1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham luận SH tổ

3 310 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS HƯNG THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hưng Thạnh, ngày 12 tháng 3 năm 2011 BÀI THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Tổ chuyên môn trong nhà trường là cấp quản lý cuối cùng nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc triển khai các hoạt động chuyên môn đến mỗi giáo viên. Vì tổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng thực hiện các hoạt động chuyên môn trong năm học. Tổ chuyên môn hoạt động hiệu quả thì chất lượng chuyên môn của nhà trường được nâng lên. Ngược lại nếu tổ, hoạt động thụ động hoặc nội dung của các buổi “ sinh họat chuyên môn” của tổ chỉ là các buổi họp báo cáo tình hình thì chất lượng chuyên môn của nhà trường cũng không thể nâng lên được. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là câu hỏi được đặt ra cho mỗi nhà trường, mỗi tổ trưởng chuyên môn. Đợt tập huấn lần này thật kịp thời và là cơ hội để các trường trong huyện và mỗi cán bộ quản lý có dịp trao đổi, rút kinh để nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường I/ Tình hình hoạt động của tổ Văn – GDCD trong thời gian vừa qua Trong những năm qua Tổ chuyên môn nói chung, Tổ Văn – GDCD nói riêng đã tích cực tham gia vào việc quản lý và thúc đẩy công tác chuyên môn của nhà trường. 1/ Những việc đã làm được: Trong năm học Tổ Văn - GDCD đã thể hiện được vai trò của một cấp quản lý, dù là cấp quản lý thấp nhất, nhỏ nhất của nhà trường. Chính nhờ hoạt động của Tổ chuyên môn mà các kế hoạch chuyên môn cũng như các kế hoạch khác của nhà trường đã được triển khai kịp thời đến từng giáo viên và được thực hiện bằng các hoạt động cụ thể. Đồng thời, nhờ hoạt động của tổ chuyên môn mà nhà trường kịp thời nắm bắt được mọi diễn biến tích cực cũng như tiêu cực ở từng thành viên, từng lớp, từng giáo viên chủ nhiệm. Việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường cũng thông qua các hoạt động chuyên môn của tổ. Các buổi thao giảng, dự giờ, các buổi sinh hoạt chuyên môn là nơi thể hiện đầy đủ nhất bộ mặt chuyên môn của nhà trường. Đó cũng chính là nơi giáo viên được học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm nhiều và hiệu quả nhất. Tổ chuyên môn phối hợp với chuyên môn nhà trường tổ chức và tham gia có hiệu quả được một số hội thảo chuyên đề như: chuyên đề về giáo dục đạo đức cho học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và các hội thi khác…Chất lượng chuyên môn ( dạy và học ) được nâng lên rõ rệt năm sau cao hơn năm trước. Điều đó được thể hiện trong báo cáo chất lượng của nhà trường. Xây dựng kế hoạch cả năm, tháng và từng tuần cụ thể rõ ràng, sát với từng điều kiện thực tế của nhà trường. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đúng quy định có hiệu quả thiết thực. 2/ Những tồn tại, yếu kém của hoạt động tổ trong thời gian vừa qua. Những tồn tại, yếu kém được thể hiện ở những mặt cơ bản sau: - Nội dung kế hoạch của tổ còn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch của nhà trường - Hoạt động của tổ còn thụ động, chưa chủ động, sáng tạo, chưa thấy hết được sự cần thiết phải vận động độc lập, nâng cao chất lượng dạy và học cũng như chất lượng các hoạt động khác của tổ mình. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm cũng như năng lực điểu hành của tổ trưởng. - Nội dung hoạt động của tổ khối còn nặng về mặt hành chính, chưa đi sâu vào công tác chuyên môn, đặc biệt là chưa mạnh dạn tìm tòi khám phá, áp dụng những phương pháp phù hợp vào việc dạy và học của mình. - Tổ chưa thực sự chủ động, tự giác trong việc đề xuất, tham mưu với nhà trường những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy nhiều mặt trong đó có mặt chuyên môn của giáo viên trong tổ - Các thành viên của tổ chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến để xây dựng tổ ngày càng tốt hơn - Tổ chức các chuyên đề còn ít, hiệu quả chưa cao. 3/ Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém. - Năng lực điều hành của tổ trưởng còn nhiều hạn chế. Tổ trưởng chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ mình. Khả năng xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành của tổ trưởng chưa hiệu quả. - Việc chỉ đạo, theo dõi, giám sát hoạt động của các thành viên trong tổ chưa đến nơi đến chốn. - Nhiều giáo viên còn xem nhẹ hoạt động của tổ, coi nhẹ vai trò của tổ trưởng từ đó không chấp hành triệt để chỉ đạo của tổ trưởng, không tham gia tốt các hoạt động mà tổ đề ra. II/ Một vài biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. 2/ Trách nhiệm của tổ trưởng đối với hoạt động của tổ. - Tổ trưởng phải nhận thức được đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao mọi hoạt động của tổ mình phụ trách. Phải xem mình có ý nghĩa to lớn, là người chịu trách nhiệm đối với sinh mệnh chuyên môn cũng như các hoạt động của tổ trước nhà trường. - Tổ trưởng phải có niềm đam mê, có ý chí xây dựng tổ mình ngày một tốt hơn, đặt sự trưởng thành của tổ trong sự thi đua của toàn trường. Muốn vậy thì tổ trưởng phải: + Vượt lên tất cả những khó khăn vất vả, không kể thiệt hơn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. + Chủ động xậy dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch thi đua sát với tình hình của tổ trên cơ sở nhiệm vụ chung của nhà trường. + Tổ chức thực hiện triệt để, đúng dự kiến và phải đảm bảo chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ với những chủ đề, chuyên đề chuyên môn thiết thực. Đừng biến các sinh hoạt chuyên môn thành những cuộc họp hành chính thông thường. - Sau đây chúng tôi xin nêu mô hình về kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn: Trong một tháng tổ sinh hoạt 2 lần theo quy định Thực hiện thông báo về nội dung họp tổ bằng văn bản đến GV trước khi diễn ra phiên họp để GV có tư thế chuẩn bị tham gia thảo luận. Ngoài các nội dung như tổng kết hoạt động, đánh giá chất lượng hoạt động, phổ biến kế hoạch mới giữa hai kì họp, phân công và thảo luận biện pháp thực hiện được ghi vào biên bản họp tổ (thời gian khoảng 30 phút do đã chủ động trong thông báo chuyên môn trước khi họp nên việc phát biểu ý kiến thảo luận diển ra nhanh chóng không sa vào công việc hành chính) thời gian còn lại được tập trung vào thảo luận nội dung thực hiện công tác chuyên môn do Tổ trưởng, Tổ phó chủ động định hướng nội dung, bảo đảm về thời gian, thiết thực và không gây quá tải cho GV. + Thảo luận những bài dạy khó + Thảo luận công tác bồi dưỡng HS giỏi, HS yếu kém + Thảo luận về cách đánh giá, rút kinh nghiệm tiết dạy + Thảo luận về quy trình thực hiện viết SKKN, Nghiên cứa KHSPUD v.v…. Khả năng thành công của một buổi họp tổ có chất lượng hiện vẩn còn là mục tiêu phấn đấu, điều nầy phụ thuộc rất nhiều vào việc tự học, tự bồi dưỡng của tất cả thành viên trong tổ vì đây là nền tảng để nâng cao chất lượng thảo luận các vấn đề chuyên môn. Người Viết Nguyễn Văn Ngọ . điều hành của tổ trưởng còn nhiều hạn chế. Tổ trưởng chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ mình. Khả năng xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành của tổ trưởng chưa. thành viên trong tổ chưa đến nơi đến chốn. - Nhiều giáo viên còn xem nhẹ hoạt động của tổ, coi nhẹ vai trò của tổ trưởng từ đó không chấp hành triệt để chỉ đạo của tổ trưởng, không tham gia tốt. gia tốt các hoạt động mà tổ đề ra. II/ Một vài biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. 2/ Trách nhiệm của tổ trưởng đối với hoạt động của tổ. - Tổ trưởng phải nhận thức

Ngày đăng: 10/05/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w