Theo Nguyễn Quang Tuyên và Trần Thanh Vân (2001) [14]: Bệnh cầu trùng là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Eimeria thuộc ngành động vật đơn bào và rất phổ biến ở gà. Bệnh gây tác hại chủ yếu cho gà con đến 42 ngày tuổi, đặc biệt là ở gà nuôi tập chung, tỷ lệ chết cao, những con khỏi bệnh thường còi cọc chậm lớn, hồi phục sức khoẻ lâu.
Nguyễn Kim Lan và cộng sự (1999) [7] cho biết: Bệnh cầu trùng gà là một bệnh phổ biến khắp thế giới. Đặc điểm quan trọng của cầu trùng gà là vòng đời rất ngắn từ 5 – 7 ngày và không cần có ký chủ trung gian. Bệnh cầu trùng gây tác hại lớn cho chăn nuôi gà, nhất là chăn nuôi với mật độ cao. Tỷ lệ chết từ 50 – 70 % số gà mắc bệnh.
Các nghiên cứu của Lê Văn Năm (2003) [11] cho thấy: Bệnh phổ biến ở gà nuôi tập trung. Cầu trùng làm tăng số gà còi cọc, giảm tốc độ tăng trứng, gây chết từ 30 – 80% ở gà con nếu không chữa trị kịp thời, giảm 20 -40 % số lượng trứng ở gà đẻ. Tuy là bệnh ký sinh trùng nhưng bệnh có tính chất lây lan rất nhanh như các bệnh do vi khuẩn, virus khác. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm, mang tính dịch cao, tỷ lệ gà mắc bệnh lớn đặc biệt vào các tháng mưa ẩm. Triệu chứng lâm sàng quan sát được: Lúc đàu gà đi ngoài khó, sau đó do uống nhiều nước gà bị tiêu chảy, phân lúc đàu loãng trắng, sau chuyển sang vàng rồi chuyển sang màu sáp lẫn máu, thậm chí gà
ỉa ra máu tươi, hậu môn dính máu, một vài gà có biểu hiện thần kinh như: sã cánh, liệt chân, đứng co cụm vào một góc. Khi tiến hành mổ khám ta thấy: Viêm xuất huyết các vùng ruột khác nhau, gan thâm, túi mật căng, đôi khi ruột chứa đầy máu.
Theo Nguyễn Kim Lan (2001) [6] khi điều tra các vùng lân cận thuộc thành phố Thái Nguyên về bệnh cầu trùng cho biết: Tại các địa điểm điều tra (Quang Trung, Thịnh Đán, Thịnh Đức, Phúc Xuân, Quán Triều) tỷ lệ nhiễm cầu trùng tính chung là 53,3%, tất cả các xã, phường đều có gà bị nhiễm bệnh cầu trùng. Tỷ lệ nhiễm cao nhất và nặng nhất là ở giai đoạn gà từ 15 – 60 ngày tuổi, khi gà con chuyển sang gà dò thì tỷ lệ nhiễm giảm rõ rệt.