NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN STRESS [] 1 Tình huống stress

Một phần của tài liệu báo cáo môn hỗ trợ sinh sản hormone và stress (Trang 25)

5.1 Tình huống stress

Sống trong môi trường tự nhiên và xã hội, con ngừơi luôn luôn chịu đựng những tác động của yếu tố môi trường.Song có những kích thích đối với người này thì gây ra phản ứng stress, đối với người khác thì không; ngay đối với một người, trong hoàn

cảnh này thì tác nhân có thể gây ra stress, trong hoàn cảnh khác thì lại không. Có người may mắn ít phải đương đầu với các tình huống gây stress bất thừơng, không lường trước ( như một thảm họa, một sự tấn công…), song họ lại phải đương đầu với những tác động của sự gò bó, khó khăn hay xung đột lặp đi lặp lại trong cuộc sống gia đình, trong công việc…Trước cùng một hoàn cảnh như nhau, mỗi người lại có phản ứng khác nhau. Rõ ràng, là một yếu tố môi trường, muốn kích thích để chủ thể có phản ứng stress, thì kích thích đó phải nằm trong tình huống stress.

Tác động của tình huống stress phụ thuộc vào thời điểm gây ra stress, vào cường độ, thời gian lâu hay mau, mức độ bất ngờ, số lần lặp lại và phụ thuộc vào tín chất của stress. Những thông số này đặc trưng cho biến cố và là những yếu tố quan trọng. Song trong thực tế còn có những yếu tố quan trọng hơn, đóng vai trò chủ yếu của phản ứng stress, đó là là khả năng đáp ứng ũng như khả năng làm chủ tình huống stress của chủ thể..

Chúng ta cũng có khi gặp những phản ứng stress bệnh lý xuất hiện do đè nén bên trong, sau khi chủ thể đánh giá sai tình huống và đánh giá khá cao khả năng của mình. Trong công việc, có thể xẩy ra sự không tương xứng giữa một bên là yêu cầu công việc và một bện lf khả năng của chủ thể, do đó đua đến quá tái về tâm lý. Đây là đựoc xem như một nhân tố bên ngoài của stress bệnh lý.

Trái lại, có những tình huống gây ra sự mất thích nghi do lúc đó chủ thể không phải đem hết khả năng của mình ra làm việc, nên đã gây ra sự dưới tải về tâm lý. Đây cũng xem như là một nhân tố bên trong gây ra stress bênh lý, do thiếu cân đối giữa nhu cầu, nguyện vọng và sự đáp ứng của chủ thể.

5.2 Hoàn cảnh xung quanh

Hoàn cảnh xung quanh, nhất là hoàn cảnh xã hội, đã chi phối, điều chỉnh mạnh mẽ các khó khăn, các biến cố gây ra stress.Sự nâng đỡ của những người xung quanh, sự đầu tư của các hoạt động nghề nghiệp…sẽ là những nhân tố bảo vệ chủ thể và giúp họ đương đầu với hoàn cảnh stress. Ngược lại, một hoạt động nghề nghiệp ít được đầu tư chủ thể lại luôn luôn có mối lo ngại bị sa thải, thất nghiệp, hoặc có nhiều khó khăn về gia đình đều là những tình huống gây stress.

Nhân cách của chủ thể có vai trò hàng đầu trong quá trình thích nghi. Tất cả những nét tính cách như: cảm xúc không ổn định, khó làm chủ cảm xúc, lo âu có xu hướng bị kịch hóa các tình huống, đề cao những khó khăn hoặc đánh giá quá thấp khả năng của bản thân…đều gây khó khăn cho chủ thể khi phải đối phó với các tình huống stress. Trái lại, có một số chủ thể có tính cách mềm yếu, song có khi họ lại đương đầu được với những tình huống stress khó khăn, bất ngờ, dữ dội hơn nhiều so với những tình huống stress hàNg ngày. Những ngừơi này có một khả năng thích nghi đáng kể.

Các loại nhân cách sau đây thường dễ bị tổn thương trong tình huống stress: Nhân cách không ổn định về cảm xúc, với tính xung động và thiếu tự chủ. Nhân cách phân lý, với biểu lộ cảm xúc quá mức và tính ám thị cao. Nhân cách suy nhược tâm thần, dễ bị ám ảnh, thụ động, hoài nghi.

Nhân cách lo âu, ránh né, với nét đặc trưng là căng thẳng cảm xúc, e sợ, ngại giao tiếp…

Nhân cách lệ thuộc, với biểu hiện chủ yếu là thụ động, bất lực và tìm nơi nương tựa.

5.4 Những tập tính của chủ thể

Chúng ta có thể chia tập tính của chủ thể thành hai nhóm, theo đáp ứng với tình huống stress

Nhóm A - những tập tính có nguy cơ

Tập tính A được đặc trưng bởi ba tính chất chủ yếu là: chủ thể nhanh chóng trong hành động; quan tâm đến nghề nghiệp một cách rõ rệt; có tinh thần cạnh tranh vf chiến đấu trên cơ sở đòi hỏi của sự chịu trách nhiệm, sự cố gắng và sự thành công. Các chủ thể này thường ít nhiều có ý thức tìm kiếm một sự đương đầu với với những tình huống stress có tính chất lặp đi lặp lại.

Nhóm B - những tập tính có bảo vệ

Những chủ thể loại B có tập tính ngựơc lại với những người loại A và họ thường là những người chịu đựng. Trước những khó khăn, họ thường có phản ứng quá mức về mặt tập tính và về mặt sinh học. Do đó, tập tính nhóm B được xem như nhân tố bảo vệ trong một số tình huống stress.

Những chủ thể mang tập tính nhóm B có ba đặc trưng sau: có thái độ tự chủ trong các tình huống stress, có tinh thần trách nhiệm trong phạm vi những vấn đề liên

quan đến cuộc sống và có khả năng thích nghi một cách mềm dẻo trước những thay đổi bất thường. Họ thích nghi với những thay đổi của môi trường và cảm thấy chúng không có gì là đe dọa.Như vậy, các tập tính chịu đựng là một nhân tố thích nghi và bảo vệ chủ thể trong các tính huống stress.

5.5 Sự nhạy cảm của chủ thể

Khi xẩy ra tình huống đe dọa, bất ngờ, không kiểm soát được và thậm chí có khi nguy hiểm đến tính mạng, thì trong chủ thể xuất hiện tượng nhạy cảm. Khi hồi tưởng lại các biến cố, chủ thể có thể có những phản ứng quá mức như phản ứng lo âu cấp và trạng thái ám ảnh sợ…Những phản ứng giật mình của những bệnh nhân bị bệnh tâm căn sau sang chấn có thể giải thích được bằng sự nhạy cảm này.

Những hiện tượng nhạy cảm cũng có thể xuất hiện trong các tình huống stress hàng ngày như chủ thể giảm sức chịu đựng khi gặp các tình huống stress nghề nghiệp, khi gặp các tình huống xung đột với cấp trên.

Những chủ thể nhạy cảm thường ít đương đầu với các tình huống stress và có biểu hiện sớm hơn, dễ dàng hơn những triệu chứng stress bệnh lý.

Một phần của tài liệu báo cáo môn hỗ trợ sinh sản hormone và stress (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w