Bệnh tích của gà bị nhiễm bệnh cầu trùng, CRD và bệnh ghép giữa CRD và cầu trùng.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt nuôi trong nông hộ thuộc xã sơn cẩm, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc tylosin và enrofloxacin (Trang 47)

Số gà kiểm tra

2.4.3. Bệnh tích của gà bị nhiễm bệnh cầu trùng, CRD và bệnh ghép giữa CRD và cầu trùng.

ghép giữa CRD và cầu trùng.

Để theo dõi và hiểu rõ hơn về bệnh tích của gà bị nhiễm bệnh CRD, cầu trùng, bệnh ghép giữa CRD và cầu trùng. Chúng tôi tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích bên trong, bằng cách chọn 6 con gà mắc bệnh của loại (của cả hai lô thí nghiệm ) rồi tiến hành mổ khám. Kết quả theo dõi mổ khám bệnh tích gà chết được thể hiện ở bảng 2.3

.Bảng 2.3. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh CRD, cầu trùng

và bệnh ghép ( CRD + cầu trùng ) TT Bộ phận, tổ chức Bệnh tích Cầu trùng CRD Cầu trùngvà CRD 1 Đầu, mắt 0 1 1 2 Phổi, túi khí 0 6 6

3 Màng bao tim, gan 0 1 1

4 Manh tràng 6 0 6

6 Hậu môn 6 0 6

* Sau khi mổ khám 6 con gà bị nhiễm bệnh cầu trùng ở cả hai lô thí nghiệm chúng tôi thấy có một số biểu hiện đặc trưng sau:

+ Bệnh tích ở manh tràng: khi mổ khám ta thấy cả 6 con đều thể hiện bệnh tích ở manh tràng. Manh tràng sưng to căng mọng, nhìn từ bên ngoài thấy màu nâu sẫm hoặc màu đỏ sẫm, lấy kéo rạch ra thấy bên trong có máu đông lại, niêm mạc bị xuất huyết từng đám và bị huỷ hoại, thành ruột mỏng.

+ Bệnh tích ở ruột non: Gà càng lớn bệnh tích ở ruột non càng tăng, ở ruột non thấy có những điểm xuất huyết, ruột non căng phồng nhiều dịch, chất chứa không tiêu, nhiều trường hợp lẫn máu, gạt lớp chất chứa trên niêm mạc thấy có nhiều chỗ xuất huyết, đôi khi hoại tử, thành ruột mỏng, quan sát từ bên ngoài thấy những đoạn to nhỏ không đều.

+ Hậu môn: Hậu môn sưng đỏ, xung quanh hậu nôn dính đâyỳ máu. * Mổ khám gà bị nhiễm bệnh CRD ta thấy:

+ Phổi, túi khí: Tất cả những con được mổ khám đều thể hiện bệnh tích ở phổi và túi khí. Phổi phù thũng, viêm nếu áo những con bị bệnh nặng mặt phổi phủ fibrin, rải rác một số vùng bị viêm hoại tử. Thành các túi khí dày lên, thủy thũng. Xoang túi khí chứa đầy chất dịch màu sữa, nếu bệnh chuyển thành mãn tính thì chất chứa quánh lại, cuối cùng thành một chất khô, bở, màu vàng.Túi khí viêm tích dịch (dày và đục).

+ Đầu và mắt: khi mổ khám ta quan sát thấy mắt gà sưng, chảy nước mắt nước mũi. Trong quá trình mổ khám thì có 1 con gà đầu bị sưng, nguyên nhân là do gà bị nhiễm CRD lâu ngày dẫn đến gà bị nhiễm bệnh ghép CRD và E.coli ( C-CRD). Đây chính là nguyên nhân dẫn đến đầu gà bị sưng. Ngoài ra do bị bệnh nặng nên trong quá trình mổ khám ta thấy có một số con màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà. Đôi khi màng fibrin còn bao phủ cả xoang bụng và xoang ngực.

* Khi mổ khám gà bị bệnh ghép CRD và cầu trùng ta thấy: gà bị bệnh này thường gầy yếu và mang bệnh tích đặc trưng của cả hai loại bệnh. Mí mắt sưng, chảy nước mắt, trường hợp bệnh nặng đầu sưng to biến dạng. Hậu môn sưng, dính phân lẫn máu. Phổi viêm thuỷ thũng, túi khí đục có khi có mạch máu, một số trường hợp màng phổi, màng tim và màng gan bị phủ một lớp fibbrin. Ruột sưng xuất huyết lấm tấm, thành ruột mỏng, chất chứa lẫn

máu, nhìn bên ngoài ruột đôi chỗ to, nhỏ không đều nhau. Manh tràng sưng to có màu nâu sẫm hoặc đỏ sẫm, lấy kéo cắt ra bên trong manh tràng chứa đầy máu, thành manhh tràng mỏng.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt nuôi trong nông hộ thuộc xã sơn cẩm, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc tylosin và enrofloxacin (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w