Ảnh hưởng của thuốc Tyloguard và Enrofloxacin đến TTTĂ/Kg tăng khối lượng.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt nuôi trong nông hộ thuộc xã sơn cẩm, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc tylosin và enrofloxacin (Trang 52)

Số gà kiểm tra

2.4.6. Ảnh hưởng của thuốc Tyloguard và Enrofloxacin đến TTTĂ/Kg tăng khối lượng.

TTTĂ/Kg tăng khối lượng.

Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi, vì trong chăn nuôi thức ăn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Cá số liệu về tiêu tốn thức ăn của 2 lô thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.6

Bảng 2.6 Ảnh hưởng của thuốc Tyloguard và Enrofloxacin đến TTTĂ/Kg tăng khối lượng.

TT Tuần tuổi

Lô I Lô II

Trong

tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 0 – 1 1,07 1,07 1,07 1,07 2 1 – 2 1,00 2,07 1,01 2,08 3 2 – 3 0,70 2,77 0,66 2.74 4 3 – 4 0,63 3,40 0,55 3,29 5 4 – 5 0,59 3,99 0,54 3,83 6 5 – 6 0.46 4.45 0,42 4,25 7 >6 0,51 4,96 0,47 4,72

Kết quả bảng 2.6 cho ta thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các giai đoạn tuổi có sự chênh lệch nhau, tỷ lệ này ở lô I cao hơn ở lô II, cụ thể là:

Ở giai đoạn 2 - 3 tuần tuổi tỷ lệ này ở lô I là 0,70Kg; ở lô II là 0,66Kg. Đến giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi ở lô I là 0,63Kg; ở lô II là 0,55Kg. Giai đoạn 4 – 5 lô I là 0,59Kg; lô II là 0,54Kg. Đến giai đoạn >6 tuần tuổi tỷ lệ này ở lô I là 0,51Kg; lô II là 0,47Kg. Như vậy tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cho 1 Kg tăng khối lượng ở lô I cao hơn ở lô II. Tuy nhiên ở giai đoạn từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi thì tỷ lệ này ở lô I và lô II có sự chệnh lệch không đáng kể, thậm chí ở giai đoạn 1 – 2 tuần tuổi tỷ lệ này ở lô II còn co hơn cả lô I. Có sự chênh lệch như vậy là do ở giai đoạn sơ sinh đến 2 tuần tuổi gà ở hai lô thí nghiệm không bị bệnh nên gà phát triển bình thường. Nhưng đến giai đoạn 2 – 3 tuần tuổi gà bắt đầu bị nhiễm CRD và cầu trùng, và gà ở hai lô được điều trị bằng hai loại thuốc khác nhau ( lô I dùng Tylosin, lô II dùng Enrofloxacin). Mà thuốc Enrofloxacin không những trị được bệnh đường hô hấp mà nó còn có tác dụng trên đường tiêu hóa, chính vì vậy lô II có khả năng hấp thu thức ăn tốt hơn lô I. Do đó tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cho 1 Kg tăng khối lượng ở lô II thấp hơn lô I.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt nuôi trong nông hộ thuộc xã sơn cẩm, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc tylosin và enrofloxacin (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w