1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn hỗ trợ sinh sản hormone và stress

40 407 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 461,68 KB

Nội dung

MỤC LỤCPHẦN 1: TUYẾN THƯỢNG THẬN41.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO42.VỎ THƯỢNG THẬN62.1SINH TỔN HỢP HORMONE VỎ THƯỢNG THẬN62.2VẬN CHUYỂN VÀ THOÁI HÓA HORMONE VỎ THƯỢNG THẬN82.3TÁC DỤNG VÀ ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT CORTISOL92.3.1Tác dụng lên chuyển hóa glucid92.3.2Tác dụng lên chuyển hóa protein102.3.3Tác dụng lên chuyển hóa lipid102.3.4Tác dụng chống stress102.3.5Tác dụng chống viêm112.3.6Tác dụng chống dị ứng112.3.7Tác dụng lên tế bào máu và hệ thống miễn dịch122.3.8Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác122.3.9Các tác dụng khác122.3.10Điều hòa bài tiết cortisol132.4TÁC DỤNG VÀ ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT ALDOSTERON 132.4.1Tác dụng132.4.2Điều hòa bài tiết142.5TÁC DỤNG CỦA ANDROGEN 151.1HORMONE TỦY THƯỢNG THẬN 151.2Sinh tổng hợp hormone tủy thượng thận151.1Sơ đồ tổng hợp hormone tủy thượng thận161.3Tác dụng hormone tủy thượng thận161.3.1Tác dụng của adrenalin161.3.2Tác dụng của Noadrenalin161.4Cơ chế điều hòa162.6CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN TUYẾN THƯỢNG THẬN171.5Bệnh ADDSION171.6Hội chứng Cushing171.7Hội chứng nam hóa17PHẦN 2: STRESS181.KHÁI NIỆM 182.NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY STRESS203.CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRẠNG THÁI STRESS 203.1GIAI ĐOẠN BÁO ĐỘNG HAY KHẨN CẤP: ĐÁP ỨNG GIAO CẢM203.2GIAI ĐOẠN KHÁNG CỰ213.3GIAI ĐOẠN KIỆT QUỆ224ĐÁP ỨNG STRESS234.1Các đáp ứng sinh lý tức thì được điều hòa bởi hệ thần kinh thực vật 234.2Các đáp ứng dài hạn được điều hòa bởi hệ nội tiết và hệ miễn dịch.254.2.1Tuyến yên (pituitary)254.2.2Tuyến giáp (thyroid)264.2.3Vỏ thượng thận (adrenal cortex)274.2.4Tuyến tụy (pancreas)275NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN STRESS 285.1Tình huống stress285.2Hoàn cảnh xung quanh295.3Nhân cách của chủ thể295.4Những tập tính của chủ thể305.5Sự nhạy cảm của chủ thể316ĐIỀU TRỊ STRESS 316.1Điều trị bằng tâm lý liệu pháp316.1.1Các liệu pháp tác động tập tính316.1.2Liệu pháp nhận thức336.2Phương pháp tiếp cận cơ thể346.3Liệu pháp dùng thuốc347VẤN ĐỀ VỆ SINH TÂM LÝ 347.1Vệ sinh tâm lý lứa tuổi357.1.1Vệ sinh tâm lý tuổi nhỏ357.1.2Vệ sinh tâm lý tuổi thiếu niên367.1.3Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và trưởng thành367.1.4Vệ sinh tâm lý người cao tuổi377.2Vệ sinh tâm lý lao động377.3Vệ sinh tâm lý trong sinh hoạt387.4Vệ sinh tâm lý gia đình và đời sống tình dục388ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS TRÊN RỐI LOẠN TÌNH DỤC VÀ CHỨC NĂNG SINH SẢN 39TÀI LIỆU THAM KHẢO43

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÁO CÁO MÔN HỖ TRỢ SINH SẢN HORMONE VÀ STRESS Người hướng dẫn: PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Ân Nguyễn Duy Linh Chuyên ngành: sinh lý động vậtk23 Tp. Hồ Chí Minh năm 2014 MỤC LỤC PHẦN 1: TUYẾN THƯỢNG THẬN 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO [1] Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ nằm ở phía trên hai thận. Mỗi tuyến nặng khoảng 4 gram. Tuyến thượng thận được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là phần vỏ thượng thận và phần tủy thượng thận. Vị trí của hai tuyến thượng thận [2] Tủy thượng thận nằm ở phần trung tâm của tuyến và chiếm khoảng 20% trọng lượng tuyến. Có thể coi hai tủy thượng thận như hai hạch giao cảm lớn trong dó các nơron mất sợi trục và trở thành tế bào bài tiết. Chức năng của tủy thượng thận liên quan với hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, các hormone cùa chúng được bài tiết nhiều khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích. Những hormone này gây ra các tác dụng giống tác dụng của hệ thần kinh giao cảm ( kích thích tim đập nhanh). Phần vỏ thượng thận được cấu tạo bởi ba lớp riêng biệt đó là lớp cầu, lớp bó và lớp lưới. Cấu tạo vỏ thượng thận [1] Lớp cầu là lớp tế bào rất mỏng nằm ở vùng ngoài cùng của tuyến. Lớp này bài tiết các hormone vỏ chuyển hóa muối nước mà đại diện là aldosteron. Lớp thứ hai là lớp bó nằm ở giữa và lớp lưới nằm sát phía trong cùng sát phần tủy thượng thận. Cả hai lớp này bài tiết cortisol, các hormone khác thuộc nhóm hormone vỏ chuyển hóa đường và androgen. Lớp cầu và hai lớp còn lại chịu ảnh hưởng của những yếu tố hoàn toàn khác nhau. Những yếu tố làm tăng sinh lớp cầu và làm tăng bài tiết aldosterone thì hoàn toàn không có tác dụng với hai lớp kia. Ngược lại những yếu tố làm tăng bài tiết cortisol và androgen thì lại không ảnh hưởng tới lớp cầu. Tuyến thượng thận tuy nhỏ như vậy nhưng là tuyến sinh mạng. Trên động vật thực nghiệm nếu nạo bỏ hai phần tủy thượng thận, con vật sẽ bị rối loạn huyết áp một thời gian rồi sau đó trở lại bình thường nhưng nếu cắt bỏ hai phần vỏ thượng thận con vật sẽ chết trong tình trạng rối loạn điện giải và stress. 2. VỎ THƯỢNG THẬN 2.1 SINH TỔN HỢP HORMONE VỎ THƯỢNG THẬN [1] Các hormone vỏ thượng thận đều là hợp chất steroid. Chúng đều có một nhân chung là nhân sterol hay cyclopentanohydrophenanthren. Nhân này gồm ba vòng sáu cạnh và một vòng năm cạnh. Nhân cyclopentanoperhydrophenanthren [1] Hormone vỏ thương thận có hai loại cấu trúc: Một loại có mạch nhánh gồm hai carbon ở ví trí C 17 , đó là loại 21 carbon. Hầu hết các steroid – 21 carbon, ngoài mạch nhánh còn có nhóm OH ở C 17 và được gọi là 17- hydroxycortisol. Một loại có nhóm CO hay OH ở C 17 , đó là loại steroid 19 carbon. Loại steroid- 19C có nhóm CO ở vị trí C 17 nên gọi là 17- cetosteroid. Hơn 30 loại hormone được tách chiết từ tuyến vỏ thượng thận. Tất cả các loại hormone này đều được tổng hợp từ những mẫu acetat theo con đường cholesterol, qua chặn trung gian là pregnenolon và progesterol rồi từ đó được hydroxyl hóa ở vị trí C 11 , C 17 , C 21 , để tạo thành các hormone. Sơ đồ :Sinh tổng hợp hormone vỏ thượng thận[1] Dựa vào cấu tạo và tác dụng chính, các hormone vỏ thượng thận được phân thành 3 nhóm trong đó có 2 nhóm đóng vai trò quan trọng là nhóm hormone vỏ chuyển hóa đường mà hormone có tác dụng quan trọng nhất là cortisol và nhóm hormone vỏ chuyển hóa muối nước đại diện là aldosterol. • Nhóm hormone vỏ chuyển hóa đường gồm: Cortisol: tác dụng rất mạnh, chiếm 95% tổng hoạt tính. Corticosteron: tác dụng yếu hơn cortisol, chiếm 4% tổng hoạt tính. Cortison: là hormone tổng hợp, tác dụng cũng mạnh gần như cortisol. Prednison: là hormone tổng hợp, tác dụng gấp 4 lần cotisol. Dexamethason: là hormone tổng hợp, tác dụng mạnh gấp 30 lần cortisol. • Nhóm hormone vỏ chuyển hóa muối nước gồm: Aldosteron: tác dụng rất mạnh, chiếm 90% tổng hoạt tính của nhóm. Desoxycorticosteron: hoạt tính yếu và lượng bài tiết rất ít. Cortisol[1]Aldosteron [1] Corticosteron:có tác dụng chuyển hóa muối nước yếu. Cortisol: được bài tiết một lượng lớn nhưng tác dụng lên chuyển hóa muối nước rất yếu. Cortison: là hormone tổng hợp, tác dụng lên chuyển hóa muối nước yếu. Nhóm hormone sinh dục: tác dụng giống như các hormone sinh dục có nguồn gốc từ tuyến sinh dục. Tuy nhiên bình thường lượng hormone sinh dục do tuyến vỏ thượng thận bài tiết ra rất ít nên không đóng vai trò quan trọng. Như vậy nhìn chung các hormone thuộc nhóm hormone vỏ chuyển hóa đường đều có tác dụng rất yếu lên chuyển hóa muối nước. Tuy nhiên khi lượng hormone cortisol được bài tiết quá nhiều cũng sẽ gây ra tác dụng đáng kể lên chyển hóa muối nước. Riêng dexamethason là loại hormone tổng hợp có tác dụng rất mạnh lên chuyển hóa đường (mạnh gấp 30 lần cortisol) và các tác dụng khác nhưng hầu như không có tác dụng trên chuyển hóa muối nước. 2.2 VẬN CHUYỂN VÀ THOÁI HÓA HORMONE VỎ THƯỢNG THẬN [1] Trong cơ thể chúng ta hormone tồn tại 2 dạng: dạng hòa tan được tiết ra và lưu thông tự do trong máu để thực hiện chức năng của mình tại các tế bào và mô đich, dạng liên kết với protein huyết tương để vận chuyển hormone đến mô đích. Thông thường các hormone liên kết với globulin chặt chẽ hơn albumin. Trong máu cortisol gắn chủ yếu với globulin, phức hợp này thường được gọi là transcortin, chỉ một lượng nhỏ gắn với albumin. Người ta thống kê thấy rằng 94% lượng cortisol trong máu nằm dưới dạng kết hợp, chỉ khoảng 6% ở dạng tự do. Ở mô đích cortisol tác dụng và phá hủy trong vòng 1 -2 giờ Khác với cortisol, aldosterol chỉ gắn lỏng lẻo với protein huyết tương và khoảng 50% nằm ở dạng tự do, thời gian trong khoảng 30 phút. Các hormone vỏ thượng thận bị thoái hóa chủ yếu ở gan và tạo thành glucuronid hoặc một lượng nhỏ nằm dưới dạng sulfat. Khoảng 25% các dạng này được bài tiết qua mật rồi được thải ra ngoài theo đường phân, 75% lượng còn lại dược đào thải qua đường nước tiểu. Nồng độ aldosteron trong máu bình thường khoảng 6 ng/dl, mức bài tiết trong 24 giờ là 150-250 μg. Nồng độ cortisol khoảng 12 μg/dl và mức bài tiết trung bình là 15-20 mg/ngày. Trên người Việt Nam trưởng thành nồng độ cortisol khoảng 150 – 160 nmol/l (Trịnh Minh Châu & CS,Phạm Thị Minh Đức & CS) 2.3 TÁC DỤNG VÀ ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT CORTISOL [1] 2.3.1 Tác dụng lên chuyển hóa glucid Tăng tạo đường mới ở gan (tạo glucose từ nguồn nguyên liệu là protein và các chất khác), mức tăng tạo đường mới dưới tác dụng của cortisol có thể tăng từ 6 -10 lần, tác dụng này là kết quả của hai tác dụng do cortisol gây ra: Cortisol làm tăng tất cả các men tham gia trng qua trình chuyển acid amin thành glucose ở gan. Cortisol làm tăng huy động acid amin từ các mô ngoài gan mà chủ yếu từ cơ vào huyết tương rồi vào gan, do vậy thúc đẩy quá trình tạo glucose ở gan. Kết quả là làm tăng dự trữ glucose ở gan . Giảm tiêu thụ glucose ở tế bào: Cortisol làm giảm nhẹ mức tiêu thụ glucose của tế bào khắp mọi nơi rong cơ thể. Cơ chế của hiện tượng này đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên trên thực tế người ta đã quan sát thấy cortisol làm giảm oxy hóa NADP thành NAD+ mà sự thoái hóa glucose chỉ xảy ra khi NADP được oxy hóa. Do một mặt làm tăng tạo đường mới, một mặt làm giảm tiêu thụ glucose ở tế bào nên cortisol có tác dụng làm tăng đường huyết và có thể gây ra đái tháo đường. Đái tháo đường có nguyên nhân từ tuyến thượng thận có nhiều đặc điểm giống đái tháo đường do nguyên nhân từ tuyến yên. Với đái tháo đường do tuyến thượng thận chỉ cần một lượng nhỏ insulin cũng đủ làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nếu so sánh đái tháo đường do tuyến vỏ thượng thận và đái tháo đường do tuyến yên thì loại đái tháo đường tuyến yên kém nhạy cảm với insulin hơn. 2.3.2 Tác dụng lên chuyển hóa protein Giảm protein của tế bào: Một trong những tác dụng chính của cortisol lên hệ thống chuyển hóa của cơ thể đó là giảm dự trữ protein của tất cả các tế bào trong cơ thể trừ tế bào gan. Tác dụng này là do cortisol một mặt làm tăng thoái hóa protein ở tế bào mặt khác lại làm giảm sinh tổng hợp protein. Tăng vận chuyển acid amin vào tế bào gan đồng thời làm tăng hàm lượng các men tham gia vào qua trình sinh tổng hợp protein ở gan do đó cortisol làm tăng sử dụng acid amin ở tế bào gan và gây ra các tác dụng tiếp theo như: + Làm tăng tốc độ khử amin ở tế bào gan. + Làm tăng sinh tổng hợp protein ở tế bào gan. + Làm tăng tạo protein huyết tương. + Làm tăng chuyển acid amin thành glucose và do đó tăng sinh đường mới. Tăng nồng độ acid amin huyết tương đồng thời làm giảm vận chuyển acid amin vào tế bào trừ gan. 2.3.3 Tác dụng lên chuyển hóa lipid Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong huyết tương. Tăng oxy hóa acid béo tự do ở tế bào dể tạo năng lượng. Mặc dù tác dụng của cortisol là làm tăng thoái hóa lipid nhưng khi cortisol được bài tiết quá nhiều thì lại có tác dụng làm tăng lắng đọng mỡ và rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể. Trong những trường hợp này mỡ thường ứ đọng ở mật, vùng ngực, bụng. Cơ chế đến nay vẩn chưa rõ, người ta cho rằng có lẽ do cortisol một mặt làm tăng sự ngon miệng mặt khác kích thích tăng bài tiết insulin. 2.3.4 Tác dụng chống stress Trong tình trạng stress ngay lập tức nồng độ ACTH tăng trong máu, sau đó vài phút sự bài tiết cortisol cũng tăng lên nhờ đó mà có thể chống lại được các stress. Những loại stress làm tăng nồng độ cortisol thường gặp là chấn thương, nhiễm khuẩn cấp quá nóng hoặc quá lạnh, phẩu thuật, tiêm các chất gây hoại tử dưới da, hầu hết các bệnh gây suy nhược (debilitating) sự căng thẳng thần kinh quá mức. Cơ chế chống stress của cortisol vẫn chưa rõ. Người ta cho rằng có lẽ cortisol huy động nhanh chống nguồn acid amin và mỡ dự trữ để cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho việc tổng hợp các chất khác bao gồm glucose là chất cần thiết cho mọi tế bào hoặc một số hợp chất như purin, pyrimidin, creatin photphat là những chất rất cần cho sự du trì đời sống tế bào và sinh sản các tế bào mới. Một giả thiết khác lại cho rằng cortisol làm tăng vận chuyển nhanh dịch vào hệ thống mạch nên giúp cơ thể chống lại tình trạng shock. 2.3.5 Tác dụng chống viêm Cortisol có tác dụng làm giảm tất cả các giai đoạn của quá trình viêm do đó có tác dụng chống viêm mạnh và trên lâm sàng tác dụng này được ứng dụng nhiều. Tác dụng chống viêm của cortisol được giải thích bằng hai cơ chế sau: Trong tế bào chứa các thể lysosome (lysosome chứa rất nhiều enzyme phân hủy protein), khi tế bào bị tổn thương vỡ ra phóng thích protease gây ra phản ứng viêm. Cortisol làm vững bền màng lysosome do đó lysosome khó phồng căng và khó vỡ. Một khi lysosome khó vỡ thì những sản phẩm trên sẽ không được bài tiết, làm giảm tính viêm. Corisol ức chế men phospolipase A 2 làm ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin, leukotrien do vậy làm giảm phản ứng viêm bởi chính hai hợp chất này gây ra giản mạch ,tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mao mạch. 2.3.6 Tác dụng chống dị ứng Khi có kháng nguyên dị ứng xâm nhập và cơ thể thì nó sẽ liên kết đặc hiệu với kháng thể IgE. Một đặc tính đặc biệt của IgE là có khả năng gắn mạnh với dưỡng bào (mastocytes) và bạch cầu ái toan. Khi kháng nguyên phản ứng với kháng thể IgE, phức hợp này sẽ gắn vào bề mặt của dưỡng bào hoặc bạch cầu ưa toan và ngay lập tức làm thay đổi tính thấm của màng tế bào dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm làm cho các bạch cầu này vỡ và giải phóng các chất có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm của mao mạch như histamim (là yếu tố gây dị ứng cơ thể). Cortisol không làm ảnh hưởng đến phản ứng kết hợp giữa dị nguyên và kháng thể nhưng có tác dụng ức chế giải phóng histamin và do vậy làm giảm hiện tượng dị ứng. Trên lâm sàng, cortisol thường được dùng trong các trường hợp bị dị ứng, chống phản vệ. 2.3.7 Tác dụng lên tế bào máu và hệ thống miễn dịch Làm giảm số lượng bạch cầu ưa toan và bạch cầu lympho. Làm giảm kích thước các mô lympho trong cơ thể như giảm kích thước hạch, tuyến ức. Làm giảm sản xuất lympho T và kháng thể do vậy nếu dùng cortisol kéo dài dễ nhiễm khuẩn, ngược lại dùng cortisol sẽ làm giảm hiện tượng loại bỏ mảnh ghép trong trường hợp ghép tim, thận và các mô khác. Làm tăng sản sinh hồng cầu. Do đó nếu sử dụng thuốc glucocorticoid một thời gian dài sẽ gây giảm hệ thống miễn dịch 2.3.8 Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác Nồng độ cortisol tăng sẽ làm giảm sự chuyển T 4 thành T 3 và làm tăng sự chuyển ngược lại từ T 3 thành T 4. Cortisol có tác dụng lên sự đáp ứng của các tế bào sản xuất hormone hướng sinh dục của tuyến yên với GnRH của vùng dưới đồi do đó làm giảm nồng độ hormone sinh dục của cả hai giới. 2.3.9 Các tác dụng khác Tăng bài tiết HCl của dịch vị do vậy dùng cortisol kéo dài có thể gây viêm loét dạ dày. Nồng độ cortisol tăng có thể làm tăng áp lực nhãn cầu. Khi nồng độ cortisol tăng nó sẽ ức chế sự hình thành xương bằng cách giảm quá trình tăng sinh tế bào, giảm sinh tổng hơp RNA, protein, collagen của xương. 2.3.10 Điều hòa bài tiết cortisol Cortisol được điều hòa bài tiết theo trục hạ đồi- tuyến yên- vỏ thượng thận, lượng Cortisol bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ ACTH của tuyến yên. Nếu nồng độ ACTH tăng thì cortisol sẽ được bài tiết nhiều, ngược lại nồng độ ACTH giảm thì lượng bài tiết cortisol cũng giảm. Nhịp bài tiết cortisol tương ứng với nhịp bài [...]... chúng ảnh hưởng đến sự tiết hormone của các tuyến khác Đáp ứng stress liên quan 2 loại hormone “định hướng” là ACTH (Adrenal Cortex Trophic Hormone) và TSH (Thyroid Stimulating Hormone) Hormone thứ sáu của thùy trước tuyến yên là GH (Growth Hormone) GH không phải là hormone “định hướng”; nó có tác dụng trực tiếp lên mô đích một cách độc lập với các hormone khác Sự phóng thích các hormone từ thùy trước tuyến... bệnh và biểu hiện lâm sàng của rối loạn stress rất đa dạng và phức tạp Những vấn đề cơ bản của stress như: phản ứng thích nghi và phản ứng bệnh lý của cơ thể trước các yếu tố gây stress; những yếu tố hỗ trợ cho stress; phản ứng thần kinh-thể dịch của cơ thể với stress; biểu hiện lâm sàng của stress v.v đang ngày được nghiên cứu một cách đầy đủ Stress không chỉ là đối tượng nghiên cứu của y học mà còn... 2: STRESS 1 KHÁI NIỆM [4] Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những hiện tượng được gọi dưới cái tên là chung là stress Chúng ta không quan niệm mọi stress đều xấu, song những stress bệnh lý không thể không có tác hại đối với các hoạt động tâm lý, sinh lý và tập tính, thậm chí còn liên quan đến bệnh lý tâm lý và thực thể của con người Cơ chế sinh bệnh và biểu hiện lâm sàng của rối loạn stress. .. đó phải nằm trong tình huống stress Tác động của tình huống stress phụ thuộc vào thời điểm gây ra stress, vào cường độ, thời gian lâu hay mau, mức độ bất ngờ, số lần lặp lại và phụ thuộc vào tín chất của stress Những thông số này đặc trưng cho biến cố và là những yếu tố quan trọng Song trong thực tế còn có những yếu tố quan trọng hơn, đóng vai trò chủ yếu của phản ứng stress, đó là là khả năng đáp... học, mà đến lượt chúng lại bị kiểm soát bởi lượng hormone lưu hành trong máu (cơ chế feedback âm), và bởi những sợi thần kinh ly tâm đi từ hệ limbic và vỏ não Thùy sau tuyến yên tiết ra hai hormone: ADH (Anti-Diuretic Hormone) và oxytocin Cả hai đều có tác dụng trực tiếp trên mô và không phải là hormone “định hướng”.ChỉADH có liên quan đến đáp ứng stress ADH thực ra được tổng hợp từ vùng hạ đồi, theo... thuộc vào nồng độ bình thường của những hormone khác Những thay đổi nội tiết kèm theo stress sẽ dẫn đến thay đổi chức năng miễn dịch Tuyến ức và các mô khác có vai trò trong đáp ứng miễn dịch cũng có thể bị biến đổi bởi hệ thần kinh thực vật Tác động của stress trên chức năng miễn dịch là rất phức tạp Cả hai tình trạng tăng và giảm miễn dịch đều đi kèm với stress, tùy theo điều kiện xảy ra stress và tùy... calcium xâm nhập vào tế bào thần kinh, khi nồng độ calcium tăng cao sẽ gây ngộ độc và phá hủy các tế bào này 4 ĐÁP ỨNG STRESS [4] Đáp ứng sinh lý đối với stress được điều hòa thông qua hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ miễn dịch Các đáp ứng thần kinh, nội tiết và miễn dịch xảy ra với sự khác biệt vềkhuynh độ thời gian (temporal gradient).Đáp ứng sinh lý có ba giai đoạn: (1) Các đáp ứng sinh lý tức thì... cụ thể của mỗi người Nội dung của vệ sinh tâm lý liên quan chặt chẽ với những vấn đề vệ sinh khác như vệ sinh lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường và nhất là vấn đề phòng và chữa bệnh cho con người.Sau đây chúng ta đề cập đến một số nội dung vệ sinh tâm lý cụ thể: 7.1 Vệ sinh tâm lý lứa tuổi 7.1.1 Vệ sinh tâm lý tuổi nhỏ Sự quan tâm đến sức khỏe tâm lý của trẻ phải được bắt đầu ngay từ khi... hội, đặc biệt là sự chăm sóc y tế và đảm bảo các chế độ xã hội có một ý nghĩa về sinh tâm lý rát to lớn đối với người cao tuổi 7.2 Vệ sinh tâm lý lao động Vấn đề vệ sinh tâm lý lao động bao gồm vệ sinh tâm lý lao động nói chung và vệ sinh tâm lý trong từng vực lao động cụ thể Điều quan trọng đầu tiên của vệ sinh tâm lý lao động là nghề nghiệp phải phù hợp với năng lực và hứng thú của cá nhân Có như vậy... và tuyến yên 2.4 2.4.1 TÁC DỤNG VÀ ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT ALDOSTERON [1] Tác dụng Thiếu toàn bộ hormone vỏ thượng thận sẽ dẫn tới chết trong vòng 3 ngày đến 2 tuần trừ phi người đó được tiếp muối liên tục hoặc tiêm hormone vỏ chuyển hóa muối-nước Không có hormone vỏ chuyển hóa muối – nước, nồng độ ion K + của dịch ngoại bào tăng lên và nồng độ Na + và Cl- lại giảm đi Kết quả là thể tích dịch ngoại bào và . HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÁO CÁO MÔN HỖ TRỢ SINH SẢN HORMONE VÀ STRESS Người hướng dẫn: PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Ân Nguyễn Duy Linh Chuyên ngành: sinh lý động vậtk23 Tp là hormone tổng hợp, tác dụng lên chuyển hóa muối nước yếu. Nhóm hormone sinh dục: tác dụng giống như các hormone sinh dục có nguồn gốc từ tuyến sinh dục. Tuy nhiên bình thường lượng hormone sinh. hoạt động tâm lý, sinh lý và tập tính, thậm chí còn liên quan đến bệnh lý tâm lý và thực thể của con người. Cơ chế sinh bệnh và biểu hiện lâm sàng của rối loạn stress rất đa dạng và phức tạp. Những

Ngày đăng: 10/05/2015, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w