Số gà kiểm tra
2.4.7. Ảnh hưởng của thuốc Tylosin và Enrofloxacin đến chi phi thức ăn và thuốc điều trị/ Kg tăng khối lượng.
thức ăn và thuốc điều trị/ Kg tăng khối lượng.
Trong chăn nuôi ngoài mục đích nghiên cứu và bảo tồn gen thì quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi. Hiệu quả kinh tế cao sẽ giúp người chăn nuôi xóa đói giảm nghèo và làm giàu bằng việc chăn nuôi của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã theo dõi và thu thập các số liệu về thu chi từ đó nghiên cứu để tìm ra phương pháp điều trị bệnh CRD có kết quả và cho hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. Các kết quả được trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của thuốc Tylosin và Enrofloxacin đến chi phí thức ăn và thuốc điều trị/Kg tăng khối lượng.
TT Nội dung ĐVT Lô I Lô II
1 Tổng chi phi thức ăn đ 27.440.000 27.244.000 2 Tổng chi phí thuốc thú y đ 495.000 52.500
4 Chi phí thức ăn và thuốc điều
trị/kg tăng khối lượng. đ 18.786.000 16.965.000
Qua bảng 2.7 ta thấy tổng khối lượng gà cuối kỳ của lô II cao hơn lô I ( lô II 1.609Kg, lô I 1.487Kg). Có được kết quả như vậy là do từ giai đoạn >2 tuần tuổi trở đi có sinh trưởng tích lũycủa lô II cao hơn lô I.
Các chi phí về giống, điện, nước của hai lô thí nghiệm là như nhau. Chi phí về thức ăn của lô I cao hơn lô II ( cụ thể là lô I: 27.440.000 VNĐ, lô II: 27.244.000 VNĐ). Tuy chi phí thức ăn của lô I cao hơn lô II nhưng khối lượng tăng cuối kỳ của lô II lại cao hơn của lô I.
Chi phí thuốc thú y ở lô I cao hơn ở lô II ( lô I: 495.000 VNĐ, lô II: 52.500 VNĐ), nếu so sánh về chi phí thuốc điều trị/ Kg tăng khối lượng thi lô I vẫn cao hơn lô II. Tuy nhiên hiệu lực điều trị bệnh CRD của thuốc ở lô I lại cao hơn thuốc ở lô II ( lô I là: 94,54%; lô II là: 51,78%).
Như vậy qua bảng 2.7 ta thấy ở lô II tổng chi phí thức ăn, thuốc thú y cũng như hiệu lực điều trị bệnh CRD của thuốc thấp hơn ở lô I, nhưng tổng khối lượng tăng cuối kỳ lại cao hơn của lô I. Như vậy lô II mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn lô I.