Trên cơ sở đó, bồi dưỡng tinh thần yêu nghề, mến trẻ, xây dựng ý thức phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.. Qua đó
Trang 1KHOA SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁ NHÂN SINH VIÊN
I TÓM LƯỢC VỀ BẢN THÂN:
Họ và tên sinh viên: Lê Tấn Đạt
Mã số sinh viên: DSB071093
Sinh ngày 09 tháng 04 năm 1989
Nơi sinh: Chợ Mới – An Giang
Ngành: Sư phạm sinh – khóa 8 – lớp DH8B
Thực tập tại trường: THPT Bình Mỹ
Thực tập chủ nhiệm lớp: 11C4
Hiệu trưởng trường thực tập: ông Trần Kim Phiên
Thời gian thực tập: 10/01/2010 đến ngày 20/03/2011
Tổng số buổi đến trường: 72 buổi – bình quân: 3 giờ/buổi
II PHẦN MỞ ĐẦU:
1 Mục đích, yêu cầu và nội dung thực tập sư phạm:
a Mục đích:
Nhằm giúp sinh viên có cơ hội để thực tập, vận dụng những phương pháp, kiến thức đã học ở trường Đại học vào trường THPT để hình thành thói quen và học hỏi kinh nghiệm của người giáo viên phổ thông Trên cơ sở đó, bồi dưỡng tinh thần yêu nghề, mến trẻ, xây dựng ý thức phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục
Vận dụng những hiểu biết về khoa học cơ bản, khoa học giáo dục vào công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm Qua đó sinh viên có thể rèn luyện được khả năng sáng tạo, năng lực tổ chức, năng lực sư phạm cho bản thân
Vận dụng những tri thức đã học ở trường Đại Học vào quá trình dạy học ở trường phổ thông – nơi đầu tiên để sinh viên thử nghiệm chính mình Qua đó tự rèn luyện cho mình kỹ năng giáo dục thế hệ trẻ, hình thành cho mình một năng lực sư phạm nhất định
Qua đợt thực tập sư phạm giúp cho trường Đại học An Giang và các cấp quản lý giáo dục có cơ sở tìm hiểu, đánh giá hiệu quả đào tạo giáo viên của trường từ đó
đề xuất phương hướng mới nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm, có biện pháp phù hợp để sử dụng và bồi dưỡng giáo viên Đồng thời, nhà trường có điều kiện kiểm tra trình độ chuẩn bị nghề nghiệp và sự thích ứng nghề của giáo viên tương lai đối với hoạt động sư phạm Từ đó có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và
cơ quan sử dụng
Trang 2b Yêu cầu:
Sinh viên đến trường thực tập phải chấp hành các quy định của nhà trường, phải đáp ứng được những yêu cầu của BCĐTTSP, BGH nhà trường và của giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực tập phải có kế hoạch cụ thể và phải nắm được công việc mà người giáo viên cần phải làm
Trong đợt TTSP phải tận tình với nghề, làm việc có kế hoạch có khả năng nhận xét, đánh giá năng lực học tập và rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm
Năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện những nhiệm vụ mà ban chỉ đạo thực tập phân công
Với những giờ lên lớp cũng như thực tập chủ nhiệm sinh viên cần phải:
Về công tác chuyên môn: Phải nắm vững kiến thức, nghiên cứu kĩ
sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan phục vụ cho chuyên môn, không ngừng học tập trao dồi và tiếp thu sự đóng góp của thầy cô và bạn bè để hoàn thành tốt công việc trồng người sau này
Về công tác chủ nhiệm: Tìm hiểu và nắm được tình hình của lớp, từ
đó đề ra khuynh hướng xây dựng kế hoạch cho công tác chủ nhiệm Biết cách hướng dẫn các phong trào của lớp do trường tổ chức, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh
c Nội dung:
Thực tập giảng dạy:
Mỗi sinh viên phải đảm bảo được nội dung chương trình bộ môn trong thời gian thực tập
Dự 2 tiết dạy mẫu do giáo viên hướng dẫn chuyên môn hoặc giáo viên dạy giỏi thực hiện, có rút kinh nghiệm học tập
Mỗi sinh viên phải thực tập giảng dạy 8 tiết theo chuyên ngành đào tạo, dưới sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn, sau tiết dạy có tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá, cho điểm
Lập kế hoạch giảng dạy từng tuần và cả đợt
Thực tập công tác chủ nhiệm lớp:
Sinh viên sẽ hoàn thiện một số kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của người giáo viên chủ nhiệm như: cách giao tiếp với học sinh, nhất là học sinh cá biệt, kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kỹ năng tổ chức quản lí học sinh, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, lao động văn nghệ, các hoạt động xã hội…
Hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp, tham gia các buổi sinh hoạt Đoàn…
Mỗi sinh viên dự 1 tiết chủ nhiệm mẫu của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm và tiếp tục làm công tác chủ nhiệm 3 tiết, có giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm dự và rút kinh nghiệm
Lập kế hoạch chủ nhiệm từng tuần và cả đợt
Tìm hiểu thực tế giáo dục:
Trang 3 Nghe báo cáo của lãnh đạo trường phổ thông về cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động của trường đồng thời phải tìm hiểu tình hình giáo dục, nội quy của nhà trường
Nghe báo cáo của địa phương về phong trào giáo dục, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Hiệu Trưởng
Nghe báo cáo của ban chấp hành Đoàn về hoạt động của Đoàn của bí thư Đoàn trường
Nghe báo cáo các hoạt động và qui chế làm việc của Đảng bộ cơ sở của
bí thư chi bộ Thầy Trần Kim Phiên
Tìm hiểu nội dung hoạt động của người giáo viên, của tổ bộ môn ở trường phổ thông Tìm hiểu các loại hồ sơ học sinh, sổ sách lớp học cách đánh giá, cho điểm, phân loại học lực, hạnh kiểm của học sinh và các tài liệu hướng dẫn chuyên môn của các cấp quản lí giáo dục theo từng cấp học, bậc học, ngành học
Làm báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm để đúc kết lại những gì đã học tập được, những công việc hoàn tất và những mặt hạn chế của mình
2 Ý thức sinh viên trong đợt thực tập sư phạm:
Về thực tập giảng dạy:
Thái độ tích cực hăng say, ý chí quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, tìm hiểu thực tế, thực tập dạy học
Nói năng khiêm tốn, lịch thiệp, thái độ kính trọng giáo viên hướng dẫn
Chuẩn bị chu đáo, xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học trước khi tiến hành giảng dạy
Giữ gìn đạo đức tác phong của người giáo viên Xung phong gương mẫu trong công tác chuyên môn
Lắng nghe ý kiến đóng góp chân thành của giáo viên hướng dẫn, tự khắc phục khuyết điểm bản thân sau từng bài dạy
Về thực tập chủ nhiệm:
Tham gia các hoạt động của lớp chủ nhiệm
Nhiệt tình, hăng say, ý chí quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, tìm hiểu thực tế, thực tập chủ nhiệm lớp và viết báo cáo thu hoạch
Thường xuyên học hỏi người đi trước để phát triển, hoàn thiện kĩ năng
sư phạm, đặc biệt là kĩ năng giáo dục thế hệ trẻ và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm
Lắng nghe ý kiến đóng góp chân thành của giáo viên hướng dẫn, tự khắc phục khuyết điểm bản thân sau từng tiết chủ nhiệm của mình
Về các hoạt động của Đoàn trường:
Giữ quan hệ tốt với nhân dân, thầy cô giáo ở địa phương, tôn trọng phong tục tập quán và tính ngưỡng của địa phương
Tham gia các hoạt động của đoàn TTSP
Trang 4 Ý thức được vai trò và trách nhiệm của người giáo viên trong việc đào tạo thế hệ tương lai để từ đó không ngừng học hỏi, trao dồi kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức để trở thành người giáo viên tốt
Giữ gìn khối đoàn kết nội bộ, bảo vệ danh dự của trường và toàn thể sinh viên đoàn thực tập
Tự ý thức tìm hiểu công tác Đoàn của trường thông qua các lần hợp, sinh hoạt dưới cờ và các hoạt động ngoại khóa
3 Những định hướng ban đầu của đợt thực tập sư phạm:
Ý thức chấp hành tốt quy định của BCĐTT, GVHD và đoàn kết tốt với các bạn chung nhóm Phải bình tĩnh, vui vẻ, gương mẫu và tự tin
Tìm hiểu về tình hình trường lớp, thực tế giáo dục ở địa phương
Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh để có biện pháp phù hợp tác động đến từng cá nhân học sinh
Lập kế hoạch dự giờ và giảng dạy cụ thể, đầu tư cho giáo án thật tốt và đạt hiểu quả cao, nộp đúng thời gian quy định
Phải có trách nhiệm theo sát lớp chủ nhiệm, quản lý học sinh về mọi mặt, phấn đấu đưa các em về nề nếp tốt hơn, có trách nhiệm theo dõi và quản lí học sinh lớp chủ nhiệm
Tích cực tham gia các phong trào do đoàn trường, tổ bộ môn hay nhóm thực tập sư phạm tổ chức
Hoàn thành hồ sơ đúng thời hạn và đạt yêu cầu
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khi dạy, phấn đấu dạy đạt yêu cầu và trên yêu cầu
Phải chủ động phát huy tinh thần tự giác, độc lập, tự chủ, sáng tạo của sinh viên trong mọi lĩnh vực hoạt động ở nhà trường phổ thông Bên cạnh đó, cần đảm bảo giờ giấc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm các em học sinh cá biệt
Tìm hiểu hoàn cảnh sống và học tập của học sinh để kịp thời có những biện pháp thích hợp góp phần giáo dục các em tốt hơn
Chủ động sáng tạo trong các tình huống sư phạm
III NỘI DUNG:
1 Cơ sở lý luận của việc TTSP cuối khóa:
a Công tác tìm hiểu thực tế giáo dục ở trường phổ thông:
Nhà trường, gia đình và xã hội là những môi trường giáo dục quan trọng Các yếu tố này thống nhất với nhau, tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trong đó giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, giáo dục gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng Chính giáo dục xã hội đã hỗ trợ cho giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình bằng nhiều hình thức đa dạng trong cuộc sống xã hội Gia đình và xã hội phải chủ động kết hợp với nhà trường theo định hướng giáo dục chung đồng thời tạo điều kiện để giáo dục nhà trường phát huy tác dụng còn nhà trường phải thể hiện được vai trò chủ đạo của mình, chủ động kết hợp với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học
Trang 5sinh Vì thế một trong những nội dung TTSP của sinh viên là tìm hiểu thực tế giáo dục ở địa phương
Tình hình địa phương đảm bảo an ninh trật tự, không có những tệ nạn xã hội, đời sống kinh tế ổn định sẽ là bệ phóng cho sự phát triển của giáo dục Gia đình là tế bào của xã hội, sự quan tâm chu đáo của các bậc phụ huynh với việc học tập và giáo dục con em góp phần rất lớn đến hiệu quả giáo dục Nhà trường có chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục phù hợp luôn là môi trường để các em học tập và rèn luyện Việc tìm hiểu nghiên cứu tình hình địa phương sẽ giúp cho sinh viên thực tập chúng em đưa ra những giải pháp phù hợp với từng trường hợp, từng hoàn cảnh học sinh
b Công tác thực tập giảng dạy:
Một trong những hoạt động chủ yếu của nhà trường là dạy học Đây là con đường cơ bản để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài
Giảng dạy là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác thực tập vì nhiệm
vụ cơ bản của người giáo viên là dạy học
Thực tập giảng dạy giúp cho sinh viên có điều kiện quan sát, học hỏi những kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở trường THPT, giúp cho sinh viên chúng em có điều kiện áp dụng những kiến thức được học tại trường Đại Học vào thực tế
Qua đó chúng em thấy được những khó khăn và thách thức cũng như những yêu cầu, đòi hỏi để trở thành một người giáo viên thực sự để từ đó nổ lực phấn đấu hơn
c Công tác thực tập chủ nhiệm:
Trong nhà trường, GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng quản lí toàn diện tập thể lớp, GVCN quản lí toàn diện học sinh của lớp được phụ trách Vì vậy thực tập chủ nhiệm là một yêu cầu bắt buộc trong đợt TTSP
Để làm tốt công tác này cần phải: tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
Lập kế hoạch chủ nhiệm, phối hợp với giáo viên bộ môn, với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh cuối học kì, cuối năm học; đề nghị khen thưởng, kỷ luật học sinh; đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ của học sinh Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng
2 Thực tế công tác tiến hành TTSP ở trường phổ thông:
a Thực tế giáo dục địa phương và nhận thức bản thân về công tác này:
Thực tế giáo dục tỉnh An Giang:
Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng, tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về CMC – PCGDTH (chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học) vào năm 1998
Chất lượng giáo dục được củng cố và từng bước có tăng lên so với trước đây:
Trang 6 Việc chăm sóc nuôi dạy trẻ tại các cơ sở GD mầm non đã tốt hơn.
Tỉ lệ lưu ban, bỏ học ở phổ thông giảm dần
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức được quan tâm chỉ đạo
Công tác bồi dưỡng tuyển chọn học sinh giỏi đạt kết quả khả quan
Công tác quản lý từng bước được đổi mới
Tập trung cải tiến công tác kế hoạch của ngành, trường học, tăng cường công tác thanh kiểm tra
Phát triển Đảng tăng nhanh, kinh phí đầu tư cho giáo dục tăng, cơ sở vật chất được đầu tư mạnh, hiện nay chấm dứt tinh trạng học ca 3, phong trào xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh
Thực tế giáo dục huyện Châu Phú:
Trường lớp có đủ ở các xã thị trấn toàn huyện có 5 trường phổ thông
Huyện được công nhận về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở
Hiện nay ngành giáo dục huyện đang cố gắng nâng chất các trường tiểu học đạt chất lượng tối thiểu
Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm nhiều nhất trong những năm gần đây
Một trong huyện, thị có sự nghiệp giáo dục phát triển
Đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, các em phải theo cha
mẹ đi làm xa
Quan tâm của phụ huynh về việc học của con em còn hạn chế
Cơ sở vật chất của huyện còn thiếu thốn
Tuy nhiên truyền thống hiếu học của học sinh huyện luôn được phát huy, một số học sinh nhà xa trường điều kiện đi lại khó khăn đã không ngại khó phải xa gia đình để ở trọ gần trường học tập vẫn tốt
Nhận thức của bản thân:
Giáo dục tỉnh An Giang nói chung và huyện Châu Phú nói riêng có những thành công nhất định trong thời gian qua
Việc giáo dục thế hệ trẻ đã có bước tiến vững chắc, không những theo chiều rộng mà còn cả chiều sâu
Đời sống vật chất và tinh thần cán bộ giáo viên không ngừng tăng lên
Giáo dục chính trị và đạo đức được quan tâm nhiều hơn góp phần phòng chống và loại trừ những tiêu cực trong ngành giáo dục
Cơ sở vật chất các trường THPT không ngừng được cải thiện và kiện toàn bộ máy quản lý ngành giáo dục
Chính vì vậy, đã làm tăng số học sinh giỏi của cả huyện thể hiện qua các cuộc thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh và cấp Quốc gia
b Thực tế tìm hiểu trường THPT Bình Mỹ:
Sơ lược về trường:
Trang 7 Trường THPT Bình Mỹ được thành lập năm 1999 – 2000, dựa trên cơ sở là trường THCS Bình Mỹ Trường do thầy Phạm Văn Tân làm hiệu trưởng, và từ năm
2007 đến nay do thầy Trần Kim Phiên làm hiệu trưởng nhà trường
Cơ cấu tổ chức nhân sự:
Năm 2010-2011, trường có tổng cộng 26 lớp với tổng số học sinh 1019
em (khối 12: 7 lớp với 264 học sinh; khối 11: 8 lớp với 319 học sinh; khối 10: 11 lớp với
436 học sinh)
Năm học 2010 – 2011 tổ chức nhân sự của nhà trường bao gồm: Thành phần Tổng số Nam Nữ
Ban giám hiệu nhà trường gồm:
Hiệu trưởng: TRẦN KIM PHIÊN
Phó hiệu trưởng – chuyên môn: NGUYỄN MAI THANH TÙNG
Phó hiệu trưởng – ngoài giờ: BÙI THỊ BÍCH KIỀU
Công đoàn cơ sở:
Chủ tịch công đoàn cơ sở: TRẦN THỊ YẾN HUÊ
Chi đoàn giáo viên:
Bí thư chi đoàn giáo viên: HUỲNH VĂN PHÚC
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Bí thư Đoàn trường: NGUYỄN VĂN NGOÃN
Tổng số giáo viên của trường là 65 (đều đạt chuẩn Đại học) được phân thành 12 tổ chuyên môn, gồm:
4 Ngoại Ngữ - HN 9 Lê Thị Hồng Nhung
10 Thể dục – QPAN 5 Huỳnh Hữu Thành
11 Hành chính quản trị 7 Nguyễn Mai Thanh Tùng
12 Tổ Chủ nhiệm 28 Trần Kim Phiên Bí thư Đoàn
Ban chức năng: 3
Trang 81 Tư tưởng-Thi đua-KT Trần Kim Phiên Trần Thị Yến Huê
2 GD.NGLL-PC.TNXH Bùi Thị Bích Kiều BT Đoàn TN, BT.CĐGV
3 Lao động Bùi Thị Bích Kiều Phạm Văn LườngHuỳnh Công Tân
Về cơ sở vật chất:
STT Mục đích sử dụng Số phòng Ghi chú
2 Phòng bộ môn 4 Cấp 3 ( có một phòng vi tính)
4 Phòng làm việc 5 Cấp 3: HT(1), PHT(2), ĐT(1), BV(1)
6 Phòng truyền thống 0
Cộng: 44 Cấp 3: 40, cấp 4:4
Thuận lợi và khó khăn của trường:
Thuận lợi:
Được Sở GD – ĐT An Giang, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm sâu sát Các ban ngành, đoàn thể nhiệt tình hỗ trợ
Nhân dân địa phương ngày càng nhận thức đúng tầm quan trọng của việc học đối với con em mình
Đội ngũ CB, VC phần lớn còn trẻ, nhiệt tình hăng hái trong công tác và gắn bó với nghề nghiệp
Tập thể sư phạm nhà trường có nhiều cố gắng trong giảng dạy và công tác
Cơ sở vật chất hiện có đảm bảo được cho việc giảng dạy và học tập
Chi bộ nhà trường lãnh đạo trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ năm học
Hội CMHS và Quỷ khuyến học tích cực hỗ trợ tốt cho mọi hoạt
động của nhà trường
Trường có sân bãi rộng rãi – thoáng mát thuận lợi cho hoạt động ngoài trời
Đội ngũ cán bộ giáo viên có tay nghề cao và bề dày kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, trong các tiết dạy, luôn áp dụng các phương pháp dạy mới, dạy giáo án điện tử tác động tích cực đến chất lượng của học sinh, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình quan tâm giúp đỡ học sinh
Công tác tổ chức và hoạt động của trường rất mạnh
Khó khăn:
Trang 9 Trang thiết bị phục vụ dạy và học tuy được trang bị nhưng còn thiếu và thường xuyên bị hư hỏng mà kinh phí sửa chữa còn hạn chế
Nguồn thu ít, không đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động của nhà trường
Trường nằm ở địa bàn nông thôn, phụ huynh thường cho con em nghỉ học vào vụ mùa hoặc đi làm xa, ít quan tâm đến việc học tập, nên gây khó khăn trong việc chống bỏ học giữa chừng
Thiếu nhân viên thư viện, nhân viên y tế gây khó khăn hoạt động nhà trường
Công tác Đoàn và các hoạt động chuyên môn :
Công tác đoàn:
Tiếp tục cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” trong đoàn viên học sinh Tổ chức nhiều phong trào thi đua văn nghệ, thể thao, làm báo tường, báo ảnh, trồng cây xanh…
Vận động đoàn viên thanh niên chấp hành tốt nội quy nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực xâm nhập vào nhà trường, xây dựng “kỷ luật học đường”
Tổ chức đội cờ đỏ của lớp: chấm điểm đạo đức tuần, làm cơ sở để GVCN xếp loại hạnh kiểm của học kỳ
Tổ chức học sinh trực tuần: nhận xét, đánh giá hoạt động của nhà trường vào buổi chào cờ đầu tuần Phối hợp chặt chẽ với GVCN để cùng tham gia trực tuần
Tham gia tốt các hoạt động ngày chủ điểm, các phong trào do Sở giáo dục, Tỉnh đoàn, Huỵện đoàn, nhà trường và địa phương phát động
Phụ trách hoạt động văn nghệ, TDTT (phối hợp với tổ TD–QP, chi đoàn giáo viên)
Thực hiện tốt các mục tiêu sau:
Thực hiện nghiêm túc hồ sơ đoàn viên: lý lịch đoàn viên, thu – chi đoàn phí, báo cáo tháng
Thực hiện tốt chế độ hội họp đúng quy định
Phấn đấu đạt danh hiệu “Đoàn trường cơ sở vững mạnh”
Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông, bảo vệ môi trường, chống tệ nạn xã hội, chống tiêu cực trong học đường,…
Hoạt động của các tổ chuyên môn:
Các tổ chuyên môn hoạt động mạnh, mỗi tháng sinh hoạt 1 đến 2 lần, biên soạn tài liệu, cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù họp với hình thức kiểm tra, thi trắc nghiệm Xây dựng ngân hàng đề, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, làm đồ dùng dạy học
Tìm hiểu công tác chủ nhiệm:
Trang 10 Tìm hiểu công việc phải làm của GVCN, về cách thức tiến hành 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm, cách thức quản lí lớp, cách xử lí học sinh vi phạm, các loại hố sơ sổ sách của một GVCN, tìm hiểu về hoàn cảnh học sinh
Tìm hiểu lớp chủ nhiệm thông qua GVHDCN, cán bộ lớp và học sinh:
Sĩ số, sơ đồ lớp, tổng số đoàn viên
Học sinh giỏi, yếu, học sinh cá biệt, có hoàn cảnh khó khăn
Thái độ tổ chức kỉ luật và tinh thần đoàn kết của lớp
Tình hình học tập của lớp
Những thuận lợi và khó khăn của lớp
Thành tích đạt được của lớp
Tìm hiểu công tác giảng dạy:
Tìm hiểu về cách soạn một giáo án giảng dạy, cách ghi biên bản dự giờ, các phương pháp thủ thuật của giáo viên nhằm thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học, cách xử lí một tình huống sư phạm cụ thể
Những nhận xét ban đầu của bản thân về trường lớp:
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng có cơ cấu tổ chức và hoạt động ổn định, đạt được những kết quả khả quan
Có chế độ khen thưởng và khuyến khích các hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lí
Hoạt động của các tổ chuyên môn có một hiệu quả nhất định
Hoạt động của Đoàn trường mạnh, học sinh đa số đều ngoan và chấp hành tốt các nội quy của nhà trường, tích cực tham gia các phong trào do Đoàn trường phát động Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chưa ngoan lắm, ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành nội quy nhà trường còn kém (bằng chứng là vẫn có một số học sinh trốn học, bỏ tiết, không chấp hành nội quy nhà trường…)
Trường lớp thoáng mát, cảnh quan trường có nhiều cây xanh, sạch đẹp
Ban giám hiệu và thầy cô, nhân viên, đặc biệt là GVHD rất nhiệt tình và vui vẻ, có kinh nghiệm và năng lực
Nội quy nhà trường nghiêm túc, nội bộ đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau
Công tác giảng dạy tốt, học sinh tích cực học tập và đều có chuẩn bị bài tốt
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Đoàn sinh viên thực tập được tiếp xúc với môi trường sư phạm phổ thông
c Thực tế thực tập giảng dạy ở trường THPT Bình Mỹ và nhận thức bản thân về công tác này
Giai đoạn chuẩn bị :
Về mặt ý thức:
Tuyệt đối chấp hành nghiêm túc quy chế thực tập sư phạm, các qui định của trường phổ thông và của chính quyền địa phương nơi thực tập sư phạm
Giữ gìn đạo đức tác phong của người giáo viên: