Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh CRD.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt nuôi trong nông hộ thuộc xã sơn cẩm, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc tylosin và enrofloxacin (Trang 34)

Đào Thị Hảo và cộng sự (2007) [4] đã nghiên cứu và kết luận: phương pháp chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ đặc hiệu với MG1, MG2 có kết quả tốt. Kháng huyết thanh được chế đạt tiêu chuẩn đã giúp cho việc xác định được vi khuẩn mycoplasma gây bệnh phân lập được từ gà mắc bệnh CRD, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về vi khuẩn này. Và việc chế tạo thành công kháng huyết thanh kháng MG, MS trên thỏ, ngoài viêc có giá trị lớn về mặt kinh tế, còn giúp cho công tác chẩn đoán bệnh CRD bằng phương pháp ngưng kết nhanh có độ tin cậy cao, có thể áp dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm.

Theo Hoàng Huy Liệu (2002) [23] cho biết ở Việt Nam, CRD được Đào Trọng Đạt và cộng tác viên phát hiện ở gà công nghiệp vào năm 1972. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về CRD của nhiều người.

Đào Trọng Đạt và cộng sự cho biết CRD có ở tất cả các giống gà nuôi công nghiệp với tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Tương tự như vậy, những nghiên cứu sau đó của tác giả Phan Lục và cộng sự (1990 -1994) đã đưa ra kết luận

rằng tất cả các giống gà nuôi tại các xí nghiệp gà ở phía Bắc đều bị nhiễm MG ở mức độ cao thấp khác nhau, dao động từ 0,82 – 11,97% trong đó cao nhất là giống Plymouth (11,97%) và thấp nhất là Lerghorn (0,82%).

Tác giả Nguyễn Tăng Huy trong nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà nuôi công nghiệp thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ (1996) cũng đưa ra các kết quả là tất cả 8 trại gà nuôi công nghiệp thuộc các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang đã kiểm tra đều nhiễm MG, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 4,9 – 6,2%. Theo Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2002) [8].

Theo Nhữ Văn Thụ và cộng sự (2002) [19] lần đầu tiên đã thiết lập phản ứng PCR lồng dựa trên trình tự gen16S rRNA của MG. Với độ nhạy cảm rất cao ( có thể phát hiện ở nồng độ nhỏ hơn một đơn vị khuẩn lạc trong một phản ứng) đó có thể khắc phục được vấn đề chẩn đoán bệnh ở bệnh phẩm, và cho phép phát hiện mầm bệnh ở các loại mẫu khác nhau như: nền chuồng, nước uống, phôi gà... mà các phương pháp khác khó hoặc không thể phân biệt được.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt nuôi trong nông hộ thuộc xã sơn cẩm, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và xác định hiệu lực điều trị bệnh CRD của hai loại thuốc tylosin và enrofloxacin (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w