ha). Trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp là 597 ha - Diện tích đất ở 295 ha - Diện tích đất lâm nghiệp 387 ha - Ngoài ra trong xã còn có nhiều khu tiểu thủ công nghiệp. Còn lại là diện tích đất chưa sử dụng. 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội * Tình hình xã hội - Về dân cư Theo số liệu của ủy ban nhân dân xã thì dân số của xã trong năm 2008 là 13.207, với 3259 hộ được chia làm 19 xóm, gồm 8 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Sán Dìu, Hoa, tày, Sán Chí…Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40% dân số toàn xã. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân những năm gần đây được nâng cao rõ rệt, hầu hết các hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn như: đài, tivi, sách báo. Đây là điều kiện để nhân dân trong xã nắm bắt kịp thời được các chủ trương của Đảng và Nhà Nước, các thong tin khoa học kỹ thuật để phục vụ đời sống hàng ngày. - Về y tế Trong xã có trạm y tế xã luôn làm tốt các công tác dự phòng, các trương trình y tế Quốc Gia. Duy trì và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trên địa bàn. Năm 2008 tổng số khám và điều trị cho nhân dân được 11.000/7.000 lượt người, duy trì công tác tiêm chủng và cho trẻ em uống Vitamin đạt 100%. Tỷ lệ người sử dụng nước sạch bằng 73%. Tổ chức khám sức khỏe cho các đối tương chính sách, tổ chức tập huấn VSATTP và khám định kỳ cho các đối tượng kinh doanh. - Về giáo dục Có nhiều cơ quan trường học đóng trên địa bàn xã như: trường Mầm Non Khánh Hòa, trường tiểu học Sơn Cẩm I, trường tiểu học Sơn Cẩm II, 4 4 trường trung học cơ sở Sơn Cẩm I, trường trung học cơ sở Sơn Cẩm II, trường phổ thông trung học Khánh Hòa. Các trường luôn thực hiện nghiêm túc quy định của nghành giáo dục, góp phần xây dựng nền giáo dục lành mạnh, điều kiện học sinh học tập ngày càng tốt hơn. Làm tốt công tác khuyến học khuyến tài. - Về an ninh chính trị Xã có đội ngũ dân quân, an ninh từng bước nâng cao về chất lượng. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa hai lực lượng trong việc tuần tra canh gác, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, duy trì chế độ trực ban. Lập và làm kế hoach hoạt động ký kết giữa hai lực lượng về đảm bảo an ninh trật tự giữa Công an và Quận sự. Năm 2008 tổ chức tập huấn dân quân cho 121 đồng chí, tổ chức diễn tập TA/08 đạt kết quả. Phối hợp với các đoàn thể ban Phòng chống tội phạm – Tệ nạn xã hội tổ chức 03 buổi tuyên truyền tại xóm Hiệp Lực, Cao Sơn 3 và Cao Sơn 2. Nói chung tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định. *Tình hình kinh tế Xã Sơn Cẩm có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: nông – Công nghiệp, Lâm nghiệp và dịch vụ, tạo mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ thúc đẩy nhau. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm hơn 50% bao gồm cả nghành trồng trọt và chăn nuôi. Đối với sán xuất nông nghiệp năm 2008 năng suất bình quân đạt 51,7 tạ/ha, tổng sản phẩm lương thực có hạt đạt; 2652,6 tấn. Chăn nuôi với quy mô nhỏ mang tinh chất tận dụng là chủ yếu. Trong những năm gần đây, cơ sơ hạ tầng của xã được chú ý đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông thủy lợi tạo điều kiện nhân dân đi lại, làm ăn… thúc đẩy kinh tế của xã phát triển. 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp * Ngành trồng trọt Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng là nguồn thu chủ yếu của nhân dân. Do vậy sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm và phát triển. Cây nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng mũi nhọn trên địa bàn của xã là cây lúa với diện tích trồng khá lớn (280 ha). Để nâng cao hiệu quả 5 5 sản xuất, xã đã thực hiện thâm canh tăng vụ ( 2vụ/năm) đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất. Ngoài ra còn có một số cây khác được trồng khá nhiều như: khoai lang, lạc, ngô, đậu tương… và một số rau màu khác được trồng xen giữa các vụ lúa nhưng chủ yếu là trồng vào mùa đông. Để nâng cao năng xuất cây trồng xã không ngừng đầu tư cải thiện hệ thống thủy lợi, năm 2008 tu sửa tuyến mương của 2 HTX và các trạm bơm, hồ đập chứa nước phục vụ sản xuất Người dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất. - Cây ăn quả: Diện tích trồng cây ăn quả khá lớn, song diện tích vườn tạp là chủ yếu, cây trồng thiếu tập trung lại chưa thâm canh, nên năng suất thấp,sản phẩm chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, chưa mang tính hàng hóa. Cây ăn quả chủ yếu là: na, nhãn, vải… - Cây lâm nghiệp: Với đặc điểm của vùng trung du miền núi, do đó diện tích đất đồi núi khá cao. Xã đã có chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân nên diện tích đất lâm nghiệp đã được nâng cao ( năm 2008 đã trồng mới và trồng lại được 43,5 ha rừng). Xã đã hướng dẫn hoạt động và khai thác gỗ trên địa bàn theo quy định. Trong năm 2008 giảm hiện tượng chặt phá trái phép, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, trong năm không xảy ra cháy rừng. * Ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt là chủ yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới có năng suất cao, trang thiết bị hiện đại vào chăn nuôi nên sản phẩm của ngành chăn nuôi từng bước được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường cụ thể như sau: - Chăn nuôi trâu bò Tổng đàn trâu bò của xã năm 2008 khoảng 245 con, trong đó chủ yếu là trâu. Hình thức chăn nuôi trâu bò chủ yếu là tận dụng bãi thả tự nhiên và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, nên thức ăn cung cấp cho trâu bò chưa thật đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Việc dự trữ thức ăn cho trâu bò vào vụ đông chưa được quan tâm đầy đủ, vì vậy về mùa đông trâu bò thường có sức khỏe kém nên hay mắc bệnh. Chuồng trại và công tác vệ sinh chưa được chú trọng, từ đó trâu bò thường xuyen bị mắc các bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác. 6 6 - Chăn nuôi lợn Việc chăn nuôi lợn chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình với số lượng ít. Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt như: ngô, khoai, sắn… vì vậy năng suất chăn nuôi lợn chưa cao. Tuy nhiên có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn cho chăn nuôi, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như công tác thú y vào chăn nuôi như: sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian chăn nuôi cũng như tăng năng suất, chú trọng hơn vào công tác vệ sinh, chọn giống cũng như phòng bệnh cho vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2008 là 880 tấn. - Chăn nuôi gia cầm Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở xã Sơn Cẩm khá phát triển, chủ yếu là chăn nuôi gà theo hình thức chăn thả tự nhiên. Bên cạnh đó có một số hộ gia đình đã đầu tư vốn xây dựng trang trại quy mô từ 3.000 – 8.000 gà thịt/ lứa, sử dụng thức ăn hỗn hợp của một số công ty như: C.P, DaBaCo… áp dụng lịch tiêm phòng vaccine phòng bệnh nghiêm ngặt, ngoài ra còn áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã đưa năng suất lên cao. Trong năm 2008 Xã đã thực hiện tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm tổng 3 lần tiêm được 64.239 lượt con. Tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn xã, khống chế các loại dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. * Công tác thú y Công tác thú y có vai trò quan trọng đến việc chăn nuôi, nó quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện nuôi quảng canh. Ngoài ra nó con ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy công tác thú y luôn được ban lãnh đạo xã quan tâm, chú trọng. Năm 2008 xã đã thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi và đạt được một số kết quả sau: - Tổ chức tiêm phòng dại cho đàn chó 2 đợt được 3199con/2974 con ( trong đó bổ sung lần 2 được 225 con). - Tiêm phòng cúm cho gia cầm tổng 3 đợt được 64.239 lượt con. - Tổ chức tiêm phòng cho đàn trâu bò tổng 2 đợt tiêm là 453 con. - Tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng lúa cao sản và cây chè được 15 lớp ở xóm, tập huấn kỹ thuật trồng trọt phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng với 7 7 500 lượt người tham gia. Tiếp tục thực hiện các ô mẫu mới về trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của xã phát triển mạnh, đảm bảo an toàn. * Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Tập trung chủ yếu các ngành sản xuất gạch đỏ, duy trì hiệu quả phát triển tốt. năm 2008 ước tính đạt 12 triệu viên. Cơ khí - dịch vụ duy trì và hoạt động chủ yếu là các cơ sở xóm dọc trục đường quốc lộ và trục đường mỏ Khánh Hòa tăng thu nhập cho nhân dân. Các doanh nghiệp trong xã tích cực đầu tư xây dựng cơ bản phát triển sản xuất. 1.1.4. Nhận xét chung 1.1.4.1. Thuận lợi Xã Sơn Cẩm là xã phía Nam của huyện Phú Lương có đường quốc lộ 3 chạy qua, giữa một bên là các tỉnh có trình độ phát triển tương đối thấp thuộc vùng biên giới phía Bắc, với một bên là thành phố Thái Nguyên là vùng kinh tế trọng điểm có trình độ phát triển tương đối cao. Xã rất nhiều tài nguyên thiên nhiên gồm các loại nguyên liệu nông lâm sản, quặng, than… Xã tiếp giáp với một vùng trung tâm đào tạo và khoa học lớn của vùng núi đó là thành phố Thái Nguyên và các trung tâm công nghiệp Sông Công cách thành phố khoảng 30km về phía Hà Nội. Với những điều kiện này, xã có thể gửi cán bộ kỹ thuật đi đào tạo tại các trường trung tâm dạy nghề để về phục vụ cho xã. Ngoài ra với kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc với các tỉnh vùng núi phía Bắc nên thu hút rất nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước tạo điều kiện cho nền kinh tế của xã phát triển, cũng như việc tiếp cận khoa học kỹ thuật của xã thuận lợi hơn. 1.1.4.2. Khó khăn - Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, nhiều nơi còn ở tình trạng yếu kém, hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào địa bàn hoặc không khuyến khích đầu tư trong dân. 8 8 Sản xuất nông nghiệp trong xã vẫn là chủ yếu, năng suất lao động xã hội thấp, khả năng tích lũy không đáng kể. - Không có khu vực vành đai, vùng đệm, nên công tác phòng bệnh còn gặp nhiều khố khăn. - Đất đai bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng và khí hậu của một số tháng trong năm không thuận lợi nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. - Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được hình thành từ lâu nên thiết bị công nghệ quá cũ và lạc hậu, sản phẩm còn hạn chế. Các mỏ than khai thác từ lâu, hầu như đã cạn kiệt, khó khai thác. - Xã thiếu nhiều lao động có tay nghề cao, các nhà quản lý kinh doanh có chuyên môn giỏi, có trình độ đáp ứng những thách thức gay gắt của nền kinh tế thị trường. 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất. 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất * Công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi - Công tác giống - Công tác thức ăn - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng * Công tác thú y Công tác thú y tại cơ sở trong thời gian thực tập chúng tôi đề ra công việc phải thực hiện như sau: - Ra vào trại đúng nội quy. - Làm tốt công tác vệ sinh môi trường và xung quanh chuồng trại. - Thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm phòng vaccine. - Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho vật nuôi. - Tích cực tham gia các phòng trào hoạt động chung. 1.2.2. Phương pháp tiến hành. Trong thời gian thực tập tại cơ sơ theo yêu cầu của nội dung thực tập tốt ngiệp tôi đề ra một số biện pháp thực tập như sau: - Tìm hiểu kỹ tình hình chăn nuôi ở cơ sơ thực tập. - Có kế hoạch làm việc hợp lý. 9 9 - Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp qua các việc chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng và vệ sinh thú y để nâng cao tay nghề và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Luôn chấp hành tham gia các hoạt động của cơ sở, tiếp thu ý kiến của kỹ thuật viên, của thầy giáo hướng dẫn. - Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mà bản thân tôi đã được học và tìm hiểu vào thực tiễn sản xuất. - Tích cực bám sát cơ sở để nắm bắt phát hiện những nơi có dịch bệnh xảy ra, để có biện pháp can thiệp kịp thời. 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Trong quá trình thực tập tại xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và cán bộ xã cũng như công nhân viên của trại, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Tôi đã có được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau: * Công tác chăn nuôi - Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà. Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 12 – 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét vôi. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Farmsafe với nồng độ 1:200. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: khay ăn, máng ăn, máng uống… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng Farmsafe trong vòng 20 phút với tỷ lệ 1:200 và phơi nắng trước khi vào chuồng nuôi. - Công tác chọn giống Do cơ sở là nông hộ nuôi gia công già cho công ty Dabaco, nên công tác chọn giống chủ yếu do cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm. Con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo trọng lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 40 -45 gam. - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình nuôi dưỡng cho phù hợp. 10 10 [...]... trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Ross - 308 nuôi trong nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai lọa thuốc Tyloguard và Enrofloxacin. ” * Mục đích của đề tài - Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở đàn gà thịt Ross 308 nuôi tại nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm - Xác định hiệu lực của tyloguard và Enrofloxacin. .. và Enrofloxacin trong việc phòng và trị bệnh CRD - Khuyến cáo với người chăn nuôi về tình hình cảm nhiễm và hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc Tyloguard và Enrofloxacin trên đàn gà thịt Ross 308 * Mục tiêu của đề tài Thông qua việc xác định tỷ lệ nhiễm CRD và hiệu lực điều trị của hai loại thuốc Tyloguard và Enrofloxacin, để tìm ra những biện pháp phòng và trị bệnh CRD có hiệu quả 19 20 2.2... học của đề tài 2.2.1.1 Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD) 2.2.1.1.1 Đặc điểm bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD) * Đặc điểm chung: Bệnh hô hấp mãn tính ở gà là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia cầm, do nhiều loài Mycoplasma gây ra Trong đó quan trọng nhất là Mycoplasma Gallisepticum (MG) và Mycoplasma synoviae (MS) gây ra Mầm bệnh MG là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà Bệnh. .. dụng vào thực tế sản xuất là một quá trình dài, do vậy tôi nhận thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn, cố gắng rèn luyện để vươn lên, khắc phục những khó khăn và sai sót của bản thân 17 18 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Ross - 308 nuôi trong nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. .. biến và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong chăn nuôi gà, đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp Bệnh cầu trùng do một số loài cầu trùng Eimeria gây ra (chủ yếu là Eimeria tenella và Eimeria maxima) Bệnh cầu trùng chủ yếu gây cho gà từ 15 – 45 ngày tuổi Gà mắc bệnh cầu trùng thường chết sau 3 – 5 ngày với tỷ lệ chết cao (40 – 60%) nếu không được điều trị kịp thời Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) . .. vật nuôi rất mẫn cảm với bệnh truyền nhiễm như: H5N1, Newcastle, CRD Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm các bệnh do ký sinh trùng gây ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng , pháp triển cũng như sức sống của đàn gà như: bệnh cầu trùng Từ đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế và phát triển chăn nuôi gà 18 19 Bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD – Chronic Respiratory Diasease) là hai bệnh. .. (2001) [6] khi điều tra các vùng lân cận thuộc thành phố Thái Nguyên về bệnh cầu trùng cho biết: Tại các địa điểm điều tra (Quang Trung, Thịnh Đán, Thịnh Đức, Phúc Xuân, Quán Triều) tỷ lệ nhiễm cầu trùng tính chung là 53,3%, tất cả các xã, phường đều có gà bị nhiễm bệnh cầu trùng Tỷ lệ nhiễm cao nhất và nặng nhất là ở giai đoạn gà từ 15 – 60 ngày tuổi, khi gà con chuyển sang gà dò thì tỷ lệ nhiễm giảm... gà chết do CRD thường từ 15 – 20%, nhưng điều quan trọng là gà bị viêm đường hô hấp kéo dài, làm cho gà gầy yếu, giảm tỷ lệ tăng trọng, giảm tỷ lệ đẻ trứng, gây thiệt hại lớn về kinh tế Trong môi trường chăn nuôi công nghiệp, bệnh cầu trùng và bệnh CRD là hai bệnh rất phổ biến và dễ phát sinh thành dịch Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến nghiên cứu đề tài: Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu. .. Phòng bệnh bằng thuốc đặc hiệu cầu trùng là Furazolidon trộn 200 g/ 1 tấn thức ăn x 2 ngày liền Theo lịch phòng 2 ngày ăn thuốc, 2 ngày nghỉ, liên tục đến 50 ngày tuổi hoặc ít hơn ( 42 hoặc 49 ngày) - Dùng vaccine phòng bệnh cầu trùng: Sử dụng vaccine CocivacD do Mỹ sản xuất * Điều trị bệnh 33 34 Trần Văn Bình, (2008) [1] cho biết, khi bị bệnh cầu trùng gà dễ nhiễm bệnh E.coli, cho nên cần phải điều trị. .. như manh tràng và lỗ huyệt có thể bị nhiễm bệnh Bệnh cầu trùng gà có ở khắp nơi trên thế giới, gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi Ở nước ta cầu trùng trở nên phổ biến khi phát triển gà công nghiệp (1965) và nhập giống gà cao sản giống trứng và hướng thịt từ nước ngoài 29 30 Vòng đời của cầu trùng gà: theo Nguyễn Kim Lan và cộng sự, (1999) [7], vòng đời của cầu trùng gà phát triển qua . Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Ross - 308 nuôi trong nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và xác định hiệu lực điều. hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Ross - 308 nuôi trong nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD. hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt nuôi trong nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và Xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc Tylosin và Enrofloxacin. ” Được